Vì thế Lục Trầm ngựa không ngừng vó, chạy một mạch tới phía Đông Nam ngàn dặm ngoài kia. Hắn phải kiểm soát nơi đó càng sớm càng tốt, bị ép nằm gai nếm mật thêm một lần. Rồi một ngày nọ, hắn sẽ dẫn theo đại quân đánh trở lại kinh sư.
Cho nên hắn đã bỏ lỡ toàn bộ pháo hoa xuân chốn Giang Nam tháng ba.
Nhưng mà chúng ta lại không thể bỏ qua được.
Ai muốn xem hắn giành được công danh muôn đời thì đi mà đuổi theo hắn. Còn những ai ngồi lại, xin hãy cùng ta nghỉ chân tại Giang Nam nhé.
Tựa như một con hạc dừng ở dưới mái hiên, chần chừ không chịu bay. Đuổi đi thì không phải, mà không đuổi cũng không được.
Ông chủ quầy mứt quả đã để ý đến đứa nhỏ từ lâu, cứ đi tới đi lui vài lần trước cửa tiệm của mình. Muốn ăn trộm mứt quả hả? Mà trông cũng chẳng giống.
Cũng không biết là do vóc dáng lùn hay là tóc quá dài, một đầu tóc đen dài gần như chấm đất được một sợi dây trắng nhẹ nhàng buộc sau đầu. Mặc một bộ Nguyệt Nha viên lĩnh thường màu trắng, vạt áo dài bị giặt nhiều đến mức hơi sờn. Đôi mắt phượng cứ luôn nhìn về phía cửa tiệm bán mứt quả.
Chưởng quầy vẫn tiếp tục công việc làm ăn của mình, đôi lúc lại liếc thấy thân ảnh màu trắng nho nhỏ kia, đáng thương không chịu rời đi.
"Đại thúc—"
Cuối cùng đứa nhỏ cố gắng lấy hết dũng khí, hướng về phía chưởng quầy mà gọi. Giọng nói nhỏ nhẹ của người Ngô*, thường thấy ở trẻ con vùng Giang Nam.
*Phía Nam Giang Tô, Bắc Chiết Giang
"Muốn ăn mứt hoa quả hả?" Chưởng quầy tiện tay đưa cho hắn hai xiên.
"Không, không, ta sẽ không ăn không của thúc đâu." Đứa nhỏ khoát tay.
"Hửm?" Chưởng quầy cười hỏi.
"Ta có thể giúp thúc tu bổ lại bảng hiệu cho đẹp, sau đó thúc cho ta...một xiên mứt quả nhỏ là được rồi."
Chưởng quầy kinh ngạc, bước ra ngoài quầy hàng nhìn biển hiệu tiệm mình. Quả thật tấm biển làm từ gỗ hoa lê bị mưa phùn Giang Nam hàng năm làm mục một góc. Nhưng mà cũng chỉ là một góc rất nhỏ, bình thường không chú ý thì không thể thấy được. Chưởng quầy nghĩ thầm, chút xíu này có gì đánh để sửa đâu, vì thế cười nói: "Bảng hiệu không cần sửa, mấy thứ trái cây này cũng không mất nhiều tiền, coi như ta mời ngươi ăn."
"Không được mà, cha ta nói ăn của người khác không thể không trả tiền." Đứa nhỏ cố chấp nói.
"Nhìn dáng vẻ của ngươi còn chưa đến mười tuổi đi, biết sửa bảng hiệu sao?"
"Sửa tốt! Ta thấy nên vót lại góc bị mục trên biển hiệu của thúc, khắc thành một đôi uyên ương, thúc thấy sao?."
"Ngươi có thể khắc được uyên ương ấy hả?"
"Tại sao lại không được? Còn có hạc tiên, Tì Hưu, Quan Âm Bồ Tát... Ta đều có thể làm được." Đứa nhỏ phồng má.
