Tất nhiên từ Phenol Ngô Khảo Ký sẽ không tha sản xuất Paracetamol, tất nhiên quy trình này có đôi chút phức tạp cho nên Ngô Khảo Ký vẫn đang cố gắng.
Dù sao dùng Asprin cho trẻ nhỏ dưới 12 tuổi là chống chỉ định. Nhưng không có thuốc hạ sốt Paracetamol thì vẫn phản cắn răng mà cân nhắc dùng.
Mà đối tượng hay sốt lại chính là trẻ em, cho nên Ngô Khảo Ký rất trú tâm vào dự án Paracetamol này.
Ngoài ra Streptomycin đã đi đến những bước cuối chuẩn hoàn thành.
Một bước tiến xa trong y học nữa đó là Đại Việt ba năm trước ở vùng Andes dãy nũi sau nhiều năm vất vả. Ngô Trí Xuân đã tìm được Cinchona theo như đúng mô tả của Ngô Khảo Ký.
Từ đây cây Cinchona đã được nhân rộng và trồng rộng rãi khắp cả các vùng đất mà Đại Việt thực quản ở Nam Mỹ và một lượng lớn Cinchona cũng được trồng ở Lavo, Medang, khu vực Lộ Cửu Long vì những nơi này có điều kiệnt tự nhiên phù hợp... Các nhà máy chiết xuất nhanh chóng có Được Qunin mạ mẽ hơn trong điều trị sốt rét.
Muốn kể đến thì còn nhiều những cố gắng về ngành y tế , khiến hệ thống chăm sóc sức khỏe của cả khu vực được nâng lên chứ không riêng gì Đại Việt.
Ví như lúc này cây cao su ở Đại Việt và các quốc gia Đông Nam Á chưa thu hoạch được và chưa thể sản xuất công nghiệp. Nhưng ở Nam Mỹ , Trung Mỹ thì đám Ngô Trí Xuân đã chia nhỏ các nhà máy hưu hóa mủ cao su thành những cơ sở rất nhỏ, bám cạnh những khu vực có nhiều cây cao su tự nhiên để thu hoạch cùng lưu hóa một số sản phẩm cho Y Tế.
Họ đã thành công lưu lóa đơn giản mủ cao su cùng sillic để tạo nên cao su silicon đơn giản dùng cho y tế. Những sản phẩm dây truyền , nút chai cao su silicon. Tuy vẫn còn có nhiều hạn chế về độ bền. Tuy nhiên loại này đã khá trơ và chịu được nhiệt độ của việc hấp hơi áp suất cao khử trùng. Những cao su này không thể tái sử dụng, độ bền thấp, nhưng ít nhất đã đáp ứng gần đủ tiêu chí y học mà Ngô Khảo Ký đề cập.
Những công nhân các nhà máy lưu hóa cao su ở Trung Mĩ đang là ngày đêm bám rừng, mỗi này lưu hóa được 30-50kg để chế từng sợ dây truyền, từng nút chai thuốc, chai dung dịch cho Y tế. Những hi sinh này làm sao ai kể hết.
Lúc này hãy quay về với tình hình ở Đông Nam Á.
Lavo tạm thời không nhắc đến vì vẫn còn khá bất ổn, đám Chiang Mai – Charnan vẫn liên tục quấy phá biên giới phía Bắc.
Mỹ Lê chưa thể tổ chức quét gọn khu vực Chiang Mai vì địa thế quá hiểm trở đối với quân Lavo. Nhưng ít nhất bốn năm qua nàng đã chiếm được Sukothai vùng đất và đổi tên thành Bắc Địa Lavo. Từ đó lập nên một bức tường thành ngăn trở đám Thái- tàn dư Charnan quấy nhiễu…
Mỹ Lệ cần nhiều thời gian hơn cho việc cải cách chế độ, ổn định xã hội. Kế hoạch nàng đặt ra là 10 năm, đã được 4 năm… mười năm khi cả Lavo thực sự quy thành một mối… Mỹ Lệ thề sẽ san phẳng cả Chiang Mai.
Còng về phần Medang thì dễ hơn. Bắc Sumatra đã không khó khăn về tay của Medang. Từ đó quốc gia này thực tế rộng ngang ngửa Đại Việt, dân số tiếp cận 9,5 triệu và có một nền Marxism chủ nghĩa khá cực đoan.
Đừng nói Marxism là không cực đoan, cực đoan hay không là do cách dùng của ngươi mà thôi.
Nhưng nói gì thì nói… Medang là quốc gia hùng mạnh chỉ xếp sau Đại Việt. Thậm chí nếu vật nhau tay đôi có thể đè Tống mà đánh. Còn Bắc Nguyên thì hai bên quá xa không cần so sánh.
