Sherlock Holmes Toàn Tập

Chương 52: Người Đàn Ông Môi Trề

Một đêm tháng 6 năm 1889, có chuông cửa reo. Tôi nhổm dậy trên ghế, còn vợ tôi thì đặt đồ may vá xuống, khẽ nhăn mặt, bực mình.

- Một bệnh nhân! Anh sẽ phải đi thôi - Nàng nói.

Tôi rêи ɾỉ, vì vừa mới trở về sau một ngày mỏi mệt. Có tiếng cửa mở, một vài tiếng nói vội vã và sau đó là những bước chân hối hả. Cửa lớn mở tung ra và một người phụ nữ mặc đồ sẫm màu, che mặt bằng một tấm mạng, bước vào phòng.

- Xin thứ lỗi cho tôi vì đã gọi cửa vào giờ này - Bà ta bắt đầu nói. Rồi, không kìm được nữa, bà chạy về phía trước, quàng tay lên cổ vợ tôi và khóc nức nở trên vai nàng - Tôi đang có chuyện chẳng lành, rất cần một sự trợ giúp, dù nhỏ bé!

- Ồ, chị! - Vợ tôi nói, kéo tấm mạng của người khách lên - À! Chị Kate đây mà?

- Tôi không biết phải làm gì, nên tôi đến chỗ các em.

- Chị đến đây là tốt lắm. Bây giờ, chị uống nước rồi kể cho em nghe. Ồ, em có nên mời anh ấy đi nghỉ không nhỉ?

- Ồ, không đâu! Chị cần lời khuyên và sự trợ giúp của bác sĩ nữa. Đấy là chuyện về anh Isa. Đã hai ngày nay, anh ấy không về nhà. Chị rất lo!

Đây không phải là lần đầu tiên chị Kate nói với chúng tôi về chồng chị. Gần đây, anh thường lui tới một động phù dung ở phía nam thành phố. Từ trước tới giờ, cơn say thuốc chỉ kéo dài khoảng một ngày, và anh trở về nhà vào buổi chiều, chân tay co giật, áo quần lếch thếch. Nhưng hiện giờ, đã 48 tiếng đồng hồ rồi và có lẽ anh đang nằm đó, giữa bọn người cặn bã của bến tàu.

“Có thể tìm thấy anh ấy ở đó”, chị ấy chắc thế, “tại quán Bar of Gold, trong hẻm Thượng Swandam”. Nhưng chị phải làm gì? Làm thế nào mà một người phụ nữ trẻ và rụt rè như chị, lại có thể đến một nơi như thế, để đem chồng mình ra khỏi những tên vô lại. Chỉ có một lối thoát. Tôi phải hộ tống chị đến chỗ ấy? Và rồi xét cho kỹ thì chị có nên đến đấy không? Tôi là cố vấn y học cho Isa Whitney và với tư cách đó, tôi có ảnh hưởng đối với anh ta. Tôi dễ dàng xoay xở nếu tôi đi một mình. Tôi hứa với chị, tôi sẽ đưa anh ta về nhà trong vòng hai tiếng đồng hồ, nếu quả thật anh ta đang ở đó. Thế là khoảng mười phút sau, tôi đã ngồi trên xe ngựa chạy bon bon.

Hẻm Swandam là một ngõ hẻm mạt hạng nằm ẩn khuất phía sau những cầu tàu cao chạy thẳng từ phía bắc của con sông đến phía đông cầu London. Trong khoảng giữa từ cái cửa hàng bán quần áo tới một quán rượu, tôi tìm thấy cái động phù dung đó. Cho xe đợi ở bên ngoài, tôi đi xuống những bậc thềm trũng sâu ở giữa bởi những bước chân lên xuống liên tục của con nghiện. Qua ánh sáng chập chờn của cây đèn dầu treo phía trên cửa lớn, tôi tìm thấy cái chốt và mò mẫm đi vào một căn phòng dài, thấp, nồng nặc mùi khói thuốc.

Xuyên qua bóng tối mờ mờ có thể thấy những thân người đang nằm trong những tư thế lạ lùng, đôi vai cúi xuống, đầu gối cong lại, đầu ngả ra sau, cằm ngửa lên trời, đây đó một con mắt lạc tròng, lờ đờ quay ra nhìn người mới đến. Từ phía trong những bóng đen toả ra những vòng ánh sáng lập loè, khi tỏ khi mờ. Hầu hết nằm yên lặng, nhưng một vài người nói lảm nhảm một mình, những người khác nói chuyện với nhau bằng giọng thấp, đơn điệu, kỳ dị. Cuộc đàm thoại của họ tuôn ra trong một lát, rồi bỗng nhiên chìm vào im lặng, mỗi người lẩm bẩm những ý nghĩ của chính mình, chẳng lưu tâm đến những lời của người bên cạnh. Phía bên kia là một lò than hồng, bên cạnh nó, trên một cái ghế đẩu gỗ ba chân có một người đàn ông ngồi. Đó là một ông già cao, gầy gò, quai hàm tựa trên hai nắm tay, cùi chỏ đặt trên đầu gối, trố mắt nhìn vào lò sưởi.

Khi tôi bước vào, một người hầu Mã Lai vội vã vẫy tôi đến một cái giường ngủ để trống.

- Tôi muốn nói chuyện với ông Isa Whitney.

Có một sự chuyển động và một tiếng kêu từ bên phải của tôi, nhìn qua bóng tối nhờ nhờ, tôi thấy Isa đang trố mắt nhìn ra phía tôi.

- Trời ơi! Watson đấy à? - Anh ta nói, run rẩy một cách tội nghiệp - Watson, mấy giờ rồi nhỉ?

- Gần 11 giờ đêm.

- Ngày nào thế?

- Thứ sáu, 19-6.

- Trời đất! Tôi vẫn nghĩ là thứ tư đấy. Đúng là thứ tư. Sao anh lại nói dối tôi làm gì?

Anh ta úp mặt xuống hai cánh tay và bắt đầu khóc nức nở.

