Đồ Mi Không Tranh Xuân

Chương 2: Sống tạm qua ngày (2)

Cái chết của Hạ Thiền cộng thêm lời cảnh cáo của Thái ma ma cuối cùng cũng khiến phòng giặt yên ổn một thời gian. Những người khác càng xa lánh thì ta lại càng bình tâm hơn bao giờ hết, ngày qua ngày chăm chỉ giặt quần áo, cuối tháng thì lãnh lương. Ta thử tính toán xem, mấy năm này không mua son phấn, không mua trang sức, tiền lâu nay dành dụm cũng đủ để chuộc thân rồi, giờ đây chỉ cần góp thêm tiền cho mai sau tới tuổi xuất phủ còn tìm chỗ ăn chỗ ở, dù sao ở thế giới này, cha mẹ thân nhân của ta… chả biết đã lưu lạc phương nào.

Bận trước bận sau hết cả một ngày, đang chuẩn bị ra ngoài thì thấy Trần ma ma đến, lúc bấy giờ, trong vườn cơ hồ chẳng một bóng người. Trần ma ma bước thẳng qua chỗ ta, nói: “Đồ Mi này, lát nữa ngươi tranh thủ sang viện của Ngũ gia lấy quần áo mang đi giặt đi nhé, nha đầu Châu Ngọc kia chắc là lại chạy vào xó nào ăn bơ làm biếng rồi đấy, tìm mãi không thấy mặt mũi đâu.”

Nói xong Trần ma ma đi luôn, miệng vẫn cứ lầm bầm lầu bầu. Đã quá quen với việc suốt ngày được người khác nhờ vả, ta mau chóng sửa sang lại quần áo trên người rồi xuất phát. Chuyện rừng mai kia đã trôi qua được bảy tám ngày, cũng không thấy Lý Mậu Sơn tiếp tục truy xét, có lẽ mọi người đã sớm cho vào quên lãng rồi.

Mới đi được nửa đường thì bất thình lình bị một bóng người cao lớn chặn đứng, ta ngẩng đầu, lọt vào trong mắt là gương mặt với những nét bướng bỉnh cao ngạo, áo quần đỏ rực, trông hệt như đóa phù dung e ấp bung cánh nở rộ vào thời khắc hoàng hôn vừa xuống.

Hắn liếc nhìn ta đầy ngạo nghễ, lỗ mũi hếch lên trời mà cất tiếng hỏi: “Chắc ngươi là nha hoàn của quý phủ nhỉ, nơi ở của lão Ngũ ở đâu thế, ngươi biết không?”

Vừa nghe, ta chợt nhớ tới giọng nói đã gọi Cao Yển đi tại trước rừng mai ngày hôm đó.

Hóa ra là hắn.

Có điều ta rất ít khi rời khỏi phòng giặt nên cũng không biết thân phận của người này, chỉ có thể nhún người hành lễ cẩn tắc vô ưu, gật gật đầu coi như chào hỏi.

Người trước mặt rõ ràng thở phào một hơi nhẹ nhõm, hắn nói với ta: “Vậy được rồi, dẫn đường cho ta đi.”

Nói ra thì may mà hôm ấy hắn xuất hiện kịp thời nên ta mới tránh được một kiếp, thế là ta cung kính theo sát phía sau dẫn đường cho hắn, hai tay hắn chắp sau lưng đủng đỉnh đi đằng trước.

Tới cửa viện của Cao Yển, hắn sải bước lớn vào trong, thị vệ đứng ngoài cửa cũng không hề ngăn cản, vừa nhìn là biết khách quen. Tới lượt ta phải báo cáo danh tính rõ ràng mới được thị vệ cho qua. Dưới sự chỉ dẫn của tên nô tài đang quét sân, cuối cùng ta cũng lấy được quần áo để mang đi giặt. Đúng lúc này, Cao Yển đi ra nghênh đón người nọ: “Sao tới mà không nói tiếng nào thế?”

Người nọ nhún vai đáp: “Bị cô nương hoa lâu chặn đường nên không kịp báo tin cho huynh ấy mà, nên ta mới phải trèo tường vào đây đấy.”

