Kính Vị Tình Thương

Chương 3: Trời ban khả năng thuần phục ngựa quý

Chương 3: Trời ban khả năng thuần phục ngựa quý

Bên ngoài lều trại truyền đến tiếng vó ngựa dồn dập, ba hài tử đều nhạy bén lắng nghe.

Người đến là cận vệ của Hãn Vương Tô Hách Ba Lỗ. Mấy ngày trước, Tô Hách Ba Lỗ dẫn theo đội ngũ đi sâu vào thảo nguyên để săn thú, e rằng lúc này đã trở lại.

"Khả đôn, Đại hãn thỉnh A Cổ Lạp vương tử đến."

"Xảy ra chuyện gì?"

"Khả đôn yên tâm, lần này Đại hãn bắt được một con hãn huyết bảo mã, tính tình vô cùng ương ngạnh, vài vị cao thủ thuần hóa ngựa thay phiên ra trận cũng không thể khiến nó quy phục..."

Phù Dung hiểu rõ mà gật đầu, nàng còn chưa kịp bảo gì thì A Cổ Lạp nghe được thanh âm đã lập tức dẫn Tiểu Điệp cùng với Ba Âm đi ra lều lớn.

"Mẫu thân, ta muốn dẫn muội muội cùng đi."

Thấy Phù Dung lộ vẻ do dự, A Cổ Lạp âm thầm nặn nặn tay Tiểu Điệp, người sau lập tức phối hợp làm nũng: "Mẫu thân, mẫu thân ~."

"Vậy...các ngươi cẩn thận một chút."

"Mẫu thân yên tâm, có ta ở đây, con ngựa đó nhất định sẽ không thể đả thương người, huống hồ còn có phụ thân nữa."

Ba Âm cũng nói: "Khả đôn yên tâm, trên thảo nguyên này, còn có con ngựa nào mà an đạt của ta không thuần phục được."

Mọi người ở Xanh Lê bộ đều biết, vương tử A Cổ Lạp của bọn họ được thiên thần ban cho phép màu. Vào tay A Cổ Lạp, dù con ngựa có ương ngạnh ra sao thì cũng sẽ lập tức ngoan ngoãn vô cùng.

Vào năm A Cổ Lạp ba tuổi, nàng lần đầu tiên cưỡi ngựa, Tô Hách Ba Lỗ sai người dắt tới một con ngựa con, ai ngờ A Cổ Lạp làm ầm ĩ, chỉ muốn kỵ Hắc Phong của phụ thân. Con ngựa của Tô Hách Ba Lỗ chỉ nhận một chủ, người khác đến gần đều bị đá cho một cái, ngày thường đều là Tô Hách Ba Lỗ tự mình chăm sóc. Không chịu nổi "nhi tử" chấp nhất, ngày đó Tô Hách Ba Lỗ ôm A Cổ Lạp vào trong ngực rồi đi đến trước mặt Hắc Phong, ai ngờ A Cổ Lạp chỉ vỗ về người Hắc Phong vậy mà nó đã quỳ hai đầu gối xuống đất, cam tâm tình nguyện để A Cổ Lạp cưỡi...

Mới đầu Tô Hách Ba Lỗ còn tưởng rằng con ngựa thông linh tính nhận ra người trong nhà, sau này A Cổ Lạp dần lớn lên, Tô Hách Ba Lỗ ngạc nhiên phát hiện: Con ngựa dù có vùng vẫy tới đâu, chỉ cần vào trong tay "nhi tử" nhà mình thì sẽ lập tức ngoan ngoãn vô cùng, A Cổ Lạp nói: Nàng có thể nghe thấy tiếng lòng của con ngựa.

Tô Hách Ba Lỗ mang theo nhi tử tìm đến đại tế tư [1], đối phương nói: Đây là thiên thần tặng cho, chỉ có người được trời cao lựa chọn và có tâm linh đủ thuần khiết thì mới có thể khống chế sức mạnh của tự nhiên, lắng nghe tiếng lòng của con ngựa.