Medang nếu lên bờ chiến Đại Tống hẳn là sẽ bị biển người đè chết, công nghệ của Medang chưa đủ lấy chất lượng đè số lượng như Đại Việt. Nhưng trên biển thì Medang là số ba không ai vỗ ngực số hai.
Bắc Nguyên tuy là ruột thịt anh em làm quốc chủ. Nhưng đó vẫn là quốc gia phương bắc. Trên mặt ý nghĩa lâu dài thì nó và Medang ngang hàng đối đãi.
Bác Nguyên không cần hải quân hùng hậu thái quá, vì bọn hắn cần hải quân mạnh đe doạ ai? Bắc Nguyên cần hải quân đủ để chèn Đại Tống – Cao Ly và Nhật Bản là đủ. Điểm quan trọng nhất là đầu tư thương thuyền cho Bắc Nguyên để bọn này mang tài nguyên về Thiên Hưng cho Đại Việt.
Medang khác hoàn toàn, thằng này là lá chắn sống cho Đại Việt nếu có Đông Tây đại chiến, cho nên Đại Việt không nghi ngờ gì đầu tư mạnh mẽ hải quân cho Medang.
Những công nghệ thải của Đại Việt về hải quân thì Medang được nhiều nhất.
Có thể nói ở Đông Á này nếu hải chiến , Medang có thể đè bẹp hoàn tào các quốc gia khác…
Cho nên nếu đánh cùng Đại Tống thì Medang chỉ cần mượn hải cảng của Đại Việt, bao vây đường biển. Khoá cứng và diệt sạch tàu biển của Đại Tống là đủ.
Những năm nay Medang chính là làm như vậy với Pagang.
Chola liên quan đến lợi ích kinh tế toàn diện Đông Tây. Cho nên sau khi Chola chấp nhận bồi thường cùng kí kết một sốt hiệp ước kinh tế bất bình đẳng. Trao quyền sử dụng Rohana cho Đại Việt, trao trả quần đảo Andaman cho Medang thì mâu thuẫn hai bên gác lại là làm kinh tế.
Nhưng riêng Pagan là Medang trù dập.
Bởi lẽ khi nắm được Bắc Sumatra tức là Chola không còn khả năng đổ bộ bất ngờ vào lãnh thổ Medang. Mà Medang chỉ ngại bộ binh của Chola. Còn hải quân Chola thì Medang vẫn chưa để vào mắt.
Gần đây công nghệ Medang cũng có tiến bộ, họ đã tự đóng được tàu Carrack trung hoặc lớn, chỉ cần mua được động cơ hơi nước của Đại Việt thì họ có thể tự lắp đặt. Đây là Đại Việt chuyển giao công nghệ đó tàu. Bởi lẽ sức ép sản xuất lên Đại Việt quá nặng, không thể cứ mãi ôm khư khư công nghệ rác.
Cho nên đóng tàu Carrack , Cog, Barques đều được chuyển giao cho Medang- Lavo- Pahang. Tất nhiên không chuyển giao không được, phí bản quyền trên sản phẩm là có.
Lúc này Đại Việt phải tập trung vào thuyền composite khung thép. Vả lại Đại Việt cứ bao thầu toàn bộ thuyền bè trong Đông Nam Á – Bắc Á là không khả thi… điều đó về lâu về dài khiến các công ty tư nhân Đại Việt chả có ai cạnh tranh, lại ẩu , liều.. tự mãn.
Carrack , Cog, Barques tương lai chỉ là thuyền buôn mà thôi. Cho nên Đại Việt hiện giờ chuyển giao công nghệ là đúng.
Cứ một mình Đại Việt ôm lấy, cuối cùng sản xuất không đủ cung cầu, các công ty Đóng Tàu tư nhân Đại Việt thay vì tìm tòi nâng cao chất lượng thì đóng ẩu tả, láo nháo, chất lượng chỉ thấy hàng không thấy có phát kiến đột phá. Nuông chiều thành hư.
Thêm vào đó ôm một mình không đủ sức sản xuất cung ưng sự phát triển hàng hải của khu vực, từ đó vô hình chung kéo cả khu vực tốc độ phát triển xuống thấp.
