Lại nói trên kia chỉ là vài trong số rất nhiều tính cách mà Ngô Khảo Ký muốn xây dựng để thành thói quen thành tiêu chuẩn của người Đại Việt . Nó đan xen nhau thành một hệ thống, muốn đoàn kết dân tộc trong Đế Quốc lại thì không thể thượng đẳng, có tính hảo hữu, lòng bao dung và cảm thông trước các nền văn hóa dị biệt của đối phương.
Đến những thói quen nhỏ như không thọc mạch chuyên riêng tư người khác, muốn làm gì liên quan đên riêng tư phải hỏi. Muốn yêu cầu ai đó thì đầu tiên mở miệng phải có câu “ Cảm phiền, làm ơn” ( Please) nó là lịch sự tối thiểu không phải là hạ mình.
Đại Việt có thói quen lân la câu chuyện làm quà tăng tình hão hữu, tốt mà không tốt. Ví du một người đang đọc báo, một tên xà xuống bên cạnh chăm chăm đọc vào có thể không sao. Nhưng thói quen này ở trường hợp khác rất tệ ví như khổ chủ đang đọc thư riêng, làm việc riêng, viết nhật ký thì đó thật là thảm họa. Quyền riêng tư của mỗi người là tối quan trọng. Ví như sau này có điện thoại di động, người ta nhắn tin- ông anh chẳng quen đứng chờ xe bus mắt cứ liếc liếc... đây là thói quen không ác ý. Nhưng khó chịu vô cùng. Chỉ những thứ nhỏ này sẽ gây phản cảm cùng đánh giá vô cùng tận.
Cho nên từ những thói quen dù là nhỏ nhất phải rèn. Không ồn ào đám đông, văn hóa xếp hàng, văn hóa cư xử đám đông. Cần phải chỉnh thì chỉnh.
Đó chính là những thứ hướng tới.
So sánh ra thì công việc này thật sự... rất vất vả.
Lần này lợi dụng thể thao, các quốc gia chung quanh lại mò đến Đại Việt. Nói chung là có rất nhiều vấn đề cần thương thảo. Ví dụ như vấn đề Khmer hai bên Tả Hữu ngạn sông Mekong. Vấn đề người Thái đang là bức xúc toàn khu vực. Vấn đề xây dựng Liên Hợp Quốc Đông Á các quốc gia sau khi bàn bạc cảm thấy thật có nhiều lợi ích cho nên muốn nhân dịp thể thao thì tiếp xúc lần đầu chính thức vấn đề này và nghe ý tưởng chi tiết của Ngô Khảo Ký.
Cuối cùng đó là rất quan trọng…. Đòi Xe BTR… vì nói chung là Đại Việt mấy tháng trước không giao hàng cho ai cả mà giữ cả lại, có thời gian cải tạo khung gầm, chống nóng, nâng cao chất lượng giảm sóc, tăng thêm giáp , tối ưu hệ thống tháp pháo. Lắp lại hệ thống ngưng tụ nước cho các xe.
Nói thật giá bán BTR cao quá , làm ăn còn có chữ tín , bán đắt như vậy cần phải giao hàng chất lượng tử tế…
Tất cả các xe BTR gần như bị tháo tung ra và gia cố khung gầm. Như đã nói yêu cầu của khách hàng về tốc độ là không hề cao. Bởi lẽ đường xá của họ quá sức láo, cho nên hệ thống khung gầm được gia cố tăng trọng lượng mà không có ngại gì.
Đồng thời các khách hàng gần như bỏ qua yếu tố vận chuyển binh sĩ, họ muốn đây là xe thuần chiến đấu . Cho nên Đại Việt càng dễ chế tạo.
Nguyên bản là kíp lái , chiến đấu 4 người, ngồi chen lấn thêm 4-5 người phía sau. Nhưng nay chuyển thành kíp chiến đâu 4, số người vận tải thêm +2 . Càng dễ cho cải tạo.
Giáp xe dày lên 7mm + lớp gỗ bên trong đỡ đủ trống cung tên, máy bắn đá hoặc mũi lao . Khung thép gia cố mạnh mẽ… tổng trọng lượng xe tăng vọt lên 16 tấn, gần gấp hơn 2 lần xe BTR lúc trình diễn ở Thăng Long 5 tháng trước đây.
