Đời Kỹ Nữ

Chương 11: Chương 06 part 2


Kata Komon, Ro - mẫu in khuôn lụa dệt nổi, rồi, Kuromonstuki Awase – áo dạ hội lót bông. Thú thật là khi ấy tôi đọc không hiểu hết các chữ viết, nhưng tôi cố tìm cái rương có tên của Hatsumono để trên cao hết, phải khó khăn lắm tôi mới bê xuống được. Nhưng trong rương chỉ có vài cái kimono thôi, nên tôi để cái gói kimono vào dễ dàng và bê cái rương đặt vào chỗ cũ. Vì hiếu kỳ, tôi mở vội vài cái rương khác ra xem, một cái chất đầy áo kimono, có đến 15 cái là ít, và những rương khác cũng chất đầy áo như thế. Nhìn kho chất đầy rương đựng áo kimono như thế, tôi bỗng hiểu ra tại sao Bà Ngoại lại sợ hỏa hoạn đến vậy. Số áo kimono trong kho này trị giá bằng tài sản hai làng Yoroido và Senzuru cộng lại như chơi. Và sau này tôi biết thêm là hầu hết áo có giá trị đắt nhất được cất ở một chỗ khác nữa. Số áo ở đây chỉ được các geisha tập sự mặc thôi, và vì Hatsumono không mặc nữa nên chúng được cất vào kho cho thuê để được bảo quản tốt hầu sau này đem ra dùng lại .

Khi tôi xuống, Hatsumono đã lên phòng cô ta để lấy cái nghiên mực, và thỏi mực xạ cùng cây bút lông để viết. Tôi nghĩ cô ta muốn viết vài lời gì đấy để bỏ vào trong chiếc áo kimono khi cô ta xếp lại. Cô ta đã nhỏ vài giọt nước giếng vào trong nghiên mực và cô ngồi xuống trên hành lang gỗ để mài mực. Khi nước trong nghiên đã đủ đậm, cô chấm đầu bút lông vào rồi vuốt lên thành nghiên, để ực thấm hết vào bút mà không giọt ra ngoài, rồi cô ta để bút vào tay tôi, đưa tay tôi lên chiếc kimono và nói:

- Tập viết đi, bé Chiyo.

Áo kimono của geisha có tên Mameha – lúc ấy tôi chưa bao giờ nghe nói đến cô ta – là một tác phẩm nghệ thuật. Người ta dệt hình một cây nho từ dưới lai áo cho đến bụng thật đẹp, hình dệt bằng chỉ màu xoắn vào nhau như những sợi dây cáp nhỏ. Hình dệt trên vải, nhưng nhìn vào ta thấy như một cây nho thật, tôi có cảm giác tôi có thể sờ vào thân cây được, và nếu muốn, tôi có thể nhổ cây nho lên khỏi mặt đất. Những ngọn lá ôm quanh thân cây có vẻ như lá thật bị thời tiết mùa thu làm cho phai màu khô héo đang ngả sang màu vàng.

- Tôi không viết được đâu, thưa cô Hatsumono - Tôi thét lên.

- Xấu hổ thế bé cưng - bạn cô ta nói với tôi – vì nếu cô làm cho cô Hatsumono nói lại lần nữa thì chắc cô sẽ hết hy vọng tìm ra chị cô.

- Ồ im đi, Korin. Chiyo đã biết cô ta sẽ làm những gì tôi bảo cô ta làm. Cô Ngốc ơi, viết chữ gì lên áo đi, chữ gì cũng được, tôi cóc cần.

Khi ngọn bút lông chạm vào chiếc kimono, Korin quá bị kí©ɧ ŧɧí©ɧ đến nỗi cô ta thét lên và tiếng thét đã làm ột chị giúp việc thức dậy, chị ta chạy ra hành lang, khăn quấn đầu tụt xuống và áo ngủ xộc xệch quanh người. Hatsumono dậm mạnh chân xuống nền nhà và làm ra vẻ nhào đến đánh chị ta, làm chị ta nhanh chân chạy vào buồng trở lại. Korin đau khổ khi thấy tôi hạ những nét bút vụng về lên mặt lụa có màu lục nhạt, cho nên Hatsumono chỉ cho tôi phải viết chỗ nào và viết cái gì. Những chữ cô ta đọc cho tôi viết chẳng có nghĩa gì hết, Hatsumono sáng tạo nghệ thuật theo trường phái riêng của cô ta. Sau đó cô ta xếp áo kimono lại, gói vào giấy và buộc dây. Cô ta và Korin đi ra cửa, mang giày sơn mài vào. Khi họ mở cửa, Hatsumono bảo tôi đi theo.

