Tiểu Kiều Nương Cùa Nhà Thợ Rèn

Chương 95: Cả nhà Lục Trạm đến Dương gia

Mùng bảy tháng giêng, Lục Trạm và Bạch thị cùng phu thê Lục Chí Phúc đến Đỗ gia.

Năm nay Dương thị cố ý thay đổi thời gian, để nhà mẹ đẻ đến ngày mùng 7, sáng sớm đại tẩu cùng tam đệ muội cũng tới hỗ trợ.

Nhà Lục Trạm đến viện tử của Đỗ gia, người Đỗ gia vội vàng ra chào đón. Dương thị cho Bạch thị giới thiệu riêng từng người, mấy người vừa nói vừa cười vào phòng.

Hôm nay Lục Trạm cố ý mặc y phục và giày mới, so với dáng vẻ tùy tiện như bình thường thì hôm nay đã nghiêm trang hơn nhiều.

Đỗ Tam Nương đã lâu không có gặp hắn, mấy ngày không gặp, ngược lại cảm thấy gương mặt này càng ngày càng có ý vị. Dáng dấp và ngũ quan Lục Trạm không giống người địa phương, sau này nàng mới biết mẹ của Lục Trạm có dòng máu của người hồ.

Ở Đại Khánh thì người hồ cũng không có hiếm gặp, nghe nói thới tiền triều cũng từng có người hồ làm hoàng đế, khi đó địa vị của người hồ cao hơn người Trung Nguyên nhiều, sau khi tiền triều bị hủy diệt, người hồ bị trả thù điên cuồng, cho đến khi có một vị nhà nho đến cởi bỏ khúc mắc của hoàng đế, thì vận mệnh bị trả thù của người hồ mới chấm dứt. Nhưng dù cho như thế, người Trung Nguyên cũng có chút coi thường người Hồ, nhưng điều buồn cười chính là, vị hoàng đế của vương triều này lại đặc biệt sủng ái một nữ nhân người Hồ, thậm chí suýt chút nữa lập đứa trẻ mới sinh của bọn họ lên làm thái tử, cuối cùng triều thần liều chết can ngăn mới từ bỏ ý định đó. Sau khi thái tử lên ngôi, đặc biệt căm hận vị huynh đệ kia, liền một cước đạp hắn ta đến phía bắc xa xôi, bảo hắn ta trấn thủ biên cương, nếu không có lệnh thì không được hồi kinh.

Ở dân gian, mặc dù người Hồ cũng thành thân như bao người khác, nhưng người Hán cũng không quá chào đón người Hồ. Rõ ràng tướng mạo Lục Trạm tương đối giống người Hồ, mũi cao mắt sâu, hình dáng tương đối lập thể, nhưng mà hắn từ nhỏ đã lớn lên ở trong thành, tính tình cũng có chút nóng nảy, nên chưa từng có người nào mắng hắn là con lai Hồ Hán.

Lúc Lục Trạm nói mình có dòng máu của người Hồ, còn sợ Tam Nương sẽ coi thường hắn. Đỗ Tam Nương cũng không có quan tâm đến mấy cái này, người Hán cũng tốt, người Hồ cũng được, đều như nhau, không có người nào cao quý hơn ai, cũng không có ai đê tiện hơn ai.

Mấy người lớn nói vài câu liền về phòng, Lục Trạm đứng ở sân, vui vẻ nhìn Đỗ Tam Nương.

Đỗ Tam Nương đi tới, nhìn hắn từ trên xuống dưới hỏi: "Ai may y phục này cho huynh vậy? Cũng không phải là ta làm cho huynh."

Lục Trạm ngẩng đầu ưỡn ngực nói: "Đây là ta mua đó, chưởng quỹ của tiệm kia nói cái này rất đẹp, mặc vào sẽ được các cô nương yêu thích."

Đỗ Tam Nương nhìn hắn vô cùng trịnh trọng, dáng vẻ hùng dũng khí phách kia làm cho nàng nhớ con gà trống trong nhà, con gà trống mà nhà nàng nuôi y như vậy luôn, đặc biệt rắm thối luôn, sau khi mở cuống họng kêu to vài tiếng, liền bắt đầu trêu chọc nhóm gà mái trong nhà.

