Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 927

Nói thẳng thắn thì còn rất lâu Đại Việt mới có được sản phẩm Cao Su.

Không phải cứ có mủ cao su thì vèo một cái sẽ có được sản phẩm.

Từ thu hoạch đến sơ chế rồi lưu hoá có cả chục bước mà Ký cũng không biết hết.

Hắn chỉ biết nguyên tắc có bản lưu hoá nhiệt là gì.

Thực sự các kỹ sư của Đại Việt phải xây dựng cả một phòng nghiên cứu ở Tula Grande để thực hiện các bước nghiên cứu chế tạp cao su.

Ví như Ngô Khảo Ký chỉ biết mủ cao su thêm NaSO4 đánh đông quấy trộn gì đó sau đó là ép cán. Cuối cùng là lưu hoá với Lưu huỳnh hay Sillic.

Nhưng dễ vậy sao?

Chỉ riêng việc nguyên liệu vận chuyển quá xa trở về đã đông dẻo cả thực tế dùng không được.

Các phòng thí nghiệm ở Tula chỉ là đang tìm hiểu nghiên cứu làm sao để lưu hoá mủ cao su thôi, để cho ra được sản phẩm thì còn lâu và rất lâu. Chỉ riêng vấn đề quản lý pH cho mủ cao su đã là cực đau đầu rồi.

Tất nhiên Ký không hi vọng các tiên tài Đại Việt có thể trong 1 vài tuần , một vài tháng mà nghĩ ra được cái gì quy trình. Nó quá giả, không thiết thực, không cần nghĩ nhiều.

Ký chỉ hi vọng với việc lập trạm nghiên cứu tại chỗ, trong 5-6 năm các nhà khoa học có thể thực sự tìm ra quy trình từ sơ chế đến lưu hoá cao su. Kể từ đó khi các trung tâm nguyên liệu ở Đại Việt, Medang, Lavo có cây cao su trưởng thành thì có thể đưa vào sản xuất luôn.

Đây dù sao vẫn chỉ là hi vọng.

Công nghệ chưa bao giờ là dễ cả… chưa bao giờ.

Nghĩ cầm được mấy cái cây cao su, vài nhày sau có Condom để dùng thì đúng là cười đau bụng rồi. Nhưng không phát vì khó khăn mà không làm, không nghiên cứu, càng khó khăn càng phải bắt đầu sớm. Còn nếu đợi đến lúc trồng xong cao su ở Đại Việt lúc ấy mới bắt đầu bỏ ra năm sáu năm nghiên cứu thì thật là...

Cho nên những kỹ sư vì sự nghiệp xây dựng công nghiệp hóa cho Đế Quốc, cho dân tộc, phải xa quê hương mà vùi đầu bên nguồn nguyên liệu ờ Châu Mỹ này cũng là những anh hùng dân tộc. Những anh hùng thầm lặng, sự hi sinh của họ thật to lớn không thể kể hết.

Ở Châu Mỹ Đại Việt đang từng bước cố gắng ổn định cùng xâm nhập các phe thế lực nơi này với hòa bình cùng hớp tác, thêm một chút bóc lột kiểu thực dân kiểu mới. Trong khi đó ở Medang và cả Lavo mùa khô đã ở đỉnh điểm và lúc này báo hiệu cho những ngày tháng không yên ổn ở khu vực này.

Đại Việt thì không cần nói nhiều, chỉ với 5 ngàn binh ở Malacca cùng một số chiến hạm hạn chế bọn họ đã đánh gục toàn bộ ba thành bang còn lại ở miền Tây bán Đảo Mã Lai.

— QUẢNG CÁO —

Những nơi này vốn dĩ binh lực hạn chế, mỗi nơi cộng lại nhiều nhất cùng bốn năm ngàn là cùng, đấy là nói cả việc vận động dân binh. Nhưng số binh lực ấy cũng bị đánh tan trong trận hải chiến vào cuối năm ngoái. Chính là bọn này góp quân tập kích bất ngờ cụ Lý Thường Kiệt. Trong trận chiến ấy quân lực của cả bốn thành bang tây bán đảo Mã Lai gần như toàn diệt, điều đó dẫn đến binh lực bên trong các thành bang này trống rỗng.

Thật ra có trống rỗng hay không không mấy quan trọng, vấn đề ở đây là Đại Việt có muốn đánh hay không mà thôi.

Đại Việt rất lười đi chinh phục những vùng đất có tôn giáo khá tiêu cực như Bán Đảo Mã Lai vậy, chinh phục xong là một khoản đầu tư khổng lồ, cộng thêm đó là chuỗi ngày dài đề phòng nổi dậy, khởi nghĩa. Mỗi người con dân Đại Việt lúc này ở tại lãnh thổ hình chữ S có thể sản suất ra tài nguyên gấp cả chục lần khi di rời họ đến những vùng đất mới chiếm đóng.

