Vợ Có Thuật Của Vợ

Chương 79

Lần thứ tám, Lê Bằng lại làm vỡ cốc nước của tôi, đây đã là lần thứ ba.

Tôi từng nói với anh, đừng có động đến cốc của tôi, nhưng Lê Bằng lười biếng vẫn cứ quen uống cạn nước trong cốc của tôi, nhân tiện đánh vỡ luôn cốc.

Mỗi lần anh đều nói, anh không cố ý, nhưng tôi đã mất hết kiên nhẫn.

Tôi nói: “Đây là quà tặng của bạn em, lại bị anh làm vỡ, sau này anh có thể tự dùng cốc của mình được không!”.

Lê Bằng nhạy cảm hỏi luôn: “Bạn tặng? Đàn ông hay đàn bà?”.

Tôi nói: “Bạn học đại học, đàn ông, thì sao nào?”.

Lê Bằng xị mặt ra nói, anh vừa đọc được một câu trong sách của Hòa Mục: “Phụ nữ là nước, đàn ông là bình chứa”, sau đó chất vấn tôi có phải người bạn đó có ý gì với tôi không.

Tôi dở khóc dở cười nói với anh rằng, người ta đã có vợ.

Anh nói: “Kết hôn rồi cũng có thể nɠɵạı ŧìиɧ, nɠɵạı ŧìиɧ là chuyện những người đã kết hôn vướng phải”.

Tính ngang ngược của anh, khiến tôi nổi cáu, chúng tôi lại bùng nổ chiến tranh.

Lần thứ chín, không chỉ trong lần cãi nhau thứ chín này tôi nhặt được tất bẩn của Lê Bằng ở những chỗ không ngờ đến, tôi cầm đến trước mặt anh, nói với anh, đừng vứt tất lung tung.

Anh cười lạnh lùng, đưa tôi đi xem cống thoát nước trong nhà tắm và đống tóc rụng nằm bên cạnh.

Anh nói: “Anh cũng đã nói với em nhiều lần, em tắm xong phải vệ sinh cống thoát nước rồi cơ mà”.

Tôi nói: “Em dọn rồi còn gì, em đã nhặt hết tóc để sang một bên rồi đó thôi”.

Anh không tin mà hỏi lại tôi: “Vậy tại sao không tiện tay vứt vào sọt rác?”

Tôi nhìn theo hướng chỉ tay của anh, nhìn vào sọt rác cách đó không xa nói: “Vì anh sẽ giúp em vứt nó đi”. Sau đó tôi hỏi lại anh: “Vậy tại sao lần nào anh cũng vứt tất lung tung? Tất của anh chẳng bao giờ tìm được một đôi giống nhau!”.

Anh nói: “Dù sao thì em cũng tìm được mà”.

Tôi còn nhớ có một bài văn viết rằng, phụ nữ tỉ mỉ hơn đàn ông, có thể nhìn thấy những chi tiết mà đàn ông bỏ qua, là bởi vì nhãn cầu của phụ nữ có nhiều hơn rất nhiều những những tổ hợp tế bào dài, nhỏ, tên gọi khoa học là gì tôi đã quên, tôi chỉ nhớ các nhà khoa học phân tích rằng, những vật chất đó là thứ quan trọng giúp cho nhãn cầu chú ý đến tiểu tiết. Thế nên, phụ nữ luôn dễ dàng nhìn thấy bụi ứ trong ngóc ngách, chứ không phải vì đàn ông quá cẩu thả.

Nhưng nực cười là, có những người đàn ông luôn nhìn thấy những tiểu tiết mà phụ nữ muốn họ bỏ qua.

Chuyện này cho chúng ta thấy rằng, trong hôn nhân, chúng ta đều hình thành sự dựa dẫm lẫn nhau, “dù sao anh ấy/ cô ấy cũng sẽ làm”, câu nói này trở thành cái cớ để chúng ta đùn đẩy trách nhiệm, xem ra tất cả chúng ta đều ngang bướng. Nhưng trên thực tế, chúng ta đã bắt đầu hòa nhập với thói quen trong cuộc sống của đối phương.

Lần thứ mười, nguyên nhân xuất phát từ việc tôi ngủ gật trong khi Lê Bằng tiến hành “hỏi thăm” thường lệ với cơ thể tôi, lòng tự tôn của Lê Bằng bị tổn thương, anh xị mặt với tôi cả ngày, đồng thời trách móc rằng tôi không tôn trọng anh.

Tôi hỏi lại anh: “Nếu như tối qua em từ chối anh, anh có thất vọng không?”.

Anh gật đầu, tôi lại hỏi: “Vây nếu như em từ chối rồi, anh làm thế nào?”.

Anh nói: “Nhịn”.

Có một chuyên gia về giới tính đã liệt kê ra hai mươi hai nguyên nhân khiến quan hệ nam nữ đổ vỡ, trong đó có một nguyên nhân là do phụ nữ từ chối nhu cầu của đàn ông. Nhưng tôi không nói điều này với Lê Bằng.

Tôi nhún vai nói: “Bởi vì em không nỡ nhìn thấy anh thất vọng, nên mới đồng ý. Anh không biết tối qua em mệt thế nào đâu, buổi sáng phải dọn dẹp nhà cửa, buổi chiều đi thăm bố mẹ anh, buổi tối lại đi siêu thị mua đồ, hơn nữa “cái đó” lại sắp đến, nên làm bất cứ việc gì cũng không tập trung được như bình thường, nhưng em vẫn nghĩ đến anh…”.