- Hôm nay là thứ sáu. Vợ anh đợi anh đã hai ngày rồi. Lẽ ra, anh phải biết xấu hổ chứ?

- Tôi không nhớ là thứ mấy. Nhưng tôi sẽ đi về với anh. Ôi, Kate bé bỏng của tôi. Đưa tay anh cho tôi. Có xe chứ?

- Xe đang đợi.

- Vậy thì chúng ta đi về.

Tôi bước xuống lối đi hẹp giữa hai hàng người đang nằm. Khi tôi đi ngang qua một gã đàn ông cao ngồi cạnh lò than, tôi cảm thấy có một cái giật mạnh vào áo sơ mi của tôi, rồi nghe tiếng thì thào: “Hãy đi ngang qua tôi, rồi quay lại nhìn tôi”. Tôi liếc nhìn xuống. Những lời đó, chỉ có thể cất lên từ ông già ở bên cạnh tôi, nhưng bây giờ ông ta vẫn ngồi trầm tư như trước. Tôi bước tới hai bước rồi nhìn lại. Phải cố gắng lắm tôi mới ngăn được một tiếng kêu kinh ngạc. Ông ta đã quay lưng để cho không ai có thể nhìn thấy mình, ngoài tôi ra. Dáng người ông ta đã mập ra, những nếp nhăn đã biến đi, đôi mắt lờ đờ đã sáng hẳn lên, và kia, ngồi bên cạnh lò sưởi và nhe răng cười: chính là Holmes. Anh khẽ ra hiệu cho tôi đến gần anh, và ngay lập tức, xoay nửa người về phía đám người nọ, trở lại thành một ông già run cầm cập, miệng há hốc.

- Holmes! Anh vào đây để làm gì? - Tôi thì thầm.

- Nói nhỏ một chút. Tai tôi thính lắm. Anh hãy tống hắn đi nơi khác, tôi muốn nói chuyện với anh...

- Xe đợi ở ngoài.

- Vậy, cho hắn đi bằng xe đó đi, rồi viết mấy chữ cho bà xã anh, nói rằng anh đang giúp tôi. Anh cứ đợi bên ngoài. Năm phút nữa, tôi sẽ ra.

Trong một vài phút, tôi đã viết xong lá thư cho nhà tôi, trả tiền xe cho Isa, dẫn anh ta ra xe; chỉ một lát sau, một dáng người già nua, ốm yếu hiện ra từ động phù dung. Ông ta kéo lê chân, gù lưng và một bàn chân đi cà nhắc. Rồi, bỗng người ấy nhanh nhẹn liếc nhìn ra phía sau, vươn người ra và bật lên một chuỗi cười hể hả.

- Này Watson, tôi ngạc nhiên khi thấy anh ở đó.

- Tôi đến để tìm một người bạn.

- Còn tôi, để kiếm một kẻ thù.

- Một kẻ thù?

- Vâng, một trong những con mồi. Tôi hy vọng tìm thấy một đầu mối trong những lời lảm nhảm rời rạc của những dân nghiện này. Cái động đó chính là cái bẫy gϊếŧ người ghê gớm nhất trong suốt dọc bờ sông, và tôi e rằng ông Neville St. Clair đã vào đó mà không bao giờ trở ra nữa. Những cái bẫy của chúng ta sẽ đặt ở đây.

Anh đặt hai ngón tay trỏ vào giữa hai hàm răng và huýt sáo lanh lảnh. Tín hiệu ấy được đáp lại bằng một tiếng huýt sáo tương tự đằng xa, tiếp theo ngay sau đó là tiếng bánh xe lọc cọc và tiếng vó ngựa.

- Bây giờ, anh sẽ đi với tôi chứ?

- Nếu tôi giúp ích được.

- Ồ, một người bạn tin cẩn luôn luôn có ích, và một người chép sử biên niên còn hữu ích hơn. Phòng của tôi tại biệt thự Tuyết Tùng[1], có hai giường.

- Biệt thự Tuyết Tùng?

- Vâng. Đó là nhà ông St. Clair. Tôi đang ở đò để điều tra vụ này.

- Nó ở đâu?

- Gần thôn Lee, thuộc hạt Kent.

- Lát nữa đây anh sẽ biết mọi chuyện. Nhảy lên đi! Được rồi bác xà ích. Đây là tiền công của bác. Hãy đợi tôi ngày mai, vào khoảng 11 giờ. Chào nhé!

Anh quất roi và xe chúng tôi lao đi, băng qua những đường phố tối tăm, vắng vẻ và vô tận, những đường phố này rộng dần ra cho đến khi xe băng qua một cái cầu lớn có tay vịn, dưới đó là con sông đen thẫm chảy lờ đờ. Phía bên kia là những đống gạch, vôi vữa, sự yên lặng của chúng chỉ bị phá vỡ bởi tiếng bước chân nặng nề, đều đặn của người cảnh sát, hay những bài hát và tiếng quát tháo của bọn người nhậu nhẹt say sưa về muộn. Một đám mây nặng nề trôi lơ lửng qua bầu trời va một, hai ngôi sao nhấp nháy mờ mờ đây đó xuyên qua những khe hở của đám mây. Holmes yên lặng cầm cương, đầu cúi xuống ngực, với dáng vẻ của một người đang đắm chìm trong suy tư. Tôi ngồi bên anh, tò mò muốn biết cuộc truy tìm này là cái gì, nhưng lại không dám làm gián đoạn dòng suy tưởng của anh. Chúng tôi đã đi được năm, bảy dặm và bắt đầu đi đến mép vành đai của một biệt thự ngoại ô, bỗng nhiên anh lắc mình nhún vai và châm tẩu với cái vẻ của một người thoả mãn.

- Anh Watson, tôi không biết đêm nay mình phải nói cái gì với người đàn bà này.

- Anh quên là tôi chưa biết gì về chuyện đó.

- Được, tôi sẽ kể rành rọt cho anh nghe, và may ra, anh có thể giúp tôi.

