Phải chắc chắn một câu, Đại Việt còn nghèo, rất nghèo. Nếu so sánh cùng nền kinh tế Đại Tống một năm riêng đúc tiền đã được 6 tỉ đồng thì ( 10 triệu quán) thì nền kinh tế Đại Việt chẳng bằng nổi 5% của Đại Tống lúc này.
Nên nhớ dù là hiện đại hay cổ đại thì tương quan giữa nền kinh tế và mức đầu từ quân đội sẽ có một chỉ số sức mạnh quân đội tương đối để so sánh.
Tức là nếu Đại Tống cần , bọn chúng trong vài năm chuyển đổi sẽ có một đội hải quân cực mạnh với một nền kinh tế siêu khủng đứng đầu thế giới như vậy.
Cũng may Đại Tống là một trong những Vương triều phong kiến lạ nhất của Trung Quốc. Sức mạnh quân sự của bọn họ khá đi ngược lại lẽ thường. Giàu nhưng quân sự thì khá bạc nhược, các chiến dịch quân sự của họ thường là thua nhiều hơn thắng, hoặc thắng cũng cống nạp cầu hoà cho yên chuyện.
Chính vì vậy khi nhìn vào trại thuỷ quân Vạn Kiếp thấy rằng nó hoành tráng , khoẻ mạnh cũng chớ bị kiêu ngạo.
Chẳng qua Đại Tống lúc này bị Đại Liêu, Tây Hạ quấy quá cho nên mới dẫn đến không hề tập trung về thuỷ quân, hải quân. Đến thời Đại Tống phải rời đô về Kiến Nghiệp thì bọn họ đã bắt đầu đầu tư về thủy quân rất mạnh. Chính thủy quân phương nam đã khiến Đại Tống có thể dằng co với quân Mông Cổ rất lâu sau đó.
Ngô Khảo Ký lần này đến Vạn Kiếp có hai việc, đầu tiên là nhận số binh sĩ mà triều đình hứa ban cho Lý Từ Huy làm thân binh. Thứ hai đó là nhận chiến hạm mà hắn mua từ triều đình.
Nói trắng trợn là mua bán cho lành. Có đám Lý Nhật Trung, Lý Hoằng Chân, Lý Kế Nguyên nói vào cho nên Ỷ Lan Thái Hậu cũng đồng ý bán sạch chiến hạm “thanh lý” cho Ngô Khảo Ký. Nói chung Ngô Khảo Ký sẽ độc quền vụ làm ăn này.
Không phải Ỷ Lan Thái Hậu đang muốn chèn ép Ngô Thị sao? Nói chèn ép hơi quá đáng, thực là Ỷ Lan Thái Hậu muốn hạn chế quyền lực chính trị của Lý Thường Kiệt khiến ông ta không thể một mình độc đại trong triều. Đó là đấu tranh nội bộ trong tập đoàn quân sự chính trị Ngô- Lý- Đỗ - Tạ. Giống như kiểu cạnh tranh trong nội bộ một đảng phái sau này. Chỉ cần Ngô gia vẫn kiên trì đứng cùng phe của Hoàng tộc thì bán đồ cho Ngô gia mới là chuẩn xác nhất.
Tất nhiên để bán đồ như vậy thì Lý Thường Kiệt phải hi sinh một số thứ chính trị lợi ích trao đổi mà Ngô Khảo Ký không biết được. Có thể thấy được cụ Kiệt dường như nhìn trước điều gì đó mà chấp nhận san xẻ một phần sức mạnh của Ngô gia về Tân Bình Lộ. Thật ra trong lịch sử thì cụ Lý Thường Kiệt đầu tư về Ái Châu, sau đó cụ cũng về Ái Châu trấn thủ một thời gian khi mà Ỷ Lan Thái Hậu – Hoàng tộc chiếm thế chủ đạo toàn phần.
Nhưng lịch sử có chút thay đổi, vì có Ngô Khảo Ký lãng tử hồi đầu và rất năng nổ, làm việc chăm chỉ và có nhiều điều kì diệu cho nên cụa Kiệt thay đổi hướng đầu tư về Tân Bình Lộ.
Đây chính là lý do cụ đứng sau đỡ cho Ngô Khảo Ký phát triển. Còn nếu không thì còn lâu Ngô Khảo Ký mới thuận lợi như vậy.
