Dấu Tay

Chương 34

Cổng trường chật cứng người, phụ huynh ra đón học sinh, những cuộc trò chuyện sôi nổi, vẻ mặt nhẹ nhõm, mọi gia đình dường như đã giải quyết xong một sự kiện trọng đại.

Nhưng Phong Nhã Tụng cảm thấy chuyện của cô đã đột ngột ập đến.

Cô cố gắng giữ bình tĩnh, cười nói: “Đương nhiên con phải ở trong ký túc xá chứ, sao lại không ở được.”

Bà Phong nhìn về phía người kia, người kia nói: “Ơ, con gái nhà cô bảo kỳ này cháu trọ ở trường với nó, nhưng thứ sáu mỗi tuần đều được về nhà, nó hâm mộ cháu lắm đấy. Nhà cô xa quá nên không thể để nó học ngoại trú được.”

Phong Nhã Tụng há miệng: “Cô à, chắc cô nhận nhầm người rồi, liệu có phải bạn ấy nhắc đến người khác không ạ.”

Người kia nghi ngờ: “Cháu tên là Tiểu Tụng đúng không, lúc họp phụ huynh cô từng gặp cháu…”

Đầu óc Phong Nhã Tụng rối bời, lúc này, cô bạn cùng ký túc xá cũng chạy tới đây.

Phong Nhã Tụng lập tức ra hiệu với cô ấy.

Cô gái kia khó hiểu, cười tươi nói: “Mẹ ơi, con thi xong rồi!”

Người kia gật đầu: “Thả lỏng thôi, cuối cùng mấy đứa cũng có thể thả lỏng rồi.”

Người kia lại quay mặt lại, nói tiếp: “Bạn cùng phòng mà con nhắc đến là bạn này đúng không.”

Bạn nữ cùng phòng đáp: “Đúng rồi ạ, nhà bạn ấy gần trường, thứ sáu hàng tuần có thể…”

Nói được một nửa, cô ấy trông thấy nét mặt bố mẹ Phong Nhã Tụng có vẻ khác thường, lại nhìn sang Phong Nhã Tụng, yên lặng dừng lại.

Phong Nhã Tụng thầm thở dài.

Bà Phong hoàn toàn hiểu rõ, lại túm cánh tay của Phong Nhã Tụng truy vấn: “Từ thứ sáu đến chủ nhật con ở đâu?”

Phong Nhã Tụng nói không nên lời.

Bà Phong cất cao giọng: “Bảo sao kỳ này con cứ nằng nặc đòi trọ ở trường? Hóa ra là để chạy đi hẹn hò đúng không?”

Tiếng chất vất không phù hợp với bầu không khí nhẹ nhàng khiến mọi người đi qua đều ghé mắt lại nhìn.

Phong Nhã Tụng chợt thấy nóng mặt.

Người kia nói: “Vậy chúng tôi đi về trước đây.” Dứt lời, người kia nhanh chóng kéo con gái rời đi.

Trước khi đi, cô gái kia còn nói nhỏ với Phong Nhã Tụng: “… Tớ xin lỗi, tại cậu không dặn dò nên tớ không biết có chuyện gì cả.”

Phong Nhã Tụng hít sâu một hơi, nhắm mắt lại, sau đó mở ra nhìn bà Phong: “Con đã thi đại học xong rồi.”

Bà Phong quát: “Thi đại học xong cái gì? Học kỳ vừa rồi con quen ai? Kết bạn với đứa đầu đường xó chợ nào? Con mới bao nhiêu tuổi mà dám qua đêm bên ngoài hả? Mẹ thấy cuộc đời con xong rồi thì có!”

Phong Nhã Tụng đáp: “Mẹ có thể nói dễ nghe hơn được không ạ.”

Bà Phong tức đến ứa máu, toan mở miệng.

Phong Nhã Tụng lại hỏi bà: “Chúng ta về nhà trước được không mẹ?”

Bọn họ đang đứng tranh cãi trên đường, mọi người đi qua đều vừa đánh giá vừa vòng sang một bên.

Ông Phong luôn im lặng đến giờ mới nhắc: “Đi về trước đi.”

Ông xoay người, bước về phía đỗ xe.

Xe chạy về nhà, bố mẹ đều ngồi đằng trước, không khí vô cùng căng thẳng. Phong Nhã Tụng nhìn con đường lướt qua trên cửa sổ, càng gần về đến nhà, trái tim cô càng lạnh lẽo.