- Anh kể đi.

- Cách đây một vài năm, vào tháng 5-1884, một gã đàn ông tên là Neville St. Clair đến Lee. Ông ta có vẻ khá giả. Ông ta mua một cái biệt thự lớn, và sống một cách đúng điệu. Dần dà, ông làm bạn với xóm giềng. Năm 1887, ông ta cưới con gái của một người nấu rượu địa phương, bà ta sinh được hai con. Ông ta không có nghề nghiệp, nhưng có cổ phần tại một vài công ty, và thường lên phố vào buổi sáng, trở về nhà vào lúc 5 giờ 14 chiều. Bấy giờ ông ta 37 tuổi. Đó là một người điều độ, một người chồng tốt, một người cha thương con và là một con người được mọi người xung quanh yêu mến. Tôi có thể nói thêm rằng mặc dù số tiền nợ của ông ta hiện nay là 88 bảng 10 shilling. Nhưng ông ta có 220 bảng trong ngân hàng Capital and Counties Bank. Vì vậy, vấn đề tiền bạc không làm ông ta lo nghĩ nhiều. Thứ hai tuần trước, ông lên phố sớm hơn thường lệ. Trước khi đi, ông bảo rằng ông có hai việc quan trọng phải làm, và hứa sẽ đem về cho con trai một cái hộp có những hòn gạch nhỏ để chơi. Thế rồi, do một tình cờ run rủi, vào đúng ngày thứ hai đó, sau khi ông ta đi một lát, bà vợ nhận được một bức điện tín, báo tin rằng bà có một gói quà nhỏ đang nằm tại văn phòng của Công ty đóng tàu Aberdeen. Ăn cơm trưa xong bà lên phố, mua sắm vài đồ vặt trên đường đi tới Công ty; sau đó, bà nhận gói hàng và đúng 4 giờ 35, bà đi bộ xuyên qua hẻm Swandam, trên đường trở lại nhà ga. Anh có theo dõi được không?

- Rất rõ ràng.

- Ngày thứ hai ấy cực kỳ nóng bức. Bà St. Clair đi bộ chậm rãi, liếc nhìn quanh để tìm một chiếc xe ngựa. Trong khi bà đi bộ theo đường này xuống hẻm Swandam, bỗng nhiên bà nghe một tiếng kêu, bà lạnh cả người khi thấy chồng bà đang nhìn xuống bà và hình như ông đang vẫy gọi bà từ cửa sổ tầng lầu thứ hai. Cánh cửa sổ mở và bà thấy rõ chồng mình đang hốt hoảng, ông ta vẫy gọi bà một cách điên dại rồi biến mất khỏi cửa sổ một cách bất ngờ, đến nỗi bà cảm thấy dường như ông ta đã bị kéo lùi lại bằng một sức mạnh không cưỡng được. Một điểm kỳ lạ đập vào mắt bà: chồng bà vẫn mặc áo khoác đen, như lúc ra đi, nhưng bà không thấy cổ áo sơ mi hay cà vạt đâu cả.

Bà chạy vội xuống bậc thang rồi chạy băng qua phòng phía trước, cố leo lên cầu thang đến tầng một. Thế nhưng, tại chân cầu thang, bà gặp tên chủ nhà vô lại[2], hắn cùng với một gã tây chân Đan Mạch đẩy bà ta ra ngoài đường phố. Lòng tràn ngập những mối ngờ vực và sợ hãi, bà lao xuống con hẻm và khi chạy tới đường Fresno, bà gặp một cảnh sát và một người thanh tra. Những người này hộ tống bà trở lại, và đi vào cái phòng hồi nãy có ông St. Clair. Họ không thấy ông ta đâu cả, trừ một gã tàn tật có gương mặt gớm ghiếc. Gã này và tên vô lại đều thề độc rằng suốt cả buổi chiều không có ai ở trong phòng phía trước. Bọn này phản đối một cách quá quyết liệt, đến nỗi vị thanh tra trở nên ngờ vực, nhưng bỗng nhiên bà St. Clair kêu lên một tiếng sửng sốt, nhảy chồm tới một cái hộp gỗ nhỏ nằm trên bàn và mở tung cái nắp ra. Từ trong đó đổ ra những hòn gạch nhỏ cho trẻ con chơi. Đó là món đồ chơi mà ông St. Clair đã hứa đem về nhà.

Sự phát hiện này cùng với sự bối rối hiện ra trên gương mặt gã tàn tật, khiến cho ông thanh tra thấy vấn đề rất nghiêm trọng. Lập tức, họ mở cuộc khám xét. Căn phòng phía trước được trang bị như một phòng khách, nó dẫn vào một phòng ngủ nhỏ, nhìn ra một bến tàu. Giữa bến tàu và cửa sổ phòng ngủ là một con lạch cạn, khi thuỷ triều rút, người ta nhìn thấy đáy, nhưng khi thuỷ triều lên, mực nước cao tới 4,5 feet. Cửa sổ phòng ngủ thì rộng và được mở từ phía bên dưới. Trên bậu cửa sổ có nhiều vết máu, một vài giọt rơi trên sàn gỗ của giường ngủ. Phía sau cái màn cửa của căn phòng phía trước, người ta thấy toàn bộ áo quần của ông St. Clair, trừ cái áo khoác: giày, ủng, bít tất, mũ và đồng hồ đeo tay. Trên mọi thứ đồ vật; không có dấu hiệu nào của sự hành hung. Rõ ràng là ông ta đã đi ra ngoài cửa sổ, vì người ta không thấy có lối ra nào khác, những vết máu cho thấy ông ta đã bị lâm nguy hơn là đã trốn thoát?

Tên chủ nhà vô lại là một người có tiền án, nhưng theo lời kể của bà St. Clair, thì hắn chỉ có thể là một kẻ tòng phạm, vì sau khi bà trông thấy chồng tại cửa sổ được vài phút thì hắn xuất hiện ở chân cầu thang. Hắn phản đối, bảo rằng hắn không biết gì về những việc làm của Hugh Boone, người khách cư trú tại đó. Hắn cũng nói rằng hắn không thể nào giải thích được sự hiện diện của những áo quần của người đàn ông mất tích.

