Phượng Nguyệt Vô Biên

Chương 3: Biến Hóa

Sau khi Tăng Trường Chí đi rồi, cảnh vật xung quanh lại trở về vẻ yên lặng vốn có, Lư Oanh đi vào nhà, bất giác bước đến phòng đệ đệ, thuận tay cầm lên một quyển sách ở trên giá sách, trầm tư đọc.

Trong phòng này có rất nhiều bộ sách quý giá lâu đời, phụ thân hai người đã dành cả đời để tìm kiếm và bảo vệ chúng. Những bộ sách này, nếu tỷ đệ bán đi thì số tiền đó cũng đủ để hai người có một cuộc sống no đủ ít nhất mười năm. Song chỉ có điều, cho tới tận bây giờ hai người họ chưa từng có ý nghĩ như thế.

Những quyển sách này, ngày trước nàng cũng chỉ liếc qua một chút, cũng chỉ vì nàng là một nữ tử, cho dù đọc nhiều sách cũng không có hữu ích gì.

Nhưng giờ phút này lật giở từng trang sách, Lư Oanh bỗng cảm giác rằng nội dung trong quyển sách, từng câu, từng chữ đều trở nên rất dễ hiểu.

Bên ngoài trời cũng bắt đầu tối dần, cũng không biết đã qua bao lâu, thanh âm của Lư Vân từ sau lưng truyền đến: "Tỷ, trời đã khuya rồi".

Lư Oanh như chợt tỉnh mộng, nàng ngước lên nhìn Lư Vân, gật đầu, chậm rãi khép lại quyển sách trên tay.

Lư Vân không phát hiện ra, lúc này đây tay của Lư Oanh đang khẽ run.

Lư Oanh đang cầm trong tay cuốn "Trung dung*", đây là một tác phẩm kinh điển của nho gia. Với nữ tử đương thời đọc những loại sách này khó có thể hiểu được hàm ý sâu xa phía sau trang giấy. Nhưng không hiểu vì sao, khi vừa lật vài trang xem, nàng lại cảm thấy nội dung trong sách rất dễ hiểu, những kiến thức từng được cho là thâm sâu, nàng chỉ cần xem thoáng qua là hiểu được.

*Trung dung: là một trong Tứ thư. Tứ thư gồm các sách: Đại học, Trung dung, Luận ngữ, Mạnh tử. Trung dung là đạo người quân tử ăn ở vừa phải, không thái quá , không bất cập . Sách Trung Dung do Tử Tư, cháu đích tôn Đức Khổng Tử sưu chép những lời tâm pháp của ngài do học trò ngài truyền lại. Trung dung diễn ra mọi lẽ khiến người ta phải giữ mình cho kính cẩn trong khi hành động , suy tư cho ra lẽ phải, trái , làm cho đúng để tiến đến chân, thiện, mỹ .

Ngây người một lúc, Lư Oanh thấp giọng nói: "Đệ cũng nghỉ sớm đi".

Nàng rất muốn xem tiếp, nhưng trong nhà không có nổi một ngọn đèn, càng chưa nói đến việc dùng củi để thắp sáng là quá xa xỉ.

"Vâng". Lư Vân không chú ý tới sự khác lạ của tỷ tỷ, xoay người đi về hướng giường của mình.

Mấy ngày tiếp theo, Lư Oanh vui mừng khi phát hiện tình trạng dị thường này không biến mất. Bởi vì bị thương nên Lư Oanh không thể làm việc gì nặng, cứ có thời gian rảnh rỗi là nàng liền lại lấy sách đọc.

Đột nhiên tỷ tỷ hứng thú với sách vở, Lư Vân mặc dù cảm thấy rất khó hiểu nhưng cũng không hỏi nhiều. Nghe nói Lưu Tú sau khi đóng đô ở Lạc Dương liền khởi xướng phát triển nho học, được các nho sinh đánh giá cao. Nghe nói phi tần trong cung cũng thích đọc sách, tỷ tỷ của mình như vậy chắc cũng là hùa theo trào lưu này thôi.

Lư Oanh dưỡng thương vài ngày, cơ thể đã khỏi hẳn, vết thương sau đầu liền lại, một vết sẹo cũng không có.

Khi hết nhức đầu, nàng tháo miếng băng trên đầu, tạm thời hạ quyển sách xuống, cầm những chiếc túi đã thêu ra phố.

Phố Hán Dương kỳ thực là một cái trấn nhỏ, ở nơi này, nhà ngoại của Lư Vân - Bình gia là bá chủ một phương. Do tự xưng bá ở đây nên hiển nhiên cũng không quan tâm đến nho học. Bà con xa của Bình gia muốn tới đây xin tiền, từ trước tới giờ đều là nằm mộng giữa ban ngày. Nếu không phải vì phụ thân hai người được đồn là đến từ một đại gia tộc giàu có thì họ cũng không nhận được sự che chở của ngoại tổ mẫu.

Mà hiện nay, tuy ngoại tổ mẫu không chăm sóc hai người nhưng cũng cho tỷ đệ họ một chỗ dung thân, dịp lễ tết còn tặng quà và chút tiền lẻ. Cũng bởi thân phận biểu cô của Bình gia mà Lư Oanh đến cửa hàng bán đồ thêu rất ít khi bị người khác chèn ép.