Mà không có một tỉ lệ nhất định người Việt đến những nơi mới chiếm đóng để định cư thì rất khó ổn định tình hình các nơi đó.

Nhiều tên múa bút cứ mang ý nghĩa chiêm đóng đi rồi đồng hoá, các ngươi lấy đâu ra người tuyên truyền? Rồi đầu tư trường học tới từng khu vực dù là nhỏ nhất thì cần bao tiền cần bao nhân viên? Muốn thu phục lòng dân ở nơi nào đó ngoài thuyên truyền, “ đồng hoá “ như các ngươi nói thì cần phải thực sự nần cao cuộc sống của dân cư nơi chiếm đóng. Biết bao gánh nặng đầu tư vào đó? Đường xá, cầu cống, nông nghiệp, cảng biển.. nhà cửa, an sinh.

Rồi lại sau chiến tranh tức là nạn giặc cướp, sẽ luôn có các thành phần chống phá vọt lên núi chui ra đảo và luôn rình mò để phạm pháp. Nói đương cử như Bắc Hải đảo lúc này vấn đề người Lê và đám cựu quý tộc vẫn đang trốn trên núi làm thổ phỉ. Người dân ở Bắc Hải đảo luôn phải dành tinh tực để canh chừng đám này.

Muốn quản lý vùng đất mới chinh phụ phải tổ chức dân chính, toà án , phổ biến luật pháp… rồi ngàn lẻ một việc. Những việc này không thể thiếu nhân viên Đại Việt đế quốc đến tận nơi công tác cho được.

Cho nên mấy thằng múa bút bốc phét nói láo thì dễ lắm , bọn hắn thử vắt tay lên trán mà nghĩ kỹ một lần về những công việc phải tổ chức thôi thì sẽ cảm thấy sợ hãi bao nhiêu.

Nói thật, đánh chiếm Bán Đảo Mã Lai phía Tây đã là hạn mức cuối cùng của Đại Việt trong thời gian tới, nếu còn mở rộng thêm lãnh thổ thì hệ thống chính quyền Đại Việt vận hành sẽ trục trặc.

Đấy là đang nói về chuyện thật tâm muốn cai trị, muốn người dân quy phụ. Còn nếu chỉ là đánh chiếm, đóng quân đội dày đặc sao đó là bóc lột cùng đàn áp thì mọi chuyện sẽ dễ hơn nhiều.

Đế Quốc lúc này có các khoản đầu tư vào Bắc Hải Đảo. Bắc Việt. Châu Lai- Mương Then... Busan . Sado. Vị Long… và cả Châu Mỹ.. Philippines v.v….

Đặc biệt hai khoản đâu tư là Châu Mỹ và Bắc Việt cực kỳ nặng nề, khoản đầu tưc cho Mường Then hay Châu Lai cũng không phải đơn giản.

Những nơi như Thượng Nguyên, Quảng Nguyên, Thanh Hóa, Nghệ An, nhừng khoản đầu tư cũ còn chưa hết, vẫn phải rót thêm tiền tài, nhân lực .

Trong thời gian tới các vùng Ulsan, Pongha nếu không có tính sai thì phải về tay Đế Quốc. Đám Họ Lý ở Cao Ly sắp ra tay rồi. Đại Việt đã chuyển cho họ số vũ khí súng hỏa mai thải 5000 thanh của quân Busan sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở Nhật Bản. Như vậy cộng thêm 3000 súng Culveril trước đây thì họ Lý có thể coi là một thế lực ở vùng này, bọn họ khả năng thành công đảo chính rất cao. Mà đảo chính thành công thì Ulsan, Pongha sẽ trả cho Đại Việt.

Lại thêm một gánh nặng mới phải tính toán vào trong hệ thống tài chính, nhân lực của Đế Quốc.

Nó thật sự là Đại Việt vẫn còn may mắng nhiều lắm . Đại Tống nó chưa đánh Tây Hạ cùng Tây Liêu, bởi lẽ bên đó đang còn đàm phán và liên hôn với Bắc Nguyên cho nên trong năm này đánh không được.

Đại Tống mà chiến tranh là rất nhiều tài nguyên họ dồn cho việc trận mạc, lúc đó Đại Việt muốn nhập khẩu lương thực hay quặng mỏ, than đá từ Đại Tống là rất vất vả. Có thể Đại Việt ăn được chút tiền buôn bán vũ khí, nhưng thứ mà Đại Việt cần nhất đó là nhập khẩu lương thực, quặng tài nguyên. — QUẢNG CÁO —

Mấy ông thần cứ nói chiến tranh thì sẽ là: a hay quá bán được vũ khí giàu... nhưng đó là ở quốc gia nào ấy chứ không phải Đại Việt. Đại Việtd đâu đỉ bán vũ khí?