Hôm nay là ngày kết thúc kỳ thi đại học, bố mẹ vốn nên hân hoan chào đón cô, nhưng nào ngờ…

Cô cho rằng bí mật luôn có thể chôn giấu. Đợi đến khi cô lên đại học, anh sẽ không còn là bí mật nữa mà là một sự thật có thể chấp nhận.

Tuy nhiên, vào thời điểm không thích hợp, sự việc lại bị vạch trần.

Phong Nhã Tụng vô cùng sợ hãi, hít sâu một hơi, quyết định cho dù bố mẹ có tra hỏi thế nào thì cô cũng phải ngậm chặt miệng.

Dẫu bố mẹ cho là cô yêu sớm, dẫu bố mẹ cho rằng cô hư hỏng thì đã sao. Cô sẽ sớm trưởng thành, có thể có chủ kiến của riêng mình, có thể bảo vệ thứ mình trân trọng.

Về đến nhà, bố mẹ lại không quát mắng dạy bảo, trái lại giống như bình yên trước bão táp. Phong Nhã Tụng im lặng trở về phòng, ngồi xuống trước bàn học.

Bố mẹ đang khẽ trao đổi với nhau ngoài phòng khách, dường như ông Phong đang khuyên nhủ bà Phong.

Một lát sau, bà Phong gõ cửa, đi vào ngồi xuống mép giường: “Mẹ muốn nói chuyện với con một lúc.”

Ông Phong cũng vào phòng ngủ, đứng bên cửa.

Phong Nhã Tụng nhìn mặt bàn, không đáp lại.

Bà Phong mở miệng hỏi: “Con với… Người này, qua lại bao lâu rồi?”

Phong Nhã Tụng đáp: “Con không qua lại.”

Bà Phong xổ ra một tràng: “Cậu ta làm gì? Bao nhiêu tuổi? Không phải học sinh đúng không?”

Phong Nhã Tụng trả lời: “Con không biết.”

“Cái con bé này…” Bà Phong vỗ vào giường, cao giọng nói: “Bố mẹ muốn quan tâm con, muốn bảo vệ con, con bị người nào đó lừa con có biết hay không!”

Phong Nhã Tụng giải thích: “Con có nhận định của riêng mình, tốt hay xấu, con có thể phân biệt rõ ràng.”

Bà Phong há miệng: “Con…”

Bấy giờ ông Phong mới tiến lên một bước dò hỏi: “Khoảng thời gian trước con bỗng nhiên bảo rằng thi đại học xong sẽ đi du lịch với bạn, có phải con định đi với người này không?”

Ánh mắt bà Phong cũng lập tức thay đổi.

Phong Nhã Tụng nhìn ra cửa: “Bố mẹ đã đồng ý cho con đi rồi.”

Bà Phong phản ứng lại ngay: “Không được! Con không khai cho bố mẹ biết người này là ai, làm gì thì kỳ nghỉ này con đừng hòng ra khỏi nhà!”

Trong lòng Phong Nhã Tụng vừa đau vừa xót, tràn ngập nỗi uất ức.

Cô hé miệng, cuối cùng vẫn quyết định không nói gì.

Cô nghĩ, cùng lắm thì không đu du lịch với anh, cho dù bị nhốt trong nhà hết kỳ nghỉ thì chỉ cần vào đại học, bố mẹ cũng không thể kiểm soát cô.

Điều duy nhất cô phải làm là giấu kín bí mật của mình với anh.

Bố mẹ sẽ không thể hiểu cách bọn họ bên nhau, không một ai hiểu được. Cô muốn bảo vệ thứ tình cảm này, không để bất cứ ai làm tổn thương đến nó.

Cuộc trò chuyện rơi vào cục diện giằng co.

Sau một lúc im lặng, ông Phong đi tới vỗ vai bà Phong, ý là ra ngoài trước.

Bố mẹ đều ra khỏi phòng ngủ, đóng cửa lại.

Trong phòng khách truyền đến tiếng nói chuyện khe khẽ, tiếng nhỏ đến nỗi gần như không nghe thấy gì.

Phong Nhã Tụng ngơ ngác hồi lâu, sau đó gục mặt xuống bàn. Bầu trời ngoài cửa sổ đã tối om, cô thấy hơi đói, song lại chẳng muốn ăn cơm.

Ngồi ngẩn đủ lâu, Phong Nhã Tụng nhớ ra mình thi đại học xong còn chưa nhắn tin cho anh. Cô lập tức đứng dậy, đi lại trong phòng hai bước mới nhận ra do không được mang điện thoại đi thi nên cô đã để điện thoại trên bàn trà ngoài phòng khách.