Tư tưởng tiểu nông có cái tốt mình mình nắm sau đó đóng cửa tự phát triển không chơi với ai này đúng là nhiều lắm. Đa số mấy thằng xuyên hận đời hận xã hội là vậy. Về là khư khư một mảnh ruộng Đại Việt chơi một mình, sau đó chiếm ruộng người khác :D. ε( ┬﹏┬ )3
Thấy ruộng nhà khác tốt sẽ đi đổ vôi hạ thủ, mà không biết cày sâu cuốc bẫm ruộng nhà mình, thấy nhà người khác đông người thì tìm cách ám hại cho bớt nhân số. Còn nhà mình thì không nghiên cứu làm sao ít người tăng năng suất. Thấy nhà người ta được mùa thì cãy cú nửa đêm đi đạp ruộng. Sống kiểu đó không bị cả làng đè ra đánh mới lạ lùng. ┐( ̄ヘ ̄ )┌
Lại còn biết cách làm phân chỉ dấu dấu bón nhà mình... kệ mẹ thiên hạ chết đói. Ô hay, bọn nó không biết kết hợp lai lật tổ nhà ông lên mà kiếm bí pháp? "( ⊙▽⊙ ) .
Nói chung kiểu đóng cửa chơi một mình tự kỷ này Ngô Khảo Ký không làm được, hắn xưa cũng không thù xã hội mà là một người cởi mở giao lưu, nhiều bằng hữu chân thành. Cho nên con người hắn có xuyên cũng sẽ không thay đổi nhiều, ngoại trừ cốt lõi không thể chia sẻ thì những thứ có thể hắn sẽ sẻ chia cho cả khu vực , từ đó các quốc gia lân bang càng có khả năng tiêu thụ nhiều hàng hóa khi đời sống vật chất tăng cao. Bọn họ công nghệ lại đủ sản xuất nguyên liệu cho Đại Việt phát triển, điều đó không phải quá hay sao.
Ví dụ như thời này, sản xuất Phenol nguyên liệu nhiều nhất không phải Đại Việt mà là Đại Tống sau đó đến Medang, rồi cuối cùng mới đến Bắc Mân. Đại Việt sau khi chuyển giao công nghệ phenol cũng sản suất không có nhiều chất này.
Còn than cốc sản xuất sau đó xuất khẩu cho Đại Việt thì đứng đầu vẫn là Đại Tống – Medang- Nhật Bản- Medang bản thân Đại Việt cũng không đốt nhiều than cốc... vẫn giữ tài nguyên cho con cháu...
Lại nói về Medang rất mạnh kể cả kinh tế và quân sự, dĩ nhiên là nợ như chúa chổm Đại Việt, nhưng khoản nợ này Đại Việt chưa tính sổ cho nên bọn này vẫn rủng rỉnh.
Lúc này tại Medang đã hoàn thành 15 chiến hạm Cog theo đơn đặt hàng của Hassan-i Sabbah, sau đó Đại Việt cung cấp máy hơi nước là có thể chạy vù vù.
Chỉ cần đơn giản như vậy đủ thấy Đại Việt nhẹ nợ bao nhiêu mà tập trung phát triển các công nghệ mới hiện đại hóa cho Đế Chế.
Mười lắm chiến hạm do Medang đóng đúng quy chuẩn chất lương ISO Đại Việt, hùng dũng tiến ra khơi từ từ biến mất trong màn đêm.
Đây là chiến hạm sẽ ra nhập hải quân Vương triều Hồi Giáo Nizaris và bọn chúng đang trở rất nhiều những hàng hóa có thể làm thay đổi cả Thập Tự Chinh vs Hồi Giáo Thánh Chiến lần này.
Gog của Nizaris nếu bề ngoài nhìn vào thì không khác thuyền của Benjamin, vì những chi tiết lộ ra ngoài như Side-lever ( Đòn bẩy bên) là dập khuôn thiết kế của Benjamin, guồng xoay nước hai bên mạn thuyền cũng chế tạo chuẩn Benjamin từng cm .
Chỉ là động cơ dấu bên trong thuyền là động cơ Siamese T hai cái x- lanh Simple steam kết nối thanh khuỷu chữ T giống của Richard . Nhưng mỗi động cơ này của Đại Việt chế tạo mạnh đến 300 mã lực với lò hơi 80 psi. Tổng công suất hai xi lanh tầm 600 mã lực. Gấp đôi thuyền của Richard và gấp bốn lần thuyền Benjamin. Đây là sức mạnh của kỹ thuật cao mang lại.
Hạm đội này lầm lũi tiến về phương Tây thực hiện nhiệm vụ của mình. Ngô Khảo Ký đã phê duyệt kế hoạch của Hassan-i Sabbah học trò....
Nói gì thì nói, Ngô Khảo Ký vẫn rất tán thưởng người học trò này, nhanh nhẹn, nhạy bén, vừa là tư tưởng triết học, về quân sự chính trị đều cực suất sắc.
Nói thẳng... đây đang là cánh tay phải mạnh mẽ nhất của Ngô Khảo Ký vào lúc này. - Hassan-i Sabbah -┐( ̄ヘ ̄ )┌