Họa Tiên

Chương 32: 32: Chuyện Trong Rừng Đào

Mùa xuân năm thứ hai Nguyên Hòa, tác phẩm tâm huyết mới ra lò của Bạch Cư Dị là “Trường Hận Ca” được quảng bá rộng rãi trong Đại Đường, trong đó câu “Xin kết nguyện chim trời liền cánh, xin làm cây cành nhành liền nhau” (1) trở thành một đoạn thơ thịnh hành nhất trong chuyện bày tỏ tâm tình trai gái.

Câu “Vua yêu bận ấy mới là, con hầu nâng dậy coi đà mệt thay”(1) lại trở thành đoạn thơ diễm tình phổ biến nhất.

Còn trẻ đã thành danh, văn phong tươi mát thoát tục đến bà lão cũng có thể hiểu được, không còn nghi ngờ gì Bạch Thiên Vương đã trở thành thần tượng chạm tay có thể bỏng trong lòng già trẻ gái trai nhà Đường.

Hắn không hề làm dáng thần tượng, mà lại có tư tưởng rất rõ ràng, khổ luyện khắc khổ, khắc khổ tới nỗi đầu thiếu niên bạc trắng, sáng tác ra hết kiệt tác này tới kiệt tác khác.

Sau khi “Trường Hận Ca” bùng nổ, hắn nhớ lại Bùi lão tiền bối mang đến linh cảm cho mình, cảm thấy hiện tại cũng chỉ có cung nữ đầu bạc rảnh rỗi ngồi nói chuyện Huyền Tông, không thể có người được sinh ra trong Khai Nguyên thịnh thế, chứng kiến những thăng trầm lịch sử, đế quốc hưng suy như Bùi lão tiền bối nữa, thực sự có chút đáng tiếc.

Hắn lại khá thích trao đổi với bà, hỏi thăm tung tích bà khắp nơi thì biết được bà đã dọn ra ngoại thành, đang an dưỡng tuổi già trong một mảnh rừng đào.

(1) Trích Trường Hận Ca (Bản dịch của Tản Đà)

Vào đầu xuân, mặt băng thoáng tan, cảnh xuân phơi phới làm say lòng người.

Bạch Cư Dị và thê tử Dương thị ngồi thuyền nhẹ tám thước, vượt qua hàng vạn núi non trùng điệp, đi vào sâu trong rừng đào, tới rào trúc nhà tranh.

Một đôi trai gái đứng trước cửa, eo nương tử cực kỳ nhỏ, mái tóc lang quân tựa như chi lan, đều có dáng vẻ của tiên nhân.

Hai người họ đang chắp tay nói lời từ biệt về phía nhà tranh, thoáng cái một bà cụ có mái đầu bạc trắng từ trong đi ra, mặt mũi hiền từ mỉm cười, đưa mắt nhìn bọn họ rời đi.

Bạch Cư Dị nhận ra gương mặt của bà cụ, đợi bọn họ đi xa mới tiến lên hành lễ, nói: "Bạch mỗ và thê tử Dương thị bái kiến Bùi lão thái thái."

Hi Lam nói: "Thì ra là phu thê Bạch Khanh, sao còn trẻ như vậy mà tóc lại trắng giống ta thế này?"

"Cư Dị đã lường trước nên lúc này mới không phụ họ đẹp của gia phụ."

"Ngươi đó, lần đầu gặp mặt cũng vậy, vẫn lảm nhảm như thế." Hi Lam chống gậy, cười híp mắt: "Bạch Khanh đang ở tuổi phong nhã hào hoa, hẳn là bận bịu lắm mới phải, sao hôm nay lại muốn đến thăm ta?"

"Một lần thụ giáo với Bùi lão thái thái vẫn ghi nhớ không quên tranh vẽ và quan điểm sáng suốt của ngài nên muốn thảo luận nghiên cứu một lát, không biết có phiền đến ngài không?"

"Chuyện này đương nhiên là không rồi, đáng tiếc là cháu gái và cháu rể ta vừa mới đi, nếu không mấy người trẻ tuổi các ngươi có khi còn có đề tài nói chuyện." Hi Lam mở cửa mời Bạch Cư Dị vào trong nhà ngồi, bưng lên bánh Hồ và trà cho hắn.

Dương thị nói: "Cháu gái và cháu rể của lão thái thái là hai người vừa mới đi đó sao?"

"Đúng vậy, bọn họ cũng rất thích thơ của trượng phu ngươi, cực kỳ cuồng nhiệt, không kém là bao so với phụ thân ta mê Lý Bạch năm đó."

Bạch Cư Dị vui vẻ nói: "Ngay cả Lý Bạch mà ngài cũng biết."

"Ta còn họa rất nhiều bức có liên quan tới ông ta đó." Nàng rút ra một tấm vải trắng được chặn giấy đè lại, lật ra một bức họa.

Trên bức họa là Lý Bạch uống đến bay bay như tiên, chân gác lên bàn dài, bên cạnh là Cao Lực Sĩ gầy gò xanh xao, ôm phất trần trong ngực, cúi đầu khom lưng nhưng mặt vô cùng lúng túng.

