Nhìn khu nhà trước mặt mà Lý Từ Huy muốn khóc.
Lý Từ Huy này chưa ăn bao nhiêu đau khổ cho nên tính cách vẫn đặc tiểu thư quý tộc lá ngọc cành vàng. Cho nên khu nhà xập xệ cũ nát nơi nàng sẽ ở sau này là mặt mũi buồn tiu nghỉu rồi.
Tâm lý này cũng bình thường, Tân Bình Lộ quá nát. Đến Ngô Khảo Ký có lạc quan cũng không cười nổi.
“ Yên tâm , sớm xây lại, còn đẹp hơn ở Thăng Long hay An Xá….” Ngô Khảo Ký động viên vội Lý Từ Huy vì hắn còn có việc quan trọng cần xử lý.
Con bé Ngô Mỹ Lệ cùng mấy đứa em gái họ thế quái nào trốn lên tàu đi theo Ký, tới tận Hoan Châu mới bị PHÁT HIỆN.
Thật ra là chúng nó tự đầu thú khi đã biết đi quá xa Ký không thể đuổi về thì đúng hơn.
Dĩ nhiên làm quái gì có chuyện giống trong phim tình cảm lãng mạn trốn kho tàu rồi giả nam trang gì đó.
Lần này trốn là một đán thiếu niên Ngô gia bao che dấu diếm thì mới qua mặt được Ký. Vùa cười vừa giận, phen này quỳ gối đánh roi cả một loạt mười mấy đứa rồi.
Việc đầu tiên của Ngô Khảo Ký làm nơi này khác hoàn toàn những gì hắn đã làm ở các vòng lặp thời gian trước đó. Bởi vì xuyên không sớm 5 tháng trời đã khiến mọi chuyện thay đổi rất nhiều.
Khi này Ngô Khảo Ký đã có thực lực đủ mạnh thực hiện một kế hoạch tốt hơn.
Bố Chính Châu có hai huyện một trấn. Bố Chính Thành Trấn và Huyện thành Tòng Chất , Huyện Thành Chính Hoà ( Đồng Hới).
Vậy nhưng mỗi huyện thành này chẳng có bao nhiêu người sinh sống. Những năm qua chiến tranh loạn lạc hết Đại Việt rồi đến Chiêm Thành thay nhau làm chủ nơi này khiến cho Bố Chính mười người chẳng còn lại ba bốn.
Năm 1069 , Đại Việt bắt được Vua Chế Củ của Chiêm thành, thằng này bắt buộc phải dùng ba châu Địa Lý- Ma Linh- Bố Chính để tự chuộc thân.
Nhưng quan Việt tới nơi này quá sức bóc lột và cướp đoạt dẫn đến dân Chăm phần lớn trốn về hai châu Ô – Rí ( Thừa Thiên Huế sau này). — QUẢNG CÁO —
Tính ra thì Bố Chính có tầm 16 ngàn dân, Địa Lý có 12 ngàn dân , Ma Linh có tầm 10 ngàn. Số lượng người Việt chiếm tầm 20-25 %. Chủ yếu người dân sống rải rác ở các làng nông nghiệm hoặc các làng chài.
Mỗi làng tầm 50 đến hai ba trăm người.
Đất rộng người thưa lại còn rải rác, Ngô Khảo Ký không nói nhiều, xua quân đi tứ phía ép buộc tất cả sống tập trung ở hai Huyện Thành và Trấn Thành. Dùng vũ lực cưỡng chế tất cả về ba khu tập trung.
Cách xử lý của Ngô Khảo Ký cực kỳ bá đạo. Nhưng đây là phương pháp hiệu quả nhất để quản lý dân Bố Chính. Sau đó cách làm này sẽ được áp dụng cho Địa Lý và Ma Linh.
Hậu quả của chuyện bắt dân rời bỏ các làng mạc trôn rau cắt rốn đó chính là tình hình nông nghiệp của Tân Bình Lộ đã thảm nay sẽ càng thảm hơn. Ruộng đất bỏ hoang sẽ tăng chóng mặt, lương thực sẽ thiếu thốn trầm trọng. Triều Đình mà điều tra xuống thì… kệ mịa triều đình.