Đỗ Tam Nương nhìn hắn mặc bộ y phục này trên người, đơn giản mà nói đây chính là hiện trường tai họa! Dáng người Lục Trạm tương đối vạm vỡ, hắn mặc cái y phục này, nhìn người giống như là một con vượn, rất là kỳ cục. Cái loại áo dài cổ tròn mà đám thư sinh thích, vẫn là thích hợp với mấy người có vóc dáng nhỏ nhắn, giống như là đại công tử Nhan gia, người nam nhân vừa có nhan sắc vừa có học vấn, mới có thể mặc ra bộ dạng như vậy.

"Tốn bao nhiêu tiền?" Đỗ Tam Nương nhíu mày mở miệng hỏi.

"Năm mươi văn tiền, chưởng quỹ kia nói là đang thịnh hành ở trong thành." Lục Trạm vẫn vui vẻ nói, hắn còn chưa từng bỏ nhiều tiền mua y phục mắc như vậy. Chỉ là trước đó Nhị thẩm nói mùng bảy phải đi Đỗ gia, bảo hắn sửa soạn lại bản thân, muốn lưu lại một ấn tượng tốt cho người Đỗ gia. Ban đầu hắn chỉ định mua một tấm vải để nhờ Đỗ Tam Nương làm một cái y phục mới, về sau đến trong tiệm thợ may, chưởng quỹ kia thổi phồng đến mức muốn bay lên trời, Lục Trạm nghĩ rằng phải đến Đỗ gia nói chuyện đại sự, phải chú ý hình tượng, thế là bỏ tiền mua.

Lục Trạm nói xong lại đứng yên quay một vòng: "Tam Nương, đẹp không?"

Đỗ Tam Nương liếc mắt: "Đẹp cái đầu của huynh! Ngu ngốc, huynh bị người ta lừa rồi!"

Cái y phục này cho dù là kiểu dáng hay màu sắc đều không có hợp với hắn, vốn dĩ làn da của Lục Trạm hơi ngăm đen, màu sắc của loại y phục này tương đối sáng, càng làm nổi bật làn da đen của hắn hơn, quan trọng là cái này không hề thích hợp với hắn, theo nàng thấy, còn không bằng để hắn mặc y phục như ngày thường còn đẹp hơn.

Cho dù nói kiểu dáng này thịnh hành ở trong kinh thành, nhưng quả thực rất cay con mắt, cái loại “Xu hướng” này, không phải người bình thường thì không thể mặc được.

Ban đầu lúc Lục Trạm mua cái y phục mới này, nghĩ đến y phục mắc như thế, chắc chắn Tam Nương sẽ khen hắn, nhưng vẻ mặt ghét bỏ của Tam Nương cũng không phải là đùa, ngay lập tức vẻ mặt Lục Trạm cứng ngắc lại.

Đỗ Tam Nương xấu hồ nhìn hắn, nói: "Được rồi, sau này không cần phải tiêu phung phí cho mấy cái này nữa, ta thấy huynh đi mua hai khối vải để ta may còn tốt hơn."

Bên kia nữ nhân bắt đầu nói chuyện nhà, Dương thị chào hỏi Bạch thị xong liền trở về phòng bếp chuẩn bị bữa ăn hôm nay, để người nhà mẹ để ngồi nói chuyện với bọn họ.

Gần tối hôm qua Đỗ Phong mới trở về, một năm nay hắn đã thay đổi rất nhiều làm cho người ta phải kinh ngạc, trước kia chỉ biết chạy khắp núi, đảm bảo lúc đi thì là một bộ y phục sạch sẽ còn lúc về thì sẽ rất bẩn, nhưng bây giờ Đỗ Phong rất thích sạch sẽ, mặc áo choàng thẳng thốn, tóc cẩn thận cắt tỉa, trên mặt cũng rất sạch sẽ tinh tươm, ngược lại là một thiếu niên tuấn tú trắng nõn. Diện mạo của mấy đứa trẻ Đỗ gia đều giống Dương thị, không ai giống Đỗ Hoa Thịnh, cũng không phải nói là Đỗ Hoa Thịnh xấu xí, chỉ là diện mạo Đỗ Hoa Thịnh rất bình thường, tuy Dương thị đã lớn tuổi, nhưng mà dáng vẻ vẫn còn thướt tha, nhìn ra được lúc tuổi còn trẻ tuyệt đối được coi là một mỹ nhân.