[1] Đại tế tư: Người được giao phụ trách trông coi thực hiện các , lễ nghi, cúng tế, thờ phụng của một hoặc giáo phái.

Trên đồng cỏ, mọi người làm thành một vòng tròn, ở giữa có vài tên dũng sĩ cường trướng múa may thòng lọng trong tay, "vật lộn" với con ngựa.

A Cổ Lạp nhìn chăm chú, đó là một con ngựa mẹ đỏ rực như lửa, dáng người tuyệt đẹp, tứ chi thon dài cường tráng. Tuy mệt thở hồng hộc nhưng trong ánh mắt nó lại lộ ra địch ý và sự bất khuất, cỏ xanh dưới thân con ngựa nhuộm lấy màu đỏ tươi, A Cổ Lạp trong lòng vui vẻ: Quả nhiên là một con hãn huyết bảo mã!

Mọi người nhìn thấy A Cổ Lạp thì dồn dập tự giác tránh ra đường đi. A Cổ Lạp vừa nắm thật chặt cánh tay Tiểu Điệp, vừa kẹp bụng ngựa tiến vào trong vòng.

Các dũng sĩ tiến lên ôm Tiểu Điệp xuống, A Cổ Lạp và Ba Âm song song xuống ngựa, quỳ một gối ở trước mặt Tô Hách Ba Lỗ: "Phụ thân."

"Đại hãn."

Tô Hách Ba Lỗ một tay ôm Tiểu Điệp vào trong ngực, nâng cằm ý bảo A Cổ Lạp: "Ngươi không phải luôn oán giận ngựa của a ba sức lực yếu, đi không nhanh sao? Tốt, nếu hàng phục được thì nó chính là của ngươi."

A Cổ Lạp vui mừng nhảy cẫng lên, hiếm khi bày ra dáng vẻ mà một đứa trẻ nên có: "Tạ phụ hãn!"

Ba Âm ôm cánh tay, kiêu ngạo nâng cằm, ánh mắt nhìn theo bóng dáng của A Cổ Lạp. Vài vị dũng sĩ đang thu xếp ngựa cũng dừng lại, nhường sân cho nàng.

Đám người bên ngoài không ngừng xôn xao, không ít dũng sĩ tranh nhau chen ra phía trước, muốn tìm kiếm vị trí tốt để tận mắt nhìn thấy vị vương tử được thiên thần ban cho phép màu, xem nàng làm sao thuần phục con ngựa mà mười mấy người bọn họ đều không hàng phục được.

A Cổ Lạp dừng lại cách hãn huyết mã hơn một trượng, nàng lấy loan đao bên hông xuống và vứt roi ngựa trên mặt đất. Hãn huyết mã cảnh giác nhìn A Cổ Lạp, phát ra tiếng phì phì trong mũi nhằm cảnh cáo, không ngừng đạp đạp móng trước.

A Cổ Lạp hơi khuỵu gối hạ thấp người xuống, hai tay tự nhiên mở ra, chậm rãi tới gần hãn huyết mã.

Đột nhiên! Hãn huyết mã phát ra tiếng hí thật dài, đám người cũng hoảng sợ theo, đã có vài người bị nó đá gãy xương!

"Ca ca ~"

"An đạt!" Tiểu Điệp và Ba Âm đều khẩn trương, Tô Hách Ba Lỗ cũng thu lại nụ cười, hắn chưa từng thấy có con ngựa nào sẽ biểu hiện như thế ở trước mặt A Cổ Lạp.

A Cổ Lạp cũng ngừng lại, may mà con ngựa vẫn chưa phát động công kích. Giữa sân cực kỳ an tĩnh, một người một ngựa lâm vào giằng co.