"Haha, hay cho bức Cao công công cởi giày!" Bạch Cư Dị vỗ tay khen hay, lại nhìn thêm một bức khác trong tay Hi Lam: "Không biết Cư Dị có thể vinh hạnh được nhìn những danh tác khác hay không?"

Hi Lam đưa những bức họa còn lại cho hắn, hắn lật một hồi, phát hiện cảnh tượng, sự kiện và quần áo của nhân vật trong tranh đều thuộc về thời kỳ Khai Nguyên, Thiên Bảo, mà hình như giữa những bức vẽ này còn có mối liên hệ tinh tế, có thể hợp lại thành từng câu chuyện.

Hắn nhìn bức họa chằm chằm không chớp mắt, nói: "Những bức họa này đều có câu chuyện sau đó ư?"

"Có, mỗi bức họa đều là một câu chuyện xảy ra vào mấy thập niên trước.

Thỉnh thoảng con cháu ta sẽ đến thăm ta, mỗi khi bọn chúng ngoan ngoãn vây quanh gối ta chính là lúc chúng muốn nghe ta kể những câu chuyện này."

Bạch Cư Dị lật một xấp bức họa, lẩm bẩm nói: "Một một bức họa đều là một câu chuyện...!Bùi lão thái thái, vãn bối cả gan, cũng muốn nghe ngài kể những câu chuyện này."

"Đương nhiên, chẳng qua là những câu chuyện này rất dài, kể xong sẽ tốn rất nhiều thời gian.

Nếu ngươi có nhiều thời gian, ta có thể nói từng cái cho ngươi nghe."

Bạch Cư Dị thu lại nụ cười, ngồi ngay ngắn, chắp tay hành lễ, nhìn nàng với vẻ vô cùng mong ngóng.

Nàng lại thêm chút Thần Tuyền Tiểu Đoàn cho hắn, đốt lư hương vịt (1), lật tới một bức họa.

Trên bức họa có đào hoa xuân thủy (2), một cô bé đang tản bộ trong hậu viện của lầu đỏ Lạc Dương, một đám nhóc đang vẽ tranh trong rừng hoa đào.

Đôi mắt Hi Lam trở nên dịu dàng: “Năm Khai Nguyên thứ hai mươi hai, tính ra đã bảy mươi năm rồi… Năm đó, ta còn là một con nhóc, cố ý nổ pháo làm bị thương hoàng tử nên bị cha mẹ đưa tới Lạc Dương rồi bị thiên kim Trịnh gia mang theo đám nhóc khích vẽ một bức tranh tiên màu nước…”

(1) Lư hương vịt



(2) Đào hoa xuân thủy: Tức nước mùa xuân và hoa đào.

Cứ thế, một ngày trôi qua, kinh đô đầy trăng nhưng khu nhà tranh, rào trúc này lại không có trăng do cách một sân trúc dài.

Đêm trong phòng, đèn sáng, lư hương đã cháy hết nhưng trên bàn vẫn còn những tấm vải trắng, ngay cả bàn và chén cũng đã trống không.

Bạch Cư Dị đã quên bản thân không nói bao lâu rồi, chẳng qua là khi tỉnh táo lại, Hi Lam đã mở cánh cửa sổ, để ánh trăng mỏng manh vươn vào trong phòng: “Sắc trời đã tối, e rằng tối nay hai vị phải ngủ lại trạm dịch* rồi.”

*Trạm dịch là nơi ăn ở của quan viên cổ đại trên đường truyền tình báo quân sự, là nơi đổi ngựa.

Bạch Cư Dị rút ra một bức họa xem tỉ mỉ hồi lâu.

Trên bức họa có một vầng trăng sáng, hồ trong như ngọc rọi ba chục ngàn khoảnh Quỳnh Điền.

Trên mặt hồ có một chiếc thuyền nhỏ, nhân vật chính vẫn là Lý Bạch say rượu.

Tay ông ta cầm bình rượu vàng, ánh mắt mơ màng, ngoảnh đầu về phía bóng trăng phản chiếu trên mặt hồ, người lảo đảo sắp ngã.

Bạch Cư Dị nói: "Bức họa này chính là Lý Thái Bạch mò trăng ở mỏm đá mà chết chìm ư?"

"Đúng vậy."

"Mặc dù trước kia chưa từng nghe tin đồn ông ấy mò trăng mà chết chìm nhưng cách chết này dường như lại giống cách làm người của ông ấy, Thi Tiên cũng coi như là về đúng chốn."

Hi Lam cười nhưng không nói.

Dương thị nói: "Nghe người nói giữa chừng, ta đã sinh lòng bội phục.

Thì ra Bùi lão thái thái không chỉ là một vị trí sĩ mà còn là tiên tử gửi hồn vào người.

Chẳng qua là ta hơi tò mò, sau khi loạn An Sử kết thúc, ngài cũng không có nhắc đến Hình...!à không, Thái Vi tiên tôn.

Cuối cùng ngài ấy có trở lại chốn hẹn không?

