Lần đầu gặp Lâm Kiêu, tôi biết anh không thích mình nên hơi buồn.
Anh ăn bận rất kỳ lạ, đeo ba sợi dây xích trên cổ, những sợi xích dài ngắn quấn lấy nhau, hình vẽ trên áo giương nanh múa vuốt, áo ngắn tay chồng lên áo dài tay; ngoài ra quần đùi của anh có lỗ thủng cực lớn, để lộ đôi chân không mặc quần thu. Gió thổi l*иg lộng ác liệt, trời lạnh như thế, tôi rất muốn che chắn cho anh.
Bà nói chỉ trỏ cách ăn mặc của người khác cũng bất lịch sự giống như rình xem người ta tắm rửa. Ngẫm lại cảm thấy không hay lắm, thế là tôi chỉ có thể quay đầu đi và không nhìn anh nữa.
Nhưng không lâu sau anh lại nói tôi giống như cô bé hái nấm, tôi biết anh chê cười cách ăn mặc của tôi.
Tôi cũng không thích anh.
— Nhật ký của Kinh Trập.
.1
Ngày ấy trời đang đổ mưa, Kinh Trập khoác áo tơi chạy từ sau núi về nhà, nhìn thấy trong nhà có người lạ đến.
Một người đàn ông, khoảng bốn mươi tuổi.
Kinh Trập đang xách cái làn, nhặt một vài cây nấm trong làn lên, vừa đi vừa nói: “Bà ơi, trưa nay nấu canh nấm nhé!” Sau đó cô cởϊ áσ tơi, giũ sạch nước mưa rồi treo lên tường, nhanh chân chạy vào cửa. Cô dừng bước giây lát, dè dặt nhìn vị khách đến thăm nhà.
Trong nhà thường không có khách đến thăm, hơn nữa… có một số người, vừa nhìn đã biết họ sẽ không dễ dàng xuất hiện ở nơi này.
Có lẽ do trực giác mách bảo, tự dưng cô cảm thấy căng thẳng mà không rõ lý do.
Cứ có cảm giác sắp xảy ra chuyện gì đó.
Bà kéo cô đến giới thiệu với khách: “Con gái của Tiểu Thất, Kinh Trập.”
Sau đó bà nói với cô: “Bạn của mẹ cháu, chú Lâm đấy.”
Mẹ cô đã qua đời nhiều năm.
Người đàn ông kia cúi đầu quan sát Kinh Trập, vẻ mặt lộ ra vài phần có thể gọi là tưởng nhớ, vươn tay ra khoa tay múa chân: “Đã lớn thế này rồi sao?”
Bà mỉm cười: “Con quên à, nó chỉ nhỏ hơn Nghiêu Nghiêu nửa năm thôi.”
Người đàn ông bật cười: “Sao con quên được chứ. Hồi nhỏ cô Thẩm còn nói muốn tặng cho Nghiêu Nghiêu làm con dâu nuôi từ bé, doạ thằng nhỏ rằng sau này sẽ ăn của nó, uống của nó, còn lấy tiền tiêu vặt của nó, làm nó sợ tới mức khóc hu hu, từ đó về sau không dám đến nữa.”
Mà cũng không có cơ hội đến nữa. Chưa được vài năm Thẩm Hàn Tê đã qua đời, bà cụ thu dọn đồ đạc rồi đưa cháu gái từ huyện về sống ở căn nhà cũ trong núi sâu, thậm chí không có địa chỉ cụ thể. Lâm Chính Trạch từng thử tìm đến, mất rất nhiều năm mới nghe ngóng được phương hướng rõ ràng. Ông ấy biết bà cụ không muốn bị quấy rầy nên chỉ gửi thư và đồ ăn vài lần, mãi đến năm nay mới có cơ hội đến tận nhà.