- Thưa cô Hatsumono, nếu tôi đi ra khỏi cửa mà không có phép, Mẹ sẽ rất tức và…

- Tao ày phép – Hatsumono cắt ngang lời tôi – Chúng ta đi trả áo kimono kia mà, đừng chần chừ bắt tao đợi.

Tôi chỉ còn nước mang guốc vào rồi đi theo cô ta ra đường hẻm rồi đi theo con đường phố chạy dọc theo con sông nhỏ Kirakawa. Vào thời ấy đường phố và đường hẻm vẫn còn lát đá rất đẹp. Chúng tôi đi dưới ánh trăng qua chừng một khu phố, bên cạnh hàng anh đào rũ cành trên dòng nước đen, rồi di qua một cây cầu để vào một khu vực khác của Gion mà tôi chưa biết. Bờ sông lát đá, phần lớn đều phủ rêu. Dọc bờ sông, các phòng trà và nhà kỹ nữ ở sát nhau và quay lưng ra phía sông tạo thành một bức tường. Tôi nghe tiếng cười của một nhóm đàn ông và các cô geisha. Chắc trong các phòng trà ấy có chuyện gì vui lắm vì tiếng cười càng lúc càng to cho đến khi tiếng cười tắt hết chỉ còn lại tiếng đàn Shamisen tưng tưng vang lên ở tiệc vui khác. Bỗng tôi nghĩ rằng vùng Gion này là nơi vui chơi ột số người. Tôi tự hỏi không biết chị Satsu có ở một trong những đám tiệc vui ấy không, mặc dù khi tôi đến phòng đăng ký hộ tịch Gion, ông Awajiumi đã nói với tôi chị không có mặt ở Gion.

Một lát sau Korin và Hatsumono dừng lại trước một cánh cửa gỗ. Hatsumono nói với tôi:

- Mày đem cái áo này lên lầu đưa cho chị giúp việc ở đấy. Hay là nếu cô Hòan Hảo ra mở cửa, mày đưa nó cho cô ta. Đừng nói gì hết, chỉ đưa nó cho cô ta mà thôi. Chúng tao ở đây canh chừng mày.

Nói xong, cô ta để cái gói giấy vào tay tôi, còn Korin kéo cửa mở ra, những bậc thang bằng gỗ dẫn lên một chỗ tối tăm. Tôi run lên vì quá sợ. Tôi đi lên đến giữa cầu thang thì dừng lại. Bỗng tôi nghe Korin nói to trong họng ở phía dưới chân cầu thang:

- Đi đi con kia, không ai ăn thịt mày đâu, trừ phi mày trở xuống với cái kimono trong tay. Khi ấy chắc chúng tao sẽ xơi mày. Đúng không Hatsumono?

Hatsumono chỉ thở dài không nói. Korin cố giương mắt nhìn tôi trong bóng to6’i , nhưng Hatsumono, đứng cao không quá vai Korin, chỉ đứng cắn móng tay mà không lưu tâm đến gì hết. ngay khi ấy, mặc dù đang lo sợ, tôi vẫn không thể không nhìn thấy Hatsumono quá đẹp. Có thể cô ta độc ác như con nhện, nhưng thái độ cô ta đứng cắn móng tay trông thật tuyệt vời, tuyệt hơn bất cứ cô geisha nào đứng như thế để chụp ảnh. Sự tương phản giữa cô ta với Korin giống như đá bên vệ đường với đá quý để làm đồ trang sức. Mặc dù Korin có mái tóc hợp thời trang, có đồ trang sức đẹp đẽ, và mặc áo kimono vừa vặn gọn gàng, nhưng trông cô ta vẫn kệch cỡm, trong khi đó, Hatsumono mặc áo kimono như thể là da thịt của cô.

