Đời Kỹ Nữ

Chương 9: Chương 05

Chiều hôm ấy Hatsumono dẫn tôi đến Phòng Hộ Tịch ở Gion. Tôi cứ tưởng phòng này lớn lắm, nhưng té ra chỉ gồm mấy phòng âm u trải nệm rơm ở tầng hai của trường học, chật ních bàn ghế và sổ sách kế tóan, mùi thuốc lá hôi hám khắp nơi. Một người nhân viên nhìn chúng tôi sau màn khói và gật đầu mời chúng tôi vào phòng sau. Ở đây, tại một cái bàn chất đầy giấy tờ hồ sơ, một người đàn ông rất to lớn ngồi phía sau bàn, chưa bao giờ tôi thấy người nào to lớn như thế. Lúc ấy tôi không biết, nhưng ông ta đã một thời làm võ sĩ đô vật. Ông ta không phải là tay đô vật có hạng cho nên không có tên tuổi lưu lại hậu thế, nhưng ông ta vẫn thích được người ta gọi cái tên ông dùng lúc còn lên võ đài, đó là ông Awajiumi. Vài nàng geisha giản lược bớt tên ông thành Awaji, biệt danh của ông ta.

Khi chúng tôi đi vào, Hatsumono tỏ ra rất duyên dáng. Lần đầu tiên tôi thấy cô ta làm thế, cô ta chào ông ấy:

- Chào anh Awaji, - Nhưng cách cô ta kéo dài âm tiết ở giữa khiến cho tôi phải ngạc nhiên.

Giọng nói của cô nghe như mắng ông ta. Khi nghe giọng cô, ông ta để bút xuống, hai cái má nâng cao lên tận tai, đó là kiểu cười của ông ta.

- Chà…chào cô Hatsumono – ông ta đáp - nếu cô đẹp hơn tí nữa chắc tôi phải độn thổ mất.

Giọng nói ông ta nghe khao khao, vì giới võ sĩ đô vật thường bị hư thanh quản do họ tông đầu vào cổ nhau.

Awajiumi to như con hải mã, nhưng ông ta ăn mặc rất sang, ông mặc chiếc áo kimono có sọc nhỏ. Ông ta phụ trách chi tiêu tiền bạc ở Gion, và trong số tiền bạc này, có một ít chảy vào túi của ông. Không thể nói đây là hành động ăn trộm, mà phải nói là do quy chế như thế. Vì Awajiumi có vị trí quan trọng như thế, cho nên giới geisha muốn có lợi thì phải làm cho ông ta được hạnh phúc, nên ông ta nổi tiếng là người hào hoa phong nhã, áo quần bảnh bao.

Hatsumono và Awajiumi nói chuyện với nhau một hồi lâu, rồi cô nói với ông ta rằng cô đến để đăng ký cho tôi vào học. Quả Awajiumi chưa nhìn đến tôi, nên khi nghe cô ta nói, ông quay cái đầu khổng lồ sang nhìn tôi. Nhìn một lát, bỗng ông ta đứng dậy đến mở một khung sáng trên cửa sổ bọc giấy cho ánh sáng tràn vào nhiều hơn.

- Trời, chắc mắt tôi mờ rồi – ông ta nói – Đáng ra cô nên cho tôi biết sớm hơn rằng cô đem người đẹp đến đăng ký chứ. Cặp mắt cô ta có màu gương.

- Gương à? – Hatsumono hỏi – Gương không có màu đâu anh Awaji ơi.

- Dĩ nhiên nó có chứ, đó là màu xám long lanh. Khi người ta nhìn vào gương, người ta chỉ thấy bóng họ, nhưng tôi thì thấy được màu mắt đẹp của họ.

- Thế ư? Màu ấy đối với tôi không đẹp. Có lần tôi trông thấy người ta vớt lên một người đàn ông chết trôi, cái lưỡi của ông ta trông giống như màu mắt của cô ta.

- Có lẽ cô ta đẹp nên cô không thấy được màu mắt đẹp của cô ta đấy thôi – Awajiumi nói, mở sổ ra và cầm bút trên tay – Mà thôi, bây giờ ta đăng ký cho cô bé nào, Chiyo phải không? Chiyo, cho tôi biết cô họ gì và nơi sinh.