Mẹ qua đời lâu như vậy, mỗi lần bà nhắc đến mẹ thường im lặng rất lâu, bây giờ bà lại cười ha ha với người đàn ông này. Có lẽ do bà nhớ đến chuyện cũ thú vị, hoặc cũng có thể đã thật sự nguôi ngoai.
Hồi đó Kinh Trập còn bé nên không có ký ức rõ ràng, bây giờ nghe người khác kể lại chuyện cũ. Qua cuộc trò chuyện của họ, cô đoán được Nghiêu Nghiêu mà họ nhắc đến chính là Lâm Kiêu – con trai của chú Lâm, tên ở nhà là Nghiêu Nghiêu. Hồi nhỏ bố mẹ bận rộn công việc, anh lớn lên ở nhà bà ngoại nên bị chiều hư, ăn chơi sành sỏi nhưng học hành thì nát bét, môn học nào cũng bị báo hiệu đèn đỏ, thành tích lúc cao lúc thấp, kí©ɧ ŧɧí©ɧ hơn cả điện tâm đồ. May mà kỳ thi tuyển sinh cấp ba anh thi đậu trường trung học phụ thuộc, bằng không bố mẹ anh cũng mắc bệnh tim.
Chú Lâm nói dì Lâm từng muốn tìm một người bạn để học chung với anh, chú ấy không đồng ý, cảm thấy vợ mình làm giống như mấy nhà tư bản quá.
“Lúc con còn nhỏ, xin đi học cũng không được. Chiều nó quá rồi.”
Bà hùa theo: “Nuôi một đứa trẻ không dễ dàng gì.”
Vốn tưởng đâu chỉ là một lần thăm hỏi bình thường, đôi bên trò chuyện nhạt nhẽo, nhàm chán quá trời quá đất. Kinh Trập ngồi đó mà buồn ngủ mơ màng, cố gượng tinh thần, hai người kia lại đổi chủ đề khác. Người đàn ông nói bóng nói gió về tình hình đi học của Kinh Trập, biết được bà đang buồn rầu, chú ấy chuyển hướng câu chuyện ngay: “Chọn trường cấp ba cũng không nên qua loa, thành tích của Muội Muội không tệ, hay là con đưa cháu nó đến thành phố ở vài năm, tránh trì hoãn việc học, nói không chừng cháu nó còn có thể thay con đôn đốc Lâm Kiêu học hành, như vậy càng tốt, đỡ cho mẹ thằng bé suốt ngày nghĩ đến chuyện tìm bạn học chung với nó, đầu con cũng sắp phình to.”
Những năm đầu mẹ vừa mất, cũng có người muốn đưa Kinh Trập đi, nam hay nữ đều có. Bà một mực đuổi họ ra ngoài, đến khi không chịu nổi sự phiền nhiễu đó nữa, bà bèn thu dọn hành lý rồi nắm tay Kinh Trập, dắt cô đi lảo đảo từng bước vào trong núi sâu.
Năm ấy đường vào núi chưa được sửa sang, người ta đi mãi nên thành con đường uốn lượn quanh co. Lối đi chật hẹp, hai người không thể sóng đôi, ngoảnh đầu qua là thấy vách đá dựng đứng sâu hun hút. Bà nắm tay cô, hỏi nhỏ: “Muội Muội có sợ không?”
Kinh Trập lắc đầu, ôm eo bảo vệ bà.
Bà đưa tay vuốt ve mái đầu cô: “Đừng sợ, dù chỉ còn một hơi thở, bà cũng phải nhìn cháu lớn khôn.”
Mưa rơi từng giọt tí tách ngoài cửa sổ, lá cây bị nước mưa lộp độp giáng trúng, Kinh Trập nín thở một lát.
Cô tưởng đâu lần này bà cũng từ chối, nhưng bà chỉ im lặng một lát rồi vào buồng trong, tìm chiếc hộp sắt được cất trong tủ thấp kiểu xưa làm từ gỗ Hoàng Hoa Lê(*), trong hộp sắt còn một hộp gỗ nhỏ, chiếc khăn tay được cuộn lại và đặt trong hộp gỗ ấy, khăn bọc một tấm thẻ ngân hàng với một cuộn tiền. Bà đưa cho Lâm Chính Trạch, ý bà là đứa trẻ này trông cậy hết vào con.