Hi Lam cười vài tiếng, thản nhiên nói: "Ngươi muốn hỏi cuối cùng ta có gả cho Dật Sơ không hả?"

Mặt Dương thị ngại ngùng, không truy hỏi nữa.

Bạch Cư Dị cũng đã phát hiện Hi Lam không nói hết câu chuyện từ sớm, cũng nhận ra con đàn cháu đống của Hi Lam hiện tại, ngộ nhỡ phu quân của bà không phải Thái Vi tiên tôn, chẳng phải đề tài này có phần nhạy cảm sao, cho nên không có hỏi rõ.

Cho đến khi thê tử mở miệng, cuối cùng hắn cũng chần chừ nói: "Cư Dị có một chuyện không hiểu.

Nếu như theo lời giải thích của lão thái thái, năm đó Hình Dật Sơ khuấy đảo triều đình thì hẳn là danh tiếng chấn động hậu thế mới phải, thế mà Cư Dị lại chưa từng nghe qua tên của ngài ấy, có lẽ là vì ngài ấy từng nói, sau khi rời đi sẽ loại bỏ sự tồn tại của bản thân ư?"

"Có lẽ hắn thật sự chưa từng tồn tại."

"Cái gì?" Dương thị và Bạch Cư Dị đồng thời kinh ngạc thốt lên.

Thấy Hi Lam gật đầu, Bạch Cư Dị nói tiếp: "Là vì việc ngài ấy không thể tìm được cách sống sót cho nên đã qua đời ư?"

"Ngay từ đầu hắn đã qua đời rồi."

"...!Có ý gì?"

"Ta nói với các ngươi, đây là “câu chuyện” bọn nhỏ rất thích nghe.

Nếu đã là “câu chuyện”, tức là thật thật giả giả, giả giả thật thật, cũng không thể biết được.

Từ đầu tới cuối, ta chỉ vẽ câu chuyện thành kiểu mà ta thích, nói thành kiểu mà ta thích."

Phu thê Bạch Cư Dị lập tức cứng họng.

Hi Lam nói: "Bây giờ ta còn câu chuyện thứ hai, có lẽ tương đối gần sự thật, các ngươi có muốn nghe thử không?"

"Được!"

Hôm sau, bên bờ Khúc Giang có văn nhân ngâm thơ làm văn, phóng mắt một thuyền xuân sắc, mười dặm cảnh hồ.

Một mình Bạch Cư Dị đứng ở bên bờ Khúc Giang, chỉ cảm thấy tháng năm đổi dời hoa vẫn thế, tháng năm đổi dời người vẫn thế.

Nghĩ đến năm tháng qua đi, phong cảnh nơi đây vẫn vậy.

Mà một câu chuyện khác, dù là hắn chưa từng chứng kiến lại không thể quên được.

Năm Càn Nguyên thứ nhất, Sử Tư Minh làm phản, cả nước trên dưới máu chảy ngàn dặm, phóng mắt đều là sài lang nắm quyền quan, thương vong như ngả rạ.

Lý Bạch vì sáng tác Vĩnh Vương đông tuần ca (1) nên bị lưu đày tới Dạ Lang.

Năm Càn Nguyên thứ hai, Quan Trung đại hạ, thiên hạ đại xá, mọi người đều có khả năng giành lại tự do lần nữa.

Lý Bạch trên đường lưu đày được tin miễn xá, lập tức đi xuống phía Đông.

Đi qua Bạch Đế, hắn viết xuống bài thơ khiến gió mưa kinh sợ, quỷ thần khóc lóc (2): "Sớm ra Bạch Đế thành mây, Giang Lăng nghìn dặm một ngày về luôn.

Hai bờ tiếng vượn véo von, thuyền nan đã vượt núi sông vạn trùng." (3) Chẳng qua là ngày vui ngắn chẳng tày gang, cuộc sống quanh năm trôi dạt khiến Lý Bạch bị bệnh, trở lại Kim Lăng đã lập tức nằm liệt giường không dậy nổi.

Năm Càn Nguyên thứ hai, Sử Triều Nghĩa tự lập làm Đế.

Mà Lý Bạch tuy tóc đã rụng, nhưng lòng vẫn chưa chết, dù là cả đời cố tỏ ra thoải mái nhưng không rửa sạch nỗi nhục An Sử thì nỗi hận của bề tôi bất diệt.

Hắn chỉ hận không nuôi chí lớn đói thì ăn thịt giặc Hồ, khát thì cười nói uống máu Hung Nô (4).

Cùng năm đó, Lý Quang Bật thống lĩnh Tiết độ hành doanh tám đạo Đông Nam, ra trấn thủ Lâm Hoài, chinh chiến về phía Đông Bằng Thức, tấn công phản kích lại đại quân của Sử Triều Nghĩa.

Biết được tin này, Lý Bạch xin đi gϊếŧ địch nhưng trên đường đi, bệnh tình của ông ta trở nặng, ngã từ trên ngựa xuống, được đưa đến nhà của tộc thúc (5) Lý Dương Băng, sau đó không thể đứng dậy được nữa.

Chuyện sau đó không khác mấy so với chuyện mà Bạch Cư Dị nghe nói.