Ngay khi tôi nghe những lời này, trước mắt tôi hiện ra cảnh chị Satsu đứng nhìn ông Awaijiumi, lòng bồi hồi lo sợ. Chắc chị ấy đã ở trong phòng này vào một lúc nào đấy; nếu tôi phải đến đăng ký thì chắc chắn chị ấy cũng phải đăng ký.

- Họ tôi là Sakamoto - tôi đáp - Tôi sinh ở thị trấn Yoroido. Thưa ngài, chắc ngài đã nghe dến họ này một lần rồi, vì người ấy là chị tôi, tên Satsu, có phải không ạ?

Tôi tưởng Hatsumono tức giận khi nghe tôi nói thế nhưng tôi ngạc nhiên khi nhìn thấy cô ta có vẻ thích thú khi nghe tôi hỏi.

- Nếu cô ta lớn hơn cô, chắc cô ta đã phải đăng ký rồi – Awajiumi đáp – Nhưng tôi không gặp cô ta. Tôi đoán chắc cô ấy không ở tại khu vực Gion này.

Bây giờ nụ cười của Hatsumono đối với tôi thật có ý nghĩa; cô ta đã biết trước ông Awaijiumi sẽ nói như thế. Nếu trước đây tôi còn nghi ngờ chuyện cô ta nói đến chị tôi, thì bây giờ tôi tin chắc chứ không nghi ngờ gì nữa. Ở Kyoto có nhiều khu vực huấn luyện geisha, nhưng tôi không biết hết, chắc Satsu ở trong một khu vực nào đấy, tôi quyết phải tìm cho ra.

Khi tôi trở về nhà, Dì đang đứng đợi tôi để dẫn tôi đến nhà tắm ở cuối đường. Tôi đã đến đấy rồi, nhưng những lần trước tôi chỉ đi với các chị giúp việc lớn tuổi thôi, họ thường đưa cho tôi cái khăn tắm nhỏ và miếng xà phòng, rồi ngồi xổm trên nền lát ngói mà tắm chung với nhau. Dì thì tử tế hơn, Dì quỳ xuống và kỳ lưng cho tôi. Tôi lấy làm lạ là bà không giữ ý tứ gì hết, cặρ √υ' dài thõng đung đưa qua lại như dây chỉ và hai cái chai. Thậm chí bà còn tình cờ quẹt vυ' vào vai tôi hai ba lần.

Tắm xong bà dẫn tôi về nhà, mặc cho tôi chiếc kimono lụa đầu tiên, chiếc áo màu xanh sáng sủa có những đám cỏ màu lục ở gấu áo và hoa màu vàng nhạt chung quanh tay áo và trên ngực. Rồi bà dẫn tôi lên lầu đến phòng của Hatsumono. Trước khi vào phòng, bà dặn dò tôi thật kỹ rằng đừng quấy rầy Hatsumono hay đừng làm gì khiến cho cô ta nổi giận. Khi ấy tôi không hiểu việc này, nhưng bây giờ tôi biết lý do tại sao bà lo lắng đến thế. Chắc anh biết, khi thức dậy vào buổi sáng, geisha cũng như mọi phụ nữ khác thôi. Chỉ khi nào ngồi trước gương để tô son điểm phấn thật cẩn thận thì khi ấy mới thành geisha.

Vào phòng tôi được chỉ ngồi bên cạnh Hatsumono, xa cách khoảng một cánh tay ở phía sau cô ta, ngồi ở đây tôi có thể thấy mặt của cô ta trong tấm gương nhỏ trên bàn trang điểm. Cô ta quỳ trên nệm, mặc chiếc áo dài vải bó sát hai vai, và lượm lên nửa tá bàn chải hóa trang các loại. Có cái rộng như cái quạt, có cái trông như chiếc đũa có đính một dúm lông mềm ở mυ'ŧ. Cuối cùng cô ta quay qua đưa tôi xem.