Sau khi giằng co một khoảng thời gian dài, Tô Hách Ba Lỗ thả Tiểu Điệp xuống dưới, duỗi ra tay liền có hộ vệ dâng lên cung tiễn. Tô Hách Ba Lỗ cầm lấy rồi kéo căng dây cung, nếu như con ngựa lại có động tác hắn sẽ không lưu tình mà bắn chết nó.

Lúc này, A Cổ Lạp vẫn luôn đưa lưng về phía bên này, nhưng đột nhiên nàng quay đầu lại, nhìn thấy động tác của phụ thân thì nôn nóng vung tay: "Phụ thân! Buông mũi tên xuống!"

Tô Hách Ba Lỗ giật mình buông lỏng dây cung, chẳng lẽ "nhi tử" thật sự có thể nói chuyện với con ngựa?

A Cổ Lạp lại lần nữa bước đi, nàng đi đến trước mặt hãn huyết mã, lần này con ngựa không tiếp tục phản kháng mà chỉ an tĩnh đứng đó, lỗ mũi thở hổn hển.

A Cổ Lạp nhón mũi chân vỗ về cổ hãn huyết mã, lòng bàn tay cảm thấy ẩm ướt cho thấy con ngựa đã thật sự mệt mỏi.

Hãn huyết mã lại phát ra tiếng phì phì ngắn ngủi, tựa như đang kể ra chính mình bị tủi thân, A Cổ Lạp nở một nụ cười xán lạn, nhón chân thân mật ôm cổ con ngựa.

Mọi người đồng loạt cảm thán, hãn huyết mã cúi đầu cọ cọ gương mặt A Cổ Lạp, dũng sĩ đúng lúc đưa cái tròng và yên ngựa đến nhưng lại bị A Cổ Lạp cự tuyệt.

Một người một ngựa đi đến trước mặt Tô Hách Ba Lỗ, con ngựa không cần lôi kéo mà ngoan ngoãn đi đằng sau A Cổ Lạp.

A Cổ Lạp quỳ một gối xuống đất, gương mặt lấm tấm mồ hôi đỏ như máu của con ngựa: "Phụ hãn, A Cổ Lạp không có nhục mệnh."

Tô Hách Ba Lỗ cười to ba tiếng, vung tay: "Con ngựa này chính là của ngươi!"

Đám người bên ngoài không ngừng hô to, A Cổ Lạp đứng dậy nói với Tô Hách Ba Lỗ: "Phụ hãn, hãn huyết mã đang có mang, ta mong phụ hãn cho phép nó ở một chuồng riêng để ta tự mình chăm sóc."

"A? Lại còn có chuyện tốt này? Hãn huyết mã vạn trung vô nhất, thật không ngờ lại có hai con."

A Cổ Lạp vội nói: "Phụ hãn, ta đã thương lượng xong với hãn huyết mã, hài tử của nó sẽ để Tiểu Điệp kỵ!"

Nghe được A Cổ Lạp nói như thế, Ba Âm không vui: "An đạt, sao ngươi không nghĩ tới ta?"

"Nam tử hán đại trượng phu sao có thể cùng nữ hài tử đoạt đồ vật? Lại nói, ba năm sau ngựa con mới có thể lớn lên, năm năm mới có thể kỵ, chẳng lẽ ngươi muốn cưỡi một con ngựa con săn thú với chúng ta sao?" Nói xong, A Cổ Lạp đi về phía trước một bước, hạ giọng chỉ để hai người mới có thể nghe thấy, tiếp tục nói: "Ngươi không sợ Cáp Nhĩ Ba Lạp bọn hắn chê cười ngươi sao? An đạt tốt của ta, ngươi liền nhường cho muội muội ta con ngựa con này đi, về sau ta sẽ bồi thường cho ngươi một cái vòng cổ nanh sói!"

"Thật sự?"

"Ta bảo đảm!" Lúc này Ba Âm mới hết giận, hắn vui vẻ chủ động ôm lấy bả vai A Cổ Lạp, đi về phía trước.