Gã tàn tật Hugh Boone sống trên tầng hai của động phù dung. Những ai lên thành phố nhiều lần đều quen với cái gương mặt gớm ghiếc của hắn. Hắn ăn mày chuyên nghiệp, nhưng giả bộ bán diêm. Hắn chiếm một góc nhỏ trên đường Threadneedle làm chỗ ngồi hàng ngày, chân bắt chéo, một hộp diêm nhỏ trên đầu gối. Trông hắn rất tội nghiệp, vì thế mà những đồng xu rơi như mưa xuống cái mũ da bên cạnh hắn. Tôi đã quan sát gã này hơn một lần trước khi nghi đến chuyện làm quen với tư cách bạn đồng nghiệp. Đây là người mà bây giờ chúng ta biết là một kẻ cư trú thường xuyên tại động phù dung, và cũng là người cuối cùng đã nhìn thấy St. Clair.

- Nhưng một gã tàn tật đơn thương độc mã thì làm gì được một người đàn ông còn trẻ tuổi?

- Hắn ta chỉ đi cà nhắc thôi, trông hắn khoẻ mạnh và ăn uống đầy đủ. Kinh nghiệm y học cho biết rằng nhược điểm nơi một chân thường được bù lại bằng một sức mạnh phi thường ở những nơi khác.

- Anh cứ kể tiếp.

- Bà St. Clair đã ngất đi khi thấy máu trên cửa sổ và được cảnh sát đưa về nhà. Thanh tra Barton xem xét hiện trường rất kỹ nhưng không thấy một tia sáng nào. Cảnh sát không bắt giữ Boone ngay, để cho hắn có một vài phút liên hệ với tên chủ nhà, nhưng sai lầm này đã được sửa chữa, hắn đã bị bắt và lục soát, nhưng không tìm thấy cái gì có thể buộc tội hắn. Đúng là có vài vết máu trên tay áo sơ mi phía bên phải của hắn, nhưng hắn chỉ vào ngón tay đeo nhẫn, có vết đứt. Hắn còn nói thêm, trước đó không lâu hắn đã đứng tại cửa sổ, những vết máu ở đó, cũng là máu của hắn. Về điều bà St. Clair xác nhận rằng bà đã thấy chồng mình tại cửa sổ, hắn nói rằng có lẽ bà ta nhìn nhầm đó thôi. Hắn được đưa tới đồn cảnh sát, trong khi đó viên thanh tra ở lại hiện trường chờ nước rút xuống.

Khi nước rút xuống, họ không thấy ông St. Clair, mà thấy cái áo khoác của ông ta. Và đố anh biết, họ thấy gì trong những túi áo?

- Tôi không thể tưởng tượng được.

- Mọi túi áo đều đầy tiền kim loại: có tất cả 421 penny và 270 đồng nửa penny. Thảo nào mà nó đã không bị nước cuốn đi. Giữa cái bến tàu và cái động, nước xoáy dữ dội. Có lẽ cái áo nặng trĩu đã nằm lại trong khi cái cơ thể tя͢ầи ͙ȶя͢υồиɠ đã bị nước cuốn vào con sông...

- Nhưng, tất cả những y phục khác đều được tìm thấy ở trong phòng. Chả lẽ ông ta chỉ mặc mỗi cái áo khoác?

- Không bạn ạ. Có thể là các sự kiện chỉ mới được nhìn thấy một cách khá hời hợt. Giả thử rằng gã Boone này đã ném St. Clair qua cửa sổ và không có ai trông thấy. Rồi, hắn sẽ làm gì? Phải thủ tiêu cái y phục! Hắn chộp lấy cái áo khoác, nhưng chỉ sắp ném nó ra, hắn bỗng thấy rằng cái áo sẽ không chìm xuống. Thời gian rất gấp rút, vì hắn đã nghe tiếng xô xát ở dưới cầu thang khi người vợ cố sức chống cự để leo lên.

Hắn lao tới một cái góc bí mật nào đó, nơi hắn đã tích luỹ thành quả “lao động” của hắn, nhét những đồng xu vào đầy các túi áo để chắc chắn là nó sẽ chìm xuống.

Hắn ném nó ra, và hắn định ném luôn những thứ khác nửa, nhưng không kịp. Hắn chỉ còn đủ thời gian để đóng cửa sổ khi cảnh sát xuất hiện.

- Lý luận nghe được lắm.

- Vâng, chúng ta sẽ xem đó như là một giả thiết tạm thời, vì chưa có giả thiết nào tốt hơn. Cảnh sát thấy hắn chưa có tiền án nào cả. Cuộc sống của hắn có vẻ như là một cuộc sống lặng lẽ và vô tội. Hiện nay vấn đề ngừng ở đó, và những câu hỏi cần phải được trả lời: St. Clair đã làm gì trong động phù dung? Tại đó, chuyện gì đã xảy đến cho ông ta? Và Boone có dính líu gì tới vụ mất tích của ông ta chăng?

Bây giờ chúng ta đang ở vùng ngoại ô của Lee. Vậy là chúng ta đã đi ngang qua ba hạt của nước Anh trong chuyến đi ngắn này. Anh thấy làn ánh sáng giữa hai cái cây chứ? Đó là biệt thự Tuyết Tùng, bên cạnh cái đèn là một người đàn bà.

- Tại sao anh không điều tra vụ này từ phố Baker?

- Bởi vì có nhiều cuộc thăm dò phải thực hiện ở đây. Bà St. Clair đã có lòng tốt dành riêng cho tôi phòng hai giường. Tôi không muốn gặp bà khi chưa có tin gì về người chồng. Đến rồi!

