Cô ấy còn nói, câu chuyện này là do một người bạn của cô ấy kể lại, bạn của cô ấy đã cười đến mức không thể đứng lên được, nhưng cô ấy thì lại không hề thấy buồn cười chút nào, nên để cho tôi thử đánh giá.
Kết quả là tôi cười đến mức không thở được nữa, tiếng cười vọng cả vào trong bếp, khiến Lê Bằng phải tò mò chạy ra xem.
Lúc này, tôi đã cúp điện thoại, cười đến mức mặt đỏ ửng, tim đập nhanh, bám lấy cổ Lê Bằng kể lại câu chuyện cho anh nghe câu chuyện: dưa hấu, dừa và quýt cùng đọ xem ngực ai to hơn, kết quả là quýt thắng.
Lê Bằng nghĩ ngợi một lúc, rồi hỏi tôi tại sao quýt thắng.
Tôi nói, bởi vì ngực của cô dưa hấu và dừa to bằng chính những thứ quả ấy, còn quýt thì chỉ là nhũ hoa.
Nói xong, tôi lại ngả vào lòng Lê Bằng cười ngất.
Mấy phút sau, Lê Bằng mới mở miệng, nói: “Trong đầu anh xuất hiện một hình ảnh…”.
Anh gõ trán, lại tiếp tục nói: “Nó cứ ám ảnh mãi, câu ví von này tượng hình quá”.
Tôi lập tức trợn mắt, hai tay chống nạnh, chất vấn anh: “Anh có ý gì vậy!”.
Anh tỏ ra rất nghiêm túc, sờ cằm nói: “Không có ý gì, câu chuyện cười này chắc chắn do đàn ông nghĩ ra”.
Lúc ăn cơm, tôi kể cho Lê Bằng nghe toàn bộ những chuyện liên quan đến vấn đề sinh con trong ống nghiệm mà Miumiu đã nói. Khi anh nghe đến đoạn phải lấy t*ng trùng theo đúng giai đoạn, liền dừng đũa.
Tôi nói: “Không những phải cai thuốc, cai rượu trước khi làm thụ tinh trong ống nghiệm từ một đến hai năm, mà còn phải để cơ thể trong trạng thái khỏe mạnh nhất. Còn phải cấm dục hai ngày trước khi làm thụ tinh, để đảm bảo chất lượng của t*ng trùng”.
“Hai ngày à, vậy còn được, em đã bắt anh đợi sáu ngày rồi.”
“Lúc lấy t*ng trùng còn phải hoạt động độc lập, tránh bị nhiễm những tạp chất từ người phụ nữ.”
“Cái này thì hơi khó, có những lúc cần phải có sự kí©ɧ ŧɧí©ɧ từ phía bên ngoài…”.
“Ừ, nghe nói bệnh viện có phòng riêng chỉ chuyên để làm chuyện này… Có lẽ họ cũng sẽ cung cấp thêm tranh ảnh hoặc phim nữa? Anh có muốn tham quan không?”.
“Cái này khó quá, cứ giải quyết ở nhà cho nhanh.”
“Ồ, nếu ở nhà, thì phải đảm bảo trong hai tiếng đồng hồ phải đưa được t*ng trùng đến bệnh viện, để đảm bảo… độ tươi của nó.”
Lê Bằng ho khan hai tiếng, nói: “Bao nhiêu sự tôn nghiêm của đàn ông đều mất hết”.
Tôi nhún vai nói: “Vẫn còn một cách khác, nhưng em chưa được chứng thực về điều này. Nghe nói, cũng có thể để cho các bác sĩ chuyên nghiệp xoa bóp huyệt phía trước, nhiều nhất là ba phút, mọi việc sẽ xong xuôi”.
Mặt Lê Bằng trắng bệch ra, nhìn tôi, hỏi một cách thận trọng: “Xoa bóp thế nào?”.
“Nghe nói là xoa bóp từ phía sau, sau đó cho tay vào…”
Câu chuyện này cho chúng ta biết rằng, sinh được một đứa con rất vất vả, những đứa trẻ ra đời trong ống nghiệm càng khó khăn hơn, không những người mẹ gặp khó khăn mà những ông bố cũng trong tình cảnh tương tự. Thế nên chúng ta cần phải biết nâng niu những sinh mệnh, nâng niu những đứa trẻ, nâng niu mỗi quả trứng, mỗi con t*ng trùng vẫn còn khỏe, không được lãng phí, bởi những thứ bị lãng phí rất có thể là thứ tốt nhất trong những thứ tốt, và rất có thể là thứ có ích nếu trong tương lai khó có con.
Sau bữa tối, Lê Bằng hỏi tôi có phải muốn sinh con rồi không.
Tôi nói, không hẳn thế, tôi chỉ lo lắng sẽ mang thai trong trạng thái cơ thể vẫn chưa chuẩn bị tốt, như vậy không những làm đảo lộn kế hoạch của người lớn, mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ em.
Sau đó, tôi lại nói: “Em hy vọng trong vòng một năm tới, anh sẽ cai được rượu”.
Lê Bằng nghĩ ngợi, rồi nghiêm túc gật đầu. Có lẽ những lời tôi vừa nói đã khiến anh sợ, sắc mặt anh trắng bệch và rất nghiêm túc.