Đây là một trọng lượng siêu khủng bố và quá đầm cho một chiếc che quân sự. Nhưng động cơ gần 300 mã lực vẫn có thể giúp nó hoạt động tốt ngay cả khi full trọng tải.
15,6 mã lực/ tấn nặng đủ để chiếc xe này vận hành 40km/ giờ nếu đường tốt, và mô men xoắn kinh khủng của động cơ hơi nước khiến bọn này mạnh mẽ vượt chướng ngại vật với bộ lốp cao su khủng 400kg/ bánh xe.
Khung gầm đã được nâng cấp triệt để với cấu trúc không gian hộp, tránh vặt xoắn, nần trọng lượng 1,5 tấn khung gầm lên 2,5 tấn. Nhưng bù lại khả năng đi đường mấp mô gần như không thấy khung gầm vặn vẹo. Lúc này chỉ có hệ giảm sóc hoạt động. Thực sự BTR đã rất cứng.
Riêng động cơ của khối Đại Tống- Nhật- Cao Ly phải thay đổi thành Siamese T Simple steam hai xilanh. Cho nên khả năng khởi động cực kém.
Khả năng vượt chướng ngại vật khôi ổn vì mô men xoắn yếu.
Các kỹ sư Đại Việt đã sáng tạo thêm hệ thống bánh đà kết hợp dây đai (Belt drive) truyền động. Hết sức sáng tạo cùng hiệu quả. Thậm chí mạnh mẽ hơn cả tưởng tượng.
Hệ thống nhiều dây đai chữ V (multiple-V-belt drive ) cực kỳ bán rãnh cùng ma sát tốt . Nếu là trước kia chưa có cao su Buna thì dây đai da sẽ không chịu nổi những loại hoạt động này. Nhưng dây đai Buna có trộn lẫn sợi lanh, sợ thép nhỏ gia cố thật rất mạnh.
Siamese T Simple steam hai xilanh khởi động không tốt cần đà , nhưng có thể để nó chạy không tải đến cường đôn nhất định sau đo mới “ vào số” đến lúc đó nó còn mạnh mẽ không khác gì động cơ Double acting steam.
Vào số tức là kéo căng dây đai khiến ma sát từ động cơ qua dây đai, truyền động đến bánh đà xoay trục xe.
Cấu trúc này thậm chí hoàn hảo với xe BTR trong việc an toàn giao thông, vì nếu cần bất kể lúc nào cũng có. Thể trùng lại dây đai, khiến cho việc truyền động từ Siamese T Simple steam hai xilanh đến trục xe gián đoạn. Lúc ấy xe chỉ còn gia tốc rất dễ phanh xe.
Còn đối với hệ thống truyền động trực tiếp , bánh răng – trục- vi sai của Double acting steam thì cần phải giảm hơi nước đi vào động cơ, cắt động cơ… phanh xe…. Cho nên con hàng này không dừng đột ngột được, vì có phanh mà không giảm động cơ thì với mô men xoắn kinh khủng của Double acting steam có thể bẻ nát ổ trục hoặc phá luôn hệ thống phanh.
Cho nên hệ thống truyền động dây đai tuy rắc rối lằng nhằng , trọng lượng tăng thêm 750kg thiết bị, lại phải thay dây đai thường xuyên vì mài mòn.
Nhưng Đại Việt đang rất rất cân nhắc có nên dùng thứ này đại trà xe đường bộ hay không.
Nói trắng ra là hệ thống an toàn của xe hơi nước quá lởm… cho nên… cách hoạch động của dây đai như một lớp an toàn khép cho xe. Rất đáng để suy ngẫm.
Đôi khi là vậy đấy, các cấu trúc mà hiện đại khinh thường vì “ Lằng nhằng , không hiệu quả” nhưng ở cái thời đại công nghệ lởm khởm nửa sáng nửa tối này thì nó lại là giải pháo rất đáng suy nghĩ.