Bây giờ Đỗ Phong đi học ở trong thành, người trong nhà đều vô cùng chờ mong hắn, đặc biệt là nhà ngoại, ước gì Đỗ Phong có thể lên như diều gặp gió, vậy mới tốt.

Hôm nay Đỗ Tam Nương hiếm khi được rảnh rỗi, nương nàng nói hôm nay người Lục gia đến, việc trong nhà cũng không cho nàng làm, không làm gì hết như vậy, trái lại làm cho Đỗ Tam Nương thấy chán.

Vốn dĩ Lục Trạm muốn ở chung với Đỗ Tam Nương một lát, nhưng mà Đỗ Hoa Thịnh gọi hắn đi qua, Lục Trạm không nhìn Đỗ Tam Nương nữa: "Ta đi chỗ cha, nếu muội có chuyện gì thì cứ gọi ta."

Đỗ Tam Nương khẽ gật đầu: "Huynh đi đi."

Nói xong chính nàng lại chạy về phòng, nàng còn chưa may xong hỉ phục, từng đường may mũi chỉ đều là nàng tự làm, nàng nhịn cái hỉ phục màu đỏ này lại nhịn không được mà cười, lại đưa tay sờ lên, cuối cùng nhắm mắt lại dán mặt mình lên hỉ phục.

Giữa trưa ăn cơm xong, lại nghỉ ngơi một lúc, Bạch thị liền đem chủ đề chuyển sang việc hôn sự của Lục Trạm và Đỗ Tam Nương, Dương thị đã sớm có quyết định ở trong lòng, biết Lục gia muốn cưới sớm một chút, Trạm ca nhi cũng đã 21 rồi, số tuổi này cũng không thể chậm trễ nữa.

Trước khi Bạch thị đến cũng đã ở nhà tập nói, lúc này nói chuyện có trật tự rõ ràng, nghe mấy họ hàng của Đỗ gia đều gật đầu đồng ý, Bạch thị đề nghị hôn lễ xử lý vào tháng 3, hoặc tháng 6,7,8 , hỏi thái độ của Đỗ gia như thế nào.

Dương thị gật đầu cười, nói thời gian cứ để Lục gia quyết định là được, Bạch thị sướиɠ đến phát điên, bà ấy không ngờ đến Dương thị sẽ trả lời sảng khoái như vậy! Trước khi đến bà ấy còn nghĩ nếu Đỗ gia giả vờ giả vịt không muốn gả nữ nhi sớm thì như thế nào đây? Cho nên bà ấy cũng không dám đi xem ngày, chỉ là vài tháng nữa là tháng 3, Tam Nương cập kê vào tháng 3, nếu mà chọn tháng 4 hay tháng 5, thời gian đúng là quá gấp gáp, nhưng tháng 9, 10, 11 thì quá trễ, Bạch thị liền điều hoà một chút.

"Thông gia nói như vậy, cuối cùng ta cũng yên tâm, chờ ngày hôm nay trở về, ta lập tức tìm người xem ngày tháng tốt, nhất định phải chọn một cái thời gian tốt nhất!" Bạch thị cười đến không ngậm miệng được, lại nói: "Thông gia, tuy cha nương Trạm ca nhi nhà ta tuy mất sớm, nhưng đứa nhỏ này lại hiểu chuyện lại làm cho mọi người yên tâm, Tam Nương nhà bà gả đến, chắc chắn sẽ được hưởng phúc. Xem nhà thông gia có yêu cầu gì không, cứ việc nói, nhà chúng ta sẽ cố gắng thỏa mãn yêu cầu đó."