- Đây là bàn chải của tôi – cô ta nói – Và cô có nhớ cái này không? - Cô ta lấy ở ngăn kéo bàn trang điểm ra một cái lọ nhỏ đựng một thứ bột rất trắng, cô ta huơ huơ cái lọ trên không cho tôi thấy. – Đây là đồ hóa trang mà tôi đã dặn dò cô không được đυ.ng đến.

- Tôi không đυ.ng đến cái lọ ấy đâu – tôi nói.

Cô ta hít hít cái lọ đậy kín nắp nhiều lần và nói:

- Không, tôi tin cô không đυ.ng đến - Đoạn cô ta để cái lọ xuống và lấy lên ba chiếc đũa dùng tô màu. Cô ta xòe bàn tay ra cho tôi thấy các thứ ấy.

- Thứ này dùng tô màu, cô nhìn cho kỹ đi.

Tôi lấy một chiếc đũa tô màu lên xem. Đũa to bằng ngón tay của một đứa trẻ sơ sinh, nhưng cứng và láng như đá, cho nên nó sẽ không để lại trên da tôi màu sắc gì hết. Một đầu đũa được bọc bằng một miếng lá bạc mỏng dùng để xoa các vết lốm đốm trên mặt.

Hatsumono lấy ra một cái que khác mà tôi thấy giống như một nhánh củi bị đốt cháy ở đầu.

- Đây là thanh củi khô lấy ở cây ngô đồng, rất dễ thương – cô ta nói – dùng để vẽ lông mày. Và đây là sáp – cô ta mở gói giấy lấy ra hai thanh sáp đã dùng một nửa cho tôi xem.

- Bây giờ cô đã biết tại sao tôi đưa cho cô xem những thứ này chưa?

- Để tôi học cách cô trang điểm ra sao.

- Trời ơi, không phải! Tôi đưa cho cô xem để cô thấy rằng không có chuyện ảo thuật dính dáng vào đây. Cô thật quá tội nghiệp! Vì chuyện này có nghĩa là chỉ trang điểm thôi không đủ để biến cô Chiyo tội nghiệp thành một tuyệt thế giai nhân.

Hatsumono quay mặt nhìn vào gương và vừa hát nho nhỏ vừa mở nắp cái lọ kem màu vàng nhạt. Chắc anh không tin khi nghe tôi nói thứ kem này được làm bằng phân của chim sơn ca, nhưng sự thực là thế. Thời ấy, nhiều cô geisha dùng nó để làm kem bôi mặt vì người ta tin rằng chất này rất tốt cho da; nhưng nó rất đắt đến nỗi Hatsumono chỉ dám chấm vài chấm quanh mắt và miệng mà thôi. Rồi cô ta ngắt một chút nơi thỏi sáp, bóp trong hai ngón tay ềm rồi thoa lên mặt lên cổ và lên ngực. Cô ta lau hai bàn tay vào một miếng giẻ một lát cho thật sạch, rồi lấy cái bàn chải lớn thấm vào dĩa nước cho ướt, xát lên chất hóa trang cho đến khi chất đó nhão ra trắng toát. Cô ta phết chất nhão này lên mặt lên cổ nhưng chừa cặp mắt cũng như vùng quanh môi và mũi. Nếu anh đã thấy trẻ con cắt những cái lỗ trên giấy để làm mặt nạ, thì anh sẽ tưởng tượng ra được mặt Hatsumono như thế đấy, cho đến khi cô ta thấm ướt cái bàn chải nhỏ hơn để tô vẽ lên các chỗ còn hổng ấy. Sau đó trông cô ta như thể bị té úp mặt vào thùng bột gạo, vì mặt cô trắng hếu. Trông cô giống như con quỷ, nhưng dù thế, tôi vẫn ganh với cô ta và thấy xấu hổ. Vì tôi biết vài giờ nữa thôi, đàn ông sẽ say sưa nhìn vào mặt cô ta, còn tôi ở nhà, người rịn mồ hôi nhớp nhúa và tầm thường.