Cao Yển cay mày, vẻ mặt đầy bất lực: “Ta nhớ đệ có nhớ đường đâu nhỉ? Sao giờ mò được đến đây hay vậy?”

Nghe nói thế, ta tức khắc rảo bước nhanh hơn định bụng chuồn lẹ.

Chỉ thấy người nọ chỉ tay về phía xa xa, ngay chỗ góc tường ta đang đứng: “Kia kìa, nha hoàn đó dẫn ta tới đây đấy.”

Ta ôm khay đầy quần áo vội vàng xoay người hành lễ.

Cao Yển cũng không để ý tới ta, quay sang bảo với người nọ: “Hồ Nguyên Ly, đệ cũng nên sửa lại thói phong lưu thành tính này của mình đi.”

Hồ Nguyên Ly, ta sửng sốt, não bắt đầu hoạt động từ từ hồi tưởng lại.

Yến Chiêu vương Hồ Nguyên Ly, sinh ra trong gia đình danh giá từng lập rất nhiều công trạng, là vị vương duy nhất không cùng họ ở triều đại này, được phong Yến Chiêu vương, ông nội là nguyên lão dựng nước, con cháu được hưởng chế độ kế thừa cha truyền con nối. Tới đời của Hồ Nguyên Ly, vì cha mẹ hắn mất sớm trong thời chiến loạn nên khi mới mười bốn tuổi hắn đã được trao tước trở thành Yến Chiêu vương của thế hệ mới, nhân xưng “Tiểu Yến vương”.

Có điều con người này… qua những gì vừa nãy hắn nói, có thể nhận thấy từ nhỏ đã không được dạy bảo đến nơi đến chốn, đối nhân xử thế hoang đường bừa bãi, đáng ra phải gọi là “Tiểu Diêm Vương” mới đúng. Thậm chí do thường lăn lộn trong mấy ngõ trăng hoa làm việc xấu nên được liệt tên hẳn hoi trong danh sách “tiểu lang quân”.

Tuy ở trong phòng giặt cả ngày, nhưng nơi nào có nhiều phụ nữ là y rằng sẽ xuất hiện đủ mọi loại chuyện để đàm tiếu, trong đó có Yến Chiêu vương đó, không biết bao lần ta đã nghe người ta điểm tên hắn. Con nhà giàu ăn sung mặc sướиɠ quần áo lụa là nó quen, hai mươi tuổi đầu rồi mà cả văn lẫn võ chả đâu vào đâu, chả làm nên trò trống gì.

Nhưng những điều này đâu liên quan gì tới ta, thấy không ai chú ý, ta men theo góc tường chuẩn bị rời đi.

Chân vừa nhấc thì bỗng nghe “Đứng lại”.

Là giọng Cao Yển, hai chân ta tê rần chậm chạp quay đầu, đôi con ngươi tối đen của y nhìn ta chằm chằm.

Y sải bước về phía ta, chân cẳng ta chợt mềm nhũn, cuống quýt giơ khay đồ quỳ sụp xuống.

Cao Yển đứng vững vàng trước mặt ta, hỏi: “Cây trâm của ngươi nhìn quen quá, nó là đồ ở đâu thế?”

Ngày ấy ở rừng mai ta cũng cài cây trâm này!

Vì ta chỉ có duy nhất một cây.

Cố gắng hết sức kiềm chế cơn sóng dậy lên trong lòng, ta cất lời: “Bẩm Ngũ gia, đây là cây trâm đồng mua đại ở quầy hàng nhỏ trên phố, vỏn vẹn năm văn tiền thôi, hàng đại trà nên quen mắt cũng phải.”

Khuôn mặt tuấn tú của Cao Yển như bị phủ một lớp mây mù: “Ngươi là người của phòng giặt?”

Tim ta như muốn vọt khỏi cổ họng, đang tính mở miệng thì đã thấy đầu Hồ Nguyên Ly thò ra từ sau lưng Cao Yển, đuôi mắt hắn hơi nhếch toát lên vẻ ngả ngớn: “Lão Ngũ, sao tự nhiên lại nổi hứng với mấy trâm cây thế?”