Tôi biết, mục đích của tôi đã đạt được, anh bắt đầu coi trọng vấn đề sinh con. Cho dù là mang thai tự nhiên, hay thụ tinh trong ống nghiệm, về phương diện này, phụ nữ bao giờ cũng thận trọng hơn đàn ông. Phụ nữ có trách nhiệm hướng dẫn đàn ông nhìn thẳng vào vấn đề, bởi con cái được phân chia đều nhiễm sắc thể, vì vậy cả hai bên đều phải có trách nhiệm.
Sau khi Lê Bằng tắm xong, tôi lấy tinh dầu bôi lên lưng anh, xoa bóp.
Tôi hỏi: “Anh nói xem nếu sau này chúng ta có con, thì sẽ là con trai con hay con gái?”.
“Anh thích con gái.”
“Con gái sẽ bị thằng nhóc nhà khác cưa đổ, nếu như trước tuổi vị thành niên mà bị… thì phải làm sao?”
“Vậy thì anh sẽ đánh gãy chân thằng nhóc đó!”
Tôi rất vui, nói: “Vậy nếu như đúng lúc em không có nhà, con có kinh nguyệt, lại là lần đầu tiên, nó hỏi anh, anh trả lời thế nào?”.
Anh trầm ngâm một lúc mới nói: “Anh sẽ bảo nó đi hỏi mẹ”.
“Nếu như con khóc hỏi anh rằng có phải nó sắp chết rồi không, có phải là bệnh hiểm nghèo không, thì phải làm sao?”
“Con sẽ hỏi như vậy à?”
“Đúng thế, lúc em còn nhỏ đã hỏi như vậy. Lúc đó, nước mắt nước mũi em dàn dụa, dùng giấy lau chỗ đó, may mà hôm đó mẹ được về sớm, em khóc lóc sà vào lòng mẹ nói, hình như con sắp chết.”
“Kết quả thì sao?”
“Kết quả, mẹ chúc mừng em đã được đón nhận món quà của tuổi trưởng thành. Đúng lúc đó bố cũng đi làm về, em vui vẻ chạy qua ôm lấy ông, định nói tin tốt này với ông.”
“Kết quả thế nào?”
“Kết quả là mẹ kéo em lại, đồng thời nói nhỏ với em lý do vì sao chuyện này không được nói với bố. Vậy anh nói đi, nếu như sau này con gái chúng ta hỏi anh chuyện đó, anh sẽ xử lý thế nào?”
“Vậy thì anh sẽ giả vờ chết.”
Chương 14: Người ái mộ xuất hiện sau hôn nhân luôn là khởi đầu của rắc rối
Những gì phải đến rồi sẽ đến, nếu nói theo cách kinh điển mà những bộ phim vẫn thường nói thì là: “Ra ngoài lăn lộn, sớm muộn gì cũng phải tr㠧iá”, lời tỏ tình của Trương tổng sớm muộn gì cũng phải hạ màn, sớm muộn gì cũng bị tôi bóp chết từ trong trứng nước.Thứ Hai đi làm, Trương tổng đầy vẻ phong trần bước vào công ty, không hề nói chuyện với bất kỳ nhân viên nào mà đi thẳng vào phòng làm việc, anh ta bận bịu cả một buổi sáng. Qua cửa kính thấy được anh ta đang cắm đầu xử lý đống giấy tờ tồn đọng, thỉnh thoảng trả lời một cuộc điện thoại.
Lưu Tranh Tranh đi đi lại lại quanh bàn làm việc của tôi ba lần, chủ đề vẫn xoay quanh Trương tổng.
Câu đầu tiên: “Cô cũng đang nhìn Trương tổng à?”.
Câu thứ hai: “Trương tổng trông tiều tụy quá”.
Câu thứ ba: “Nghe nói công ty có sự điều động mới, Trương tổng sẽ quay trở lại tổng công ty, Giám đốc mới sẽ được lựa chọn từ nhân sự của một trong hai tổ A và B”.
Thông tin vỉa hè này khiến tôi nghĩ đến Lê Bằng.
Tôi gửi một tin nhắn cho Lê Bằng: “Nghe nói, công ty sẽ có sự điều động mới, có thật không anh?”.
Anh trả lời: “Đúng vậy”.
Tôi hỏi tiếp: “Vậy anh có cơ hội không?”.
Anh trả lời: “Tạm thời chưa nghe ngóng được ý kiến của cấp trên”.
Tôi nói: “Hay là mời cấp trên ăn cơm hay tặng quà người ta”.
Nghĩ ngợi một lúc, tôi lại bổ sung thêm một câu: “Tất nhiên, đó chỉ là cách nhìn của em, hy vọng là không làm khó anh”.
Có những người nói chuyện rất có sức thu hút, mỗi câu nói của anh ta được rào trước đón sau bởi rất nhiều điều, anh ta có thể kể về đạo lý, kể về sự tình, kể về hiện thực, sau đó có thể làm thay đổi quyết tâm của bạn, hoặc ít nhất làm nó dao động, nhưng cuối cùng lại dùng một câu nói để phủ nhận hết ý định của mình. Ví dụ như: “Tất nhiên, đó chỉ là cách nhìn của em, em không có ý gì khác”, “Tôi không hiểu hết sự tình, thôi anh cứ nghe tai trái rồi cho ra tai phải đi”, “Hy vọng cách nghĩ của tôi sẽ không làm anh thay đổi”, những câu nói như vậy đã chuyển hóa từ bị động sang chủ động, từ chủ động chuyển hóa thành không có, không có liên quan gì đến người nghe.