Dương thị nói: "Hai đứa bé này cũng có duyên phận nên mới có mối hôn sự này, ta cùng Hoa Thịnh chỉ mong đứa trẻ có một cuộc sống tốt, cũng không trông cậy vào mấy đồ vật khác. Nhà ta cũng có thể ăn no mặc ấm, tất cả cứ chuẩn bị đồ theo quy củ đi."

Trước mắt phải cưới cô vợ trẻ, cũng tốn mất mấy lượng bạc. Phu thê Dương thị cũng chưa từng nghĩ tới dựa vào việc gả nữ nhi đề kiếm tiền từ lễ hỏi, nữ nhi nuôi lớn, về sau nàng sống tốt, con rể đối tốt với nàng là đủ rồi, dù sao cuộc sống sau này cũng là hai người trẻ tuổi. Nếu đòi quá nhiều tiền lễ hỏi, chỉ sợ là hai nhà đều nảy sinh oán hận, trong lòng con rể có khoảng cách với nữ nhi thì tiêu.

Dương thị lại nói: "Tam Nương cũng đã lớn, những năm này cũng may trong nhà có con bé, ta cùng cha

con bé cũng sẽ không bạc đãi nàng, trước đó đã tìm nguyên liệu để làm tủ quần áo, giường, bàn ghế, trong nhà ta quá nhỏ, tạm thời đặt nhà mẹ đẻ của ta, chờ quay đầu lại tìm người kéo về."

Sử thị cũng nói: "Đây chính là nhờ người tìm trên núi, đều là nguyên liệu tốt. Lại tìm một sư phụ có tay nghề tốt để làm, bỏ ra hơn mấy tháng mới làm xong hết toàn bộ, kiểu dáng đều là kiểu thịnh hành trong thành."

Bạch thị cũng không ngờ đến Đỗ gia đã đặt mua xong hết đồ cưới, nghe giọng điệu này của Đỗ gia, chỉ sợ ngoại trừ những cái này còn có đồ vật khác, đồ cưới rất là phong phú. Nhà trong thành gả nữ nhi cũng chưa chắc đã bỏ ra nhiều như vậy, xem ra Đỗ gia đối với Tam Nương không tệ chút nào, chỉ sợ dựa theo quy củ thì sính lễ này có hơi nhiều. Đợi buổi tối trở về hỏi lại hỏi Trạm Ca nhi, coi hắn định bỏ ra bao nhiêu.

Lục gia ở Đỗ gia đến chiều mới trở về, cửa thành cũng sắp đóng lại, cho dù Đỗ gia giữ bọn họ ở lại ăn cơm, bọn hắn cũng sợ trở về không kịp, còn không bằng về nhà hâm nóng cơm rồi ăn.

Trên đường về thành, Bạch thị nói: "Đỗ gia đã chuẩn bị đồ cưới xong cho Tam Nương, ta thấy đồ cưới này cũng không hề ít, ban đầu ta còn nghĩ nhiều nhất thì Đỗ gia cho chăn mềm, không nghĩ tới làm ra đồ dùng trong nhà.

Lục Chí Phúc không hề nhận thức với mấy cái thứ này, ông ấy nói: "Điều đó nói rõ là thông gia rất hào phóng với nữ nhi."

Bạch thị thở dài: "Trái lại ông thì nói rất là nhẹ nhàng, người ta cho của hồi môn nhiều như vậy, chẳng lẽ ông không biết xấu hổ mà cho sính lễ ít? Tuy nói cưới cô vợ trẻ chỉ tốn 2, 3 lượng bạc, nhưng sính lễ mà chi có 2, 3 lượng thì sẽ rất áy náy."

Bình thường thì sính lễ nhà trai phải nhiều hơn lễ hỏi nhà gái, như vậy thì sẽ thể hiện rõ gia cảnh của nhà trai, hai là cũng có thể đè một cái đầu nhà gái. Bạch thị thở dài: "Ta sợ là ít nhất cũng phải số này!"