Sau đó cô ta thấm ướt cái đầu que tô màu, phết son lên hai má. Suốt tháng đầu tiên ở trong nhà dạy kỹ nữ, tôi đã nhìn thấy cô ta trang điểm nhiều lần rồi; hễ bất cứ khi nào nhìn lén được cô ta là tôi nhìn, miễn không lộ liễu là được. Tôi để ý thấy cô ta thay đổi màu sắc trên hai má, tùy vào màu áo kimono cô ta mặc hôm đó. Chuyện này không có gì lạ, nhưng có điều là khi ấy tôi không biết, mà phải nhiều năm sau tôi mới rõ là cô hay chọn màu đỏ nhiều hơn các màu khác. Tôi không thể nói tại sao cô ta thích màu ấy, nhưng màu này thường được người ta nghĩ đến màu máu. Nhưng Hatsumono không điên, cô ta biết cách tô điểm mày mặt cho xinh đẹp.

Khi cô ta tô son xong, cô ta vẫn chưa có lông mày hay môi. Sau đó cô để mặt mình trắng như cái mặt nạ kỳ lạ như thế và nhờ bà Dì vẽ hộ cho sau gáy của cô. Nếu anh cần biết tôi xin cho anh biết đôi điều về cái cổ của người đàn bà Nhật. Số là đàn ông Nhật thường thích cái cổ và bụng của đàn bà Nhật Bản, như kiểu người đàn ông phương Tây thích chân phụ nữ vậy. Vì thế giới geisha thường mặc áo kimono có cổ thật thấp phía đàng sau, đến nỗi để lộ ra mấy đốt xương sống phía trên hết. Tôi nghĩ việc này giống như phụ nữ ở Paris mặc váy ngắn vậy. Bà Dì tô lên cổ của Hatsumono một cái hình được gọi là Sanbon-ashi, nghĩa là ba chân. Cái hình trông rất vui vì người ta có cảm giác như thể họ đang nhìn làn da cổ qua ba cái cọc nhỏ vót nhọn của cái hàng rào sơn trắng. Phải đợi đến mấy năm sau tôi mới hiểu ra hình vẽ này có hiệu quả gợϊ ɖụ© nơi đàn ông, nhưng nhìn chung thì nó giống như người phụ nữ nhìn ra bên ngoài qua những kẽ hở của ngón tay mình. Thực ra người geisha để trống mép da chạy quanh chân tóc của mình để chứng tỏ hành động hóa trang của mình là việc nhân tạo, chẳng khác gì cái mặt nạ người ta đeo trong vở kịch thần Noh. Khi người đàn ông ngồi bên cạnh cô ta, thấy cái mặt của cô trang điểm giống như cái mặt nạ ông ta liền khao khát được trông thấy làn da thật bên dưới.

Trong lúc Hatsumono rửa bàn chải , cô ta nhìn mặt tôi trong gương nhiều lần. Cuối cùng cô ta nói:

- Tôi biết cô nghĩ gì rồi. Cô nghĩ cô sẽ không bao giờ đẹp như thế này. Đấy, sự thật là như thế.

Bà Dì lên tiếng đáp.

- Tôi báo cho cô biết là có người cho rằng Chiyo đẹp gái đấy.

- Thì cũng như có người thích mùi cá thối đấy thôi. – Hatsumono nói. Xong cô ta ra lệnh cho chúng tôi ra ngoài để cô ta thay áσ ɭóŧ.

Bà Dì và tôi ra đứng ở khoảng trống đầu cầu thang, nơi ông Bekku đang đứng đợi gần bên tấm gương cao soi được cả người, trông ông ta giống cái hôm ông dẫn tôi và Satsu vào đây. Tuần đầu sống ở nhà dạy kỹ nữ tôi mới hiểu nghề của ông không phải là lôi các cô gái ra khỏi nhà của họ, mà ông là thợ may hàng ngày ông đến đây để giúp Hatsumono mặc kimono cho đẹp.