Lên đến chỗ đầu cầu thang, tôi quỳ xuống trong bóng tối và gọi lớn:

- Xin vui lòng mở cửa.

Tôi đợi nhưng chẳng thấy ai ra. Korin nói vọng lên:

- Gọi to lên, họ không nghe mày đâu.

Tôi gọi to hơn:

- Xin làm ơn mở cửa.

- Xin đợi một lát.

Tôi nghe có tiếng trả lời nho nhỏ và một lát sau cửa mở. Cô gái quỳ ở phía bên kia cửa không lớn hơn Satsu, nhưng gầy gò và nhát gan như con chim. Tôi đưa cho chị ta cái kimono gói trong giấy dày, cô ta rất ngạc nhiên, miễn cưỡng đưa tay lấy.

- Ai thế, cô Asami? - Tiếng hỏi phát ra từ trong nhà.

Tôi thấy cây đèn l*иg để trên cái kệ xưa đang cháy ở bên tấm nệm mới trải vải. Tấm nệm là của nàng geisha Mameha, tôi có thể nói như thế là vì vải trải nệm cứng dòn và chăn lụa đẹp đẽ cùng cái takamakura “gối cao” đều giống y như những thứ mà Hatsumono thường dùng. Thực ra đấy không phải là cái gối , mà là cái bệ gỗ có chỗ oằn xuống để tựa cổ lên đó, đây là kiểu gối cho các geisha nằm ngủ để khỏi làm hư mái tóc đẹp đi.

Chị giúp việc không trả lời, nhưng chị mở cái gói giấy ra và cầm chiếc kimono nghiêng qua nghiêng lại trước ánh sáng để nhìn cho rõ. Khi cô ta thấy mực xạ làm bẩn áo, cô ta há hốc mồm kinh ngạc rồi đưa tay bịt mồm lại. Nước mắt tuôn ra hai má, rồi đồng thời có giọng nói cất lên:

- Chị Asami, ai thế?

- Ồ không, thưa cô – chị giúp việc trả lời.

Tôi thấy ái ngại cho chị khi chị vội vã lấy tay áo lau nước mắt. Trong khi chị đưa tay kéo cửa đóng lại, tôi nhìn vào cô chủ. Tôi liền hiểu ra ngay tại sao Hatsumono gọi cô là cô Hoàn Hảo. Khuôn mặt trái xoan thật tuyệt, như mặt con búp bê, mịn màng, thanh tú như đồ sứ, ngay cả khi không hóa trang. Cô ta đi đến phía cửa, cố nhìn xuống phía dưới chân cầu thang, nhưng tôi không thấy cô ta được nữa vì chị giúp việc đã kéo cửa đóng lại rồi.

Sáng hôm sau khi đi học xong về nhà, tôi thấy Mẹ, Bà Ngọai và bà Dì cùng ngồi trong phòng khách ở tầng dưới. Tôi nghĩ chắc họ đang bàn về chuyện cái kimono, và đúng thế, ngay lúc Hatsumono vừa từ ngoài đường đi vào, một người giúp việc đến báo cho Mẹ, bà bước ra hành lang, chặn Hatsumono lại trước khi cô ta lên thang lầu. Bà nói:

- Sáng nay cô Mameha và chị giúp việc của cô ta có đến thăm ta.

- Ồ thưa Mẹ, con biết Mẹ muốn nói gì rồi. Con rất ngao ngán về chuyện cái kimono ấy. Con đã cố ngăn không để Chiyo vấy mực lên đấy mà không kịp! Chắc nó tưởng cái áo ấy là của con. Con không biết tại sao nó ghét con từ ngày nó tới đây đến giờ như thế. Chắc nó nghĩ làm hỏng cái áo kimono đẹp đẽ sẽ khiến cho con đau khổ.

Bấy giờ thì bà Dì tuôn ra hành lang, bà nói lớn:

- Matte mashita!