Bạch thị nói xong vươn một bàn tay ra, cũng không biết Trạm Ca nhi mình có để dành nhiều tiền như vậy không, mặc dù đứa trẻ này là một người chăm chỉ, nhưng cái nghề rèn này kiếm chẳng được bao nhiêu, lại nói đứa trẻ này là một người thật thà, có đôi khi người trong thôn đến, hắn sẽ giúp đỡ, nếu không thì chỉ thu lấy tiền vốn, căn bản là không kiếm được lời gì.

Lục Trạm mở miệng nói: "Nhị thẩm, con đã chuẩn bị xong tiền sính lễ, đến lúc đó liền làm phiền nhị thẩm thu xếp cho con."

Lúc này lòng của hắn đang xoắn xuýt vì chuyện khác, hắn phải xem đi bắt chim nhạn ở đâu, đây chính là thứ không dễ bắt. Nhưng mà Lục Trạm quyết tâm phải bắt được một con, hắn thật sự không muốn đến lúc đó phải thả vịt để cho đủ số.

Năm nay Đỗ Tam Nương cảm thấy thời gian trôi qua rất là nhanh, thoáng chớp mắt đã qua hết năm. Chuyện hôn sự của Tam Nương đã định xong, tảng đá lớn trong lòng phu thê Đỗ Hoa Thịnh cũng coi như là đã rơi xuống, liền đợi đến ngày Lục gia đến cưới người.

Hình như Tứ Nương cũng hiểu đại tỷ sắp xuất giá, sau này không còn ở trong nhà nữa, phải đi nhà khác, cảm xúc của con bé có chút sa sút, cũng không còn nói nhiều như lúc trước, sau đó cũng không biết Dương thị đã nói gì với con bé, Tứ Nương liền lập tức trở nên hiểu chuyện, bắt đầu học giặt quần áo, nấu cơm, mặc dù con bé chỉ đi theo bọn họ giúp đỡ.

Thoáng một cái đã qua 15 tháng giêng, cũng sắp đến tuổi cập kê.

Ngày hôm đó Đỗ Tam Nương cùng Tứ Nương ở nhà, phu thê Đỗ Hoa Thịnh đang bận rộn làm việc ở trong ruộng. Đỗ Tam Nương ở trong phòng bếp hấp một nồi bánh bao chay, nàng ngồi ở trong sân, cầm cuốn sách mà trước kia Đỗ Phong dùng, bên trong miệng đọc một câu, Tứ Nương cũng đọc theo một câu. Mặc dù thời đại này nữ tử học chữ không có khả năng ra ngoài làm việc như nam tử, nhưng nhận biết ít con số, ít chữ cũng tốt hơn nhiều.

Trí nhớ của Tứ Nương rất là tốt, dạy con bé hai lần liền có thể nhớ rõ, Đỗ Tam Nương đều rất kinh ngạc, với thiên phú này, nếu là một nam nhi chắc chắn sẽ là một loại người ham học. Hai tỷ muội ngồi ở trong sân nói chuyện, có mấy người đứng ở bên ngoài viện, thỉnh thoảng vươn cổ lên nhìn vào trong viện.

Năm ngoái viện tử Đỗ gia đã được xây lại, trước kia chỉ dùng cây trúc đơn giản tạo thành hàng rào bây giờ đã đổi lại thành tảng đá, tường viện được xây lại cao bằng chiều cao của một con người.

Mấy người kia nghe thanh âm trong viện, một người trong đó nói: "Có lẽ là người nhà này."

"Không phải nói là nghèo sắp chết đói sao, nhưng mà thấy cũng đâu có nghèo như người ta nói đâu!" Một người khác nói.

"Để ý hắn là nhà ai chứ, lúc trước chính nhà bọn họ đã nhận lấy sính lễ này, hiện tại nhà chúng ta phải cưới cô vợ trẻ, bọn hắn còn dám chống đối hay sao?"

Mấy người kia là người của Lâm Bảo Thôn, người nhà này họ Ngô, lúc trước gặp thiên tai, mắt thấy cô vợ trẻ của Ngô Xuyên bệnh sắp chết, dưới gối hắn ta còn có hai đứa trẻ còn nhỏ tuổi, nương của hắn ta Khuất Thị liền nói không bằng ra ngoài hứa hôn với một cô nương khác, quay đầu chờ bà nương chết rồi, lại cưới người vào cửa.