Chiếc áo mà Hatsumono sẽ mặc tối ấy được treo trên giá gần tấm gương. Bà Dì đứng vuốt ve cái áo cho đến khi Hatsumono đi ra, trên người chỉ mặc cái áσ ɭóŧ màu rỉ thật đẹp, trang trí bằng hình những chiếc lá màu vàng đậm. Lúc ấy những việc xảy ra tiếp theo không làm cho tôi quan tâm lắm vì bộ áo kimono phức tạp sẽ làm cho những ai không quen mặc cảm thấy bối rối. Nhưng nếu việc mặc áo được giải thích rõ ràng thì cũng rất hay.

Thoạt tiên anh phải hiểu rằng một bà nội trợ và một cô geisha mặc áo kimono rất khác nhau. Khi bà nội trợ mặc kimono, bà ta sẽ dùng đủ thứ chêm để cái áo khỏi chụm vào nhau khó coi, và kết quả của việc chêm này là làm cho người bà ta thẳng đuột như cái cột đình. Nhưng geisha mặc kimono thường không cần chêm, và việc làm cho áo không bị chụm lại không phải là vấn đề khó khăn. Cả bà nội trợ và cô geisha trước hết phải cởϊ áσ ra rồi vấn quanh hông một dung lụa; chúng tôi gọi dung lụa này Koshimaki - lụa vấn hông. Tiếp theo họ mặc ra bên ngoài váy lót kimono cụt tay, áo này mặc sát vào eo, rồi các thứ chêm trong như những cái gối nhỏ có dây xung quanh để buộc chúng vào người cho chắc. Trường hợp Hatsumono thì khác, vì người cô ta mảnh mai, hông nhỏ, mà cô ta đã quen mặc kimono nhiều năm rồi, nên cô ta không dùng các miếng chêm.

Cho nên tất cả những thứ mặc thêm vào người ấy, phải cho thật kín khi mặc áo ngoài vào. Nhưng cái áo tiếp theo, cái áσ ɭóŧ, thực ra không hẳn là áσ ɭóŧ. Khi cô gái geisha biểu diễn múa hay thỉnh thỏang đi ngoài đường, cô ta có thể đưa tay trái nâng áo kimono cho khỏi vướng. Khi ấy họ sẽ để lộ chiếc áσ ɭóŧ ra từ đầu gối trở xuống, cho nên hình trang trí trên chiếc áσ ɭóŧ cũng phải phù hợp với hình trên chiếc kimono. Và cái cổ lót cũng được để lộ ra ngoài, y như cổ áo sơ mi của đàn ông khi họ mặc đồ vest vậy. Công việc của bà Dì là phải khâu cổ áo mỗi ngày vào chiếc áσ ɭóŧ nào mà Hatsumono định mặc, rồi sáng hôm sau tháo ra để giặt sạch. Các geisha đang học nghề mang cổ áo màu đỏ, nhưng dĩ nhiên Hatsumono không phải là geisha đang học nghề, cổ áo cô ta màu trắng.

Khi Hatsumono ra khỏi phòng, cô ta mang đủ thứ trên người như tôi vừa nói – nhưng chúng tôi không thấy gì hết ngoài cái áσ ɭóŧ, áo này có dây buộc chặt quanh eo, ngoài ra cô ta mang đôi vớ trắng mà chúng tôi gọi là tabi, vớ có nút cài dọc theo một bên rất sít sao. Như thể cô ta chỉ còn đợi ông Bekku mặc áo kimono ra bên ngoài nữa thôi. Nhìn cảnh ông Bekku mặc áo cho cô ta, người ta mới hiểu tại sao vai trò của ông ta là cần thiết. Áo kimono có chiều dài bằng nhau, nên ngoại trừ những ai thật ới mặc vừa, còn người khác khi mặc vào, phải xếp bớt lên ở dưới chiếc khăn quàng lưng. Khi ông Bekku xếp vải thừa lên ở eo và buộc sợi dây cho nó đứng yên tại chỗ, ta không thấy có chỗ nào phồng lên hết. Thảng hoặc có chỗ nào phồng lên, ông uốn chỗ này, nắn chỗ kia sao cho chỗ gấp phẳng phiu mới thôi. Khi ông ta làm xong, chiếc áo ôm sát vào cơ thể mỹ miều của cô Hatsumono.