(*) Gỗ Hoàng Hoa Lê, hay còn gọi là gỗ Sưa.
Bà ôm lấy đôi bàn tay của người đàn ông, bờ môi khô quắt hơi mấp máy nhưng mãi chẳng thốt nên lời, chỉ vỗ nhẹ vào tay chú ấy, đồng thời nhét chiếc khăn vào lòng tay chú ấy: “A Trạch à, dì hiểu ý con nên cũng không khách sáo nữa. Dì già rồi, con nể mặt Tiểu Thất, chăm sóc đứa trẻ này thay dì. Con bé học hành không tệ, đầu óc cũng nhanh nhạy. Chuyện gì nó cũng biết làm hết, con cứ sai bảo nó.”
Bà muốn nói rất nhiều điều, cuối cùng lại thành ra nói năng không rõ đầu đuôi.
Lâm Chính Trạch cảm động, vội vàng đỡ bà: “Sao dì Thẩm lại nói thế, dì nói làm con ngại muốn chết. Nhà con có nơi ăn chốn ở, chỉ thêm một đôi đũa thôi ạ, nếu Muội Muội đồng ý đến ở, con vui còn không kịp. Trong nhà có một đứa trẻ chững chạc, ít nhiều gì sẽ mang lại ảnh hưởng tốt cho Lâm Kiêu, con cầu còn không được.”
Hai người lại trò chuyện với nhau đôi câu, cảnh này giống như đang trịnh trọng gửi gắm. Đôi mắt Kinh Trập đỏ hoe, không thốt ra câu nào.
Cô có thể nghe ra được bà và chú Lâm thăm dò lẫn nhau.
Một người sợ hãi sẽ gây thêm phiền phức cho đối phương, một người sợ đối phương không chịu phiền đến mình.
Đến tận khi bà kéo cô vào buồng, không ngừng vuốt ve mái đầu cô, nghẹn ngào nói: “Đón người ta đến nhà mình ở đâu phải chuyện dễ dàng, chú Lâm cũng không phải muốn tìm bạn học chung với con trai mình đâu. Chú ấy cố tình đi một chuyến xa xôi như vậy, thật ra là vì muốn cháu nhận được sự giáo dục tốt hơn. Cháu đừng phụ lòng chú ấy nhé, phải siêng năng học hành giỏi giang, đồng thời giúp đỡ Lâm Kiêu, có biết chưa?”
Thật ra điều quan trọng nhất là bà thật sự lớn tuổi rồi.
Kinh Trập cảm thấy lòng mình chua xót, muốn nói cháu không đi, nhưng bà cứ liên tục vuốt ve mái đầu cô, khiến cô bỗng suy nghĩ cẩn thận một số việc.
Thế là cô gật đầu: “Dạ.”
Bà khẽ thở dài: “Bé ngoan.”
Chú Lâm chỉ nán lại một hôm, đợi mưa tạnh rồi đi ngay, nói rằng khi nào khai giảng sẽ đón Kinh Trập đi. Khoảng thời gian sau đó, bà thường kể cho cô nghe về chú Lâm. Chú Lâm và mẹ cô vốn không quen biết, chú ấy học Thực Vật, năm nọ vào núi thu gom tiêu bản rồi bị lạc mất phương hướng, bạn bè chú ấy đi tìm người cùng quê. Lúc đó là ban đêm, trời tối không thấy đốm sao nào, người cùng quê nói rằng phải đợi đến khi trời hửng sáng. Mẹ cô lấy đèn pin ra chiếu rọi xung quanh, nói rằng sắp đổ mưa, nếu để qua đêm sẽ tới công chuyện. Sau đó bà mặc áo mưa và mang ủng cao su, cầm đèn pin chạy vào núi sâu, tìm được người ở hang động bên sườn dốc, kế tiếp bà cõng chú Lâm đã sốt cao đến váng đầu ra khỏi núi.