Chưởng quầy cảm thấy việc này có vẻ hơi nan giải, hắn vốn dĩ không thấy bảng hiệu nhà mình có cái gì cần tu sửa. Có điều đứa nhỏ trước mặt này, da mặt mỏng lại cố chấp, còn không có đủ can đảm để mà hỏi xin mình mứt quả ăn nữa.
Mà chưởng quầy cũng không nỡ bôi nhọ mặt mũi đứa nhỏ này, đành phải cười khổ nói: "Ta giúp ngươi tháo tấm biển xuống đây."
"Vâng..." Đứa nhỏ đỏ mặt cúi đầu, nhỏ giọng lên tiếng.
Giang Nam dân phong thuần phác, lão chưởng quầy đến tiệm thợ mộc cách vách mượn cây thang, cùng đứa con khiêng bảng hiệu xuống dưới.
Tiểu hài tử ngồi xổm trên mặt đất, lấy ra một cái bút khắc nhỏ, cẩn thận phác hình uyên ương trên tấm biển.
Chưởng quầy đứng sau lưng hắn nhìn nhìn, thằng bé này nhỏ như vậy, ngay cả bảng hiệu còn lớn hơn nó gấp hai lần.
"Con phải cẩn thận đấy, đừng để cho đứa nhỏ tự làm đau bản thân." Chưởng quầy nhỏ giọng nhắc đứa con.
Người con do dự: "Đứa bé này... Thật sự khắc được uyên ương sao ạ?"
Lão chưởng quầy vuốt râu cười khổ nói: "Con mong nó đừng làm hỏng bảng hiệu của chúng ta là tốt lắm rồi."
Vì thế chưởng quầy cùng con trai ở trong cửa hàng tiếp tục buôn bán mứt quả cùng hoa quả khô, tiểu hài nhi ở một bên mò mẫm khắc uyên ương.
"Đứa nhỏ này, nhà ngươi ở đâu vậy?"
"Là Hạ gia ở hẻm Trường Can đối diện."
"Hạ tiên sinh dạy học ở thôn Lạc Thủy?"
"Đúng, đó là cha ta."
"À, vậy ngươi là 'Đại Hạc' hay 'Tiểu Hạc'?"
"Ta là 'Tiểu Hạc'. " Đứa nhỏ cười tủm tỉm trả lời.
Hạ tiên sinh dạy học ở thôn Lạc Thủy có hai đứa con trai, một lớn một nhỏ trắng trẻo sạch sẽ, vì thế hàng xóm láng giềng hay gọi đứa lớn là "Đại Hạc", đứa nhỏ hơn là "Tiểu Hạc", cũng coi như đồng âm với họ của hai người.
Đứa nhỏ này khi mới quen thân vẫn còn vẻ câu nệ ban đầu, vẫn tủm tỉm cười, thích nói chuyện phiếm với người ta, rảnh rỗi lại đút cho nó một miếng cái trái cây hay mứt quả cũng sẽ không chối từ. Nhưng nếu ngươi muốn nhìn nó điêu khắc như thế nào, thằng bé sẽ lấy cả người che đi rồi nói: "Không được xem, không được xem." Ngươi mỉm cười hỏi tại sao không được xem? Đứa nhỏ sẽ cười hỏi lại ngươi: "Ngươi đã bao giờ gặp qua tiểu mỹ nhân chỉ trang điểm nửa mặt, chỉ cài trang sức nửa người chưa?"
Hôm đầu tiên đứa nhỏ không thể khắc xong được, liền lấy mảnh vải bố bao lại kỹ càng, đáng thương hề hề nói với chưởng quầy: "Tuy rằng ta không có biện pháp mang nó về nhà, nhưng mà thúc ngàn vạn lần không được bỏ bao bố ra, sẽ hù dọa nó đấy."
"Hả? Hù dọa nó? Chẳng lẽ tấm bảng đó còn sống sao?" Chưởng quầy nói đùa.