Ta cảm giác được ánh nhìn của hắn lướt vèo vèo trên người ta, giọng điệu trêu chọc không chút đứng đắn: “Ta thấy tiểu nha đầu ấy có khi còn đẹp hơn cả trâm nữa, lão Ngũ, huynh mà có nhìn trúng người ta thì chỉ cần nói một câu là xong, quanh co lòng vòng làm chi…”

Bầu không khí căng thẳng tức thời bị câu nói của Hồ Nguyên Ly xáo trộn hết cả lên, dường như Cao Yển đang ra sức khống chế bản thân mình không trợn trắng hai mắt, y phất phất phất tay lấy lệ: “Mau đi đi.” Dứt lời y lập tức xoay người đi vào trong phòng, chẳng buồn ngó ngàng gì tới Hồ Nguyên Ly đứng bên cạnh.

Ta thở hắt một hơi, ôm đồ chạy ra khỏi viện. Khi ngoảnh đầu nhìn lại khoảng sân kia mà không khỏi rùng mình, đời này ta không muốn tới đó một lần nào nữa. Vốn dĩ ngày xưa người phụ trách xử lý quần áo trong viện của Cao Yển không phải ta, ta cũng cố gắng tránh né hết mức có thể.

Đảo mắt cái đã qua ba bốn tháng, cuộc sống vẫn an ổn và đơn điệu như trước đây, lòng ta thấy nhẹ nhõm hẳn. Cuộc chạm mặt đầy phong ba trước rừng mai kia giờ đây cũng chỉ là quá khứ.

Mắt thấy sắp vào hè, vừa khéo ngày năm tháng năm quý phủ sẽ mở yến tiệc cho sinh thần của Cao Yển. Nghe Thái ma ma nói thái tử hiện giờ, tức Sở vương Cao Giới muốn làm rình rang mới khiến Cao Yển - người mới đầu chỉ tính làm qua loa cho xong - cũng bắt đầu xắn tay nghiêm túc thu xếp cho yến hội.

Bếp sau không đủ người nên vài người chỗ chúng ta được chuyển qua đó phụ việc, có mấy cô nàng phụng phịu không muốn đi, bảo là vào đấy sẽ không được ra ngoài nữa, lại thêm bếp núc toàn khói dầu, tro bụi dính hết lên mặt.

Thật ra ta cũng khá vui đấy, chứ còn sao, yến tiệc kết thúc sẽ có bao nhiêu món ngon gói mang về. Nghe nói yến hội lần này có không ít hoàng thất và con cháu quan lại tuổi trẻ tài cao tới tham dự, tiểu cô nương trong quý phủ ai nấy cũng điểm tô nhan sắc tóc tai đi ra sảnh trước, hoàn toàn trái ngược với bếp sau vắng lạnh buồn tẻ, cũng tiện cho ta ăn vụng mà không phải nơm nớp lo.

Ăn đẫy bụng rồi nấc lên một cái, ta thấy đầu bếp của bếp sau vội vã đi vào, may thay ông ấy không phát giác ra vẻ chột dạ lấm lét của ta, ông đầu bếp xếp loay hoay xếp ra ba đĩa thức ăn từ mấy món ta vừa “chấm mυ'ŧ”, sau đó quay qua nhét cả ba đĩa vào tay ta.

“Ngoài sảnh trước có mấy đứa nhỏ nhà quan đùa nghịch làm đổ hết bàn đồ ăn, cô mau mau bưng mấy đĩa điểm tâm này ra trước đi.”

“Không còn người khác sao?” Ta khó xử hỏi.

“Nhà cô lười gì mà lười khϊếp thế, làm gì có ai lại để một thằng đàn ông chạy ra ngoài đấy chứ?” Đầu bếp bất mãn đẩy ta, “Nhanh cái chân lên, đừng lề mề, sảnh trước có người đang chờ đấy, cô không cần đi vào trong đâu.”

Nghe thế ta mới thoáng yên lòng, cẩn thận bưng đồ ăn ra ngoài.