Ông Bekku là thợ may, nên ông còn phải buộc thắt lưng nữa, công việc này không đơn giản như người ta tưởng. Dải thắt lưng của Hatsumono dài gấp hai lần giải thắt lưng của người đàn ông cao lớn, và rộng bằng vai của phụ nữ. Khi quấn quanh eo, nó phủ kín từ xương ngực cho đến qua lỗ rốn. Nhiều người không biết, cứ tưởng dải thắt lưng chỉ được buộc từ đàng sau như sợi dây, không phải thế. Cả nửa tá dây và móc được sử dụng để giữ cho giải thắt lưng đứng yên ở vị trí cố định, và có rất nhiều đồ đệm để hình thành cái gút. Ông Bekku phải mất nhiều phút để buộc giả thắt lưng cho Hatsumono. Khi ông ta làm xong, giải thắt lưng không có một nếp nhăn, dày và nặng trịch.

Hôm ấy khi đứng ở cầu thang, tôi biết rất ít về việc này, nhưng tôi nhớ ông Bekku đã buộc dây và căng vải áo với vẻ rất nhiệt tình, và Hatsumono chỉ có việc giang hai tay ra, và nhìn trong gương. Nhìn cô ta, tôi cảm thấy khổ sở và ghen tị. Áo kimono của cô ta được thêu màu nâu và vàng. Phía dưới eo, hình con nai được thêu màu nâu đậm đang húc mũi vào đám lá vàng sẫm trong rừng. Chiếc thắt lưng có màu mận, xen kẽ những sợi chỉ bạc. Khi ấy tôi chưa biết, nhưng bộ trang phục của cô ta có giá tiền bằng cả năm lương của một cảnh sát viên hay một nhân viên nhà hàng. Thế nhưng khi nhìn Hatsumono đứng đấy, khi cô ta quay người để soi mình vào gương, anh mới biết, có nhiều tiền chưa chắc đã tạo ra được một phụ nữ đẹp lộng lẫy như thế được.

Công việc còn lại là trang sức trên mặt, trên tóc. Bà Dì và tôi theo Hatsumono vào phòng, cô quỳ xuống trước bàn trang điểm, lấy ra cái hộp sơn mài nhỏ đựng son tô môi. Cô ta dùng bàn chải nhỏ để tô môi. Thời trang lúc ấy là không tô son ở môi trên, để ôi dưới trông đầy hơn. Cái mặt phết trắng tạo cho người ta cảm giác hiếu kỳ, nếu cô geisha tô hết cả hai môi, miệng cô ta sẽ giống như hai lát cá ngừ lớn. Thế cho nên các geisha chỉ thích tô môi có hình trề ra một tí, để nó có vẻ như đóa violet chớm nở. Nhưng trường hợp này chỉ có nàng geisha nào có môi trề mới tô được – mà số này thì ít – cho nên họ thường tô môi với hình tròn. Nhưng như tôi đã nói, thời trang lúc ấy chỉ là tô môi dưới nên Hatsumono cũng làm thế.

Sau đó Hatsumono lấy que gỗ ngô đồng ra, cái que mà cô ta đã cho tôi thấy trước đó, cô ta quẹt diêm đốt cháy một đầu, que gỗ cháy vài giây, cô ta thổi tắt đi rồi dùng đầu ngón tay bóp nguội và nhìn vào gương, tô đầy que cháy thành than lên lông mày. Cặp lông mày có màu xám nhạt rất đẹp. Xong xuôi, cô ta đến tủ chọn đồ trang sức ở tóc, gồm cái kẹp bằng đồi mồi và kim cài tóc có đính ở đầu kim một chùm ngọc thật tuyệt. Khi cài lên tóc xong, cô ta bôi nước hoa ra sau gáy, rồi nhét chai nước hoa có hình lép vào khăn quàng lưng để phòng khi cần dùng. Cô ta còn nhét cái quạt xếp gọn vào dây lưng và để khăn tay vào trong ống tay áo bên phải. Xong, cô ta quay qua nhìn tôi. Cô ta nhếch mép cười như hồi nãy, và ngay cả bà Dì cũng phải thở dài, vì Hatsumono khi ấy thật tuyệt vời.