Như vậy Uraban II ngay lập tức có nguồn tài chính cùng sự ủng hộ chính trị mạnh mẽ từ gia tộc Normandy, cho nên ông ta dễ dàng đè bẹp các đối thủ vẫn còn ngáng đường khi ông ta mới đăng cơ giáo hoàng.
Nên nhớ ai giàu nhất Châu Âu lúc này, không ai khác đó là nhóm Robèrt , William , Henry ,Richard.
Cho nên có sự ủng hộ nhiệt tình của Richard, Robèrt thì Urban II đủ mọi yếu tố để kêu gọi thập tự chinh, thậm chí ông ta còn đích thân tự lập cho mình một nhóm quân đội từ nguồn tiền khổng lồ của Richard, Robèrt đưa cho.
Đổi lại là gì?
Urban II phải ủng hộ chủ nghĩa Fascism và coi nó là một nhánh của Công Giáo, nhận được sự chính thống thừa nhận. Trong khi đó Đảng Frank Fascism sẽ là “con chiên ngoan đạo” và nghe theo sự “chỉ đạo” từ Công Giáo Roma một cách “thiện chí” và “ có bàn bạc” .
Nói đến Fascism chủ nghĩa đã lan cực mạnh còn hơn virus ở Châu Âu. Vì sao?
Vì nó hoàn toàn phù hợp lợi ích của quý tộc. Không phải Fascism ở đâu cũng giải phóng nô ɭệ như Richard cả. Mà nếu không giải phóng nô ɭệ thì quá phù hợp với sự thượng đẳng chủ nghĩa của giới quý tộc , lãnh chúa Châu Âu. Vì họ có thể hợp thức hóa , chính thức hóa sự nô dịch của chủng tộc này đối với chủng tộc khác... Ví như quý tộc Normandy nồng nhiệt đón nhận Frank Fascism vì họ có thể áp đặt nô dịch thượng đẳng Frank lên Saxon, German,... v.v....
Nói đến đây lại có một chuyện nhỏ , đó là chuyện tranh chấp của Richard và Robèrt . Có một nghiên cứu nhỏ của sử gia về gia tộc quyền lực Châu Âu này và họ có ghi lại sự kiện này trong một số nghiên cứu có tựa đề như v.v.....
Chỉ biết sau tranh chấp về quặng mỏ sắt nguồn cung cấp sém dẫn đến chiến tranh giữa hai cha con Richard và Robèrt . Nhưng bằng một nỗ lực thần kỳ nào đó thì cả hai lại hợp nhất với nhau, thậm chí Robèrt từ bỏ hôn thê sắp cưới người Pháp để cưới Theodora mẹ của Richard . Một hành động có được đánh giá là ngu xuẩn vào lúc đó của Robèrt , vì Theodora thân phận quá thấp và không đáng để ông ta lập thành chính thê hợp pháp duy nhất của mình.
Nhưng lịch sử đã chứng minh là Robèrt hoàn toàn đúng đắn và thông minh , sáng suốt trong lựa chọn này. Với lựa chọn này sự nghiệp thống trị cùng mở mang bờ cỡi của Robèrt đã vượt xa cha hắn là William .
Điểm đáng nói là Richard vốn dĩ sẽ là kẻ thừa kế hợp pháo của Robèrt sau đám cưới trên, nhưng Robèrt từ chối tất cả, hắn tuyên bố em của hắn, tức là đứa con của Robèrt và Theodora sau này sẽ là người thừa kế, trong trường hợp Richard còn sống thì hắn chỉ là người giáp hộ, bảo bộ cho em hắn mà thôi. Thế gian một vạn câu hỏi trong đầu khó hiểu về chuyện này.
Nhưng sự hợp nhất hai người Robèrt và Richard đã khiến Fascism lan rộng cả vùng Normandy rộng lớn. Các lãnh chúa Frank rất sẵn sang tiếp nhận chủ nghĩa Frank Fascism này. Nhất là khi Công Giáo Roma thừa nhận tính hợp pháp của Đảng Frank Fascism .
Richard là chủ tịch Đảng Frank Fascism . Robèrt vẫn là lãnh đạo tối cao của Normandy, cả hai hỗ trợ nhau để biên khu vực này trở thành siêu cấp Công Quốc hùng mạnh ở Châu Âu.
Tiếp theo là Vua Phillip I của Pháp nhanh nhậy nhận thấy tầm quan trọng của Fascism cho nên tự lập một Đảng Frank Fascism ở Pháp, và hắn là chủ tịch.