Mới đi được nửa đường thì bất ngờ có cái bóng bé xíu chạy vọt tới đâm sầm vào người, ta vội vàng bảo vệ ba cái đĩa đang cầm, cũng vì thế mà làm khuỷu tay va thẳng vào tường, cơn đau ập đến khiến cánh tay mất cảm giác cả một hồi lâu.

Vất vả lắm mới cử động lại được, ta đánh mắt nhìn sang “cái bóng” vừa nãy đυ.ng mình. Đứa bé tròn tròn mập mạp áng chứng chỉ tầm ba bốn tuổi, người khoác áo gấm ánh vàng tôn lên khuôn mặt nhỏ núng nính ngây thơ. Dường như cũng đang chẳng biết chuyện gì xảy ra, thằng bé ngồi bệt dưới đất, hai chân dang rộng.

Tìm một nơi sạch sẽ đặt đĩa đồ ăn, xong xuôi ta đi tới chỗ đứa nhỏ đỡ nó dậy. Thằng bé ngoan ngoãn để ta kéo lên, lướt mắt qua thì thấy lòng bàn tay núc ních thịt của nó đã xuất hiện vết xước rỉ máu. Lòng ta chợt lạnh, nhìn chiếc áo choàng trên người nó biết ngay đây là con cháu nhà không phú thì quý, giờ còn bị thương nữa, khả năng ta lại sắp gặp phiền phức rồi.

Tuy nói thằng bé là người đυ.ng phải ta, nhưng có bao giờ chủ nhân chịu nói chuyện hợp lẽ với người làm đâu?

“Em không sao chứ?” Ta cố nói bằng giọng nhẹ nhàng nhất.

Đứa nhỏ kia giương mắt nhìn ta rồi chẳng nói lời nào đã xoay người bước đi.

Thấy chung quanh không có đầy tớ đi theo nó, ta có hơi không yên tâm, thế là bèn giơ tay kéo tay áo nó lại, nói: “Tiểu chủ tử, sao chẳng có ai đi theo em hết thế? Không tìm được đường hả, hay là để chị dẫn em ra sảnh ngoài nhé?”

Nào ngờ thằng bé đột nhiên nổi nóng, nó giật bàn tay đang kéo tay áo nó của ta rồi cắn một phát.

Ta cả kinh vội buông lỏng ra, nhanh như chớp đứa nhỏ đã chạy mất dạng. Chỗ cổ tay hiện lên dấu răng mờ mờ, tuổi còn nhỏ mà sao tính nết ngang ngược thế không biết. Đứa nhỏ mới ba bốn tuổi một mình chạy loanh quanh trong cái viện to đùng, mong là nó không bị sao. Nhưng ta vẫn còn nhiệm vụ giao đồ ăn nên không thể đi theo nó ngay, đành phải bưng đĩa đồ ăn qua trước rồi trở về tìm. Cửa sảnh ngoài có người chờ sẵn, vừa thấy ta đến liền chạy lại nhận đồ, chẳng kịp chào hỏi nhau lấy một câu.

Ta dứt khoát quay đi, ngang qua chỗ cửa viện mới nãy gặp đứa nhỏ kia, đắn đo chốc lát ta quyết định đi vào đó. Vừa vào đã thấy có bóng người rúc vào góc tường, quần áo nhìn không giống nô tỳ của Tần vương phủ, mặt mũi trông lạ hoắc, hình như cô ta không thấy ta, cứ thập thà thập thò rồi đi đâu mất. Trong bụng sinh nghi, trực giác mách bảo thường những tình huống thế này sẽ liên quan tới những chuyện vô cùng rắc rối, ngay lập tức, ta nhấc chân vừa định ra khỏi đây thì bỗng bên tai loáng thoáng nghe thấy tiếng nước “rào rào”, dường như còn xen lẫn cả tiếng khóc nỉ non, mà đằng sau viện lại chính là ao cá của Cao Yển.

Mọi thứ rối tinh rối mù, ta đè nén nỗi lo lắng mỗi lúc một tăng, tức tốc quay người chạy về phía hồ. Vượt qua bức tường, ao cá dần xuất hiện trong tầm mắt ta, mà chính vào khoảnh khắc đó, tay chân và cả người ta bỗng dưng lạnh toát, chỉ thấy trong ao nước có người đang vùng vẫy liên tục, bọt nước văng lên cao bắn tứ phía.

