Chờ Ngày Em Đến

Chương 3

Đang say tí bỉ, tôi bật nhạc xập xình trong phòng với nhảy giật đùng đùng với Thái. Lâu lắm hai chị em mới gặp lại nhau còn ăn lẩu tới mức say tí bỉ. Gặp nó chúng tôi tâm sự bao nhiêu thứ. Tôi còn biết được vụ mẹ tôi nói dấm nói dúi với Thái, lên thành phố có gặp được tôi, phải giục tôi mau chóng về quê lấy chồng. Lúc nghe nó nói vậy, tôi đứng thần người ra đó. Nó còn thì thầm cho tôi biết: "Chị đừng lo! Em nói dối bác là em chưa gặp được chị, vì em không tìm thấy nhà chị!". Nghe tới đó, tôi cười khúc khích, nó cũng cười theo.

Hai đứa đang xập xình, rầm rầm, đột nhiên có người bấm chuông, gõ cửa nhà. Tôi lật đật chạy ra ngoài cửa nhà, thấy anh hàng xóm đang đứng ở cừa, tôi quơ lấy tay chỉ mặt anh ta, cười khẩy một cái rồi, ngất đi không hay. Trong giấc mơ đó, tôi thấy bản thân nhẹ hẫng, tự do, như thể được bay lượn trên bầu trời. Cuối cùng được ngủ trên mây. Tôi thấy gương mặt rất thân quen, ánh mắt đó, sắc lạnh lướt qua.

***

Tôi sang nhà hàng xóm, nhấn chuông cửa vì tiếng nhạc quá to. Cô là người mở cửa, tiếng nhạc EDM phát ra từ loa inh ỏi. Mùi lẩu Thái ám vào nhà vì bật điều hòa xộc thẳng vào mũi. Quần áo cô xộc xệch, tóc tai búi không gọn gàng, có cái lõa xõa ra. Mặt cô đỏ bừng lên, dùng giọng say xỉn đáp chuyện với tôi, còn cười khẩy một cái:

- Ế! Anh hàng xóm này. Hình như tôi gặp anh ở công ty này, anh còn cho tôi mượn áo lúc sáng này.

- ...

Cô đứng không vững, va vào người tôi, ghé tai vào ngực tôi. Tai, mặt mũi tôi đỏ bừng bừng lên. Tim đập thình thịch, bao lâu rồi chưa được tiếp xúc với người khác giới gần như vậy. Tiếng nhạc to kéo tôi về thực tại. Vội vàng tôi dựng cô ta đứng dậy, cô hất tay tôi:

- Anh tránh xa tôi ra, anh giàu vậy, nổi tiếng vậy, đừng để dính chuyện gì với tôi mà tạo "nổi" _ Nói xong cô ngồi bệt xuống, dựa lưng vào khung cửa nhà.

Cô gái này rất biết điều, hiểu chuyện. Chắc có lẽ đã mang rất nhiều uất ức, rời gia đình mà đến thành phố này, bảo vệ bản thân ra khỏi điều tiếng, bảo vệ sự nghiệp và thương hiệu cá nhân. Khâm phục. Tôi nhấc bổng bế cô lên, đưa vào trong nhà. Thấy một chàng trai, nằm ghế sofa nói mớ: "Lam Linh, em bảo vệ chị." Nghĩ bụng cô gái này độc lập như vậy, dễ gì mà bảo vệ. Nhìn quanh tôi bế cô vào phòng, đặt nhẹ xuống giường, rồi vớ điều khiển điều hòa tắt đi, bật cho cái quạt trần phe phẩy. Căn phòng toàn là tác giả nổi tiếng, chất nhiều sách về tác phẩm nổi tiếng. Nhìn quanh một lượt, tôi tắt tiếng loa phát nhạc inh ỏi rồi ra về.

***

Tôi thức dậy, loạng choạng đầu choáng váng, bước xuống giường, đi ra mở cửa phòng, mùi lẩu ám đầy trên tường, nồi lẩu chềnh ễnh ngay giữa phòng khách, nước đã cạn, thức ăn trong nồi khô cong, vỏ bia thì rải đầy sàn nhà. Nắng cửa sổ chiếu thẳng mặt thằng Thái đang ngủ khò khò trên sofa nhà tôi. Theo phản xạ có điều kiện, tôi đến gần nó, cho một trưởng. Thằng bé lăn đùng xuống đất, mặt mũi cau có lại, nhìn ngơ ngơ. Tôi lớn tiếng:

- Dậy đi! Nắng lên qua cả đỉnh đầu rồi, mà còn ngủ trương "phao câu" lên vậy!

Nhìn đồng hồ, tôi mới nhớ ra hôm nay phải tới chỉnh kịch bản với khách mời. Sát giờ tôi mới tỉnh. Tôi lóng ngóng hết cả lên. Chạy bục mặt, xuýt chút nữa ngã uỵch ra đất. Đang đứng thất thểu, đi trên đường, phía sau có thằng Thái rồ ga lên đi từ đằng sau với con motor mới cứng.