Xe chúng tôi đậu lại đằng trước một biệt thự lớn. Cậu bé giữ ngựa đã chạy tới đầu con ngựa. Tôi nhảy xuống theo Holmes lên lối đi rải đá nhỏ, ngoằn ngoèo dẫn đến nhà. Khi chúng tôi đến gần, cửa mở tung ra, một người đàn bà tóc hung đứng bên cạnh cửa. Bà đứng đó, dáng người nổi bật lên trong làn ánh sáng chói loà, một tay vịn cửa, tay kia đưa lên lưng chừng, ra vẻ trông ngóng, thân người bà hơi cúi xuống, đầu và mặt nhô ra, đôi môi hé mở, đôi mắt thiết tha như dò hỏi.

- Thế nào? - Bà kêu lên.

Bà cất lên một tiếng rêи ɾỉ khi bà thấy bạn tôi lắc đầu và nhún vai.

- Không có tin vui?

- Không.

- Không có tin buồn?

- Không.

- Xin mời vào. Sau một ngày dài, chắc các ông đã mệt?

- Đây là bạn tôi, bác sĩ Watson. Anh ấy đã giúp tôi rất nhiều trong dăm bảy trường hợp, và hôm nay, tôi may mắn kéo anh cùng đi.

- Tôi sung sướиɠ được gặp ông - Bà nói, nồng nhiệt nắm lấy tay tôi - Tôi chắc là ông sẽ thông cảm cho những sơ suất trong lúc bối rối.

- Thưa bà. Xin bà khỏi cần khách sáo. Nếu tôi có thể giúp được gì cho bà, tôi sẽ rất vui sướиɠ.

- Bây giờ, ông Holmes ạ - Người đàn bà nói, khi chúng tôi bước vào phòng ăn sáng - Tôi rất muốn hỏi ông một hai câu hỏi thẳng thắn và mong nhận được một câu trả lời thẳng thắn.

- Chắc chắn là được, thưa bà.

- Tận thâm tâm ông, ông có nghĩ rằng anh ấy còn sống không?

Sherlock Holmes dường như bối rối vì câu hỏi này.

- Xin hãy thành thật! - Bà lặp lại, đứng trên tấm thảm và nhìn anh chăm chú khi anh dựa lùi trong ghế.

- Thành thật mà nói, thưa bà, tôi không biết.

- Ông nghĩ rằng anh ấy đã chết?

- Vâng.

- Bị ám sát?

- Tôi không nói thế. Có lẽ...

- Thế anh ấy chết vào ngày nào?

- Vào thứ hai.

- Vậy tại sao hôm nay tôi lại nhận được một lá thư của anh ấy?

Sherlock Holmes nhảy ra khỏi ghế, dường như anh bị sửng sốt.

- Làm sao?

- Vâng, mới hôm nay - Bà mỉm cười, đưa một mảnh giấy lên cao.

- Tôi xem được chứ?

- Chắc chắn rồi.

Anh hăm hở giật nó ra khỏi tay bà, đưa cây đèn lại gần và chăm chú quan sát. Tôi cũng rời ghế và chăm chú nhìn nó qua vai anh. Bì thư làm bằng giấy rất xấu, dấu bưu điện nơi gửi là Gravesend, ghi ngày gửi là chính ngày hôm đó.

- Chữ viết xấu. Chắc chắn không phải là chữ viết của chồng bà.

- Không, những thứ bên trong thì đúng là của anh ấy.

- Tôi nhận thấy rằng người đề bì thư hẳn đã phải đi hỏi địa chỉ.

- Sao ông lại nói thế?

- Cái tên người nhận thư thì viết bằng mực đen tuyền, tự nó khô đi. Còn địa chỉ thì có màu xam xám, chứng tỏ rằng giấy thấm đã được dùng đến. Nếu tất cả được viết một lượt, rồi áp giấy thấm, thì sẽ không có chữ nào đậm, chữ nào lợt. Người này viết xong cái tên, ngưng lại một thời gian rồi mới viết địa chỉ, điều ấy có nghĩa là người đề bao thư không biết địa chỉ của bà. Bây giờ, ta hãy xem lá thư. Hừ! Có một vật gì ở đây?

- À! Cái nhẫn của anh ấy.

- Bà tin rằng chính bàn tay ông ấy viết?

- Khi anh ấy viết vội, nét chữ không giống nét chữ bình thường, tuy vậy tôi biết rõ nó.

- “Em chớ có lo sợ gì cả. Mọi việc sẽ tốt đẹp. Có một sai lầm cần phải đính chính. Hãy kiên nhẫn đợi chờ anh. Neville”. Thư được một người có ngón tay cái bẩn viết trên một tờ giấy trắng. Phong bì được dán hồ bởi một người đã từng nhai thuốc lá và bà có chắc là bàn tay của chồng bà không?

- Không nghi ngờ gì cả chính ông ấy đã viết những dòng chữ đó.

- Và chúng được gửi đi hôm nay tại Gravesend. Thưa bà, những đám mây đã tan dần, nhưng tôi không dám nói là tai hoạ đã qua.

- Nhưng chắc chắn là anh ấy còn sống.

- Trừ phi đây là một sự giả mạo khéo léo để đánh lạc hướng chúng ta. Cái nhẫn không chứng tỏ được điều gì. Người ta có thể đánh cắp của ông ấy.

- Không. Chính là nét chữ của anh ấy mà?

- Rất có thể. Tuy thế, có thể là nó được viết vào ngày thứ hai nhưng hôm nay mới gửi đi.

- Có thể như thế.

- Như vậy, trong khoảng thời gian ở giữa hai sự việc đó có nhiều chuyện đã xảy ra.

- Ồ, ông Holmes ạ, giữa chúng tôi có một mối đồng cảm sâu sắc, cho nên nếu có gì không lành xảy đến cho anh ấy, hẳn là tôi đã biết. Vào cái ngày sau cùng, khi anh ấy bị đứt tay trong phòng ngủ, thế mà đang ở trong phòng ăn, tôi chạy vụt lên cầu thang tức khắc, biết chắc chắn rằng có một cái gì đó đã xảy ra. Tôi đã cảm nhận được ngay dù chỉ là chuyện vặt vãnh như thế, thì lẽ nào tôi lại không hay biết gì về cái chết của chồng tôi.