Lý Bạch viết “Lâm chung ca” giao cho Lý Dương Băng, than thở rằng cả đời đại bàng tung cánh rung chuyển tám hướng, dù lúc bay giữa trời không đủ sức vỗ cánh, ôm hận mà chết, hưởng thọ sáu mươi tuổi.

(1) Vĩnh Vương đông tuần ca: Là chùm thơ của Lý Bạch được sáng tác vào thời Đường Túc Tông năm Chí Đức thứ hai (năm 757), ghi lại tình huống quân đội Vĩnh Vương Lý Lân xuống phía Đông, khen ngợi chiến công của Vĩnh Vương, bày tỏ hoài bão rộng lớn của tác giả, đồng thời tỏ rõ ước muốn hòa bình và nhiệt huyết yêu nước thương dân.

Cả chùm thơ vận dụng tưởng tượng kỳ lạ phong phú và thủ pháp cường điệu hóa to gan, thể hiện đầy đủ phong cách thơ chủ nghĩa lãng mạn phóng khoáng tự nhiên.

(2) Trích tử “Hai mươi vần gửi Lý Bạch” của Đỗ Phủ (Bản dịch của Nhượng Tống) nhằm miêu tả thơ văn tuyệt đẹp, cực kỳ cảm động lòng người.

(3) Trích từ “Há Giang Lăng (Tảo phát Bạch Đế thành)” của Lý Bạch (Bản dịch của Tản Đà)

(4) Trích từ “Mãn Giang Hồng” của Nhạc Phi

(5) Tộc thúc: Cháu của anh em ruột của ông cố còn nhỏ tuổi.

Có vài sự thật còn thảm thương hơn Bạch Cư Dị nghe nói.

Ví dụ như tung tích của Dương Quý phi.

Dương quý phi trong bức họa của Hi Lam được Đường Huyền Tông đưa tới Đông Doanh, tuy rằng cuộc đời này, hai người không thể gặp lại nhưng vẫn có thư từ qua lại coi như cũng thành một chuyện giai thoại Ngưu Lang Chức Nữ.

Bạch Cư Dị nghe nói câu chuyện lưu truyền trong dân gian, đã viết trong “Trường hận ca” như thế này: "Sáu quân rùng rắng làm rầy, mày ngài trước ngựa lúc này thương ôi.

Ai người nhặt thoa rơi bỏ đất, ôi Thúy Kiều ngọc nát vàng phai." Nói cách khác, quân lính ép Lý Long Cơ ban chết cho Dương Quý phi, Lý Long Cơ không thể ra tay, chỉ có thể ban cho nàng một dải lụa trắng, để nàng kết liễu tính mạng trên cây lê trước Phật đường.

Lúc nghe Hi Lam kể câu chuyện thứ nhất, Bạch Cư Dị còn cảm thấy có phần vui mừng thanh thản, chỉ nói là truyền ra bên ngoài rằng Dương quý phi đã chết, thực tế là nàng ấy thật sự “Xót vì vua chúa nhớ nhung, mời sai phương sĩ hết lòng ra tay” trên đảo.

Thế nhưng, trong câu chuyện thứ hai Hi Lam kể cho hắn, kết cục của Quý phi lại khiến người ta trợn mắt há mồm.

Lúc tới sườn núi Mã Ngôi, oán hận của các tướng sĩ đã chất quá sâu, tim phổi của người người đều giống như bị chó tha, kéo Dương Quốc Trung xuống ngựa chặt đến nát thịt vẫn không trút được hết cơn tức.

Nhìn thấy bóng dáng Dương Ngọc Hoàn thướt tha thoắt ẩn thoắt hiện trong xe ngựa, bọn họ gầm thét muốn Lý Long Cơ ban chết cho nàng, để tránh cho ngày sau phục quốc nàng ấy lại báo thù rửa hận khiến mặt mũi Lý Long Cơ trắng bệch, nhưng Dương Ngọc Hoàn lại không như vậy.Từ lúc trốn ra khỏi cung Đại Minh, nàng ấy cũng đã biết là bản thân sẽ không thể có kết cục tốt.

Nàng ấy lặng lẽ chảy nước mắt, không dám phát ra chút tiếng động nào, bình tĩnh đối mặt với Lý Long Cơ, nói: "Nói Ngọc nô là hồng nhan họa quốc, vậy thì không khỏi đánh giá cao Ngọc nô.

Bởi vì trong lòng Ngọc nô, trước giờ bệ hạ đều là minh quân thiên cổ.

Nhìn lại sử sách kim cổ, có triều đại nào không phải là cực thịnh tất suy, lại không có triều đại nào không phải khổ tận cam lai.

Khai Nguyên thịnh thế cũng không phải công của một mình bệ hạ; Đại Đường khó khăn cũng không phải một mình bệ hạ trải qua.

Bây giờ Ngọc nô bằng lòng tiếp nhận ban chết cũng không phải là vì thừa nhận tội danh hư vô của người ngoài, mà là bởi vì Ngọc nô không muốn trở thành gánh nặng của bệ hạ.