Có lẽ là bởi vì có được ngựa tốt tuyệt thế, A Cổ Lạp vui mừng, cũng ôm lấy bả vai Ba Âm.

---

Ba năm dần dần trôi qua, trên đồng cỏ trống trải, một đám thiếu niên làm thành một vòng tròn.

"Các ngươi đừng đánh nữa! Cáp Nhĩ Ba Lạp ngươi mau dừng tay! Bằng không ta sẽ nói cho phụ hãn!" Tiểu Điệp nôn nóng kêu, vài lần muốn xông lên phía trước nhưng đều bị mấy thiếu niên xem náo nhiệt chắn lại.

Lúc trước Tiểu Điệp còn là đứa trẻ cần phụ mẫu ôm vào trong ngực, nhưng nay nàng đã lớn, trở thành tiểu cô nương tròn năm tuổi, mà ngựa con hãn huyết mã sinh ra cũng đã trưởng thành.

Một đám thiếu niên làm thành một vòng tròn, giữa sân là xác một con sói có cắm hai mũi tên, bốn người thiếu niên đang túm lấy đối phương mà đánh.

Hai người trong đó rõ ràng lớn tuổi hơn, bọn họ ngồi trên người hai thiếu niên nhỏ tuổi, gắt gao ấn lại đối phương không cho bọn họ hành động.

Bị đè ở dưới thân lần lượt là thảo nguyên vương tử Khất Nhan A Cổ Lạp và an đạt của nàng Cổ Kỳ Ba Âm; mà người đánh là cháu của một trong số các ủy thác trọng thần của tộc Khất Nhan: Khất Nhan Cáp Nhĩ Ba Lạp và an đạt của hắn – A Đô Thấm.

A Cổ Lạp và Ba Âm đều đã trở thành tiểu thiếu niên, nhưng ở trước mặt người thiếu niên mười lăm tuổi này thì rõ ràng bọn họ hoàn toàn bất lợi.

Ba Âm bị A Đô Thấm đánh rất thảm, mà Cáp Nhĩ Ba Lạp kiêng kị thân phận của A Cổ Lạp, hắn chỉ bóp cổ nàng không cho nàng nhúc nhích: "A Cổ Lạp, hôm nay chỉ cần ngươi nói ngươi phục ta, ta sẽ lập tức nhường con sói này cho ngươi!"

Ba Âm nghe xong thì hô lớn: "An đạt, đừng nói! Cáp Nhĩ Ba Lạp ngươi là đống phân trâu không biết xấu hổ, con sói này rõ ràng là của an đạt ta! Các ngươi là cường đạo, là ăn trộm!"

Nói xong, Ba Âm lại ăn hai quyền thật mạnh, cái mũi lập tức đổ máu nhưng hắn vẫn không chịu thua, đôi mắt hắn lộ ra sự quật cường, không ngừng ra sức giãy giụa.

A Cổ Lạp cố hết sức hít một hơi, bình tĩnh nói: "Cáp Nhĩ Ba Lạp, con sói này vô luận như thế nào cũng không thể nhường cho ngươi! Ngươi dám cùng ta tranh tài công bằng một lần sao?"

Cáp Nhĩ Ba Lạp cười lạnh một tiếng: "Tranh tài như thế nào?"

"Chúng ta đến bãi săn, một chọi một xem ai bắt được nhiều con mồi hơn, ngươi dám sao?"

Sắc mặt Cáp Nhĩ Ba Lạp trầm xuống, không nói đến con hãn huyết bảo mã kia, lúc này A Cổ Lạp đã được khen là "tiểu Triết Đừng". Tuy vì tuổi tác mà nàng không thể kéo nổi đại cung, nhưng lại có thể bắn ra không chệch một tên, giương cung tất trúng.

Hắn ước chừng lớn hơn nàng bảy tuổi, thắng chưa chắc sẽ vinh, thua chắc chắn sẽ bị gia gia trách phạt...