Dây đai hệ thống lắp cho xe xuất khẩu Đại Tống là bắt buộc, nhưng lắp cho động cơ mạnh mẽ Double acting steam có nên không. Vì cấu trúc Đai khiến đạt công suất tối đa có đủ mô men soắn mới tham gia truyền động. Từ đó giải quyết vấn đề khó khởi động của Simple steam. Nhưng Double acting steam cực mạnh mẽ khởi động với hệ thống trục bánh răng – vi sai, cho hệ thống đai chữ V vào chỉ làm giảm đi sừc mạnh của nó..
Lựa chọn sao đây?
Những vấn đề này cực đau đầu, cần chế thử chạy thử cân nhắc mới được, và cần cực nhiều số liệu đo đạt, tính toán chi tiết. Không thể quyết đoán tại chỗ. Cho nên vẫn theo lộ trình cũ . Các xe quân sự BTR cho khối Đồng Minh sẽ vẫn là động cơ Double acting steam chính xác 275 mã lực ( 300 làm tròn gần đúng gì đó) , hệ thống truyền động trực tiếp , trục bánh răng- vi sai... Khung gầm hình hộp cấu trúc không gian , giáp trước 7mm giáp hông và đuôi 5mm. Khá mạnh mẽ và đầm xe 16,4 tấn cả thảy trọng lượng..
Riêng xe cho khối hảo hữu Tống- Cao Ly – Tây Di, Bắc Khmer dùng động cơ Siamese T Simple steam hai xilanh. Hệ thống truyền động gián tiếp qua đai chữ V multiple-V-belt drive —> trực xoay—> vi sai. Cấu trúc giáp tương tự…trọng lượng 17,1 tấn.
Cả hai loại đều tràn bị pháo Khoá Nòng Xoay ( Phật Lãng Cơ Tử Mẫu Pháo- Breech-loading swivel gun) 70mm, dài 150cm nòng. Như đã nói, tháp pháo nếu là nạp đạn đầu nòng là không thể. Nhưng cấu trúc khóa nòng xoay với nòng phụ thì đảm bảo được. Người Tống rất sáng tạo, họ trong mười mấy năm qua cũng nghĩ được cấu trúc loại pháo này. Do đó nó cũng chẳng là bí mật gì. Tất nhiên các quốc gia sản xuất Breech-loading swivel rất tồi, hở tùm lum cả, cho nên tầm bắn uy lực hạn chế, cho nên những khẩu pháo nòng khoan chất lượng đỉnh cao của Đại Việt cho dù chế tạo Breech-loading swivel cổ điển vẫn là mặt hàng khan hiếm và quý giá đối với mỗi quốc gia.
Đối với người Lavo, Tây Di và Bắc Khmer thì xe này đối với họ quan trọng lắm. Người Bạch bị ép co về Đại Lý, liên tục tổ chức những cuộc bạo loạn xâm lấn ở Sở Hùng khiến Tây Di đau đầu không ngớt. Lúc này Đại Lý với công nghệ Kiều Thạc để lại đã tự chế được pháo và thuốc nổ cho nên đánh ngang tay với Tây Di. Tây Di chỉ có thể phụ thuộc Tây Việt cung cấp vũ khí để đánh nhau, bọn họ chưa có công nghệ riêng của mình, hay nói đúng hơn là Đại Việt chưa cung cấp cho họ.
Tình hình tương tự ở Bắc Khmer của Suryavarman I gặp họa lớn khi mà đám người Bạch – Thái bị ép tràn xuống phía nam và tiến vào khu vực Luang Prabang uy hϊếp trực tiếp tơi biên giới Vangvieng( Viên Chăn ngày nay) chiến tranh lẻ lẻ luôn xảy ra ở đây.
Lavo tương tự... tình hình. Người Bạch bị ép xuôi nam bọn chúng đi qua đường Thương Lâm- Tây Song mà chui vào Chiang Rai, từ đây kết hợp cùng đám người Thái ở Chiang Mai tập kích Lavo. Súng pháo là bọn này có hết , Charnan cũng có cho nên cực kỳ khó công phá Chiang Mai lúc này.
Một dải tường thành xây lên để ngăn chặn người Thái- Bạch gây sự... Các vùng biên giới cần tuần tra gắt gao mở các đợt càn quét ở khu vực đồng bằng tiếp giáp rừng núi. Cho nên những chiếc xe BTR nồi đồng cối đá , không cần quá nhanh rất rất quan trọng với bọn họ.