Chỉ mong rằng lần này từ biệt, bệ hạ cả đời bình an vui vẻ."

Lý Long Cơ rơi lệ đầy mặt kéo tay nàng không buông, nhưng binh lính bên ngoài vô cùng ầm ĩ, tiếng trống vang trời, gần như muốn hấp dẫn quân phản loạn tới.

Nàng liếc mắt ra bên ngoài, không đợi ông ta đồng ý đã giả truyền sắc chỉ ngay trước mặt Lý Long Cơ, đòi dải lụa trắng, vén rèm xe lên.

Thật vậy, bên ngoài có hoạn quan bưng dải lụa trắng quỳ xuống trước ngựa nhưng nàng còn chưa xuống xe, quân sĩ đông nghịt đã vọt tới.

Bọn họ kéo nàng từ trên xe xuống, ngay trước mặt Lý Long Cơ, từng tên từng tên xông lên làm chuyện súc sinh.

Dương Ngọc Hoàn không có thời gian tự quyết định cách tự sát đã bị làm nhục liên tục, chết trong quân loạn.

Nhưng các tướng sĩ hận nàng, dù cho nàng còn sống hay không, muốn làm nhục thế nào thì vẫn làm nhục thế đó.

Cuối cùng nàng chết không toàn thây, ngay cả một miếng vải lụa hoàn chỉnh cũng không còn.

Thật sự là “Ai người nhặt thoa rơi bỏ đất, ôi Thúy Kiều ngọc nát vàng phai”.

Lý Long Cơ nâng thi thể tả tơi của nàng, cũng thật sự là “Quân vương bưng mặt cho rồi, quay đầu trông lại máu rơi lệ dàn”.

Khoảnh khắc đó, hoa hòe trên sườn núi Mã Ngôi nở ra toàn bộ, máu đó thấm đượm đầy đất, đầy cây.

Hai cây hòe gắn bó với nhau thành cây phu thê, kết thành tình nghĩa phu thê.

Trời cao mây biếc, một đôi hải âu đậu trên đầu cành, bị tiếng người hét làm giật mình bay đi, lại kết đôi bay về phía trời cao.

Đáng tiếc trong hồng trần vạn dặm, chỉ có tiếng khóc của một mình Lý Long Cơ.

Những chuyện phía sau không khác cho lắm so với những gì Bạch Cư Dịch viết:

"Ân cần dặn mấy câu lâm biệt, lời thề xưa lòng biết với lòng, là đêm trùng thất ngồi chung, Trường Sinh sẵn điện vắng không bóng người.

Xin kết nguyện chim trời liền cánh, xin làm cây cành nhánh liền nhau, thấm chi trời đất dài lâu, giận này dặc dặc dễ hầu có nguôi..."

Câu chuyện thứ hai khác xa so với chuyện thứ nhất khiến cho người ta không chịu đựng nổi.

Nhưng điều khiến Bạch Cư Dị ấn tượng sâu sắc nhất đó là sự khác biệt cuối cùng: Người tên là Hình Dật Sơ chưa bao giờ có.

Trong đời Hi Lam đã mơ vô số giấc mơ về Bắc Lạc tiên tử, gom góp rất nhiều giấc mơ lại với nhau, khiến nàng có phần lớn ký ức về kiếp trước.

Hoa Tử Tiêu xuất hiện trong chiến loạn, lại nói cho nàng về nỗi khổ của Dật Sơ và sự hiểu lầm giữa họ, khiến cho nàng hối hận đến xanh cả ruột, nằm trên giường suốt mấy tháng.

Từ đầu đến cuối, nàng và Dật Sơ chỉ có một khoảng thời gian ngắn ngủi tâm ý tương thông, từ đó về sau lại lỡ làng mãi mãi.

Hắn cho rằng hồn nàng đã vỡ nát, hắn vô cùng thống khổ, đánh mất ý chí sống, hao hết tiên nguyên để nghiên cứu tiên thuật, lấy bản thân mình làm vật chứa, rèn hàng vạn thanh thần khí, rồi sau đó tiên nguyên và hồn phách vỡ tan, vĩnh biệt cõi đời ở chiến trường Thần Ma Biên Thú.

Từ đó về sau, trên thế gian không có ghi chép gì về Thái Vi tiên tôn nữa, cũng không có Dật Sơ trong mộng.

Hà Thái thật sự có tồn tại.

Lần đầu tiên hắn gặp Hi Lam, bên cạnh cũng không có Hình Dật Sơ, chẳng qua nàng phát hiện cơ thể thần tiên của hắn nên hắn tán gẫu chuyện cũ trên Tiên giới với nàng.

Trong câu chuyện thứ hai, A Ni Man cũng chết.

Nhưng trước khi chết, nàng ấy cũng không đồng ý lời hẹn ước trên cầu Nại Hà với Hà Thái, bởi vì bọn họ không tìm được thi thể của A Ni Man.

Trong quân phản loạn có nuôi một bầy chó Khương, Hà Thái tìm được một vòng ngọc dính đầy máu trong bầy chó mới biết chuyện gì đã xảy ra.