"Chính là sống nha, chẳng qua hiện tại nó vẫn chưa đủ xinh đẹp, chưa thể nhìn được. Nếu thúc lại bất ngờ nhấc vải che ra sẽ làm nó sợ, nó sẽ xấu hổ đó."
Ánh chiều buông, chưởng quầy dõi theo hình bóng đứa nhỏ rời đi, cứ như là đem hết trái tim của mình trao cho một mảnh gỗ vậy.
Sáng hôm sau, chưởng quầy chợt nghe thấy tiếng gõ cửa khe khẽ. Gõ rất nhẹ, như thể đang cảm thấy xấu hổ vì đã làm phiền lúc sáng sớm vậy. Nhưng mà thanh âm vẫn chưa hết, một lúc sau lại "cốc cốc cốc" ba lần, lúc sau lại "cốc cốc cốc" ba lần nữa...
Chưởng quầy vội vàng mặc quần áo ra mở cửa.
Vẫn là đứa nhỏ mặc một bộ Nguyệt Nha trắng thuần, có thêm một cái tay nải nhỏ buộc ngang vai
"Ta, ta đến để khắc tiếp đôi uyên ương kia cho xong."
"Ăn cơm không?"
"Dạ, ăn."
Đứa nhỏ gật gật đầu rồi vội vã chạy đến chỗ đôi uyên ương của mình, ngồi xổm xuống, nhỏ giọng lẩm bẩm: "Uyên ương ơi, uyên ương à, nên thức dậy rồi." Sau đó thật cẩn thận tháo tấm vải ra, ánh mắt đong đầy ý cười, trìu mến nhìn đôi uyên ương nhỏ.
Hương thơm ngát từ mảnh gỗ chầm chậm lan tỏa khắp căn phòng, vụn gỗ nhảy nhót dưới ánh mặt trời như đang phát sáng...
Đến buổi chiều, uyên ương đã được khắc xong xuôi. Đứa nhỏ đến gần nhìn kĩ, rồi lại lùi hai bước nhìn, sang bên trái nhìn, lại sang bên phải nhìn, vừa nhìn vừa ngây ngô cười.
Chưởng quầy cùng con trai cũng đứng ở đó tỉ mỉ quan sát.
Đao pháp tự nhiên quả thực không thua kém gì bậc thầy chạm trổ nhiều năm kinh nghiệm, nhưng mà đôi uyên ương này thoạt nhìn giống như vẫn còn sống vậy, một con quay đầu rỉa cánh, một con lại dính chặt vào con kia. Lông vũ xen kẽ nhau, vô cùng tinh tế dễ thương.
"Trái lại tấm bảng hiệu nhà ta bây giờ lại không xứng với đôi uyên ương của ngươi nữa rồi." Chưởng quầy khen ngợi.
Đứa nhỏ ngượng ngùng cúi đầu cười.
Lại đem bảng hiệu treo lên, ba người tiếp tục quan sát tấm biển. Đôi uyên ương nho nhỏ, để trên chỗ cao nhìn không rõ lắm. Thế nhưng đứa nhỏ vẫn như cũ ngửa đầu nhìn tiểu uyên ương của nó, ngây ngô cười.
Có lẽ đại đa số mọi người đi ngang qua cửa hàng sẽ không chú ý tới hai chú chim nhỏ nằm ở trên này đâu.
Nhưng vậy thì đã sao? Có bao nhiêu đóa hoa vô danh bung nở nơi chân núi vắng vẻ, phô khoe vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành, thơm ngát nói cười, tự cho mình là thanh cao. Đến khi hết thời nở rộ liền lặng lẽ điêu tàn, hóa thành bùn mùa xuân. Cũng giống như đứa nhỏ này, cũng đang lẳng lặng mà bung nở nơi con hẻm nhỏ vô danh chốn Giang Nam.
Mang theo bao lớn bao nhỏ mứt quả cùng hoa quả khô, nó vừa đi vừa ăn, vô cùng vui vẻ bước về nhà.
