Thập Niên 70: Kiều Tức Phụ

Chương 25

Tuy rằng nấm mọc hoang trên núi không to, nhưng mùi vị rất thơm ngon.

Tạ Đình Ngọc mỗi lần ăn một miếng, anh đều có thể cảm thấy nước chảy ra từ nấm, nóng hôi hổi lại tươi ngon, thảo nào nhóc Diệp vội vã gọi anh về ăn cơm. Nguội rồi thì đâu được ngon như vậy nữa.

Tuy rằng thịt không nhiều, không như cảm giác ăn no nê ở nhà, nhưng ăn kèm như vậy ăn có thể cảm nhận được cảm giác thiếu ăn, khiến con người ta nhớ nhung.

Mẹ Diệp lau miệng sau khi ăn xong, vết dầu dính trên miệng khiến bà cảm thấy hạnh phúc.

Nhưng bà không biết rằng hai bữa ăn hôm nay hoàn toàn là kết quả từ sự chăm chỉ lao động của con gái bà.

Bà nghĩa bụng, từ khi con gái lấy chồng, nhiều người trong đại đội đã ngưỡng mộ vì họ có được một anh con rể giàu có như vậy. Con rể để họ ăn thịt dù không phải ngày lễ gì, thường được ăn cơm gạo, còn có cả những món ăn tù bột mì quý giá. Thật sự đạt được một cuộc hôn nhân tốt đẹp.

Mẹ Diệp hơi áy náy, giá như nhóc Thủy có thể sớm sinh cho Tiểu Tạ một đứa bé mập mạp thì thật tốt! Thế là bà ôm đồm hết việc trong nhà, vừa ăn xong bữa tối liền giục hai vợ chồng trẻ về phòng hâm nóng tình cảm.

Diệp Thanh Thủy nhìn chằm chằm mẹ cô, người chỉ thiếu điều viết “sinh con” lên mặt, bối rối cùng với Tạ Đình Ngọc về phòng.

Diệp Thanh Thủy hắng giọng một tiếng, rồi nói: “Số gạo ở nhà còn phải tính cho trả anh, đây là tiền nợ anh.”

Cô vẫn còn một ít tiền tiết kiệm, thiếu là hóa đơn. Diệp Thanh Thủy mượn bút của Tạ Đình Ngọc, xoèn xoẹt bút ghi vài món nợ, sau đó đưa cho Tạ Đình Ngọc.

Tạ Đình Ngọc nhìn Diệp Thanh Thủy khom lưng cúi xuống viết những khoản nợ, hai bím tóc đen to buông xuống hai má cô, khi viết những khoản nợ, ánh mắt cô rất tập trung.

Diệp Thanh Thủy với tư thế cầm bút như một học sinh tiểu học của mình, cẩn thận liệt kê từng thứ một, gạo, bột mì, thịt lợn, dầu, muối, tương, giấm được viết rất rõ ràng, khiến người ta ngạc nhiên là cô viết số lượng khá chính xác. Như ba cân rưỡi gạo, hai cân bột mì, thậm chí năm lạng dầu cũng không bỏ sót.

Đây là một tài năng có được sau rèn giũa, có những đôi tay của một số đầu bếp lớn chuẩn xác như cái cân vậy, áng áng là ra được nặng bao nhiêu.

Để có thể viết ra hóa đơn rõ ràng như vậy, khiến người ta phải cam thán một câu: người phụ nữ quê mùa này thật sự rất cẩn thận, cũng thật keo kiệt. Sau khi Tạ Đình Ngọc đọc xong, anh chỉ thấy ngại ngùng. Bởi vì anh nhìn thấy nỗi đau xót trong mắt cô nhóc hiển hiện rõ ràng.

Diệp Thanh Thủy chua xót lấy ra theo số ghi nợ một đồng ba hào đưa cho Tạ Đình Ngọc. Hôm nay, cô bán bánh bao còn lại chín xu, phải thêm nhiều tờ ba hào một xu nữa mới đủ để trả nợ cho Tạ Đình Ngọc. Trước đây cô có tiết kiệm một ít, không có tiền trả cho Tạ Đình Ngọc chỉ là vì không có giấy tờ ghi nợ.

Tạ Đình Ngọc không quan tâm chuyện tiền nong, anh thản nhiên bỏ tiền và phiếu vào túi Diệp Thanh Thủy.

“Không cần, đây là thù lao em nấu cơm cho anh.”

Tạ Đình Ngọc đưa tay vào túi áo của Diệp Thanh Thủy, mặc dù anh không chạm vào cô, nhưng sự va chạm, tiếp xúc nhẹ qua lớp áo mỏng khiến Diệp Thanh Thủy giật thột.

Diệp Thanh Thủy sững sờ, kiềm chế một lúc lâu để không cáu gắt: “Anh đang làm cái gì vậy?”

“Đây là khoản anh nợ, cầm lấy đi.”

”Anh nói rồi, cầm lấy” giọng nói nhè nhẹ của người đàn ông, những giọng điệu mang vẻ không để phía kia từ chối.

Tạ Đình Ngọc hắng giọng: “Đến lượt anh trả.”