Tôi phải để Lê Bằng biết rằng, trong lúc sεメ mà ngủ thϊếp đi thì không phải là điều tôi muốn, mà là sức chịu đựng của cơ thể có hạn. Mặc dù tôi không vượt qua được sức chịu đựng của cơ thể, nhưng trong tim tôi vẫn có anh, anh luôn ở vị trí số một.

Hôm đó sau khi ăn bữa tối, Lê Bằng đi rửa bát dưới sự giám sát của tôi. Nhưng không lâu sau, một tiếng vỡ giòn tan vang lên, đó là tiếng đĩa rơi xuống nền nhà.

Sức chịu đựng của tôi không còn nữa: “Anh không thích rửa bát đến thế à? Anh không rửa bát thì mai lấy gì mà ăn?”.

Anh nói: “Vậy em cũng không biết rửa à?”.

Tôi nói: “Em làm hết mọi việc, vậy anh làm gì? Anh định làm con lợn lười à!”.

Anh ngừng lại một lúc, kìm nén tức giận đến mức đỏ hết cổ, sau đó nói: “Anh làm thịt em!”.

Tôi bật cười thành tiếng nói: “Sau này ngày nào anh rửa bát, hôm đó mới được “hỏi thăm” em, anh tự tính đi”.

Ngày hôm sau, Lê Bằng tự động xung phong làm máy rửa bát.
Chương 15: Hôn nhân và chiếc giường đều là bài học tốt cho cả hai
Trước khi kết hôn, tôi cũng giống như rất nhiều cô gái thích đọc tiểu thuyết tình yêu khác, có nhiều hoang tưởng và hy vọng về tình yêu. Dĩ nhiên đến bây giờ vẫn còn nhiều hoang tưởng và hy vọng, nhưng đồng thời cũng nhìn rất rõ mặt thật của nó. Lúc đọc tiểu thuyết, tôi cho rằng một cặp yêu nhau chia tay phần lớn là bởi không thể vượt qua được khó khăn, hoặc những thử thách khác như: chủng tộc, kẻ thứ ba, chính trị… Nhưng trong thực tế tôi phát hiện ra rằng phải đối mặt với những chuyện nhỏ nhặt của cuộc sống còn đáng sợ hơn.

Ví dụ như trước khi kết hôn, tôi và Lê Bằng cùng nhau đi dạo phố, tôi cầm hai bộ quần áo cho anh xem, hỏi anh bộ nào thích hợp hơn. Hãy chú ý rằng, khi phụ nữ đặt ra câu hỏi này, họ đều chú trọng đến việc “thích hợp với mình”, chứ không nói là đẹp.

Lúc đó, Lê Bằng sẽ nói, bộ đắt hơn. Tôi cho rằng để thấy một người đàn ông yêu một người phụ nữ đến mức nào, thì cần phải xem anh ta có để ý đến giá tiền của sản phẩm phụ nữ muốn mua mà vung tay vì họ hay không, vì vậy, câu trả lời này đạt yêu cầu.

Nhưng sau khi kết hôn, anh vẫn nói vậy. Rõ ràng tôi biết đây là một đáp án an toàn, nhưng trong lòng vẫn không thấy thỏa mãn. Bởi người phụ nữ sau khi được gả cho đàn ông, nhiều lúc sẽ cho rằng đàn ông chi tiền cho phụ nữ là chuyện đương nhiên, nhưng đàn ông ngay cả nhìn cũng không nhìn mà đã nói cái đắt hơn, thì đó không phải xuất phát từ tình yêu, mà chỉ là nói cho có lệ, bởi vì đàn ông cho rằng dù sao cũng phải chi, vậy thì cứ mặc kệ đi. Phụ nữ lại cho rằng, tiêu bao nhiêu tiền không quan trọng, quan trọng là trong quá trình đi mua sắm, đàn ông có tham dự vào không. Thế nên, khi đi mua quần áo, đàn ông và đàn bà không bao giờ có thể hòa thuận với nhau.

Tôi hỏi: “Thế nào gọi là đắt thì đều hơn? Em hỏi là cái nào thích hợp với em hơn, cái đắt nhưng chưa chắc đã hợpvới em”.

Lê Bằng liếc qua liếc lại.

Tôi tin tất cả phụ nữ đều từng gặp qua tình huống tương tự. Nhưng nếu lý giải chuyện này từ góc độ lý tính, đây thực ra chỉ là do tự mình chuốc lấy sự phiền toái.

Khi đàn ông nhìn thấy phụ nữ cầm hai bộ quần áo A và B, họ đều cảm thấy lo lắng và cảnh giác, bởi đây là một cái bẫy. Những trường hợp như thế này, trong lòng phụ nữ đã có sẵn sự lựa chọn, họ chỉ muốn người khác khẳng định lại để tăng thêm sức thuyết phục.

Nếu người đàn ông nói đúng đáp án lý tưởng trong lòng cô ấy, cô ấy sẽ nói: “Gu thẩm mỹ của anh tiến bộ rồi đây, nghĩ giống hệt em”.

Còn nếu đàn ông nói ngược lại với lựa chọn của phụ nữ, cô ta sẽ nói: “Gu thẩm mỹ của anh làm sao vậy, chiếc này đâu có thích hợp với em, để tự em chọn vậy”.

Đàn ông mà trả lời đúng thì sẽ thở phào nhẹ nhõm, trả lời sai thì sẽ phát điên, lầm bầm trong bụng.

Cũng có những người đàn ông sẽ nói: “Em tự quyết định đi, chỉ cần em thích là được”. Hoặc sẽ nói: “Anh thấy chiếc nào mà chẳng thế”. Những lúc đó, phụ nữ sẽ thấy đàn ông không coi trọng mình, tôi đưa anh đi để cùng mua quần áo cho tôi, chứ không phải là đi nhìn tôi mua quần áo.