Phụ thân xuống nông thôn dạy học rồi, vẫn chưa trở về nữa. Đứa bé nhẹ nhàng thở phào, bởi vì vẫn chưa thuộc lòng《Luận Ngữ*》mà phụ thân giao cho, nếu về sẽ bị nghe mắng mất.
*Luận Ngữ: sách ghi chép lại những lời nói và hành động của Khổng Tử và một số học trò. (Xem thêm trên wikipedia)
Con mèo nhỏ rón ra rón rén đến thư phòng, quả nhiên là ca ca đang đọc sách.
Nó lén lút đi từ phía sau, lấy ra một loại mứt hoa quả mà mình thích ăn nhất, sau đó bất thình lình nhét vào miệng ca ca.
Đôi mày đẹp của ca ca nhăn lại, chỉ còn cách nuốt mứt quả xuống.
Đệ đệ toan tính trong đầu: "Cho huynh ấy ăn đồ ngon trước, sau đó sẽ không mắng ta đâu."
"Bình An đệ lại chơi bời lêu lổng ở chỗ nào!" Ca ca vừa mở miệng đã giận dữ hỏi.
Toan tính thất bại, đứa nhỏ tên Bình An cúi đầu nhỏ giọng ngập ngừng nói: "Mang về cho huynh đồ ăn ngon mà."
"Đồ ăn ở đâu ra?"
"Giúp chưởng quầy bán mứt quả sửa lại bảng hiệu, là thúc ấy tặng cho."
"Học thuộc Luận Ngữ chưa?"
"...Vẫn chưa thuộc." Đệ đệ lí nhí trả lời.
Ca ca nhíu mày, đưa《 Luận Ngữ 》cho đệ đệ, sau đó liền quay đầu tiếp tục đọc sách của mình.
Bình An nhẹ nhàng thở ra, giả vờ giả vịt mang theo《 Luận Ngữ 》đi ra ngoài, trong lòng nghĩ tiếp theo đi đâu chơi bây giờ ta?
"Phụ thân tối nay sẽ trở về."
Trong nháy mắt Bình An vừa bước ra cánh cửa thì ca ca bổ sung.
Tâm tình tức khắc té xuống đáy, mặt mày ủ ê mở Luận Ngữ chương năm: "Công dã tràng. " Sau đó phát hiện ra bản thân ngay cả việc đọc còn không nổi...
"Ca— ca—" Bình An dài giọng nịnh hót.
Ca ca mặt không đổi sắc, lật trang tiếp theo của Nhất Hiệt Thư, làm bộ như không nghe thấy.
"Ca ca tốt, dạy đệ đọc đi." Bình An lại dịch qua lôi kéo tay áo, vô cùng đáng thương mà gọi.
"Không dạy."
"Dạy đi, đi mà, mỗi ngày đệ sẽ mang đồ ngon về cho huynh."
"Không hiếm lạ."
"Sao ca ca lại là một người thấy chết mà không cứu như vậy, sách Khổng Tử huynh toàn học vẹt thôi!"
"Đệ mới học vẹt."
"Đúng vậy, đệ đúng là học vẹt, nhưng phụ thân vẫn bắt đệ phải đọc, không đọc còn muốn đánh đệ, đệ bị đánh nương sẽ đau lòng. Ca ca không muốn nương phải đau lòng đâu ha?"
Ca ca thở dài, vẫy tay ý bảo đệ đệ cầm sách lại đây.
Hắn luôn luôn không bao giờ nói lại được đệ đệ.
Vì vậy tiếng đọc sách trong thư phòng truyền ra, ca ca đọc một câu, đệ đệ theo đó đọc lại.