Nhà Ngô Xuyên ở Lâm Bảo Thôn cũng được coi là một phú hộ, Khuất Thị không nỡ để nhi tử sau này bị cô độc, còn nữa cô vợ trẻ trước đó lại không có sinh nhi tử, cái này nếu không còn sớm tính toán, sau khi chết sao có thể nhanh chóng tìm được thê tử mới, bà ta liền lấy 50 cân bột mì từ trong khẩu phần ăn của cả nhà, rồi thêm một xâu tiền, cầm lấy liền sai người làm mai cho Ngô Xuyên.

Nhớ cái ngày thiên tai đó, sính lễ này có chút kém hơn bình thường, nhưng vào lúc chết đói, phần này sính lễ này không hề thấp. Vốn dĩ Ngô gia nghĩ cô vợ trẻ của Ngô Xuyên sẽ không vượt qua khỏi năm thiên tai, không ngờ trái lại nàng ta qua nổi, chỉ là cơ thể này sớm đã bị sụp đổ, chỉ có thể nằm mãi ở trên giường, trong lòng Khuất thị rất chán ghét nàng ta, hơn nữa hôn sự của Ngô Xuyên đã nói xong, còn là một hoàng hoa đại khuê nữ, nhỏ hơn Ngô Xuyên 7, 8 tuổi. Ngô bà tử hận không thể đứa con dâu này chết sớm một chút, quay đầu cưới một cô nương trẻ tuổi, lúc này nhất định có thể sinh một nhi tử cho con trai.

Năm nay Ngô Xuyên đã hai mươi ba tuổi, năm ngoái thê tử hắn ta đã rời đi, ban đầu nương hắn ta muốn ngay lập tức thu xếp cưới cô nương vào cửa, sau đó thấy không bao lâu nữa là tết, chơn nữa bảy kỳ tang còn chưa qua mà đã cưới tân nương tử vào cửa, nói ra thực sự làm cho người ta phải thất vọng và đau khổ, Ngô Xuyên liền nói chờ một chút. Còn chuyện hôn sự lần này, vẫn luôn giấu diếm nương tử của mình, trong lòng Ngô Xuyên vẫn luôn hổ thẹn với vị nương tử của mình.

Một năm nay trôi qua rất nhanh, Khuất Thị đã bắt đầu thúc giục, anh em nhà họ Ngô vội vàng liền chạy đến đây nhìn, lúc trước làm mai, chỉ hiểu được đối phương là người ở đâu, tên gọi là gì, là khuê nữ nhà ai, nhưng hai bên vẫn luôn chưa từng gặp mặt, bây giờ là nghiên cứu và xem người trước.

Ngô Xuyên nhíu mày lại, muốn nói hắn không có tình cảm gì với người thê tử quá cố thì không đúng, nhưng nương tử bệnh nặng, lại không sinh con trai cho hắn ta, chỉ để lại hai nữ nhi, lão đại năm nay năm tuổi, lão nhị mới hơn ba tuổi, nương nói đúng, tội bất hiếu có ba cái, không có hậu là lớn nhất, hắn ta phải có cái hương hỏa truyền thừa.

"Đại ca, huynh mau qua đây nhìn." Nhị đệ Ngô Xuyên là Ngô Lâm Bồ nói.

Ngô Xuyên là lão đại trong nhà, Ngô gia có tổng cộng bốn huynh đệ, có điều tuổi của mấy huynh đệ có sự chênh lệch quá lớn, lão đại Ngô Xuyên hai mươi ba, lão nhị Ngô Lâm Bồ mười lăm tuổi, lão tam mười hai tuổi, tứ đệ tám tuổi.

Ngô Xuyên nhìn tường viện cao tường kín cổng chưa, tạm thời có chút xấu hổ tiến lên. Ngô Lâm Bồ vén tay áo lên, nhổ nước bọt, nói một cách hiên ngang khí phách và hùng dũng: "Vậy để đệ đi lên xem, nhìn đại tẩu tương lai của đệ trông như thế nào!