Phong Nhã Tụng đi tới cửa, hoảng sợ vặn cửa phòng.

Trong phòng khách tối om, không bật đèn.

Phong Nhã Tụng khó hiểu, tìm quanh nhà mới phát hiện bố mẹ đã ra ngoài.

Trong lòng cô trào dâng một nỗi bất an, đã tối thế này rồi, bố mẹ ra ngoài làm gì?

Thậm chí cô còn nghĩ, liệu có phải bố mẹ tới ký túc xá để dò hỏi tình hình không?

Nhưng chuyện đã bị phơi bày, chỉ sợ càng ngày càng tồi tệ.

Phong Nhã Tụng bước tới trước bàn trà, thấy điện thoại của mình không còn ở đó nữa.

Cô biết, bố mẹ đã tịch thu điện thoại của cô.

Phong Nhã Tụng lại vội vàng mở máy tính, Internet liên tục mất tín hiệu, cô ngồi xổm xuống nghiên cứu đường dây mới nhận ra cáp mạng cũng đã bị tháo.

Trong nháy mắt, toàn bộ sức lực của Phong Nhã Tụng đều bị rút cạn.

Cô ngồi dưới đất, ôm lấy đầu gối, nỗi cô đơn bủa vây.

Tại sao lại có nhiều ngăn trở đến vậy?

Cô chỉ muốn nói với anh một câu, muốn nói rằng em đã thi xong rồi, có lẽ thi khá ổn.

Cô muốn nói với anh, chủ nhân, em đã phát huy rất tốt, ngài muốn thưởng em gì không?

Chủ nhân, ngài bảo rằng phần thưởng của ngài là dẫn em đi chơi, ngài đã chọn được ba địa điểm. Thế ba địa điểm đó là gì ạ?

Chủ nhân, lúc em thi xong rồi ra ngoài cổng trường, thực ra em rất muốn trông thấy ngài tới đón em.

Em muốn nhìn ngài đeo cặp sách của em, nắm tay em, dẫn em trở về căn phòng kia.

Thật là kỳ lạ, tất cả ký ức liên quan đến học tập của em đều liên quan đến cái bàn máy tính kia. Em cảm giác căn phòng đó mới là nhà của em.

Phòng khách tối om, Phong Nhã Tụng ngồi một mình trên sàn nhà đến khuya.

Sau lại chân cô đã tê rần, cảm thấy càng ngày càng lạnh, vì thế cô đành trở về phòng, nằm trên giường.

Sau nửa đêm, cô nghe thấy tiếng bố mẹ về nhà.

Cô còn chưa ngủ, song cô không muốn cử động.

Bố mẹ khe khẽ nói chuyện với nhau vài câu ngoài phòng khách, tiếp đó nhẹ nhàng về phòng ngủ.

Phong Nhã Tụng mở to mắt, nhìn trần nhà tối đen, đường cái bên ngoài khi có đèn xe lướt qua, khi lại rất yên tĩnh.

Sáng hôm sau, bố mẹ tỉnh dậy, ngoài nhà truyền đến tiếng động.

Lại qua một lúc, ông Phong gõ cửa phòng cô: “Tiểu Tụng, ra ăn sáng đi con.”

Hơi ngừng lại, ông tiếp tục khuyên: “Tối qua chưa ăn cơm, mẹ nấu nhiều món ngon lắm, con mau ra đây ăn đi.”

Phong Nhã Tụng xốc chăn, xuống giường.

Cô không muốn giận ai cả, cô chỉ muốn giữ im lặng thôi.

Phong Nhã Tụng đi vào phòng bếp, nhìn bữa sáng phong phú bày trên bàn, bố mẹ đã yên vị. Ông Phong lấy bát đũa cho cô, giục: “Mau ngồi xuống đi.”

Phong Nhã Tụng kéo ghế ngồi xuống, rũ mắt múc từng thìa cháo lên uống.

Khi uống được nửa bát cháo, cô nhận thấy ông Phong ngồi bên cạnh không ăn, tay đặt trên bàn, bộ dáng muốn nói lại thôi.

Phong Nhã Tụng ngước mắt nhìn ông. Ông Phong mở miệng nói với cô: “Tiểu Tụng, hôm qua bố mẹ đã đi tìm cậu ta.”

Phong Nhã Tụng sửng sốt: “Tìm ai ạ?”

Ông Phong cẩn thận tìm từ để nói: “Người mà con thích.”

Cái thìa trong tay Phong Nhã Tụng rơi tõm vào bát.

“Sao bố mẹ lại đi tìm anh ấy?”

