Thập Niên 70: Kiều Tức Phụ

Chương 22

Cô xếp hàng không quá muộn, có khả năng người bán hàng của cửa hàng bán lẻ nghĩ cô có quan hệ thân thiết với cậu ấm Trương nên cắt cho cô miếng thịt có nhiều phần mỡ hơn nạc, nước luộc béo ngậy đến thỏa mãn.

Diệp Thanh Thủy nấu ăn xong, mẹ Diệp mới vừa lấy củi xong về đến nhà khen ngợi theo thói quen: “Thủy Nhi…… Bánh bao sáng nay ăn ngon thật, mẹ thấy con mệt gần chết nên không đánh thức con dậy. Trong nồi giữ ấm còn một cái đấy, con đã ăn chưa?”

“Lúc mẹ và ba con lấy nhau không có làm lớn như bây giờ, các con còn trẻ có thể lực tốt, ăn nhiều một chút, sớm ngày sinh một đứa con trai bụ bẫm.”

Bà mím môi cười đùa, Diệp Thanh Thủy nhận ra hình như mẹ Diệp đang hiểu nhầm gì đấy?

Thấy mẹ chờ mong như vậy, Diệp Thanh Thủy hơi không đành lòng phá vỡ ảo tưởng của bà.

Năm một chín bảy bảy, rất nhiều thanh niên trí thức sẽ được điều về thành phố, mấy chục năm tới quốc gia sẽ nghênh đón cao trào ly hôn lần thứ hai. Có mấy thanh niên trí thức trong thôn sẽ ly hôn. Khi đó Diệp Thanh Thuỷ có thể giải thích dễ dàng hơn. Bởi vậy cô định sang năm sẽ nói chuyện hai người họ ly hôn. Cuộc sống sau này của hai người sẽ dần dần xuất hiện mấy chuyện lặt vặt, chờ sang năm thuận nước đẩy thuyền.

“Mẹ ngửi thấy, ừm… Thật thơm, Thủy Nhi con đang làm gì thế, mau đi gọi Tiểu Tạ về đi. Hình như vừa nãy mẹ thấy cậu ấy đến chỗ thanh niên trí thức.”

Vì tránh cho mẹ mình lại tự bổ não ra gì đấy, Diệp Thanh Thủy đành lạnh nhạt nói: “Tự anh ấy biết về ăn cơm.”

Mẹ nói: “Còn rụt rè cơ, Thủy Nhi à, mẹ không có cười con đâu.”

“Con không đi thì mẹ đi vậy…”

Diệp Thanh Thủy đành phải lau khô tay, đi đến con đường có khu cho thanh niên trí thức.

Khu dành cho thanh niên trí thức của công xã Hồng Kỳ nằm ngay dưới chân núi núi Tú Phượng, là căn nhà duy nhất trong cả thôn dùng ngói xanh để xây dựng, vách tường được sơn màu trắng. Mấy năm gần đây, thanh niên trí thức đến từ khắp nơi trên đất nước cũng thật sự làm ra cống hiến cho công xã.

Có mấy thanh niên trí thức đến tham gia thì làm giáo viên tiểu học của công xã, làm kế toán của đội sản xuất, có mấy người quen thuộc với máy móc thì thành người lái máy kéo cho công xã. Chỉ là sau này thanh niên trí thức nhiều hơn, dần dần thanh danh của thanh niên trí thức không còn lớn như trước. Cánh rừng lớn có đủ loại chim chóc, người nhà quê bắt đầu ham ăn biếng làm, làm liên lụy đến thanh niên trí thức.

Chẳng qua, chắc chắn Tạ Đình Ngọc là một ngoại lệ, trong mắt đại đội anh gần như là “toàn năng mười hạng”, hầu như anh có thể thay thế mọi chỗ còn thiếu.

Lát sau, Diệp Thanh Thủy mới vừa đi đến chỗ của thanh niên trí thức đã nghe thấy giọng đọc sách trầm thấp êm dịu của Tạ Đình Ngọc.

Trong tay anh cầm một quyển sách đã ố vàng, đứng thẳng lưng, cẩn thận tỉ mỉ đọc sách. Bên cạnh anh có mấy thanh niên trí thức ngồi thành vòng tròn, trong ba tầng ngoài ba tầng ngồi đến chật như nêm cối.

Anh khẽ đọc: “Có lẽ cả đời người nên trôi qua như vậy: Khi ông quay đầu nhớ lại chuyện cũ, ông ấy sẽ không hối hận vì đã lãng phí những năm tháng thanh xuân của mình, cũng sẽ không cảm thấy hổ thẹn vì sự tầm thường vô vị; Như vậy, lúc sắp chết, ông ấy có thể nói…”

Anh dừng lại một chút, ngẩng đầu lên, nhìn qua những đỉnh đầu, ánh mắt khẽ liếc về phía Diệp Thanh Thủy.

Anh không quá kinh ngạc, giọng đọc diễn cảm lại vang lên, nhấn nhá từng từ, câu chữ rõ ràng, âm luật cực kỳ hay.

Anh nói: “‘Toàn bộ sức lực và sinh mạng của tôi, đã cống hiến cho sự nghiệp hoành tráng nhất trên thế giới. Đấu tranh giải phóng vì con người. ’”