Chú Lâm tự nhận mẹ cô là ân nhân cứu mạng, mỗi khi đến ngày lễ ngày Tết, chú ấy đều tới thăm hỏi bà.
Đôi bên thường xuyên qua lại nên quen thuộc, tình cờ phát hiện vốn dĩ quen biết nhau ngay từ đầu. Thuở nhỏ, nhà chú Lâm gặp chuyện nên đưa chú ấy về quê. Họ hàng trong thôn không muốn trông nom nên thường xuyên nhốt chú ấy ở nhà. Lòng tự trọng của chú Lâm quá mạnh, cuối cùng chú ấy hạ quyết tâm, định bụng bỏ nhà trốn đi. Sau khi chú Lâm đi thì trời đổ mưa to, họ hàng nhốt chú ấy ở bên ngoài. Thông qua kẹt cửa, chú Lâm nhìn thấy đèn sáng và tiếng nói tiếng cười vui vẻ trong nhà, sửng sốt vài giây rồi xoay người bỏ đi.
Chú ấy quanh quẩn ở thị trấn vài ngày, gặp được mẹ cô đang vội vã đến trường, vì không có tiền nên chú ấy cứ quanh quẩn gần nhà ga.
Mẹ cô thấy cả người chú Lâm nhếch nhác nhưng mặt mày kiêu ngạo chính trực, làng trên xóm dưới làm gì có bí mật, bà đoán được chú ấy là con nhà ai, đồng thời biết được hoàn cảnh của chú ấy, đoán được chú ấy muốn bỏ đi nhưng không có tiền. Thế là bà rủ lòng thương xót, giúp chú Lâm liên lạc với người thân rồi chạy tới chạy lui, gom góp cho chú ấy ít tiền để chú ấy tự mình quyết định.
Phí sinh hoạt của mẹ cô cũng không nhiều nhưng lại nhét cho chú Lâm một trăm đồng. Thời ấy, một trăm đồng là con số lớn, mẹ cô biết chú ấy nhưng chú ấy lại không quen mẹ cô, không ngừng hỏi tên với địa chỉ nhà bà, định bụng sau này đền ơn báo đáp. Mẹ cô cực kỳ đề phòng nên không trả lời, chỉ nói nửa đùa nửa thật: “Chờ sau này cậu phát đạt thì về núi sửa đường là được, mỗi ngày trẻ con đi học đều giẫm đầy bùn đất.”
Chú Lâm trịnh trọng gật đầu.
Hình như về sau chú ấy gặp thời nên phát đạt thật, bây giờ có hai con đường quanh co vào núi, đường chính do Chính phủ tu sửa, đường phụ là chú Lâm quyên góp từ thiện, Kinh Trập thường xuyên đi học trên con đường ấy.
Cô cảm thấy không thể nào tưởng tượng nổi.
Có lẽ đây cũng là lý do khiến bà yên tâm gửi gắm cô cho chú Lâm.
Chú ấy là người cực kỳ chân thành. Mấy năm nay cô và bà sống trong núi sâu, dần dần không liên lạc với những người họ hàng khác, cũng chỉ còn chú Lâm thường hay quan tâm giúp đỡ đôi chút.
Trừ những lúc nhắc đến chuyện cũ, thời gian còn lại, bà vừa thu xếp đồ cho cô, vừa thu dọn đồ đạc của mình.
Kinh Trập muốn đi tìm chú Lâm, bà sợ cô lo lắng nên nói rằng bà muốn dọn đến ở nhà bà Vạn.
Bà Vạn cũng goá bụa, có một đứa cháu trai tên là Vạn Khôn, bố mẹ sống ở thị trấn, nghỉ hè mới đưa cậu ta về quê. Mạng mẽo trong núi không nhanh, đường đi cũng không được tốt, ngày nào cậu ta cũng trèo lên sườn núi cao, ngồi trên tảng đá lớn chơi game.