- Vâng, trực giác của người phụ nữ đôi khi có giá trị hơn sự suy luận, phân tích. Và trong vụ lá thư này, chắc chắn bà có một vài bằng chứng ủng hộ cho quan điểm của bà. Nhưng nếu chồng bà còn sống và có thể viết thư, thì tại sao ông ấy lại phải ở xa bà?

- Tôi không thể hiểu được.

- Ngày thứ hai, ông ấy không nói gì trước khi đi chứ?

- Không.

- Bà có ngạc nhiên khi thấy ông ấy tại hẻm Swandam.

- Rất kinh ngạc.

- Cánh cửa sổ mở?

- Vâng.

- Vậy thì, có thể là ông ấy đã gọi bà?

- Có lẽ

- Theo tôi hiểu, ông ấy chỉ kêu ú ớ, đúng không?

- Vâng.

- Một tiếng gọi cầu cứu, bà có nghĩ thế không?

- Vâng, anh ấy vẫy tay.

- Nhưng cũng có thể đó là một tiếng kêu kinh ngạc. Nỗi kinh ngạc, khi bất ngờ thấy bà, cũng có thể khiến ông ấy đưa hai tay lên?

- Có thể.

- Và bà nghĩ rằng ông ấy bị ai đó kéo lui ra đằng sau?

- Anh ấy biến đi quá đột ngột.

- Bà không thấy ai khác trong phòng chứ?

- Nhưng gã đàn ông nọ đã thú nhận rằng hắn ta có mặt ở đó còn tên vô lại thì ở chân cầu thang.

- Đúng thế. Chồng bà ăn mặc bình thường?

- Nhưng không có cổ áo sơ mi hay cravat. Tôi thấy cái cổ trần trụi của anh ấy.

- Có bao giờ ông ấy nói về hẻm Swandam không?

- Không.

- Cám ơn bà. Đó là những điều cơ bản mà tôi muốn được biết chính xác. Bây giờ hãy ăn một chút rồi đi nghỉ, ngày mai chúng ta sẽ bận suốt ngày.

Một phòng rộng, tiện nghi, có hai giường đã được dành riêng cho chúng tôi, và tôi nhanh chóng chui vào trong chăn. Giờ đây, Holmes đang chuẩn bị cho một đêm không ngủ. Anh cởϊ áσ khoác và áo gi-lê, mặc vào một áo ngủ màu thiên thanh, rồi đi xung quanh phòng, thu nhặt những chiếc gối và đệm từ ghế xô pha và ghế bành. Với những vật này, anh chồng chất chúng lại rồi ngồi lên, hai chân bắt chéo. Trong ánh sáng lờ mờ của ngọn đèn, tôi thấy anh ngồi đó, mắt lơ đãng nhìn lên góc trần nhà. Anh ngồi yên lặng, không nhúc nhích, ánh sáng chiếu lên dáng người anh, nom như một con quạ già. Anh cứ ngồi như thế đến khi tôi ngủ thϊếp đi, và anh vẫn còn ngồi như thế khi một tiếng kêu bất thần đảnh thức tôi dậy, mặt trời đã chiếu vào trong căn phòng.

- Watson, anh thức rồi chứ?

- Vâng.

- Thích dạo buổi sáng chứ?

- Thích.

- Chưa ai dậy, nhưng tôi biết chỗ cậu bé giữ ngựa.

Khi mặc quần áo, tôi liếc nhìn đồng hồ đeo tay. Chỉ mới 4 giờ 25. Thảo nào chưa có ai dậy cả. Tôi chuẩn bị chưa xong thì Holmes đã trở lại, báo tin là cậu bé đang chuẩn bị ngựa.

- Tôi muốn kiểm tra lại cái lý thuyết nhỏ của tôi - Anh nói và đi giày ủng vào chân - Watson ạ, tôi là một trong những thằng ngốc nghếch nhất châu Âu. Nhưng bây giờ tôi đã có chìa khoá để mở vụ này.

- Nó ở đâu? - Tôi mỉm cười hỏi.

- Ở trong phòng tắm. Tôi vừa mới có mặt ở đấy, và đã lấy nó ra, đặt nó vào trong cái túi này, nhanh lên bạn ơi

Chúng tôi rón rén xuống cầu thang và đi ra ngoài. Trên đường có một xe độc mã với cậu bé giữ ngựa đang đợi. Cả hai chúng tôi phóng lên, và xe lao xuống đường London. Một vài xe bò vùng quê đang rục rịch, mang rau cỏ đến thành phố, nhưng những ngôi nhà hai bên đường vẫn im lặng và vô hồn.

- Xét về một số điểm thì đây là một vụ độc đáo - Holmes nói, thúc ngựa chạy nước kiệu - Thú thật với anh tôi đã mù như cú ngày, nhưng thà học sự khôn ngoan chậm một chút còn hơn là không bao giờ.

Sherlock Holmes quen thuộc với lực lượng cảnh sát, vì thế mà hai cảnh sát tại cửa nhà tù giơ tay chào anh. Một người giữ đầu con ngựa, trong khi người kia dẫn chúng tôi vào.

- Ai trực thế? - Holmes hỏi.

- Thưa ông, thanh tra Bradstreet.

- À, chào ông Bradstreet, ông mạnh khoẻ chứ?

Một viên chức khổ người cao, to béo, đã đi xuống lối đi lát đá, đầu đội mũ lưỡi trai chóp nhọn và áo gi-lê có khuy khuyết rùa.

- Tôi muốn giúp việc ông - Holmes nói.

- Được thôi. Xin vào phòng tôi.

Đó là một phòng nhỏ kiểu văn phòng, với một quyển sổ cái to tướng ở trên bàn, và một điện thoại nhô ra từ bức tường. Viên thanh tra ngồi vào bàn giấy.

- Tôi có thể giúp gì cho ông, ông Holmes?