Cô đờ người, ngay sau đó lại hỏi: “Sao bố mẹ biết anh ấy là ai?”

Ông Phong hít sâu một hơi.

Lúc này bà Phong cất lời: “Bố con nhờ bạn tra camera trước cổng trường con, sau khi tra được biển số xe thì tìm được.”

Bà Phong vừa nói vừa ung dung buông đũa: “Đừng nghĩ bố mẹ là kẻ ngốc, mấy đứa nhỏ các con sao giấu được bố mẹ chứ.”

Phong Nhã Tụng cảm thấy đầu óc như một cuộn chỉ rối, gỡ qua gỡ lại, cuối cùng chẳng còn gì.

Cô vẫn hỏi: “Bố mẹ tìm thấy anh ấy ở đâu?”

Khách sạn trung tâm Phương Đông ư?

Ông Phong trả lời: “Bố mẹ tới nhà cậu ta.”

“…Nhà anh ấy?”

Ông Phong gật đầu: “Nhà bố mẹ cậu ta.”

Bà Phong nói tiếp: “Bố mẹ định nói chuyện nghiêm túc với cậu ta, không ngờ tới nơi lại phát hiện nhà họ đang tổ chức tang lễ.”

Trong đầu Phong Nhã Tụng lập tức nổ tung.

Cô lặng người, ngẩn ngơ nói: “… Đó là nhà mẹ của anh ấy.”

Bà Phong không nhận ra nét mặt cô khác thường tiếp tục kể: “Tuy nhiên bố mẹ vẫn gọi cậu ta ra nói mấy câu. Cậu ta cũng biết điều, không ngụy biện bất cứ thứ gì. Bố con nói rằng chỉ cần sau này cậu ta không quấn lấy con nữa thì bố mẹ sẽ không truy cứu cậu ta.”

“…Chỉ cần anh ấy không quấn lấy con?” Phong Nhã Tụng ngơ ngác lặp lại, hoang mang hỏi: “Rốt cuộc bố mẹ muốn làm gì, bố mẹ còn muốn truy cứu anh ấy việc gì đây?”

Bà Phong đáp: “Con nói xem phải truy cứu cái gì? Con là trẻ vị thành niên đấy, nhất quyết muốn bố mẹ nói rõ ràng ra ư? Con gái cũng phải có mặt mũi chứ!”

Phong Nhã Tụng nhìn bố mẹ ngồi trước mặt, biểu cảm của họ đều là quan tâm, thậm chí là chỉ tiếc rèn sắt không thành thép.

Cô muốn giải thích cho anh, song cô lại phát hiện mình không nói được nên lời dù chỉ một câu. Có những tình cảm sâu đậm đến mức không thể dùng ngôn ngữ để miêu tả.

Phong Nhã Tụng hít thở vài hơi, sau đó đứng lên, xoay người chạy ra ngoài cửa.

Bố mẹ lập tức đuổi theo. Bà Phong đứng sau hỏi: “Con muốn đi đâu!”

Phong Nhã Tụng nói: “Con muốn đi tìm anh ấy.”

Bà Phong nói: “Bố mẹ đã nói chuyện, hôm nay cậu ta sẽ đi, không trở lại nữa.”

Phong Nhã Tụng vẫn chỉ nói: “Con muốn đi tìm anh ấy…”

Cô đứng ngoài cửa thay dép, bỗng dưng không biết giày thể thao của mình đặt ở đâu.

Bà Phong tiến lên túm chặt cô: “Con bé ngốc này, những gì bố mẹ làm đều vì bảo vệ con thôi.”

Phong Nhã Tụng cào tóc, quay đầu lại nhìn mẹ, gần như mở miệng trong hoảng sợ.

“Mẹ biết không, lúc con buồn bã nhất, lúc con thiếu tự tin nhất, lúc con không có bạn bè, anh ấy luôn ở bên con. Anh ấy trò chuyện với con, anh ấy đồng ý lúc nào cũng thì thực sự là lúc nào cũng được. Con nói gì anh ấy cũng đáp lại…”

“Khi con ôn tập đến mức mệt mỏi nhất, chính anh ấy đã ở bên con. Khi con thi không tốt, anh ấy sẽ giúp con phân tích vấn đề, thành tích đâu phải là thứ từ trên trời rơi xuống. Do anh ấy đã luôn giúp đỡ con…”

Cuối cùng nước mắt cô cũng rơi xuống, nhẹ nhàng tựa như chỉ là ảo giác.

Nuốt lại nỗi nghẹn ngào, cô khẽ hỏi: “Lúc ấy, bố mẹ đang ở đâu?”