Hồi mới vào năm nhất, nó còn nhắn tin nói với tôi, nó với bố mẹ cãi nhau với phụ huynh là xem mua xe oto hay xe motor. Hai bác cứ nằng nặc đòi mua xe oto cho nó chỗ che mưa che nắng lúc đi lại, còn nó thì muốn phóng motor. Con một mà, mó dãy nảy lên, cãi nhau tóe khói, máu lửa nên bác trai mới cho tiền đi mua motor. Còn tôi đến lúc ra trường vẫn còn chưa tích cóp được nghìn nào để mua phương tiện đi lại, hàng tháng vẫn phải trả tiền đi xe buýt. Có lẽ tôi cần thay đổi nhiều hơn để có được thứ mình muốn, không thể để cho người trẻ nhìn thấy mình nghèo mãi được, ra trường cũng đã được một năm hơn mà không có được định hướng lâu dài cho sự nghiệp có lẽ cũng là một loại thất bại.

Vừa đến trước cửa công ty, một chiếc xe xế hộp mới đi tới. Người bước ra từ xe toát ra thần thái điện ảnh, giàu có, vẻ phong trần, hoa lệ. Anh đi thẳng vào trong tòa nhà, còn không thể liếc nhìn tôi một cái. Tự hỏi bao giờ mình mới có thể ngầu như thế nhỉ.

Tôi vừa mới đặt xuống mặt bàn trong văn phòng, các chị đã bu vào nói tôi. Bảo tôi lại đi làm "mẹ đường" từ bao giờ mà lại được trai trẻ đưa đi đón về bằng motor như thế. Đáp lại các chị, giải thích mối quan hệ của tôi với Thái thì các chị nói tôi bao nuôi người ta từ bé. Trời ạ. Từ bé đến lớn, toàn Thái bao ăn tôi, mỗi lần đi trộm xoài, quả ngọt tôi cướp của nó, nó ăn quả chua rồi chạy đi tám hướng. Các chị cũng đồn tôi quan hệ mật thiết với idol giới trẻ Anh Kiệt nên mới đến sát giờ nhau thế. Tôi kiểu "huh". Đúng là những con người lắm chữ, thì không gì không thể nghĩ ra.

Chị Hà quản lý gọi tôi vào trong văn phòng, giọng có ít hằn học nhắc nhở tôi:

- Chắc em cũng đã biết người ta đang là Ngôi sao đang lên được người tiêu thụ thị trường "công nghiệp nghệ thuật" vô cùng săn đón. Người hâm mộ push rất cao, đằng sau người ta là cả thế lực lớn. Nếu em để cho người ta hiểu nhầm mình thì người đầu tiên thiệt chỉ có mình em.

- Vâng.

- Nếu cảnh sáng nay bị lũ paparazi bắt gặp rồi cắt ghép là toang đấy.

Tôi chỉ biết gật đầu cho qua. Đâu ai ngờ, chuyện đến cùng một thời điểm lại là bất lợi cho cả tôi và anh. Trong giờ họp hôm nay, tôi lại bị chị Hà mắng xối xả vì tội viết kịch bản lỗ chỗ, không khớp concept. Còn anh ta thì cả buổi chỉ ngồi cắm mặt vào điện thoại, không cần biết trời đất ra sao....

Bước ra khỏi tòa nhà, Hà Nội đã chỉ điểm tới 7 giờ tối. Tôi gọi điện cho Thái qua đón, nó nói đang đi làm thêm ở cửa hàng tiện lợi, hôm nay không thể nghỉ vì cả tháng vừa nó chốn việc, lần này mà nghỉ nữa thì quản lý đuổi. Ngoài trời mưa lất phất, đèn đường lên. Nhìn đồng hồ, tôi chạy ra bến xe buýt. Đến nơi thì xe vừa đi còn tôi thì ngã uỵch xuống đất. Đế đôi cao gót bung ra sau 6 năm chịu đựng sức công phá của tôi. Đã chẹo chân còn hỏng giày dép, tôi lếch thếch dưới cơn mưa bụi đi về phía dưới mái hiên của bến xe.

Tôi ngồi đó thẫn thờ nhìn thành phố sáng đèn. Người người, xe xe cứ vô tình mà đi qua. Ai cũng vội về với gia đình, ai cũng hớt hải về ăn bữa cơm nhà. Tôi nhớ tới những lần mẹ mắng tôi vì chầy bửa ra đó không chịu xuống ăn cơm. Những lần bố nấu cá kho mà từ đầu xóm đã nghe thấy mùi. Dù cho bố mẹ tôi có bảo thủ về mặt suy nghĩ nhưng họ vẫn là bố mẹ tôi, lo cho tôi từ tấm bé đến tận giờ khi tôi lớn. Thỉnh thoảng vẫn gọi điện hỏi tôi cần tiền không, rồi còn tiện thể giục tôi về lấy chồng. Hy vọng sau này họ có thể hiều cho suy nghĩ của tôi một chút, bớt lo lắng cho cuộc sống cá nhân của tôi.