Đã đυ.ng đến Bắc Khmer của Suryavarman I và, Nam Khmer của Jayavirahvarman II thì có một điểm cần đề cập đến. Đó chính là đường biên giới Đại Việt và hai quốc gia này phân định.
Suryavarman I không có sức quản lý vùng bên kia của sông Mekong, thực tế là từ trước đến giờ người Khmer hai bên bờ là hai thế lực có tầm ảnh hưởng nhau mà không phải là quan hệ cai trị chặt chẽ. Thời này một dòng sông lớn như Mekong đủ chia cắt thành hai cộng đồng hai bên bờ với văn hóa dị biệt. Sự giao lưu hai bên rất ít.
Cho nên bờ đông Mekong chỉ coi như phụ thuộc Khmer mà không phải là chính thức thuộc Khmer người dân ơ đây lẫn lộn các thị tộc Mon- Khmer, thậm chí là cả Anack Đê.
Suryavarman I đầu tiên cắt nhường Kabuttan cho Đại Việt nhưng nói thật sức ảnh hưởng của Đại Việt ở bờ Bông Mekong ngày càng lớn, rất nhiều người Khmer ở bờ Đông nhìn thấy vùng Kabutan ( Nongbok ngày nay) quá phát triển người dân quá giàu có , cuộc sống sung sướиɠ mà tự nguyện hướng tới.
Các thủ lĩnh thị tộc Khmer có ngăn cản cũng không được dòng người trốn từ Kaysone Phomvihane về Nongbok. Cho nên mấy tên này không biết trời cao đất dày đem quân gây sự Đại Việt ở nơi đây, dĩ nhiên là bị quân Đại Việt đánh đến tận nhà, lôi cổ ra đem đi đày cả...
Suryavarman I hay tin biết mình cũng khó đòi lại, mà hắn cũng không có thực quản gì vùng này cả thu thuế cũng chẳng được bao nhiêu, cho nên quyết định cắt luôn Kaysone Phomvihane cho Đại Việt đổi lại một gói viện trợ siêu cấp về vũ khí, trang bị từ đó Suryavarman I đã có sức mạnh Tập Quyền ở Bắc Khmer, hắn đàn áp và xóa bỏ hết chế độ cát cứ phân quyền tiểu vương tiểu lĩnh ở khu vực Bắc Khmer và thành lập Vương Quốc Siva Khmer hay còn biết đền với cái tên Bắc Khmer. Đồng thời Suryavarman I có sức mạnh để đương đầu cùng người Thái, người Bạch.
Gianh giới Đại Việt Siva Khmer cách nhau Sông Mekong càng làm cho Suryavarman I thấy an toàn hơn vì đây là một ranh giới khá rõ ràng và khó xâm phạm nhau theo cách hành xử của Đế Quốc Đại Việt. Một đường biên rõ ràng như vậy người Đại Việt sẽ không vượt qua nếu bên Suryavarman I không gây sự. Mà con sông lớn cũng ngăn cách khả năng gây sự của đám người Vương Quốc Siva Khmer cho nên Suryavarman I rất hài lòng đối với kiểu đường biên này và đổi lại sự hảo hữu cực lớn của Đại Việt trong các qua hệ làm ăn, thương mại thậm chí hỗ trợ quân sự. Vì thực tế thi thoảng Đại Việt sẽ thiện ý gửi vài ngàn quân “ tình nguyện quốc tế” giúp Suryavarman I chống lại quân Thái – Bạch.
Điểm hay nhất mà nhượng bộ của Suryavarman I đạt được đó là Đại Việt đã hạ giá muối đến mức bằng với mặt bằng chung ở Đại Việt + phí vận chuyển. Từ đó người Vương Quốc Siva Khmer không còn thiếu muối. Thậm chí Đại Việt còn có các chuyên gia nông nghiệp đến hỗ trợ Vương Quốc Siva Khmer xây dựng hệ thống nông nghiệp với cây ngô, cây hắc mạch, cây cao su, cây sơn, cây lanh và nhiều loại cây khác mà Đại Việt sẽ thu mua trao đổi bao thầu đầu ra một cách công bằng.