Xu thế Fascism mạnh mẽ đến độ bán đảo Iberia ( Nam Âu) vua Alfonso VI cũng có Đảng Castilla Fascism của mình.
Đến lượt William , Henry cũng cảm thấy không ổn, bởi lẽ phong trào Frank Fascism xung quanh họ quá mạnh. Bản thân William , Henry là người Frank nhưng họ đang sống trên đảo Anh cùng người Saxon, lợi ích của người Saxon và người Frank ở đây đan xen đến không thể gỡ, cho nên William , Henry lập nên Frank-Saxon Fascism.
Người German cũng nhảy vào cuộc đua Fascism hóa này. Đến lúc này thì đến ngay cả Công Giáo cũng chẳng thể làm gì được và phải thừa nhận Fascism là một bộ phận không thể tách rời của công giáo, nhưng đó là chuyện của hiện tại... của 4 năm về sau này.
Còn trở lại 3 năm trước khi mà Robèrt và Richard bắt tay đoàn kết Frank Fascism hóa toàn bộ Normandy thì chuyện này đâu nhỏ? Giáo Hoàng Uraban II lại ủng hộ Frank Fascism dưới sự mua chuộc không thể kháng cự của gia tộc Robèrt và Richard . Kể từ đó cuộc kêu gọi thánh chiến đã bay đến tai của cả Benjamin và Tống Kiệt.
Tống Kiệt và Benjamin lúc này là đồng minh thân cận cho nên việc đánh Byzantine thì Tống Kiệt hỗ trợ không ít cho Benjamin. Nhưng khi cả hai nghe về Richard và Frank Fascism thì tái mặt sợ hãi.
Hơn ai hết bọn họ hiểu được điêu đó đồng nghĩa với việc gì. Lại thêm Urban II kêu gọi thánh chiến thì lam sao qua mắt được Benjamin và Tống Kiệt.
Cho nên cả Tống Kiệt và Benjamin điên cuồng củng cố Suljuk Đế Chế chuẩn bị cho một cuộc defense Thánh Chiến từ Châu Âu. Bởi họ biết ý nghĩa của Fascism là gì và Thánh Chiến Thập Tự Chinh chắc chắn nổ ra rất sớm.
Bốn năm này là Benjamin và Tống Kiệt mọi nỗ lực đoàn kết hai phe Sultan Malik-Shah và Vizier Nizam al-Mulk. Cả hai đều cảnh báo sâu sắc về sự nguy hiểm của Fascism – Richard và Thập tự Chinh. Bọn họ thời gian đâu để ý đến Oman?
Nhận được tin tức này Ngô Khảo Ký đuổi ngay Hassan-i Sabbah đang theo học ở Thăng Long về Oman để tranh thủ lúc hỗn loạn gây dựng thế lực.
Hassan-i Sabbah thật không mặn mà lắm với việc lúc này gây dựng thế lực vì ông ta là một trí giả, là một nhà hiền triết và là một nhà tư tưởng theo học thuyết tôn giáo.
Những văn bản hay các câu chuyện của người Anh về Hassan-i Sabbah không hẳn là bóp méo, nhưng ông ta ngành chính không phải là tổ chức Hội Sát Thủ gì đó, đó chỉ là tay trái ngành nghề phục vụ cho mục đích truyền giáo thôi.
Sự nâng cấp Hội Sát Thủ thành truyền thuyết và xem nhẹ tư cách nhà hiền triết và là một nhà tư tưởng theo học thuyết tôn giáo của Hassan-i Sabbah đã làm thế nhân hiểu nhầm ông ta….
Cho nên Hassan-i Sabbah ở thăng Long Học Marxism là không muốn đi, hay nói đúng hơn là chưa muốn đi bởi lẽ ông ta còn phải hoàn thiện lý luận tôn giáo mới của mình. Nhưng lệnh thày khó cãi…. Hassan-i Sabbah ngậm ngùi rời đi Thăng Long mà về Oman.
Chính vì tình thế khu vực như vậy cho nên Hassan-i Sabbah mới dễ dàng phát triển thế lực hùng bá vịnh Persian.
Đến khi Tống Kiệt, Benjamin để mắt đến thì mọi chuyện đã an bài… Vương Quốc Hồi giáo của Hassan-i Sabbah đã quá mạnh để dùng vũ lực trấn áp.