Tôi hiểu câu nói rất rõ. Câu nói có nghĩa “chúng tôi chờ cô!” Nhưng tôi không hiểu bà ta muốn nói gì. Thật vậy, đây là câu nói có nhiều ý nghĩa. Vì câu này thường được khán giả la lên khi một đại minh tinh xuất hiện trong vở kịch của Kabuki.

- Thưa Dì, bộ Dì nghĩ con có ý định làm hỏng cái áo kimono ấy sao? – Hatsumono hỏi - Tại sao con phải làm vậy chứ?

- Ai cũng biết cô ghét Mameha – Dì trả lời – cô ghét người nào thành công hơn cô.

- Nói thế tức là con thương Dì vì Dì thất bại, phải không ạ?

- Thôi dẹp chuyện ấy đi - Mẹ lên tiếng – Bây giờ hãy nghe tôi nói Hatsumono. Chắc cô cũng biết không ai ngu để tin chuyện của cô đâu. Tôi không thích những ai có tính xấu ở trong nhà này, ngay cả cô. Tôi rất kính nể cô Mameha. Tôi không muốn thấy những chuyện như thế này xảy ra nữa. Về phần chiếc kimono, có người phải trả tiền để đền cho người ta. Đêm qua tôi không biết chuyện xảy ra như thế nào, nhưng chuyện ai cầm bút viết lên đấy thì đã quá rõ ràng rồi. Chị giúp việc đã thấy con bé cầm bút, vậy con bé phải trả thôi - Mẹ nói xong đút ống vố vào miệng.

Đến đây Bà Ngoại đi ra khỏi phòng và lớn tiếng gọi chị giúp việc bảo đem cây roi tre đến cho bà.

- Chiyo có nhiều nợ rồi – bà Dì nói – không lý gì bắt nó phải trả thêm nợ của Hatsumono.

- Chúng ta nói đến chuyện này thế là đủ rồi – Bà Ngọai đáp – con bé phải bị đánh và buộc trả tiền chiếc áo kimono, thế thôi. Cái roi tre đâu rồi?

- Để tôi đánh nó cho – bà Dì nói – Tôi không muốn khớp xương bà sưng lên lại , Bà Ngoại à. Chiyo đến đây.

Bà Dì đợi người giúp việc đem roi đến rồi dẫn tôi xuống sân. Bà ta quá giận, lỗ mũi phồng lên to hơn mọi khi, và cặp mắt nhíu lại như hai nắm tay. Từ ngày tôi đến nhà này, tôi đã cẩn thận không làm gì sai phạm để bị đánh đòn. Bỗng tôi cảm thấy nóng, đá trên lối đi trong sân dưới chân tôi lờ mờ. Nhưng thay vì đánh tôi, bà Dì dựng cây roi tre vào vách nhà kho rồi cúi người hỏi nhỏ tôi:

- Cháu đã làm gì Hatsumono? Cô ấy cố ý hãm hại cháu. Chắc phải có lý do gì, hãy nói cho ta nghe.

- Xin thú thật với Dì, cô ấy đối xử với cháu như thế này từ ngày cháu mới đến. Cháu không biết cháu đã làm gì.

- Bà Ngọai gọi Hatsumono là con điên, nhưng cháu nhớ, cô ta không điên đâu. Nếu cô ta muốn hại sự nghiệp của cháu, cô ta sẽ làm đấy. Bất cứ cái gì cháu làm mà có thể làm cho cô ta nổi giận, cháu phải chấm dứt.

- Nói thật với Dì, cháu không làm gì hết.

- Cháu đừng tin cô ta, ngay cả những việc mà cô ta muốn giúp cháu. Cô ta đã làm cho cháu mắc nợ quá nhiều không sao trả xuể.

- Cháu không hiểu, cháu nợ cái gì ạ?

- Cái trò làm hỏng kimono sẽ làm cho cháu mắc nợ, món nợ quá lớn cho cháu. Ta nói mắc nợ là nợ thế đấy.

- Nhưng…làm sao cháu trả được?