Bàn tay túm lấy cô của bà Phong cứng lại, bà nói: “Con bé này bị ảnh hưởng quá rồi, một người đàn ông mà không dỗ ngọt thì làm sao lừa được con.”

“Anh ấy không lừa con.” Phong Nhã Tụng đột nhiên cất cao giọng, khóe mắt cô đỏ ửng: “Con là gái trinh, con vẫn còn trinh, thế đã được chưa!”

“Con nói vậy bố mẹ đã hài lòng chưa ạ?”

Bà Phong ngây ngẩn cả người, Phong Nhã Tụng né tránh, bàn tay túm lấy cô buông lỏng.

Phong Nhã Tụng nói tiếp: “Anh ấy chẳng làm gì cả, anh ấy chỉ ở bên con cả một năm lớp 12 vất vả nhất. Anh ấy còn thật lòng suy nghĩ cho con hơn cả bố mẹ, thầy cô.”

“Bây giờ mẹ anh ấy qua đời, đây là lúc anh ấy khó khăn nhất… Thế nhưng, vì sao bố mẹ lại làm như vậy…”

Khóe mắt cô đau nhức đến mức mất cảm giác, cô không biết mình có đang khóc hay không.

Bố mẹ đứng trong phòng khách, đột nhiên cứng họng.

Phong Nhã Tụng hít sâu một hơi, cúi đầu nhanh chóng xỏ giày. Lúc mở cửa, bà Phong lại gọi cô một tiếng.

Phong Nhã Tụng chỉ để lại câu: “Con muốn đi tìm anh ấy.”

Giọng cô tràn ngập sự quyết tâm, rồi lại mờ mịt không thấu, không biết đến từ đâu, cũng chẳng rõ đang nói với ai.

Cửa đóng sập cái “Rầm”, Phong Nhã Tụng nhanh chóng chạy ra ngoài.

Trên người cô không có điện thoại, lục lọi một lúc, cô lấy ra mười mấy tệ.

Phong Nhã Tụng chạy tới cổng khu nhà, trên đường va phải một người đi bộ, cô không thèm quan tâm đối phương già hay trẻ, thậm chí không để ý đối phương là nam hay nữ mà hỏi thẳng: “Xin chào, có thể cho tôi mượn điện thoại một lát không, làm ơn đó…”

Đối phương bị cô dọa sợ, dừng bước, cuối cùng rút điện thoại ra cho cô.

Phong Nhã Tụng lục lại mười một con số trong trí nhớ, nhập vào từng số, sau đó ấn gọi đi.

Trong lúc chờ đối phương nhấc máy, Phong Nhã Tụng nghĩ, số điện thoại lạ cũng tốt, nếu cô dùng số của mình thì liệu anh có nghe nữa không…

Sau khi đợi thật lâu, âm thanh đột nhiên rõ ràng.

“Alo, xin chào.”

Phong Nhã Tụng nghe thấy giọng nói quen thuộc tràn ngập nghi hoặc của anh, nhận thấy mọi cảm xúc trong lòng đều tan biến, giống như chẳng có gì, chẳng còn lại gì.

Cô nói vào trong loa, bao nhiêu điều muốn nói chỉ gộp lại thành một câu.

“Chủ nhân…”

Tiếng cô khẽ run, sau khi gọi xong chỉ biết im lặng hít thở.

Đầu bên kia điện thoại không nói gì.

Phong Nhã Tụng lên tiếng hỏi: “… Ngài đang ở đâu, em có thể đi tìm ngài không ạ?”

Anh vẫn không đáp, trong loa như đang quẩng quanh tiếng gió hoang vu.

Cô siết chặt điện thoại: “Chủ nhân, em thi đại học xong rồi, em phát huy rất tốt. Ngài có thể thưởng cho em là để em gặp ngài lần cuối không ạ?”

Sau khi nhiệm vụ hoàn thành, anh luôn hỏi em rằng có muốn quà gì không.

Anh từng nói, đồng ý tặng một món quà thì dễ, đồng ý làm một việc rất khó.

Nhưng, em đã chủ động nói ra.

Xin anh hãy chấp nhận đi mà.

Sau vài giây, cuối cùng cô cũng nghe thấy giọng của anh.

“Tôi ở trong quán bar đến trước 12 giờ.”

Ngay sau đó, anh dập máy.

Một cuộc gọi, từ đầu đến cuối, anh chỉ nói hai câu.

Những khoảng thời gian im lặng đó có lẽ là lúc để một người trưởng thành cân nhắc về danh dự của mình.