Đầu những con chó Khương này vô cùng lớn, hung mãnh tàn bạo, bị bỏ đói mấy ngày đêm để chuẩn bị dùng thả ra chiến trường, một A Ni Man bị ném vào đương nhiên ngay cả xương cốt cũng không tìm được.

Hơn nữa, Hà Thái biết, vòng ngọc này là do A Ni Man gặp một vị lang quân lần đầu tiên ở quán rượu, mời hắn ngủ lại, đây là lễ vật bồi thường những chuyện hắn làm.

Từ đó về sau, A Ni Man không gặp lại vị lang quân này nữa, nhưng hắn vẫn ở trong lòng nàng.

Từ đầu đến cuối nàng ấy vẫn không hề biết có một người là Vũ thần lang quân này.

Cuối cùng Hà Thái quay lại bên hồ Khúc Giang, ngậm vòng tay này làm bạn trong suốt ngàn năm bị trời phạt, tiếp tục tận mắt chứng kiến sự thay đổi của các triều đại thiên thu.

Ở Lư Sơn, người muốn gϊếŧ Dương Ngọc Hoàn là Hi Lam.

Bởi vì từ chỗ Hà Thái, Hi Lam biết Dương Ngọc Hoàn và Lý Long Cơ bên nhau chắc chắn sẽ gây hại đến Đại Đường.

Tự một mình nàng đấu tranh một thời gian, sau đó mới phát hiện ra hồng nhan họa thủy là một kết luận hoang đường.

Nếu Lý Long Cơ thật lòng thật dạ cai quản thiên hạ, dù là mệnh Thiên Sát Cô Tinh cũng không thể khiến ông ta mảy may dao động.

Bởi vậy, chuyện Vương Triều Đường sụp đổ là không thể tránh né, một Dương Ngọc Hoàn nho nhỏ chẳng qua chỉ là một mồi lửa mà thôi.

Chuyện giải trừ hôn ước với Quách Tử Nghi là thật, nhưng không phải là bởi vì có sự tham gia của Hình Dật Sơ, mà là bởi vì Quách Tử Nghi trời sinh có tính phong lưu, sau khi đính hôn, hắn nói với Hi Lam, hắn sẽ nạp thϊếp giống như Mạnh Thường Quân thời Chiến Quốc thu nạp thực khách, để cho nàng có nhiều tỷ muội giúp đỡ nhau cho khỏi tịch mịch.

Nàng không chấp nhận được chuyện như vậy nên hòa bình tạm biệt hắn, gả cho một tiến sĩ mới đỗ có tính tình rộng lượng, từ đó về sau sống cuộc sống coi cơm tối là thịt, thong dong đi bộ như đi xe*, trải qua cuộc sống gia đình bình thản.

*Trích trong Tề Sách - Chiến quốc sách kể về việc sống thanh nhàn, ăn cơm tối đạm bạc xem như rượu thịt, dù đi bộ mà lòng thong dong thì cũng thoải mái như đi xe.

Tóm lại, tất cả những điều tốt đẹp đều là Hi Lam dùng bút vẽ ra.

Nàng vẽ ra Thi Tiên giẫm lên mỏm đá mò trăng mà chết, nàng vẽ ra Dương Ngọc Hoàn đọc sách tưởng niệm nhớ nhung ở Đông Doanh xa xa, là nàng vẽ ra A Ni Man và Hà Thái hẹn ước nhau trên cầu Nại Hà, là nàng vẽ ra tiên nhân hoa đào ở Lạc Dương trong năm Khai Nguyên; là nàng vẽ ra Hình Thiếu sư trên tuấn mã tại thành Trường An, ở bên hồ Khúc Giang...!Nàng cảm thấy cuộc đời đau khổ giống như sương sớm trên cành, đám con cháu lớn lên phải trải qua đủ loại chuyện không viên mãn, nên nàng chỉ hi vọng lúc họ còn thơ ấu, dùng hết sức của mình để tạo sự viên mãn cho họ.

Buổi trưa hôm đó, Bạch Cư Dị rời khỏi Khúc Giang, cưỡi ngựa vào trong chợ Tây.

Năm đó Hoàng đế Lý Thuần dùng luật pháp trừng trị các phiên trấn, giang sơn Lý thị lại một lần nữa được thống nhất nguyên vẹn.

Đế Kinh có xe ngựa nườm nượp hội tụ, lụa thắm mười trượng, cách thời Đại Đường Thịnh Thế đã gần trăm năm.

Hàng loạt câu danh ngôn đã đọc khi còn nhỏ, giờ phút này đều hiện lên trong suy nghĩ Bạch Cư Dị: Là phồn hoa trong mắt Lư Chiếu Lân: "Khắp các đường Nam, đường Bắc trong đất Bắc thông suốt dẫn đến ba chợ." (1), là giấc mơ cũ dưới ngòi bút của Vương Duy "Song Phượng kinh thành mây cổng rợp, cây xanh muôn hộ lối mưa sa." (2), là sự thoải mái tùy ý của Mạnh Giao "Gió xuân thoả chí ngựa phi, xem hoa cho hết trọn ngày Trường An." (3), là sự sầu bi trong chiến loạn của Đỗ Phủ: "Trường An đầy quạ bạc đầu, Diên Thu, trên cổng, đêm thâu kêu dài." (4)...!Mà câu hắn yêu thích nhất, là câu Lý Bạch đã từng nói "Trường tương tư của ta ở Trường An."