Có điều đúng là Ngô Khảo Ký cũng làm cụ Kiệt kinh hãi khi mộ đoàn thuyền dài trở tiền bạc theo sông Hồng Lao vào Đấu Hồ ( Hồ Hoàn Kiếm) sau đó tấp nập vận chuyển từng rương tiền đồng vào Hoàng Thành.
Tổng cộng ba vạn quán tiền. Tổng cộng 60 tấn đồng chứ không hề ít... — QUẢNG CÁO —
Đây là một con số cực kỳ khủng bố đối với bất kể phe thế lực nào.
Sở dĩ Ngô Khảo Ký có thể làm được điều phi thường này là bởi lẽ quặng đồng sấu tích trữ quá nhiều trong dân gian hay các mỏ công. Hàng năm rất rấy nhiều mỏ xấu được khai thác lên nhưng việc nung đồng từ mỏ xấu thì chậm chạp cùng không hiệu quả. Nhưng theo như khoán đinh thì các thợ mỏ vẫn phải khai thác theo đủ số lượng mỏ triều đình giao phó, cho nên quặng mỏ mới thừa lại như vậy. Tạo điều kiện cho Ngô Khảo Ký thu mua giá rẻ và dùng công nghệ tốt để đúc tiền.
Quặng đồng xấu không phải quặng đồng vô dụng mà là quặng đồng khi luyện chế, luyện chế thành phẩm không nhiều mà đầu tư lớn khả năng lỗ nhiều hơn lãi với công nghệ hiện nay.
Vậy quặng đồng xấu và quặng đồng tốt. Cách thức luyện chế có khác nhau nhiều lắm hay không mà dẫn đến sự “phân biệt đối xử” như vậy?
Phương pháp luyện quặng đồng tốt xấu khác hoàn toàn nhau dẫn đến giá thành khác nhau và ứng dụng khác nhau.
Với quặng đồng tốt, chỉ cần giã nhỏ cho vào cốc đất sét nung trong lò thì đồng lưu huỳnh, đồng oxit với nhiệt độ nóng chảy thấp sẽ bị nung chảy. Quá trình luyện đồng sơ cấp khá thoải mái ít tốn công sức cùng năng lượng than.
Còn với quặng đồng nghèo, xấu thì chỉ có thể nung như nung trong lò cao như luyện gang vậy. Trong đó tỉ lệ đất đá và tạp chất quá nhiều dẫn đến thời gian nung lò lâu, và năng suất thu hồi đồng cực thấp. Sau mỗi lần nung là phải đập vỡ lò, tưới nước và đãi từng viên đồng thau nho nhỏ như hạt gạo lẫn trong mớ hỗn độn than, đất , đá.
Quá trình này cực tốn thời gian, công sức, khả năng thu hồi đồng rất rất nhỏ. Nung cả trăm cân quặng cũng chỉ được vài kg đồng. Bốn người lao động cật lực trong 3 ngày từ xây lò, dã quặng đãi hạt đồng thứ cấp cũng chỉ được vài kg đồng. Chính vì vậy loại quặng này... thật sự rất rẻ và khả năng luyện chế rất chậm, chất lượng đồng thu hồi thì thấp. Vì lý do này mà loại quặng kể trên được khai thác nhưng chế bến không theo kịp mà nhiều năm tích tụ lại.
Ngô Khảo Ký chính là được lợi từ việc này mà thành công đúc tiền nhiều như nước vậy.
Kể cả có nhiều công nghệ giúp Ngô Khảo Ký có đồng tốt, nhưng để đật mức có thể sau gần ba tháng có đến 3 vạn quan là một sự việc kinh người nghe cứ như chuyện cổ tích.
Tất nhiên là chuyện cổ tích nếu không có sự giúp sức của công nghệ in con dấu tiền để tạo khuôn.
Không có khuôn thép chất lượng cao thì đồng vẫn chỉ là đồng mà thôi. Tuy vẫn có giá trị rất cao nhưng không thể đem 60 tấn đồng ( 8m3) đi đổi chiến hạm.