Sau giờ ngọ, ánh dương nghiêng nghiêng đổ xuống mặt bàn, tràn lên áo hai người con trai. Mặc một bộ Nguyệt Nha viên lĩnh trắng muốt như nhau, đều là do mẫu thân tự may lấy hồi tân niên. Mắt phượng dài đẹp giống nhau như đúc, ca ca nho nhã tuấn tú, đệ đệ trắng trẻo ngây thơ.
Thật sự rất giống hai con hạc một lớn một nhỏ.
Thư phòng chỉ có một chiếc ghế Bát Tiên*, Tiểu Hạc dứt khoát ngồi trong lòng Đại Hạc. Đại Hạc cầm Luận Ngữ đọc một câu: " Phu tử chi văn chương, khả đắc nhi văn dã.**"
*Ghế Bát Tiên: Loại ghế dựa tinh tế chạm trổ bằng gỗ, hay thấy ở các gia đình khá giả.
**Câu này nằm trong Luận Ngữ, thiên 2: Vi chính, chương 2.4. Của Tử Cống – Nho thương đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. Nguyên văn như sau:
"Phu tử chi văn chương, khả đắc nhi văn dã. Phu tử chi ngôn tính dữ thiên đạo, bất khả đắc nhi văn dã."
Tức là: "Phu tử [giảng] về các loại học vấn văn hiến, chúng ta nghe có thể hiểu được. Phu tử [giảng] về các loại thiên tính thiên đạo, chúng ta nghe không hiểu."
Tiểu Hạc cũng đọc theo: "Phu tử chi văn chương, khả đắc nhi văn dã."
"Đệ có biết câu này nghĩa là gì không?" Đại Hạc hỏi hắn.
Tiểu Hạc chớp mắt lắc đầu.
Đại Hạc nhíu mày, kiên nhẫn giải thích...
"Ôn Ngọc, Bình An, ăn cơm thôi." Mẫu thân hô.
"A!" Bình An vui vẻ, nhảy từ trên đùi ca ca xuống chạy đi ăn cơm.
Ca ca tên là Ôn Ngọc thu thập giấy và bút mực, cũng đi ăn cơm.
Buổi tối, vẫn chưa thấy phụ thân trở về, mẫu thân liền gọi Bình An tới: "Nương thấy con cao lên thì phải, đến đây ta đo thử xem nào."
Bình An hoạt bát chạy tới, trong nhà có một bức tường chuyên dùng để đo chiều cao của cậu và ca ca.
"Ôn Ngọc cũng ra đây đi."
Ca ca không tình nguyện mà đi đến.
Hai huynh đệ đứng song song, ca ca không nhúc nhích, còn đệ đệ thì vừa kiễng chân vừa ưỡn ngực.
Mẫu thân nói một câu: "Như vậy thì sao ta đo được đây?"
Đệ đệ vẫn ngoan ngoãn bất động như cũ.
"Nương—"
"Ơi?" . Đọc truyện hay, truy cập ngay — ТRUМTR UYEN. мe —
"Con cao hơn hay là ca ca cao hơn ạ?"
"Tất nhiên là ca ca cao hơn rồi."
"Không phải không phải, ý con là, năm nay con cao nhiều hơn hay là ca ca cao nhiều hơn?"
"Tự con xem đi."
Đứa nhỏ xoay người lại, năm nay nó tám tuổi, vì thế trên tường vẽ tám dấu gạch. Ca ca mười ba tuổi, vì thế trên tường vẽ mười ba dấu gạch.
Bình An nhìn chiều cao chính mình, đối xứng bên cạnh chính là chiều cao của ca ca năm tám tuổi, cả hai bên đều cao bằng nhau. Bình An cảm thấy thực hài lòng, bởi như thế này thì năm cậu mười ba tuổi có lẽ sẽ cao như ca ca hiện tại vậy.
Sau đó Bình An vẫn luôn nhìn ca ca, chỉ biết cuối cùng bản thân cũng có thể lớn lên cao rất cao.