Ký đã đặt chân tới Bố Chính thì hắn chính là quân phiệt, lại là quân phiệt xa Thăng Long nhất. Ở đó mà quản được Ký? Nhất là Ký còn có cụ Kiệt chống lưng.
Cách làm của Ký phá vỡ mọi tiền lệ, đập tan vụn văn hoá làng xã ở Tân Bình Lộ, sẽ không có cái gì là thổ ti, tiểu địa chủ cả.
Vậy tụ tập về Huyện Thành thì sống thế nào?
Trước tiên trong 7-8 tháng không cần quá lo về lương thực. Đám thuyền hạm hơn hai trăm tàu mang đầy đao kiếm bằng thép tốt cùng các sản phẩm thủ công từ Thăng Long sẽ bán có giá ở Lavo và Tam Phật Thề , từ đó sẽ có đầy đủ lương thực ít nhất là 7 tháng cho toàn bộ Tân Bình.
Ngô Khảo Ký muốn xây các nhà máy, muốn xây tư xưởng, muốn dùng công nghiệp sản xuất hàng hoá ở Tân Bình Lộ để làm kế sinh nhai cho nơi này.
Thời gian đầu dựa chính vào công nghiệp luyện kim đen và luyện kim màu để kiếm tiền. Sau đó sẽ mở rộng qua gốm sứ, dệt may, khai thác quặng, khai thác trầm hương.
Lẽ dĩ nhiên Ngô Khảo Ký sẽ không phải tiêu cực từ bỏ hoàn toàn nông nghiệp và ngư nghiệp.
Xung quanh Bố Chính – Tòng Chất- Chính Hòa, có bao nhiêu ruộng tốt thì phải chia người canh tác, có ruộng hoang thì cử người tái khai hoang. Nhưng điều kiện tiên quyết là không thể rời quá xa Huyện Thành. Nói chung người dân phải sống tập trung bên trong huyện hoặc lập các làng mới ngay cạnh huyện cách không quá 10km.
— QUẢNG CÁO —
Về phần Ngư Nghiệp cũng là khai thác tập trung với thuyền lớn hơn, được cung cấp lưới lớn hơn và trung tâm Ngư Nghiệp đóng ở Tòng Chất- Chính Hòa nơi cạnh biển. Tôm cá có thể đưa về nhanh nhất tiêu thụ trong thành kể cả tới Bố Chính cũng không quá xa.
Vì dân tập trung cho nên sự tiêu thụ các sản phẩm cùng cung cấp sản phẩm sẽ dễ dàng hơn.
Ngô Khảo Ký cũng không còn cách nào khác, dân quá thưa thớt, mỗi nơi một nhúm không thể nào quản lý ra hồn được, Ví dụ như 5 ngàn người một huyện thành thì chỉ cần một bộ máy cai trị tầm 50 người cùng 200-300 sương binh là có thể quản lý rất tốt. Nhưng nếu chúng nằm rải rác thành 10-20 làng thì quả thật không thể quản lý nổi với số nhân viên có hạn mà Ngô Khảo Ký mang đến.
Cũng may vì có tính toán từ đầu cho nên Ngô Khảo Ký đã mang đầy đủ lương thực, nông cụ hay dụng cụ sản xuất tiểu thủ công nghiệp từ Thăng Long đến nơi đây. Đếm tháng 9 thì việc tái định cư xung quanh ba huyện thành đều được hoàn thành sơ bộ.
Khi này sáu ngàn thanh niên theo đường bộ đi hết hơn ba tháng cũng vượt qua Hoành Sơn tiến vào Tòng Chất bổ xung sức lao động vô cùng lớn cho Bố Chính, nhưng thực tế bọn hắn bị bắt đi làm binh lính là chính.
Ba ngàn tân binh được thành lập với số thanh niên di dân từ miền bắc này.
Đơn giản vì Ngô Khảo Ký lúc này không đủ ruộng, ngành nghề khác cũng chưa kịp phát triển cho nên không thể để đám này vô công dỗi việc nhàn cư vi bất thiện.
Sau hai tháng thì đám Hàn Môn đệ tử đi theo Ngô Khảo Ký đã học được phương pháp tổ chức tập trung này, cho nên Lê Văn Toản , Vũ Tường Yên hai tên khá nhất trong đám hàn môn Đệ Tử lĩnh mỗi thằng một ngàn binh đi Địa Lý và Ma Linh để thực hiện tập trung dân như Ký đã làm ở Bố Chính.