Ngay khi Cáp Nhĩ Ba Lạp hết sức do dự, Tiểu Điệp vô thanh vô tức nhặt một cục đá, tìm được một chỗ hổng núp ở phía sau Cáp Nhĩ Ba Lạp rồi đập cục đá thật mạnh vào gáy Cáp Nhĩ Ba Lạp: "Buông ca ca ta ra!"

Cáp Nhĩ Ba Lạp kêu thảm thiết một tiếng, hắn bỗng nhiên đứng dậy muốn làm khó dễ lại thấy người đánh lén là Khất Nhan Nặc Mẫn, hắn tức giận đến mức che lại đầu, giậm chân mắng to: "Thứ bẩn thỉu mang dòng máu người phương nam, chỉ biết đánh lén sau lưng! A Đô Thấm, chúng ta đi!"

Nói xong, hắn đẩy Tiểu Điệp rồi vội vàng tách khỏi đám người, Tiểu Điệp ngã ngồi trên mặt đất, khuôn mặt nhỏ tức giận đến đỏ bừng, kêu lên: "Cáp Nhĩ Ba Lạp, ngươi đứng lại!"

"Tiểu Điệp!" A Cổ Lạp từ trên mặt đất bò dậy, đi đến trước mặt Ba Âm rồi kéo hắn lên: "Ngươi dắt ngựa lại đây, chúng ta về nhà."

"Ca! Cáp Nhĩ Ba Lạp thật quá đáng, ta muốn nói cho phụ hãn!"

"Muội muội, ngươi dắt con ngựa lại đây trước rồi chúng ta về nhà lại nói, Ba Âm ca ca của ngươi đang đổ máu."

A Cổ Lạp nhìn quét một vòng, mấy thiếu niên đang vây xem lập tức giải tán, Ba Âm lung tung lau đi máu tươi trên miệng với mũi, tức giận nói: "Cáp Nhĩ Ba Lạp là đống phân trâu thúi rùm, là cường đạo, là ăn trộm! Chờ ta trưởng thành, ta nhất định phải đánh bù lại!"

A Cổ Lạp phủi cỏ dại trên người Ba Âm: "Muốn để vu y nhìn xem sao?"

"Không cần! Ngươi và Tiểu Điệp cùng ta đến cạnh suối rửa đi, nếu như làm người khác thấy được, sau này ta cũng không còn mặt mũi!"

"Chờ trở về ta sẽ rút nanh sói, làm thành vòng cổ nanh sói đưa cho ngươi."

Ba Âm trợn tròn đôi mắt: "Cho ta?" Hắn thấy an đạt của mình vì con sói này mà liều mạng như vậy, còn tưởng rằng là cho Nặc Mẫn đây!

A Cổ Lạp cong cong khóe miệng, chỉ chỉ mẹ con hãn huyết mã được Tiểu Điệp dắt lại đây: "Ngươi đã quên sao? Ta đã đáp ứng ngươi rồi."

Trên đường về nhà, A Cổ Lạp trầm mặc thật lâu, mãi đến khi mơ hồ nhìn thấy cửa doanh trại thì mới mở miệng nói: "Muội muội, chuyện hôm nay không cần nói cho phụ hãn."

"Vì sao? Cáp Nhĩ Ba Lạp đánh ngươi, còn vũ nhục mẫu thân!"

A Cổ Lạp quay đầu, dùng đôi mắt màu hổ phách thuần khiết nhìn Tiểu Điệp, nghiêm túc nói: "Chính là vì vậy mới không thể nói, nếu như mẫu thân nghe được, nàng sẽ khổ sở."

"An đạt nói không sai! Nếu ngươi nói cho Đại hãn, mặt mũi của ta không phải là bị tẩy trắng luôn sao? Ngươi yên tâm, Ba Âm ca ca nhất định sẽ giúp ngươi báo thù!"

Tiểu Điệp nhìn ca ca lại nhìn Ba Âm, rầu rĩ đáp: "Đã biết, ta không nói."