Tiểu Kiều Nương Cùa Nhà Thợ Rèn

Chương 15: Vật hiếm có

Vừa về đến nhà, Tứ Nương vội vàng chạy tới, trên khuôn mặt nhỏ nhắn tràn đầy vẻ chờ mong, Đỗ Tam Nương vừa cời vừa lấy kẹo đường từ trong ngực ra, đưa cho con bé và nói: "Cầm lấy ăn đi."

"Tạ ơn tỷ." Tứ Nương cầm đồ rồi cười hì hì chạy ra ngoài.

Bây giờ trời xế chiều, hôm nay Sử thị ở nhà nữ nhi một đêm, ngày mai mới về. Dương thị để Tam Nương đi nghỉ ngơi, còn mình thì xuống phòng bếp làm cơm tối.

Đỗ Tam Nương ôm ba thước đầu vải trở về phòng, lại tìm kim và thước ở trong sọt, lấy một cục than củi để làm dấu.

Bên kia Sử thị ở trong phòng cùng Đỗ Hoa Thịnh nói chuyện, đương nhiên ông biết hôm nay bọn họ đi làm gì. Lúc này nhìn mẹ vợ, ông nói: "Nương, hôm nay các người đi xem người, có thấy không? "

"Có thấy, trong nhà có ban gian nhà ngói lớn, còn có cửa tiệm rèn sắt. Còn cơ thể thì cường tráng hơn con nhiều, diện mạo cũng đàng hoàng, rất xứng với Tam Nương nhà con."

Đỗ Hoa Thịnh xoa đôi bàn tay, có chút vội vàng hỏi: "Vậy cả nhà thanh niên kia có nói gì không? "

Sử thị nhấp hai ngụm trà, nhìn đứa con rể thành thật của mình hiếm khi nóng nảy, bà cười nói: "Ta và lão tỷ sẽ cùng nhau đi nói, chuyện này con cũng đừng lo lắng, nếu có tin chính xác sẽ lại đến nói với các con."

Sáng sớm ngày thứ hai, Sử thị muốn trở về, Dương thị đưa 10 văn tiền cho Sử thị, sau đó lại dẫn bà ra cửa thôn.

Sử thị dặn dò: "Trước tiên ngươi đừng nói chuyện này với Tam Nương, chờ chỗ ta có tin chính xác, thì ngươi nói với Tam Nương cũng không muộng. Nếu mà chuyện này không thành công, thì trong lòng đứa trẻ cũng không thoải mái."

Dương thị gật đầu biểu thị đã biết, đưa tiễn Sử thị suốt hai dặm đường, thì mới trở về nhà với nỗi băn khoăn trong lòng.

Trong nhà chàng thanh niên kia rất có điều kiện, buổi tối hôm qua bà càng nghĩ càng thấy cửa hôn sự này mà thành, đối với nữ nhi mà nói đây cũng là một mối nhân duyên mỹ mãn. Bây giờ nhà bà cũng không có ý kiến gì, hiện tại phải xem nhà trai nói như thế nào.

Đỗ Tam Nương đang ở trong sân may y phục, nàng đang xâu từng đường kim mũi chỉ, nghĩ đến cũng sắp đến mùa đông rồi, cũng phải nghĩ cách mua ít bông, làm hai bộ áo bông.

Mùa đông ở đây rất là lạnh, nàng hận không thể cả ngày đều ở nhà mà không cần phải đi ra cửa, mỗi ngày ở trong phòng đốt lửa sưởi ấm thật là tốt.

"Tam Nương, con cũng may cho mình một bộ đi, hai năm này đều không có may bộ mới cho con." Dương thị trở về nhìn thấy nữ nhi mình đang bận rộn may vá, trên người mặc bộ áo cũ trước kia, trong lòng không nhịn được mà có hơi bùi ngùi.

"Nương, hiếm khi con kiếm được tiền lời, số tiền đầu tiên này, đương nhiên phải phải hiếu kính cha mẹ. Còn con thì không vội, sau này kiếm được tiền, đương nhiên ta sẽ tự mua cho chính mình." Đỗ Tam Nương không ngẩng đầu lên mà trả lời.

Dương thị nhìn nàng ngồi thẳng lưng trong sân, trên mặt bàn còn đặt một tấm vải đã được cắt, nhìn nữ nhi hiểu chuyện như thế, trong lòng bà cũng rất vui mừng.

Ở nhà một ngày, mà y phục chỉ được may sơ sơ, trái lại làm cho cổ nàng đau nhức, eo cũng đau. Đỗ Tam Nương dừng lại, thầm nghĩ từ từ làm cũng được, cũng không có gấp gáp.

Qua mấy ngày sau, Đỗ Tam Nương mang đệ đệ đi theo vào núi, lại đi hái ít nấm. Bây giờ chính là vào cuối thu, quả dương đào dại mọc đầy trên cây, Đỗ Tam Nương trèo lên cây hai ba lần, hái những quả gần, còn những quả xa thì nàng dùng cây đập, chờ quả rời xuống mặt đất, Đỗ Phong khom người xuống nhặt lấy trong bụi cỏ.

Đây không phải là thứ đồ hiếm gì, người trong thôn cũng thường đến hái ăn, kích thước của quả dương đào dại cũng nhỏ, có thể dỗ dành mấy đứa nhỏ, nhưng các người lớn không thích ăn lắm.

Hái khỏng chừng được ba bốn cân, Đỗ Tam Nương liền dừng lại. Nàng chậm chậm leo xuống, nhìn Đỗ Phong nói: "Phong ca, không được nhặt trên mặt đất."