(1) Trích trong bài Trường An cổ ý của Lư Chiếu Lân.

(2) Trích trong bài: "Từ điện Bồng Lai đến gác Hưng Khánh, giữa đường dừng lại ngắm xuân trong mưa xuân” của vua của Vương Duy.

Bản dịch của Bùi Hạnh Cẩn trong Đường - thơ một thuở, NXB Văn hoá - Thông tin, 1999

(3) Trích trong bài Đăng khoa hậu của Mạnh Giao, bản dịch của Nguyễn Gia Đinh.

(4) Trích trong bài Thương Vương Tôn của Đỗ Phủ, bản dịch của Anh Nguyên.

"Trường An dằng dặc nhớ nhau

Giếng vàng vọng tiếng dế sầu kêu thu

Lung linh sắc lạnh sương mù

Nhớ nhung da diết đèn lu mờ dần

Cuốn rèm ngắm nguyệt thở than

Người thương ẩn hiện sau tàn mây trôi..."

*Trường tương tư kỳ 1, Lý Bạch, bản dịch của Hải Đà.

Bạch Cư Dị hơi phiền lòng, bước vào quán rượu ngồi xuống, muốn uống mấy đấu rượu để tiêu sầu, nhưng rượu còn chưa bưng lên hắn đã nghe thấy có người đọc thơ của mình: "Hôm nay nương tử biểu diễn là vũ cơ người Hồ, ngạc nhiên thật, có chút hương vị của "Suốt ngày múa hát thung dung, tiếng tơ, tiếng trúc say lòng quân vương, ầm tiếng trống Ngư Dương kéo đến, khúc Nghê Thường tan biến như không" nha."

“Ngươi nói lời này như thể không phải nhân sĩ Trường An vậy, trước kia có thể Trường An có nhiều người Hồ, cho dù bây giờ không thường thấy nhưng hẳn là thuở niên thiếu gặp rất nhiều chứ nhỉ? Thế mà lại viết thơ Dương Quý phi để hình dùng nữ tử người Hồ, ta điếc rồi, cái gì cũng không nghe được.”

“Dương Quý phi thì thế nào? Một người hồng nhan họa quốc, kết cục không khác Bao Tự là bao - không rõ tung tích, ta thấy, nàng đáng chết!”

“Không phải đâu, có tin đồn nói đúng là nàng đã chết ở sườn núi Mã Ngôi.”

“Làm sao có thể, hoàng đế Huyền Tông sủng nàng ta như vậy, ai cũng nói là nàng ta được đưa tới Đông Doanh rồi.”

“Chuyện này nói không rõ ràng được, không nói, không nói nữa…”

Nghe đến đây, Bạch Cư Dị bỗng nhiên mở to mắt, nhớ tới chuyện họa bút Hi Lam đề cập ban đầu, sau đó cũng không giải quyết được gì.

Đúng lúc này tiến sĩ đưa rượu tới cho hắn, hắn ngẩng đầu lên nói: “Tiến sĩ biết Lý Bạch là người thế nào không?”

Tiến sĩ nghĩ nghĩ rồi nói: “Say rượu mò trăng ở mỏm đá mà chết.”

Tim Bạch Cư Dị đập liền mấy nhịp: "Không phải ông ấy chết trong nhà Lý Dương Băng sao?"

"Có cách nói này, có điều số ít lại tin tưởng ông ấy mò trăng mà chết, dẫu sao ông ấy viết nhiều bài thơ liên quan đến trăng sáng và rượu như vậy, đây mới là tác phong của ông ấy chứ, haha."

Bạch Cư Dị bối rối.

Rõ ràng đoạn này là Bùi lão thái thái chế ra, ngoại trừ hắn thì cũng chỉ đám cháu của nàng biết.

Tại sao chỉ qua một đêm, có thể nhiều người ở Tràng An đều nói câu chuyện của bà ấy như vậy được.

Vì vậy, hắn hỏi tiến sĩ có biết Hi Lam hay không.

Tiến sĩ nghĩ đi nghĩ lại, lắc đầu một cái, chỉ hỏi hắn là tên danh môn nhân sĩ gì đó sao.

Hắn không kịp trả lời, trả tiền xong lập tức rời khỏi quán rượu, thúc ngựa lại một lần nữa đi tới rừng đào.

Rêu đậm trúc vang, chùm hoa hồng phớt, hoa đào bao quanh đình viện.

Dưới một tàng cây hoa đào, Hi Lam giống như lão thần tiên hạ phàm cười đón hắn, nghe hắn nói thắc mắc ra như pháo tràng.

Nàng nói: "Ta đã sớm đoán được người thông minh như Nhạc Thiên chắc chắc sẽ lại tới.