- Khi cháu hành nghề geisha, cháu sẽ trả số nợ ấy cho nhà kỹ nữ, cùng các thứ nợ khác, nợ ăn uống, nợ học tập, nếu cháu bệnh họan, tiền trả cho bác sĩ. Tất cả cháu đều phải trả. Bộ cháu không thấy Mẹ cứ ngồi cả ngày ghi chép những con số vào sổ đấy à? Cháu lại còn nợ nhà kỹ nữ số tiền họ bỏ ra mua cháu nữa.

Qua nhiều tháng ở Gion, tôi đã mường tượng ra cảnh tiền trao tay trước khi Satsu và tôi bị lôi ra khỏi nhà. Tôi thường nghĩ đến câu chuyện tôi đã nghe giữa ông Tanaka và bố tôi, và câu mà bà Loay Hoay đã nói về tôi và chị Satsu, bà đã nói chúng tôi “xứng đáng”. Tôi buồn rầu tự hỏi không biết ông Tanaka đã chấm mυ'ŧ bao nhiêu khi làm trung gian để bán chúng tôi, và bán chúng tôi với giá bao nhiêu. Nhưng không bao giờ tôi nghĩ đến chuyện tôi phải trả lại tiền người ta đã bỏ ra để mua tôi.

- Cháu chỉ trả lui khi cháu đã làm geisha trong một thời gian dài. – bà Dì nói tiếp – và khi cháu thất bại không thành geisha được như ta, thì cháu sẽ không bao giờ trả hết nợ. Có phải cháu muốn tương lai của cháu cũng như ta không?

Bỗng tôi cảm thấy tôi chẳng cần lưu tâm đến tương lai.

- Nếu cháu muốn làm hỏng đời cháu ở Gion, có hàng chục cách để làm – Dì nói tiếp – Cháu có thể tìm cách chạy trốn. Khi cháu làm thế, Mẹ sẽ xem cháu là vốn đầu tư sai lầm, bà ta sẽ không bỏ thêm tiền vào kẻ mà cứ chực có cơ hội là bỏ trốn. Tức là cháu sẽ không được đi học nữa, mà không được đi học thì cháu sẽ không thành geisha được. Hay là cháu không được giáo viên lưu tâm, họ sẽ không dạy cho cháu những điều cần thiết. Hay là cháu lớn lên xấu xí như ta. Khi Bà Ngọai mua ta từ mẹ ta, ta không có nhan sắc, bà đánh ta trối chết vì tội gì đấy khiến ta bị gãy xương chân. Lúc ấy ta chấm dứt nghề geisha. Vì thế hôm nay ta muốn tự tay ta đánh cháu chứ không để Bà Ngoại làm.

Bà dẫn tôi vào hành lang gỗ, bắt tôi nằm sấp xuống. Tôi không quan tâm đến việc bà có đánh tôi hay không, vì tôi thấy hoàn cảnh của tôi quá bi đát rồi. Mỗi lần cây roi nện xuống, tôi nhổm người lên và khóc thật to. Tôi mường tượng ra bộ mặt xinh đẹp của Hatsumono đang tươi cười nhìn tôi. Khi trận đòn chấm dứt, bà Dì để mặc tôi đấy cho tôi khóc. Một lát sau tôi cảm thấy sàn ván của hành lang rung rinh, vì có chân người đi tới, tôi ngồi dậy và thấy Hatsumono đang đứng nhìn tôi.

- Này Chiyo, nếu cô tránh đường cho tôi đi, tôi rất cám ơn cô.

- Cô Hatsumono, cô đã hứa chỉ chỗ chị tôi ở để tôi đi tìm - tôi nói với cô ta như thế.

- Đúng thế - cô ta cúi mặt xuống sát mặt tôi. Tôi tưởng cô ta sẽ nói rằng tôi chưa làm đầy đủ công việc cho cô ta, rằng khi nào cô ta sai tôi làm việc nhiều hơn nữa, cô ta sẽ nói cho tôi biết. Nhưng cô ta không nói thế.

- Chị mày ở trong một Jorou-ra có tên là Tutsuyo – cô ta nói - nằm trong quận Miyagawa-cho, ở phía nam Gion.

Khi nói xong cô ta đạp nhẹ vào tôi và tôi né sang một bên tránh đường cho cô ta đi.