Xuyên Sách Thành Thái Tử Phi Mất Nước

Chương 68

Sau khi nghe Tần Tranh nói thế, thái tử không nói gì thêm, nàng cũng không đoán được ý của y nên bảo: “A Chiêu đang đợi thϊếp, thϊếp đi trước đây.”

Nàng bước chân ra khỏi phòng. Gió xuân ùa qua, hoa trên cây hòe già ngoài sân rơi xuống lả tả như tuyết, có những đóa bay cả vào trong nhà. Lúc bước qua bậc cửa, làn váy màu xanh đậm của Tần Tranh phất qua những bông hoa rụng trên đó. Mái tóc đen huyền nhẹ nhàng phất phơ trong gió nhẹ như những gợn sóng lăn tăn trong làn nước xuân.

Thái tử nhìn theo bóng lưng của nàng, hơi thất thần.

Sống hai đời, đây là lần đầu tiên có người quan tâm cơ thể y có chịu được tác dụng mạnh của thuốc hay không.

Chinh chiến nhiều năm, y từng hứng chịu vô số vết thương lớn nhỏ, nhưng trên chiến trường thời gian là quý nhất, tất cả mọi người đều thúc giục y tiến về phía trước, chưa từng có ai bảo y cứ từ từ mà đi.

Để thương tích mau lành trong thời gian ngắn nhất, trước nay y đều dùng thuốc cực mạnh.

Thái tử nhìn cảnh xuân mơn mởn bên ngoài, có lẽ… đời này có thể bước chậm lại.

Ngón tay vô thức muốn vân vê thứ gì đó nhưng sờ lên trống không, trên cổ tay y không có gì cả.

Xâu chuỗi phật đeo trên cổ tay suốt hai mươi tám năm đã theo y chôn vào hoàng lăng ở kiếp trước rồi.

——

Tần Tranh ra khỏi nhà không bao lâu thì nhìn Lâm Chiêu và Hỉ Thước đang xách hộp cơm, đứng đợi ở đầu đường.

Lâm Chiêu thấy nàng đeo giỏ trúc, tay cầm cây cuốc nhỏ thì cười hì hì: “A Tranh tỷ tỷ làm gì cũng đẹp!”

Tần Tranh lườm nàng ta một cái: “Được rồi, đừng trêu ta nữa, đi thôi.”

Nếu đã nói là đi đào cây cỏ về đuổi côn trùng thì phải làm cho giống.

Lâm Chiêu bảo Hỉ Thước giúp Tần Tranh cầm những thứ này. Tần Tranh thấy chủ tớ hai người đều xách hai hộp cơm to đùng trông khá nặng bèn từ chối, nói giỏ trúc và cái cuốc không nặng.

Sắc trời quang đãng, thời tiết mát mẻ, cây cỏ xanh tươi, chim chóc hót líu lo không ngừng khiến sơn trại như chốn thế ngoại đào nguyên.

Lúc lên sơn trại, Tần Tranh bị che mắt, bây giờ theo Lâm Chiêu ra ngoài mới kinh ngạc cảm thán Lưỡng Yến Sơn quả là có địa thế hiểm trở.

Bên trong Lưỡng Yến Sơn là một hố sụt khổng lồ, vách hố cao mấy mươi trượng, là vách đá dựng đứng không có cây cỏ nào mọc nổi. Người đời trước đã xây dựng một con đường nhỏ trên vách núi để thông ra bên ngoài.

Tần Tranh phát hiện con đường này dùng phương pháp đặt trụ nghiêng để chịu trọng lượng. Có nghĩa là đυ.c một lỗ ngang trên vách đá, đút trụ gỗ vào để làm xà ngang. Sau đó dưới cái lỗ ngang kia đυ.c một lỗ xiên theo chiều thẳng đứng khiến cho phần xà đứng đút vào trong lỗ trở thành điểm đặt lực, đầu kia thì đỡ lấy xà ngang, như vậy sẽ tạo ra thế vững chắc nhờ ba điểm đặt lực hình tam giác.

Trước kia Tần Tranh chỉ nghe nói đường gỗ thời xưa còn có thể chạy được xe ngựa, ban đầu mục đích là để vận chuyển lương thảo, giống như đường cao tốc ở hiện đại vậy.

Nàng cũng từng đến thăm những con đường xây trên vách đá nổi tiếng, tuy đã được người đời sau trả về với dáng vẻ nguyên thủy của nó nhưng vẫn thua xa cảm giác kinh ngạc và thán phục mà con đường phía trước mang lại cho nàng. Con đường này rộng đủ để bốn người đi thoải mái, ở những nơi độ dốc hơi thoải còn xây nhô ra để làm nơi ngắm cảnh.