Vậy đi, ta sẽ nói với ngươi câu chuyện thứ ba."

"Cư Dị sẽ đi chuyển bàn Hồ tới cho Bùi lão thái thái."

"Không cần, câu chuyện này không dài.

Nhớ lúc tổ mẫu của ta còn sống từng nói với ta rằng: "Nếu đã tin tưởng một chuyện, chúng ta phải nhận định nó một cách chắc chắn, đừng dao động.

Vạn vật đều như vậy, nếu tin thì có, không tin thì sẽ không, vận mệnh cũng vậy."

Bạch Cư Dị hiểu được câu được câu không nói: "Vãn bối xin chỉ giáo."

Hi Lam xoay người, nhìn về phía ba lối mòn ở ngoài cửa: "Nhớ lúc Tây Hán Vương Mãng lộng quyền, Tưởng Hủ cáo bệnh từ quan về quê, tại rừng trúc trong hậu viện của nơi ở mở ra ba lối mòn, chỉ lui tới Cầu Trọng, Dương Trọng.

Hôm nay trong rừng trúc này của ta cũng mở ra ba lối mòn, chia ra thông hướng tế lư nhà ta, phần mộ Li Sơn, và sâu trong rừng đào."

Nàng chỉ phòng của mình nói: "Lối này thông với tế lư, vừa rồi ta cũng nói rồi, hàng năm Ngọc Hoàn tỷ cũng sẽ gửi thư cho ta.

Trở lại trong tế lư nhà ta, ta có thể lật xem tất cả sách gấm của tỷ ấy, chứng minh câu chuyện họa tiên thứ nhất là thật."

Nàng chỉ lối thứ hai: "Trong mộ Li Sơn, có mộ phần Ngọc Hoàn tỷ của ta.

Tính ra cũng sắp Thanh Minh, nếu ta đi con đường này, vậy thì sẽ chứng minh câu chuyện thứ nhất đều là bịa, sự thật tàn khốc, cây bút vẽ cũng là giả."

"Mà trong câu chuyện thứ ba, cũng không có cây bút Thiên trượng huyền ảo nào.

Câu chuyện thật có thể giả có thể thật, có một mặt tàn khốc, cũng có một mặt tốt đẹp.

Ta không có cách nào thay đổi lịch sử và thiên hạ, nhưng có thể thay đổi bản thân mình.

Vì có mong mỏi mà phấn chấn, có chút phấn chấn mà đạt được.

Nếu như người trong thiên hạ này đều có suy nghĩ này, có lẽ câu chuyện thứ nhất cũng có thể trở nên vô cùng chân thực.

Mà ta lại trả giá cho Dật Sơ không cần báo đáp, hắn cũng yêu ta sâu đậm như vậy, cố gắng tìm được cách sống chung cùng ta cả đời.

Vì thế, cho dù không có cây bút này, ta vẫn “vẽ” ra phu quân có hẹn ở Đan Dương với ta.

Ta và Dật Sơ, cuối cùng bạch đầu giai lão, cả đời ân ái, sau khi cùng ở đây sinh sống và kết thúc, cùng trở về Tiên giới..." Nàng chỉ lối cuối cùng thông với rừng đào, nói: "Nếu chuyện này là thật, vậy phu quân đẹp đẽ tóc hoa râm của ta, giờ phút này đang nhàn nhã cầm thẻ tre, chờ ta trong rừng đào.

Ngươi cảm thấy ba suy nghĩ của ta, cái nào là thật?"

Bạch Cư Dị trầm ngâm một lát, chắp tay nói: "Thật là khó mà đoán được.

Có thể xin Bùi lão thái thái chỉ điểm một đôi chút được không?"

Gió Đông say lòng người, hương hoa vây quanh, ở trong nơi tiên cảnh hồng thắm này cuốn lên tiếng lá rì rào.

Xa xa có nước chảy róc rách, gần thì có rừng trúc rậm rạp, tô điểm cánh hoa bay lơ lửng.

Đây chính là lương thần mỹ cảnh hoàn mỹ không tì vết, là chiều đầu xuân động lòng người nhất trong trăm năm Xuân Thu.

Hi Lam khẽ mỉm cười, chống gậy, đi về phía ngã ba đường: "Ngươi nhìn thử xem ta đi về hướng nào."

TOÀN VĂN HOÀN.

Ting ting, hoàn rồi

Họa tiên có ngược, có ngọt, có hài, cũng chính là cảm xúc của tụi mình trong suốt quá trình làm bộ này vậy, có lúc cười sặc, cũng có lúc khóc đẫm nước mắt, lúc lại tức tới mức muốn tiễn nam chính đi Tây Thiên, cũng tự hỏi sao nam chính nữ chính không thể nói rõ ràng với nhau.

Bởi cứ một lần nói nửa chừng đều là khởi đầu của ngược nối tiếp ngược, thật sự rất tiếc nuối.

Nhưng cũng đó cũng chính là điểm riêng và độc đáo của truyện và chính tác giả, mong rằng bạn yêu sẽ thích những vần thơ lai láng, những nhân vật, cảnh trong truyện như chính chúng mình vậy.