Đỗ Tam Nương cõng cái sọt, trên tay cầm cái chiếc dao bầu, nàng đi thẳng đến đầm nước nhỏ, một con suối ở trên núi ngoằn nghoèo chày xuống, chà xát tảng đá lớn trong đầm nước, Đỗ Tam Nương nằm sấp xuống nâng hai tay múc nước lên để uống.

Sau khi giải cơn khát xong, nàng đứng dậy nghỉ ngơi tại chỗ, bên kia Đỗ Phong đi dọc lên theo con suối, năm nay trời không có mưa, những năm qua trong thôn nhỏ bọn họ mỗi khi đến hè sẽ đi bắt ít tôm, cá trở về để nấu ăn.

Đỗ Tam Nương thấy nó giống như một con khỉ, chỉ trong một lát đã không thấy bóng dáng nó đâu, cười nói: "Đệ đi chậm một hút."

"Tỷ ơi, người mau lại đây."

Đỗ Tam Nương theo sau thằng bé đi lên, và leo lên đến chỗ cao nhất, trước mặt là một ao nước có bán kính hơn mười mét, ao nước này nằm sâu ở trong núi, ở phần cuối có cái hang, nước chính là chảy từ cái hang ra, cuối cùng là hợp lại với dòng sông ở thôn đầu Đông.

Nước rất trong trẻo, có chút lạnh, Đỗ Tam Nương thở dài, nói ra: "Phía trước khô cạn, sợ là không có gì cá."

Cá sinh sống ở dòng nước lạnh này, chất thịt đặc biệt rất ngon, so với cá trong hồ nước còn ngon hơn.

Đang chuẩn bị kêu đệ đệ về, đột nhiên nàng thấy chỗ tảng đá lớn có một đồ gì đó đen thui, còn nhúc nhích nữa. Đỗ Tam Nương dụi dụi con mắt, nhìn lỹ vào, ngay lập tức nàng đặt cái sọt xuống mặt đất, xoắn quần lên chỗ đầu gối đi xuống nước.

Dòng nước rất là lạnh, nhưng Đỗ Tam Nương không thè quan tâm, lúc này lòng nàng chỉ để ý vật kia, ban đầu mặt nước yên lặng bị nàng ào ào tạo ra tiếng động lớn, thậm chí nàng còn bị nước hất lên làm ướt quần. Nàng nhanh chân chạy đến bên vật kia, duỗi hai cánh tay ra bắt nó.

Đỗ Phong nhìn thấy trong tay tay của mình là một thứ có hình dạng kỳ lạ, nó còn kêu, tiếng kêu giống như là tiếng trẻ con khóc, Đỗ Phong bị dọa, vội vàng kêu lên: "Tỷ, tỷ mau bỏ nó xuống đi, cẩn thận nó làm tỷ bị thương."

Đỗ Tam Nương cười: "Phong ca, con này có tên là kỳ nhông."

Nàng vừa nói vừa vội vàng chạy về trên bờ, trong này nặng khoảng bảy, tám cân, Đỗ Tam Nương cười nói: "Ngày khác ta đưa nó cho đại nhân ở trong thành, nếu được thưởng, tỷ sẽ mua đồ ăn vặt cho đệ."

Đỗ Tam Nương không hề nghĩ đến lần này leo núi, vậy mà gặp phải động vật hiếm, lúc này trên mặt không nhịn được mà nở nụ cười.

Nhìn thấy đệ đệ mặc một áo choàng ngắn, Đỗ Tam Nương nói: "Cởϊ áσ choàng ra đi, rồi nhúng xuống nước là ướt nó."

Đỗ Phong nghe thứ này có thể đổi ra tiền, ngay lập tức cởϊ áσ ra nhúng nước liên tục, sau đó đưa cho tỷ của mình, Đỗ Tam Nương dùng áo choàng bọc con kỳ nhông lại, đặt vào trong sọt và nói: "Chúng ta trở về thôi."

Hai tỷ đệ dường như chạy một đường trở về nhà, cũng may lúc này phần lớn mọi người đều rất bận rộn, tuy con kỳ nhông phát ra tiếng nhưng không ai nghe thấy.

Đỗ Tam Nương về đến nhà, vội vàng xách thùng gỗ ra, cho nửa thùng nước vào, mới bỏ con kỳ nhông vào nước.

Tứ Nương chạy đến, đi xung quanh thùng nước, chỉ vào con vật kỳ lạ: "Tỷ, đây là gì vậy? Đen sì, còn tiếng kêu giống như con nít."

"Đây là cá, đến mai tỷ tỷ cầm vào trong thành đổi tiền, mua đồ ăn cho hai đứa, còn làm quần áo mới."

Nói xong, Đỗ Tam Nhương để Đỗ Phong tới phụ một tay, hai tỷ đệ các người đem nó vào trong phòng.

Mặc dù chân Đỗ Hoa Thịnh đã tốt lên, nhưng không biết lúc điều trị sai chỗ nào, bây giờ lại ảnh hưởng đến việc đi trên đường, một chân dài hơn, một chân lại ngắn hơn. Hôm nay ông không ở nhà mà đã đi ra ruộng.

Đỗ Tam Nương giấu con kỳ nhông kia thật kỹ, lấy nấm ra, đáng tiếc là bị con kỷ nhông kia đè hư hết.

Đành phải nhặt một số nấm có thể còn nguyên vẹn, còn một số nấm quá nhỏ liền lấy làm đồ ăn vặt cho đệ đệ và muội muội.

Đỗ Tam Nương nhìn Đỗ Phong: "Phong ca, đệ ở nhà trông coi, không được cho người khác phát hiện con cá này."

Đỗ Phong vội vàng gật đầu đồng ý, Đỗ Tam Nương cõng cái sọt chạy ra vườn.