Lúc Kinh Trập đưa đồ đạc của bà đến nhà bà Vạn thì bắt gặp Vạn Khôn đang chuẩn bị ra ngoài. Nhìn thấy cô, cậu ta bỗng nhiên dừng bước, sáp tới gần và hỏi: “Nghe nói em sắp đi Nam Lâm à?”
Kinh Trập gật đầu.
Vạn Khôn bĩu môi: “Thành phố lớn mà.”
Kinh Trập không có khái niệm về điều đó nên không hé răng.
Vạn Khôn cố tình dọa cô: “Người ở thành phố lớn rất thờ ơ lạnh nhạt, coi chừng đến đó người ta chê cười em là đồ nhà quê đấy.”
Kinh Trập ngẩng đầu nhìn cậu ta, ngẫm nghĩ một lát rồi hỏi nhỏ: “Anh không muốn em đi sao?”
Vạn Khôn giống như giẫm trúng đuôi mèo, cậu ta đột ngột nhảy giật lùi ra sau: “Anh làm gì… làm gì mà không muốn em đi, em đi hay không đâu có liên quan đến anh.”
Kinh Trập nghiêng đầu suy nghĩ, hình như cũng đúng. Cô lấy chiếc túi vải bố trong túi xách ra, trong túi là non nửa gói kẹo mạch nha, sau đó đưa cho Vạn Khôn: “Em cũng không nỡ xa anh với bà Vạn, nhưng em phải đi thôi. Số kẹo này do em làm đấy, dùng gạo nếp bọc bên ngoài, không nỡ ăn viên nào luôn.”
Vạn Khôn hơi lắp bắp: “Tặng, tặng anh hả?”
Kinh Trập gật đầu: “Sau này nếu anh có thời gian thì giúp em chăm sóc bà nhé.”
Vạn Khôn nhét kẹo vào túi mình, vỗ ngực đảm bảo: “Chuyện nhỏ thôi mà, cứ để anh lo.”
Kinh Trập ngẩng đầu mỉm cười với cậu ta. Đôi mắt cô đen láy, sáng lấp lánh như vì sao ẩn giấu, Vạn Khôn không khỏi cười toét miệng, nhưng nghĩ đến chuyện cô sắp đi đến một nơi rất xa, bờ môi cậu ta không kìm được trĩu xuống.
Cậu ta nói: “Nghỉ đông với nghỉ hè, em nhớ phải về đấy.”
Kinh Trập gật đầu.
Đến tận cuối tháng Tám, chú Lâm mới đến đây. Đồ đạc của Kinh Trập đã được thu dọn xong xuôi, chú Lâm nhìn từng vali to nhỏ của cô rồi nói với bà: “Trong nhà con có đủ mọi thứ, nếu như mang qua đấy hết, sau này quay về cũng không tiện lắm.”
Bà hỏi: “Có phải không mang theo được không?”
Lâm Chính Trạch: “Không phải ạ.” Chú ấy chỉ chiếc xe: “Bao nhiêu cũng chứa đủ.”
Bà bèn xua tay: “Vậy thì mang hết đi!” Sau đó bà với Kinh Trập: “Nghỉ hè và nghỉ đông phải siêng năng học hành, đừng chạy về đây hoài, đường trong núi không dễ đi, một bà già như bà cũng không có gì hay ho để thăm. Đợi khi nào cháu thi đại học thì đón bà đến gần trường cháu ở, bà cũng muốn nhìn thử cháu học đại học như thế nào.”
Suốt mùa hè Kinh Trập không hề khóc, bây giờ đột nhiên rơi nước mắt. Cô giơ mu bàn tay lau nước mắt, lau đến mức mí mắt đỏ bừng đau đớn.
Bà vỗ vai cô: “Khóc gì chứ, lớn đầu rồi mà.”