- Tôi đến là vì cái gã ăn mày tên Boone này.

- Vâng. Hắn đã bị trả về khám, đợi thẩm vấn tiếp.

- Tôi nghe nói như thế. Hắn có ở đây chứ.

- Trong nhà giam.

- Hắn có quậy không.

- Ồ, hắn chả gây phiền hà gì cả. Chỉ mỗi cái tội là quá dơ dáy.

- Dơ dáy?

- Vâng. Mặt mày hắn đen như lọ nồi. Vâng, khi nào vụ án của hắn được giải quyết xong, hắn sẽ phải tắm đều đặn trong tù. Nếu trông thấy hắn, chắc ông cũng sẽ nghĩ như tôi.

- Tôi muốn gặp hắn.

- Dễ thôi. Đi lối này. Ông có thể gửi lại cái túi xách.

- Không! Tôi xin mang nó theo.

- Được thôi.

Ông ta dẫn chúng tôi xuống một hành lang, mở một cánh cửa cài then, đi xuống một cầu thang quanh co, và đưa chúng tôi đến một hành lang quét vôi trắng với một hàng cửa lớn ở mỗi phía.

- Hắn ở phòng thứ ba, phía bên phải. Đây rồi - Vị thanh tra nói. Ông ta đẩy lùi tấm ván ở phần trên của cửa lớn và liếc nhìn vào. - Hắn đang ngủ.

Cả hai chúng tôi đặt mắt vào tấm lưới sắt. Người tù ngủ say, mặt quay về phía chúng tôi, thở chậm và nặng nề. Đó là một gã đàn ông tầm thước, ăn mặc xơ xác, bẩn thỉu, phù hợp với nghề của hắn, những lớp cáu ghét che phủ khuôn mặt cũng không thể che giấu được cái vẻ xấu xí khủng khϊếp của hắn. Một vệt rộng từ cái sẹo cũ băng qua mặt từ mắt tới cằm vết sẹo làm cho môi trên trề ra làm lộ rõ ba cái răng. Một mớ tóc đỏ quạch chảy xuống ngang qua mắt và trán.

- Hắn đẹp trai đấy chứ. - Vị thanh tra nhận xét.

- Đương nhiên là hắn cần tắm - Holmes nói – Tôi cũng nghĩ là hắn sẽ cần tắm nên đã mạn phép mang theo những thứ này.

- Hê, hê! Ông hóm hỉnh quá đấy? - Vị thanh tra cười khúc khích.

- Lát nữa đây, chúng ta sẽ biến hắn thành một vật đáng nể trọng hơn.

- Vâng, ông cứ tự nhiên.

Ông ta đút chìa khoá vào ổ khoá và tất cả chúng tôi nhẹ nhàng bước vào xà lim. Kẻ đang ngủ xoay nghiêng mình, rồi lại ngủ ngon lành. Holmes cúi xuống cái bình nước, thấm nước vào cái bọt biển, rồi chùi lại lằn ngang qua và dọc xuống mặt người tù.

- Xin giới thiệu với ông - Anh nói to - Đây là ông Neville St. Clair.

Khuôn mặt của người đàn ông tróc ra dưới cái bọt biển. Cái màu nâu thô kệch đã bay đi. Bay đi cả cái sẹo khủng khϊếp chạy ngang qua mặt, và cái môi trề. Một cái giật mạnh nữa làm bay đi mớ tóc đỏ và ngồi dậy trên giường là một người đàn ông tóc đen và da mịn, đang dụi mắt và ngỡ ngàng nhìn xung quanh. Rồi bỗng nhiên, hắn kêu thét lên một tiếng và buông mình xuống, úp mặt vào gối.

- Đúng là người đàn ông bị mất tích. Tôi đã biết mặt ông ta qua tấm ảnh - Viên thanh tra nói.

Người tù quay đầu với cái vẻ bất cần của một kẻ đã liều mình cho số mệnh:

- Cứ cho là thế. Và hãy cho biết, tôi đã phạm tội gì?

- Cái tội đã thủ tiêu ông St. Clair. Ồ, không thể buộc cho anh cái tội đó, chỉ có thể buộc về cái tội “tự ám sát” cái tên cúng cơm của mình thôi - Vị thanh tra nhe răng cười - Vâng. Tôi đã công tác trong ngành cảnh sát 27 năm, nhưng vụ này đúng là số một.

- Nếu tôi tên là St. Clair, thì rõ ràng tôi không phạm một tội ác nào cả. Và như thế, tôi đã bị bắt giữ trái phép.

- Không phải tội ác, nhưng anh đã phạm phải một lầm lẫn - Holmes nói - Lẽ ra anh nên tin tưởng vợ anh hơn.

- Vấn đề không phải là vợ tôi, mà chính là các con tôi - Người tù rêи ɾỉ - Xin Chúa cứu giúp tôi. Tôi không thể để cho không xấu hổ về cha chúng. Lạy Chúa! Thật xấu hổ quá sức. Tôi có thể làm gì bây giờ?

Sherlock Holmes ngồi xuống bên cạnh và dịu dàng vỗ nhẹ lên vai ông ta.

- Nếu ông thuyết phục được cơ quan cảnh sát tin rằng không có ai kiện tụng gì ông, thì không có lý do gì những chi tiết này sẽ được đăng trên báo. Vụ này sẽ không được đem ra xử nữa.

- Xin Chúa ban phúc lành cho ông. Tôi thà là chịu tù tội, thậm chí bị xử tử, còn hơn là để cái bí mật này phơi ra, làm nhơ nhuốc các con tôi. Các ông là những người đầu tiên nghe câu chuyện này của tôi.

“Cha tôi là một thầy giáo tại Chesterfield. Thời trẻ tuổi, tôi hay đi đây đi đó, làm diễn viên và sau cùng trở thành phóng viên của một tờ báo tại London. Một hôm, ông chủ bút muốn có một loạt bài viết về chuyện ăn xin tại thành phố và tôi tình nguyện cung cấp những bài ấy.