Để thu mua 200 tấn quặng xấu thì Ngô Khảo Ký đã mò tất cả những mỏ không gây chú ý ở vùng Tam Giang, Châu Phong và Thái Nguyên rồi. Những vùng này Triều đình chỉ quản lý trên dạn nghĩa, cho nên có thể dựa vào Ngô Gia thu mua mà không gây chú ý nhiều. — QUẢNG CÁO —
Còn nếu đi mua quặng ở gần khu vực Thăng Long thì khẳng định không dấu được triều đình, làm như vậy là hỏng bét. Bị thu công nghệ luyện đồng thì sau này Ngô Khảo Ký rất khó kiếm cơm.
Cụ Kiệt thấy thằng cháu vận 60 tấn tiền về Thăng Long cũng không nói nhiều.
Ông ta sờ sờ vào ngực nơi chứa hai tấm da dê sau đó lắc lắc đầu mà cười, từ bỏ ý định nộp lên hai tấm da dê này lên triều đình.
Cụ Kiệt cũng rất tế nhị không hỏi Ký lấy tiền ở đâu ra, chỉ dặn hắn – cẩn thận. Vậy thôi.
Để nguỵ trang số tiêng mới đúc này thì Ký phải cho nhúng giấm nước muối sau đó rửa sạch để biến chúng thành tiền đã qua sử dụng.
Sự cẩn thận của Ký không hề thừa. Ba vạn tiền của Ký được cân và đếm cẩn thận rồi nhập kho triều đình mà không có bất kể thắc mắc gì.
Ngô gia đủ tiềm lực để ra ba vạn như vậy.
Triều đình hay nói đúng lơn là Lý thị hoàng tộc cùng Ỷ Lan cũng khá thoải mái mà hạ chút giá để Ngô Khảo Ký mang đi 40 lâu thuyền. Tức là gần 1/10 hạm đội 400 thuyền lớn bé ở Vạn Kiếp, nhưng 40 lâu thuyền chính là ¾ số lâu thuyền mà triều đình có.
Có thể thấy trong một đêm Ngô Khảo Ký đã tăng rất nhiều sức mạnh, tất cả nhở vào một chữ tiền.
Còn triều đình cũng cảm thấy ưng ý. 30 vạn quán nạp một lần đủ để triều đình lập tức khởi công 30 chiến hạm đinh sắt cường đại hơn nhiều. Với số lượng công tượng đang có, với lượng sắt thép dồi dào thì chả tới mấy tháng mà Đại Việt thuỷ quân sẽ thay da đổi thịt.
Thậm chí theo Hoằng Chân tính toán, nếu liên tục chế tạo thì năm sau khi xuôi nam đánh Chiêm , hay ngược Bác Đánh Tống thì sẽ có cả mấy chục chiến hạm đinh sắt sẽ tham chiến.
Điều đó Ngô Khảo Ký không biết cũng không quan tâm nhiều, hắn đang đi xem xét đám lâu thuyền mà mình được nhận. Nói chung thuyền vẫn còn tốt và khá mới. Cũng không hổ là toàn “người nhà” với nhau. Buôn bán khá giữ chữ tín.
Thăm thú chiến hạm một hồi thì Ngô Khảo Ký mới để ý đến xưởng đóng thuyền cũng ngay ở gần đó cho nên hắn lần mò qua xem xét. Thật ra thợ mộc là Ngô Khảo Ký tuyển cũng đa phần là thợ đóng thuyền, có điều hắn chưa bắt đầu tự đóng thuyền cho nên vẫn không hiểu lắm quy trình của việc này... — QUẢNG CÁO —
Trên công trường bộn bề cây gỗ cùng cả trăm công tượng đang lao động. Ngô Khảo Ký đông ngó một cái tây ngó một cái... là cà hỏi chuyện.
“ Bác thợ, cho ta hỏi chút... theo kinh nghiệm của bác thì khó nhất và vất vả nhất khi đóng thuyền là gì vậy?” Ngô Khảo Ký lân la đến một đám thợ già đang ngồi uống nước nghỉ ngơi mà hỏi han.
“ Không dám không dám, đại nhân hỏi về việc đóng tàu hay cả việc chuẩn bị nguyên liệu đóng tàu?”
Ngô Khảo Ký địa vị cao, nhìn cách ăn mặc rồi thân binh đi theo đã biết thân phận không thường, cho nên đám thợ vội vàng cung kính trả lời.
“ À thế thì bác thợ nói cho ta nghe từ nguyên liệu cho đến đóng tàu, những công đoạn nào là khó nhất, tốn thời gian nhất?”