Kinh Trập lên xe. Mùa đông ở núi Lạc Âm lạnh đến thấu xương, cô ghé vào cửa sổ xe, nhìn ra phía sau. Người già sợ lạnh, bà mặc chiếc áo bông mỏng manh, gió luồn khắp vạt áo bà. Bà còng lưng đứng đó vẫy tay với cô, thân hình mỏng manh tưởng như không chống nổi lớp áo.
Cánh mũi Kinh Trập xót xa.
Cô nhớ hồi mẹ mình còn sống, mẹ thường nói là muốn đưa bà đến thăm trường đại học của mẹ. Ngày trước bà dạy học ở trường cấp một, hôm nào đám trẻ con cũng la ó, mỗi ngày một kiểu khác nhau. Hôm nay đứa này không đi học, hôm sau đứa kia nói phải về nhà chăn bò thả dê, bà không kiên nhẫn nói rằng: “Mẹ làm gì có nhiều thời gian, từ cấp một đến đại học, trường ở đâu mà chẳng phải trường học. Mẹ cũng dạy học ở trường, cần gì phải chạy xa thế để xem một tòa nhà.”
Mẹ cô bĩu môi: “Mẹ không đi thì thôi.”
Sau này mẹ cô mất, bà thường xuyên vu vơ nỉ non với cô: “Không biết trường đại học như thế nào nhỉ, về sau cháu lớn lên thi đại học, nhớ đưa bà đi xem thử nhé, cả đời bà chưa từng rời huyện bao giờ.”
Kinh Trập biết bà chỉ đang nhớ mẹ cô.
Cô cũng hơi nhớ mẹ rồi.
Cô muốn đưa bà đến trường đại học nhìn xem.
“Chờ thu xếp cho cháu xong xuôi, chú sẽ tìm cơ hội đón bà cháu đến.” Lâm Chính Trạch thấy Kinh Trập buồn bã nên không đành lòng.
Kinh Trập nói lời cảm ơn, cô biết bà sẽ không đi nhưng vẫn ôm chút hy vọng nho nhỏ.
Đường núi quanh co không hề dễ đi, hôm nay gió lại quá lớn, tài xế không khỏi thở ngắn than dài. Lâm Chính Trạch vốn đặt laptop trên đùi, dự định xử lý một số công việc nhưng cũng không còn tâm trạng, đành nghiêng đầu ngắm phong cảnh dọc đường.
Chú ấy đột nhiên quay qua hỏi: “Có thể chụp một bức hình với chú không? Dì còn chưa gặp cháu lần nào, để cho dì ấy nhìn xem.”
Kinh Trập gật đầu, Lâm Chính Trạch lấy di động ra rồi nhắm ống kính vào hai người, nhưng không thể nào nhắm trúng mình. Thế là chú ấy điều chỉnh tiêu điểm ngay mặt Kinh Trập. Kinh Trập mở to mắt, không khỏi mất tự nhiên mà nhoẻn miệng, đồng thời giơ hai ngón tay lên.
Tách.
Lâm Chính Trạch tiện tay gửi cho vợ và con trai, muốn để họ biết mặt cô trước.
Mạng không ổn lắm, tải hình ảnh hồi lâu mà mãi chưa gửi đi được, chú Lâm đành tắt di động, rất lâu sau mới nhận được tin nhắn bằng giọng nói. Chú ấy mệt mỏi tiện tay ấn mở, thế là lập tức nghe thấy một tràng phỉ nhổ như thuốc súng nổ liên hồi đến từ vị trí của thằng con trai xúi quẩy: “Làm gì thế bố, con còn chưa thành niên mà phải xem mắt à? Không hợp chút nào!”
Sắc mặt Lâm Chính Trạch cứng đờ, chú ấy quay qua nói với Kinh Trập: “Ngại quá, để cháu chê cười rồi.”
Sau đó chú ấy nghiến răng nghiến lợi nói với di động: “Con mà cũng xứng à!