Đệ Nhất Đế Quốc

Chương 11: Trịnh Tùng

Phủ Quốc Công, Trịnh Tùng ngồi trên võng xếp, thưởng trà, phía sau hai người phụ nữ đoan trang đang đấm bóp. Đây cũng là thời gian thư thái sau những trận chiến căng thẳng. Đúng lúc này, một người hầu bước tới:

“ Bẩm Chúa thượng, bên ngoài các quan cầu kiến.”

Trịnh Tùng thở dài, đuổi người lui, nói:

“ Cho bọn chúng vào đi.”

Không lâu, các quan có mặt, Tả tướng quốc Trịnh Tùng nói:

“ Bẩm ngài, hôm qua sét đánh vỡ biển Văn Miếu, hiện ra dòng chữ: ‘Lê tồn Trịnh tại, Lê bại Trịnh vong’. Trong Kinh thành, dân chúng đang bàn tán xôn xao, đang lan rộng. Mong ngài cho chỉ thị.”

Dứt lời, đưa lên tờ giấy. Trịnh Tùng giật mình, cầm xem qua một lượt, sắc mặt âm trầm:

“ Các ngươi thấy điều này thế nào? Bao phần thực, bao phần hư?”

Tả tướng quốc Trịnh Văn Lộc đáp:

“ Thần trước nay không tin ma quỷ. Nên nghĩ chuyện này do kẻ thân tín nhà Lê làm, để hù doạ. Thần đang cho người lùng sục, sớm sẽ tìm được kẻ chủ mưu.”

Đô ngự sử Nguyễn Văn Giai lắc đầu:

“ Cách này trị ngọn, nhưng không thể trị được tận gốc? Chúng ta cần quyết đoán trong việc kia. Sắp sang thế kỷ mới, cần bắt đầu một thời kỳ mới?”

Thượng thư Bộ Binh Lương Hữu Khánh tiếp:

“ Thần biết người còn lo ngại lòng dân với nhà Lê. Nhưng việc nhà Trần khi xưa, là tấm gương sáng? Nếu năm đó, không phải Trần Thủ Độ quả quyết, liệu nước ta có đủ tích súc, rồi tạo lên chiến thắng ba lần trước Mông - Nguyên, lừng lẫy thế giới? Mặt khác, hoàn cảnh của người rất giống một vị quyền thần, xưng hùng xưng bá như Đỗ Anh Vũ, Lê Sát..Vinh quanh đó, nhưng chỉ cần người đứng đầu ngã là suy tàn, gia tộc bị chèn ép. Chưa kể, nhà Lê không phải kẻ nhu nhược, chịu làm bù nhìn, kẻ như Lê Anh Tông sẽ còn rất nhiều.”

Tả Tướng Quốc Trịnh Văn Lộc đáp:

“ Bẩm ngài, hiện Hữu tướng quốc Hoàng Đình Ái đang đóng binh ở Tây Đô, Đô Đốc Nguyễn Khải ở sông Nhị Hà. Cả hai trọng binh đều do người của ta cầm quyền. Cơ hội đây là ngàn năm có một.không làm khi này, đợi đến bao giờ.”

Dứt lời, toàn bộ quỳ xuống, hô:

“ Mong ngài tiếm vị, xưng Đế. Số nhà Lê đã hết.”

Trịnh Tùng gõ gõ tay trên bàn, nói:

“ Các ngươi biết trước khi Thế Tổ ( Trịnh Kiểm) mất, đã từng căn dặn ta chuyện gì không?”

Tất cả nhìn nhau lắc đầu, Trịnh Tùng tiếp:

“ Năm xưa, Thế Tổ cũng từng muốn tiếm xưng đế, nhưng khi hỏi Trạng Trình thì người có nói: ‘ Giữ chùa thờ Phật thì ăn oản.’ Nên mới buông tay. Chịu khó nhọc, thêm một cơ quan giám sát. Nay sự việc kia ta không biết thực hay hư, nhưng ngươi lặng nhìn sẽ thấy, lòng dân với nhà Lê còn rất lớn? Chúng ta gϊếŧ họ Lê thì cái ngọn cờ phò Lê, cha ta dựng từ những ngày đầu, há là trò cười. Với lại, Ta từng nhớ Hưng Đạo Vương có nói câu: ‘Đẩy thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân.’ Hơn 30 năm qua, loạn Nam - Bắc triều, dân chúng vốn đã khổ cực, ta không muốn lại kéo dân chúng vào một cuộc chiến mới. Là người đứng đầu, ngoài quyền lực thì các người còn có trách nhiệm, lo nỗi lo của dân, đau nỗi đau của dân.”

Các quan lại cúi đầu:

“ Chúa thượng anh minh. Chúng thần ngại mình thua kém.”

Trịnh Tùng thở dài:

“ Việc này, lớn không lớn mà nhỏ cũng không nhỏ. Các ngươi tìm các xoa dịu. Đồng thời tăng cường quân, tránh cho bạo loạn. Chuyện kia, chậm rãi rồi bàn.”

Trầm ngâm, tiếp:

“ Mấy ngày nay, các ngươi chú ý phủ Đoan Quốc Công ( Nguyễn Hoàng). Kẻ ra vào đều nghi lại và điều tra cho ta.”

“ Vâng.” Quan lại đáp rồi rời đi

Khi không còn ai, Trịnh Tùng uống một hơi trà đắng ngắt, đăm chiêu. Rồi thình lình rút kiếm múa võ, thoả đi sự bực tức. Cây cối bị chém tơi tả. Vừa dừng, 1 hoạn quan tiến lại:

“ Bẩm Chúa thượng, bên ngoài có một kẻ, xưng mình là của của Dương Quốc công, có việc gấp cầu kiến.”