Chính là nhờ đóng vai một gã ăn xin, tôi đã viết được các bài báo theo yêu cầu của ông chủ bút. Khi còn là một diễn viên, tôi đã học các bí quyết hoá trang. Thế là tôi vẽ mặt, và để cho gương mặt trông càng tội nghiệp càng tốt, tôi tạo ra một cái sẹo và một cái môi trề bằng một miếng băng dán có màu da thịt. Rồi với một cái đầu tóc đỏ và một bộ quần áo phù hợp, tôi đến nhà ga tại khu vực đông đúc nhất của thành phố, bề ngoài là một người bán diêm, nhưng thực nhất là một kẻ ăn xin. Tôi thử hành nghề trong 7 tiếng đồng hồ, và khi tôi trở về nhà vào buổi chiều, tôi thấy mình đã kiếm được 4 bảng 26 shilling.

Tôi tiếp tục viết báo và không quan tâm gì tới chuyện đó nữa, cho tới một thời gian sau, tôi đã vay 25 bảng và tới ngày phải trả nợ. Tôi không biết xoay đâu ra tiền. Thế rồi một ý tưởng chợt đến với tôi. Tôi xin chủ nợ hoãn lại cho nửa tháng, xin ông chủ tờ báo cho tôi nghỉ mười ngày và cải trang lên thành phố ăn xin. Trong mười ngày, tôi đã trả xong món nợ.

Vâng, các ông thấy đó, thật là khó mà trở lại làm một công việc nặng nhọc để có lương 2 bảng một tuần. Đó là một cuộc chiến đấu trường kỳ giữa danh dự và tiền bạc, nhưng sau cùng, tiền đã thắng. Tôi đã bỏ nghề phóng viên, ngày này sang ngày khác, tôi ngồi lại một góc phố để cho cái thân thể tàn tạ giả tạo này làm mủi lòng người và nhét đầy xu. Chỉ có một người biết bí mật của tôi. Hắn là chủ động phù dung, nơi mà tôi thường cư trú. Gã này được tôi trả tiền phòng rất hậu, thế bí mật của tôi được hắn giữ kín.

Rất nhanh chóng, tôi kiếm được nhiều tiền. Tôi không nghĩ rằng bất cứ người ăn xin nào cũng kiếm được 700 bảng một năm như tôi , mà thường là ít hơn bởi tôi có được những ưu thế đặc biệt. Mỗi ngày, những đồng xu càng rơi vào tôi nhiều hơn, nhanh chóng xóa nhòa ký ức về cái ngày tồi tệ, khi mà tôi quyết định bỏ công việc 2 bảng một tuần.

Càng nhiều tiền, tôi càng có nhiều tham vọng. Tôi mua một cái nhà tại vùng quê và cưới vợ. Không ai nghi ngờ về cái nghề thực của tôi. Vợ tôi chỉ biết rằng tôi có công ăn việc làm tại thành phố, nhưng không rõ là nghề gì. Thứ hai tuần trước, sau khi hành nghề xong và đang thay đổi y phục, tôi nhìn ra cửa sổ, thấy vợ tôi đang đứng ngoài đường phố, mắt dán chặt lên người tôi. Tôi kêu lên một tiếng kinh ngạc, đưa tay lên che mặt rồi chạy đến tên chủ động, nài nỉ hắn đừng cho ai đi lên phòng tôi. Tôi nghe giọng nói của vợ tôi dưới cầu thang. Tôi nhanh chóng cởi bỏ quần áo, mặc vội bộ đồ ăn xin, và hoá trang như cũ. Vợ tôi không nhận ra tôi. Nhưng rồi, tôi bỗng thấy rằng người ta có thể lục soát phòng tôi và những áo quần để lại sẽ làm lộ diện tôi. Tôi mở tung cửa sổ, vì quá sức, tôi đã làm chảy máu vết đứt mà tôi mới bị lúc sáng trong phòng ngủ. Tôi chộp lấy cái áo khoác, để những đồng xu ăn xin vào đó. Tôi ném nó qua cửa sổ. Chưa kịp ném nốt những

áo quần khác thì tôi nghe có tiếng của cảnh sát dưới gác, trong một vài phút sau đó, tôi thấy mình bị bắt giữ tội ám sát ông St. Clair thay vì bị nhận diện.

Biết rằng nhà tôi sẽ vô cùng lo lắng, tôi cởi cái nhẫn và lén trao nó cho tên chủ nhà vào lúc không có ai canh chừng cùng với vài dòng nguệch ngoạc, báo cho nhà tôi biết là không có gì phải lo sợ cả.

- Lá thư mới đến tay bà ấy hôm qua - Holmes nói.

- Trời ơi! Suốt cả tuần nay, nhà tôi đã lo lắng biết bao.

- Cảnh sát đã theo dõi gã chủ động này. Và tôi hoàn toàn hiểu rằng hắn ta khó lòng gửi thư mà không bị phát giác. Có lẽ hắn giao nó cho một khách hàng nào đó và anh chàng này quên khuấy đi, để chậm một vài hôm - Viên Thanh tra Bradstreet nói.

- Đúng thế. Nhưng có bao giờ, ông bị phạt về tội ăn xin chưa? - Holmes hỏi.

- Nhiều lần. Nhưng bị phạt thì có nghĩa lý gì đối với tôi!

- Nhưng bây giờ thì phải chấm dứt đi thôi. Nếu muốn cảnh sát ém nhẹm vụ này, thì phải thủ tiêu cái gã Hugh Boone đó nhé. - Bradstreet nói.

- Tôi xin thề bằng những lời thề trang trọng nhất.

- Trong trường hợp đó, tôi nghĩ có lẽ không cần phải đi thêm một bước nào nữa trong việc điều tra. Nhưng nếu người ta lại phát hiện ra ông hành nghề một lần nữa, thì lúc ấy mọi sự sẽ bị phanh phui - Holmes nói.

Hết

---

[1] Nguyên văn: The Cedars

[2] Nguyên văn: the lascar