Lê Văn Toản – Vũ Tường Yên đều là quan văn cho nên bọn hắn giỏi quản lý dân chính nhưng dẫn binh vẫn phải để Ngô gia đệ tử lãnh trách nhiệm.
Ngô Văn Vân và Ngô Văn Võ lãnh đạo hai nhánh quân này.
Thực tế thì Ngô Văn Tứ và Ngô Bình có năng lực hơn. Nhưng Ngô Khảo Ký muốn động binh với phỉ tặc cùng đám Kê Động ở vùng đồi núi phía Tây Bố Chính cho nên phải giữ họ lại.
Có thể nói Ngô Khảo Ký đến Bố Chính chưa có một ngày nào nghỉ ngơi, hắn mỗi ngày ngủ không quá sáu tiếng. Bởi lẽ việc di rời và tái định cư cho toàn bộ mười sáu ngàn người ở ba huyện không phải nói là làm nổi. Mặc dù đã lên kế hoạch chi tiết và trù bị kỹ càng ở Thăng Long nhưng khi thực tế bắt tay vào thực hiện thì khó khăn vô cùng.
Ngô Khảo Ký một ngày ở Tòng Chất, một ngày ở Bố Chính, sau đó đi hai ngày mới tới Chính Hoà để kiểm tra , đôn đốc, giải quyết khó khăn. Cứ xoay tua như vậy hai tháng trời, kể ra sức khoẻ của Ký thuộc dạng phi thường, nếu không thì chưa chắc có thể nào sống nổi với cường độ công việc như vậy.
Nhưng sự chăm chỉ của Ngô Khảo Ký cùng một sự chuẩn bị chu đáo , lên kế hoạch tỉ mỉ của Ký đã khiến hắn có một kết quả mĩ mãn. — QUẢNG CÁO —
Có được thành công này không thể không kể đến sự giúp đỡ quan trọng từ Ngô Gia.
Không nói đến Ngô Khảo Ký đã dùng chùa bao nhiêu quặng sắt của gia tộc. Nếu không có số lượng thợ đông đảo của gia tộc giúp đỡ thì Ký cũng không thể trong thời giam ngắn chế tạo được nhiều máy móc như vậy để mang về Bố Chính mà xây các nhà xưởng.
Vì kế hoạch của Ký chính là tập trung dân, chon nên hắn biết sẽ phải xây dựng rất nhiều.
Các máy móc chế tạo đa phần liên quan đến xây dựng như máy xới đất sét, máy nhồi để tạo khuôn gạch- ngói, các dụng cụ khai thác gỗ… chỉ có như vậy thì trong hai tháng triển khai mới có thể xây mới gần 4000 căn nhà cho dân tái định cư.
Với sức lao động tập trung và gần như thiết quân luật. Hai vạn người tại ba huyện thành rất nhanh với công nghệ xi măng Pozzolan đã nhanh chóng xây nên 4000 căn phòng trong hai tháng.
Tuy bị bức ép sống tập trung và lao động, nhưng hai tháng qua người dân đủ ăn đủ mặc lại cộng thêm thành quả hiển hiện trước mắt thì không ai có thể dậy nổi tiếng oán than.
Những căn nhà vách đất dột nát của họ giờ đây toàn bộ đều là mái ngói đỏ, tường gạch mới, ai có thể nào oán thán được?
Có thành công bước đầu, có kinh nghiệm sản xuất gạch, nung vôi, nghiền gạch trộn xi măng pozzolan, Ngô Khảo Ký buông tay để thuộc hạ tự thân triển khai ở hai Châu còn lại. Lần này the quân còn có 1000 tân “ công tượng” thợ xây từ Bố Chính đi theo để làm “chuyên gia”.
Sau hơn hai tháng lao động thì đám nông dân ở Bố Chính đã có tay nghề xây dựng khá cao.
Lúc này Ký có thể rảnh tay thực hiện bước thứ hai. Tính toán thu phục Tuyên Hoá , vùng đất phía Tây của Bố Chính.
Đây chính là nơi tụ tập hết tài nguyên tốt của Bố Chính, từ gỗ , quặng sắt, quặng đồng cho đến vàng sa khoáng cũng có một ít.