_____________________
Thời gian thấm thoát trôi qua, mọi ngóc ngách trong những con hẻm nhỏ đều dần dần được bao phủ bởi các tác phẩm điêu khắc của đứa bé ấy.
Trên cửa sổ nhà cô nương là hình phượng hoàng, bỉ dực song phi.
Chiếc ghế Bát Tiên mà lão gia gia dùng để phơi nắng, cả bốn chân ghế đều được chạm trổ hoạ tiết mây cuốn.
Ở trước cửa các gia đình giàu có, sư tử đá lớn vẫn còn nguyên, nhưng lại có thêm một chú sư tử đá nhỏ ở bên cạnh làm bạn.
Trên cầu Chu Tước người đến người đi, mỗi một cột lan can đều được tinh tế khắc lên một nhành hoa mai một mảnh xuân sắc.
Cây cột trong quán trà Trương gia có thêm một cành dương liễu và hai con én, trên bảng hiệu của tiệm cầm đồ Vương gia lại treo thêm một chuỗi thỏi vàng...
Giang Nam mặc dù ít hộ gia đình sinh sống, nhưng lại vô cùng lịch sự tao nhã lại nhàn hạ, bằng không thì cây cối lẫn hoa cỏ kia là do ai vun trồng?
Vì thế, mọi người cũng đều vô cùng chào đón một tiểu thợ mộc như vậy.
Nếu mở cửa ra, thấy đứa nhỏ đang khắc một đôi Môn Thần* trên cửa nhà mình thì cũng không quấy rầy. Đợi đến giữa trưa liền mang cho thằng bé một đĩa hoa quế cao, hy vọng nó có thể khắc đẹp mắt một chút.
*Môn Thần: Thần giữ cửa
Dần dà, tất cả mọi người đều biết tiểu thợ mộc ở hẻm Trường Can tên là Bình An, khắc cái gì giống cái đó.
Ngay tại lúc Hạ Bình An ở trong phố lớn ngõ nhỏ chốn Giang Nam thích gì khắc đó. Thì Lục Trầm ở ngàn dặm ở ngoài kia, lại đang phải trải qua một cuộc sống nước sôi lửa bỏng, khổ cực trăm bề.
Phía Đông Nam vẫn chưa khai hỏa, phần lớn là dân bản xứ sinh sống trong các bộ lạc. Ngay khi vừa rời đi, Lục Trầm lại bị cuốn vào cuộc nội chiến giữa các bộ tộc.
Nhóm thị vệ ban đầu Lí Hạp phái đi giám thị Lục Trầm đang bị giam lỏng, toàn bộ đều đang ở trong tình trạng vô cùng hỗn loạn.
Rất nhanh, Lục Trầm liền thu những người này về dưới trướng hắn, làm thuộc hạ của hắn.
Nếu nói đấu tranh trong triều đình thiên về đấu tranh tâm lý thì ở phía Đông Nam, hoàn toàn là cuộc đấu tranh của vũ khí lạnh.
Có một vài lúc, Lục Trầm thiếu chút nữa là mất đi sinh mạng.
Nhưng mà một người sống trong an nhàn sung sướиɠ từ nhỏ giống như hắn, lại dần dần có thể cầm được đại đao, có thể bắn cung tiễn ra xa hai trăm bộ*, có thể vừa cưỡi ngựa vừa vung đại đao hô "Gϊếŧ—"
*Bộ: 1 bộ bằng 5 xích, rơi vào khoảng 1,66m. Vậy 200 bộ thì bằng 332m
Hắn là một chiến binh trời sinh, là người lãnh đạo thiên bẩm. Dựa vào chính sức mình đánh thắng vô số bộ lạc.
Thời điểm Lục Trầm chặt đầu mười tám thủ lĩnh lớn nhỏ ở Đông Nam, đặt ở bên ngoài trướng của mình, Hạ Bình An còn đang nghiêm túc điêu khắc một đôi vịt con cho đứa con nít nhà hàng xóm.
- HẾT CHƯƠNG 2-