Muốn đánh vùng Oman chỉ có thể dùng hải quân đổ bộ. Mà để đối phó Thập Tự Chinh thì cả Tống Kiệt và Benjamin đầu tư mọi nguồn lực cho hải quân ở Địa Trung Hải. Lấy đâu ra hải quân ở Persian? Cho nên đối đầu với một Hassan-i Sabbah với hạm đội tàu bề ngoài Cog nhưng đóng ở Đại Việt, hệ thống mái chèo chân vịt … pháo súng đầy đủ… ai đánh lại?
Cho nên Tống Kiệt phải cúi đầu với Hassan-i Sabbah là lý do như vậy. Nếu không có Richard quậy ở Châu Âu. Nếu không phải mối quan tâm của Tống Kiệt và Benjamin bị Thập Tự Chinh hút thì có mười Hassan-i Sabbah cũng khó mà dễ dàng đặt chân ở Oman. Tống Kiệt nó lại chẳng vả cho rụng răng ngay từ khi trứng nước.
Hạm đội Địa Trung Hải của Suljuk với Công nghệ của Benjamin và Tống Kiệt kết hợp rất mạnh. Nhưng họ có thể đi đến Persian biển hay Oman không?
Đi bằng niềm tin và bi vọng, không có kênh đào Suez thì hạm đội Địa Trung Hải phải vượt qua eo biển bán đảo Iberia sau đó đi một vòng Châu Phi qua mũi hảo vọng tổng 12000km . Không nói là đi nổi hay không.. chỉ cần tiến đến bán đảo Iberia sẽ bị hải quân của Richard bóp chết như con kiến ở đây.
Cho nên lúc này bá chủ cả Persian và Hồng Hải là hạm đội Persian của Hassan-i Sabbah. Mọi tuyến thông thương trên biển giữa Ân Độ và Châu Phi hay Tây Á đều phải hỏi Hassan-i Sabbah.
Súng pháo của Hassan-i Sabbah từ đâu ra? Dĩ nhiên là từ” Ấn Độ”… sự việc Kiều Thạc trước khi chết đã lộ bí mật công nghệ cùng dịch bệnh cho Chola và Pagan đã bằng một cách nào đó đến tai Tống Kiệt và Benjamin. Mà điều tra về Chola thì đúng là nơi này thì Hoàng Đế Chola đã ôm hoả pháo đi ngủ.
Cho nên quan hệ Hassan-i Sabbah và Đại Việt vẫn không hề lộ ra trong mắt thế gian… mọi mặt hàng mà Hassan-i Sabbah có được đều qua thương nhân Ấn Độ Chola.
Lúc này thì Tống Kiệt đang chửi cha Kiều Thạc và hối hận về việc hắn dựng Kiều Thạc lên. Tống Kiệt chưa bao giờ nghĩ con dê thế tội này có thể sống dai đến mức chạy đi Pagan.. nhưng Tống Kiệt còn đánh giá thấp Kiều Thạc, vì thằng này chưa chết mà đang sống tốt ở Chola với vị trí vương tử tứ 4 của Hoàng Đế Chola . Vương Tử thứ tư khả năng quân sự cực mạnh, liên tiếp chiến thắng ở chiến trường phía Tây của Nam Ấn , mở rộng lãnh thổ liên tục cho Chola Đế Quốc… Hoàng Đế Chola cười không ngậm được miệng.
Việc Hassan-i Sabbah có súng pháo kiểu Ấn Độ, không khiến cho bất kể phe nào nghĩ đến Đại Việt vì quá xa và khó có thể liên hệ Hassan-i Sabbah và Ngô Khảo Ký . Trong suy nghĩ của Tống Kiệt và Benjamin thì Hassan-i Sabbah là một thế lực độc lập vì trong lịch sử ông ta vốn dĩ là như vậy.
Tình huống cũng khá hợp lý khi mà Benjamin săn Hassan-i Sabbah từ Alumat thành bang chạy về vùng biển Persian thì mất dấu. Cả hai đều nghĩ Hassan-i Sabbah có thể xây dựng thế lực là bình thường vì năng lực người này trong sử sách ghi lại rất mạnh. Cho nên cả Benjamin và Tống Kiệt không muốn gây sự cùng Hassan-i Sabbah khi mà mối uy hϊếp Fascism Thập Tự Chinh đến gần. Đẩy Hassan-i Sabbah vào vòng tay của Richard là một sự thiếu khôn ngoan lúc này.
Cho nên Hassan-i Sabbah nhởn nhơ láo lếu ở cả vùng biển rộng lớn Đông Phi có thể hiểu được rồi.