Trịnh Tùng nghi hoặc:

“ Dương Quốc công là trung thần. Nhưng tiếc con hắn thì là kẻ chơi bời, vô tích sự. Nếu không phải Hoàng quốc công nhiều lần nói đỡ, ta đã sớm tống hắn về thực ấp.”

Phàn nàn xong, đành gật đầu:

“ Ngươi cho hắn vào đi.”

*

Bên ngoài, Nguyễn Ôn đi đầu, Hoàng Ái Quốc giả dạng thư đồng đi theo. Dưới sự dẫn dắt của hoạn quan, chậm rãi đi vào. Mặc dù cảnh tượng chưa xa hoa như tác phẩm Thượng Kinh ký sự của Lê Hữu Trác, nhưng cũng không thua kém là bao. Rất nhiều cây lạ, chim lạ đầy vườn. Đang ngơ ngác thì hoạn quan cung kính:

“ Chúa Thượng đang ở trong, mời Nguyễn công tử bước vào.”

Nguyễn Ôn gật đầu, hít sâu một hơi, giữ cho bản thân tỉnh táo rồi bước vào. Hoàng Ái Quốc đứng kề sát, ngắm xung quanh, đầu một loạt ý tưởng. Nguyễn Ôn bước vào, vội vã quỳ gối, hô:

“ Thần xin được tham kiến Trường Quốc Công.”

Trịnh Tùng cười:

“ Đứng lên đi. Nơi đây không có người lạ. Cha ngươi từng là ái tướng dưới trướng của ta. Ngươi và ta cũng coi như người trong nhà. Đứng lên đi.”

Nguyễn Ôn nói cảm tạ, sau đó run run thưởng trà. Trịnh Tùng thu hết vào mắt, nói:

“ Không biết ngươi nay đến có chuyện gì? Chẳng lẽ gây hoạ ở đâu.”

Nguyễn Ôn lắc đầu, lôi trong người ra một thẻ tre bọc kín, nói:

“ Thưa Quốc công, trước khi phụ thân lâm chung, từng căn dặn. ‘Khi xưa ta phụng lệnh Thái Tổ đi qua hỏi ý kiến Trạng Trình. Trở về gặp vài chuyện, có thể là thiên ý. Ta viết lại, định có thời gian thích hợp thì đem qua đưa. Nhưng không chờ được, con hãy giúp ta.’ Hôm qua xảy ra sự vụ kia, chắc ngài đã biết, thần suy xét, đoán rằng cái thời điểm mà phụ thân nói đã đến. Nên mạo phép mang qua. Mong ngài thưởng lãm.”

Trịnh Tùng cầm lấy, hơi nghi hoặc, chậm rãi đọc:

“ Bẩm Quốc Công, trước đây khi Thái Tổ đưa ra ý kiến, Thái Tổ từng họp bàn rất, tìm đối sách, nhưng chiến trận loạn lạc khiến không có thời gian truy vấn tiếp. Nhưng thần với lòng đau thiên hạ, được trọng trách của Thái Tổ bàn giao, đã đọc nhiều và tham vấn đủ mọi người. Cuối cùng đã tìm ra cách, khiến họ Trịnh không đế không bá cũng quyền khuynh thiên hạ. Đó là để Hoàng Thượng phong ngài làm Đô nguyên suý tổng quốc chính thượng phụ Bình An vương( chức quan cao nhất trong triều, chỉ đứng sau vua). Đồng thời ban ban cho Ngọc toản, mao tiết, hoàng việt. Tiếp theo người dựng phủ Chúa cạnh cung Vua. Biến nơi đó trở thành nơi bàn định công việc của đất nước; vua Lê chỉ chỉnh chện mặc áo long bào, cầm hốt ngọc nhận lễ triều yết mà thôi. Còn những việc đặt quan, thu thuế, bắt lính, trị dân, đều thuộc về quyền họ Trịnh cả. Dần dần lung lạc, nắm toàn triều, khiến họ Lê muốn phản không dám phản.

Để ngôi chúa truyền muôn đời, nhà vua lập Thái tử thì người cũng lập ngôi Thế tử. Người xem xong, nếu thấy cách này hiệu quả thì mong có thể xin ban hôn ước cho đứa con của của thần với Quận chúa Ngọc Trinh (Đúng lịch sử sẽ là vợ vua Lê Kính Tông, mẹ vua Lê Thần Tông) rồi đẩy hắn về đất phong. Có chút tư tâm, mong Chúa hiểu, nhà thần đời đời hiếu trung với người.”

Xem xong, Trịnh Tùng cả người cảm thấy thư thái, càng ngẫm, càng thấy thoải mái, khen:

“ Tốt. Tốt. Quả nhiên Dương Ái khanh là người trung thành với ta.” Rồi nhìn Nguyễn Ôn tiếp:

“ Việc này chắc ngươi đã đọc. Lời cha ngươi, ta sẽ thành toàn coi như vì kế hay, cũng như xét tới công lao. Dù thế, nhưng ngươi vẫn phải chuẩn bị lễ vật đầy đủ, bảo Hoàng quốc công sang dạm hỏi. Ta sẽ cho rước người về.”

“ Vâng.” Nguyễn Ôn vội đáp lễ. Sau đó khi về tới phủ, Hoàng Ái Quốc cùng Đào Duy Từ vội hỏi:

“ Việc thế nào? Việc có thành không?”

Nguyễn Ôn cười:

“ Tất nhiên. Nhưng nhìn Trịnh Tùng, đệ thật sợ. Nghĩ sau này phải gặp, thật run.”

Hoàng Ái Quốc vỗ vai:

“ Cố lên vì đại nghiệp. Đợi cưới xong, chúng ta về thực ấp là ổn.”