Mơ hồ có thể thấy trên mặt nước có góc áo màu vàng, không nghi ngờ gì nữa, kia chính là quần áo của thằng bé ta gặp hồi nãy.

“Người đâu, người đâu rồi, có người rơi xuống nước…”

Tận tới lúc ta chạy tới nhà thủy tạ, nhìn chung quanh chẳng một bóng người, mắt thấy động tĩnh của đứa nhỏ trong ao càng ngày càng yếu, ta cắn chặt răng nhắm mắt nhảy tùm vào. Ta ra sức bơi về phía thằng bé, tuy là lập hạ nhưng nước dưới ao vẫn lạnh tới nỗi khớp hàm va cầm cập vào nhau. Sau khi đến với thế giới này, mặc dù lúc thân thể này còn nhỏ ta có học bơi lội được vài ngày, thế nhưng muốn cứu người thì còn lâu lắm.

Rốt cuộc cũng chạm tới cơ thể của đứa nhỏ, người nó cứng ngắc đang dần dần chìm xuống dưới. Ta luống cuống tay chân định bụng kéo nó về bờ, nhưng vì trình bộ cùi bắp nên bị uống tới mấy hớp nước ao.

Cuối cùng cũng giữ được thằng bé, hai chân ta đạp không ngừng, sau khi trồi lên khỏi mặt nước ta há miệng hít lấy hít để. Qua khóe mắt trông thấy khuôn mặt nhỏ nhắn bợt bạt đáng sợ của đứa nhỏ, cố trấn an giúp bản thân tỉnh táo, phải thật bình tĩnh, điều chỉnh lại tư thế, vất vả lắm ta mới đưa nó lên trên được.

Qua một hồi lăn lộn chật vật, thể lực cũng giảm đi ít nhiều, bờ ao vốn dĩ không xa, vậy mà ta có cảm tưởng không cách nào bơi qua đó nổi. Thấy trên bờ thấp thoáng có nhiều hơn một người, người ta như được tiếp thêm lực, chân tay bộc phát sức mạnh ra sức đạp nước, một tay kéo đứa nhỏ, tay còn lại phối hợp hoạt động.

Mãi một lúc mới bơi tới cạnh nhà thủy tạ, ta vịn vào mép bờ, dồn hết sức mà vẫn không thể nhấc được đứa nhỏ lên. Thốt nhiên, có cái bóng đổ xuống bao phủ trên đầu ta, trước mắt là bàn tay xanh xao gầy guộc, ngước lên nhìn, khuôn mặt vô cảm của Cao Yển đập ngay vào mắt.

Hắn chậm rãi cúi người, mặt càng ngày càng gần ta, chẳng đợi ta phản ứng tay hắn đã vòng qua người ta và nhấc bổng đứa nhỏ ra khỏi mặt nước đưa nó vào bờ, cả đám người tức thì nhao nhao vây quanh không chừa chút kẽ hở. Ta vật lộn trèo ra khỏi ao cá, vừa ngồi xuống chưa ổn định lại nhịp thở thì chợt thấy có dáng người màu đỏ chợt lóe lên, theo bản năng ta né sang một bên nhưng vẫn bị đá trúng vai phải. Cùng với tiếng ngã rầm xuống đất của ta, có tiếng người nọ hung hãn gầm lên:

“Tên nô tài chó chết, ngươi làm gì thế hả?”

Người đạp ta là Hồ Nguyên Ly, Cao Yển liếc mắt nhìn sang chỗ ta, sau cùng hắn vẫn quay đầu, vội giao đứa nhỏ cho người đàn ông mặc bộ áo dài màu bạc.

Chiếc trâm gài tóc theo cú ngã của ta cứ thế văng ra rồi rơi tõm xuống ao, ta gấp gáp đưa tay ra bắt lấy nhưng đã không còn kịp. Mặt ao giờ đây chỉ còn vài vòng gợn sóng, trâm gài tóc phút chốc biến mất, nháy mắt đầu óc ta hoàn toàn trở nên trống rỗng.

(còn tiếp)