Sau khi bán những túi thêu, Lư Oanh có được hai mươi đồng năm thù*. Cầm túi tiền nặng trịch trên tay, Lư Oanh nghĩ đến bộ dạng gầy yếu của em trai, bèn quay đầu đi về cửa hàng thịt.

*Thù: vị đo lường thời cổ của Trung Quốc, bằng lạng.

Thịt heo tuy chỉ là đồ ăn bình dân nhưng tỷ đệ Lư Oanh cũng không dư dả tiền để hưởng thụ, nàng lần này chẳng qua là chỉ muốn mua chút xương. Khúc xương trên mặt bàn tuy ít thịt nhưng lại rất thích hợp để hầm canh, có thể tẩm bổ cho em trai.

Móc ra mười quan, rồi chỉ vào khúc xương, Lư Oanh nhỏ giọng nhờ Trương đồ tể* chặt khúc xương thành miếng nhỏ.

*Đồ tể: người làm nghề gϊếŧ mổ súc vật

Mười quan tiền đó, đồ tể không thèm để trong mắt, có điều, nhìn thấy một thiếu nữ xinh xắn ánh mắt mang theo lời thỉnh cầu, hắn liền nhếch mép cười một tiếng, nhìn chằm chằm nàng một lúc rồi mới đứng lên dùng dao chặt.

Chỉ chốc lát, hắn đã gói xương lại thành một bao, đưa cho Lư Oanh.

Cầm theo một bọc đồ, Lư Oanh cũng chưa nghĩ đến việc về nhà ngay, nàng cúi đầu trầm tư một lúc, thay đổi hướng đi, hướng về phía chùa Huyền Nguyên. Mấy hôm trước, không hiểu sao nàng vô tình bị ngã, khiến nàng thay đổi, hơn nữa, nàng tới đây chính là muốn làm rõ nguyên nhân bị ngã lúc ấy. Mặc dù tin những lời Tăng thiếu gia nói hôm đó, nhưng xuất phát từ sự thận trọng, nàng thiết nghĩ vẫn nên đến tận nơi để xem xét.

Lư Oanh không chú ý tới, hiện tại nàng đã thay đổi, trở nên cẩn thận mà chu đáo chặt chẽ hơn xưa.

Chùa Huyền Nguyên nằm ở giữa sườn núi, có một đường nhỏ rẽ vào. Đầu năm nay, nho học dần thịnh, các miếu đạo hương khói không kém gì nơi cửa Phật, ngựa xe như nước.

Lư Oanh vừa tới chân núi đã nghe thấy một thanh âm từ khe núi truyền đến, một tiếng khóc có phần quen thuộc, hình như là một người con gái đang vừa khóc, vừa cầu xin gì đó.

Ơ, tiếng khóc kia có chút thân quen, tựa như của tiếng của nhị biểu tỷ thì phải?

Nghĩ đến đây, Lư Oanh liền đi nhanh hơn, vội vàng tìm kiếm.

Xuyên qua một sườn núi nhỏ, Lư Oanh liền thấy ở dưới chân chùa Huyền Nguyên có chừng chục người đang vây quanh. Có một người đang lấy hai tay che mặt, nghẹn ngào khóc. Thân hình gầy yếu đó đúng là nhị biểu tỷ của nàng.

Nhị biểu tỷ của nàng đã sớm lập gia thất, thực ra Lư Oanh vốn cũng không quen thân. Nhưng Lư Oanh vẫn nhớ rõ, hai năm trước, đệ đệ nàng đột nhiên trúng phong hàn, nàng đã quỳ gối ở trong sân Bình gia cầu xin nhà ngoại giúp đỡ nhưng không ai đoái hoài tới. Đến tối, nàng thất thần quay trở về. Vừa về tới nhà, nhị biểu tỷ đã chạy tới, lén đưa cho nàng ba mươi qua tiền...

Trông thấy Nhị biểu tỷ khóc vô cùng thương tâm, Lư Oanh bước nhanh hơn, vội vàng đi đến chỗ nàng.

Nháy mắt, nàng đã tới sau lưng Nhị biểu tỷ. Nhưng nàng cũng không vội vàng hấp tấp đến gần mà chỉ ngẩng đầu lên nhìn đám người đang đứng ngay trước mặt.

Trong đám người có một nam một nữ, nam chừng ba mươi tuổi, trên khuôn mặt bình thường lộ ra vài phần nông dân thật thà chất phác, vóc người cao lớn, chính là Nhị biểu tỷ phu.

Nhưng lúc này, biểu tỷ phu đang đỡ thắt lưng một thiếu phụ bụng đã nhô cao, ánh mắt lộ vẻ áy náy và bất an nhìn Bình Ý.

Xung quanh có tiếng xì xào bàn luận, người được biểu tỷ phu ôm diện mạo cũng bình thường, chẳng qua là trẻ hơn nhị biểu tỷ một chút. Nàng cũng đang khóc, nghẹn ngào nhìn Nhị biểu tỷ, thút thít nói: "Tỷ tỷ, là muội có lỗi với tỷ... nhưng muội thực sự rất yêu chàng!". Nàng ta khóc còn trông thương tâm đau lòng hơn nhị biểu tỷ, chỉ nói vài lời đã nghẹn ngào không ra hơi.

Nhị biểu tỷ hiển nhiên bị tình thế trước mắt làm chấn động, ánh mắt nàng trống rỗng nhìn trượng phu của mình, chỉ có nước mắt là không ngừng lăn dài trên gò má.