Các mặt hàng gia dụng, dân dụng, sa sỉ phẩm của Đại Việt cực nhiều bán qua Đại Tống, rồi từ đó tuồng vào con đường tơ lụa trên bộ. Chiến tranh một cái với Tây Hạ là ăn cám cả đám chứ ở đó mà vỗ tay bán vũ khí. Được một đồng vũ khí mất đi chín đồng các mặt hàng khác lợi nhuận. Chiến tranh một cái là người Tống sẽ thắt chặt chi tiêu, đây là tâm lý chung của bất kỳ con dân nào khi đất nước chiến tranh... đến lúc đó sức mua các loại mặt hàng đều giảm mạnh... Đại Việt ở đó mà khóc đi.

Đại Việt vào thời điêm hiện tại đúng là có quá nhiều hạng mục đầu tư, họ không thể nào chăm chăm mỗi việc lo lắng cho dân ở các vùng mới chiếm đóng đúng không.

Cần xây mới đập thủy điện, mở rộng thêm số lượng nhà xưởng, xây thêm cảng đóng tàu, xây đường sắt. Xây cầu qua sông, sản xuất mới các động cơ hơi nước cho tàu bè – chiến hạm. Rồi phải sản xuất súng ống kiểu mới phục vụ quân đội.

Chỉ cần kể sơ qua đã thấy hệ thống công nghiệp cơ sở của Đại Việt đang còng lưng vì quá tải.

Hãy nhìn chiến hạm đang xếp hàng dài chờ có động cơ lắp là đủ hiểu, hãy nhìn các mẫu súng mới ra đời mà Đại Việt không có rảnh để trang bị cho quân đội là đủ biết…

Xi măng chất lượng cao thiếu thốn trầm trọng vì Medang bị chiến tranh ảnh hưởng…

Có đôi lúc Ký – Huy thật không hiểu vì sao bọn hắn kiếp trước có thể đọc và tin vào mấy quyển tiểu thuyết xuyên không cơ chứ? Xây dăm ba cái lò cao nung sắt là có cả hạm đội thiết giáp hạm đánh toàn thế giới , trong khi thực tế Đại Việt có cả mấy chục khu xưởng có lò cảm ứng điện, cả trăm lò Besemer, càng nhiều hơn lò cao. Có máy cơ khí động cơ điện, máy cơ khí động cơ hơi nước. Có cả chục nhà máy cơ khí hạng nặng, cơ khí nhẹ tính cả trăm… vậy mà còn điêu đứng vì vài ba lãnh thổ nuốt vào.

Không hiểu nổi các bố kia đánh toàn thế giới thì lấy tài nguyên đâu ra để chơi? Click chuột máy tính? Gõ lệnh cheat ? Khà khà.

Lại nói về Medang và Lavo tương tự, muốn đánh nhau họ phải chuẩn bị hơn nửa năm mới có thể, bởi lẽ sau khi đánh nhau họ phải đi dọn rác khi chiếm đóng, không đủ tài nguyên vật tư thì những khu chiếm đóng mới tình hình cuộc sống tồi tệ sẽ dẫn đến bất ổn chính trị cùng xã hội… người cầm quyền thông minh như Lý Mỹ Hoa và Lý Mỹ Lệ sẽ không làm chuyện ngu ngốc đến vậy.

Tất nhiên Medang có tính toán riêng của họ khi chưa có thực sự tiến lên phía Bắc Sumatra trong thời gian dài mấy tháng. Nói chung Medang vẫn chưa thiệt hại nhiều như Lavo cho nên nếu có đánh sớm cũng được.

Nhưng Medang đang chờ, họ chờ miền Bắc Sumatra loạn mới tiến quân mà đánh, lúc ấy bỏ ra giá thấp nhất để có hiệu quả cao nhất.

Medang luôn là kẻ cáo già quyết đoán và cực thông minh.

Quân Chola trước khi đi đã vét sạch cướp sạch lương thực cùng của cải nơi đây, chắc chắn quý tộc của Srivijaya Shailendra muốn sống, muốn tái trang bị quân đội sẽ vơ vét lần nữa của dân, thậm chí quý tộc cao hơn sẽ vơ vét quý tộc thấp hơn. Sự mâu thuẫn này để lâu một chút sẽ lên men mà bùng nổ.

Đến lúc đó quân Medang tiến lên không phải nhẹ nhõm hơn sao? Daksamavamca và Mỹ Hoa cáo già chính là chờ cái thời khắc này, cả miền Bắc Sumatra loạn lên , tứ bề đánh đấm, dân khổ chạy loạn khăp mơi thì bọn này mới ung dung bằng một lượng quân đội nhỏ nhất tiến lên dẹp loạn. Trên bờ có bộ binh, trên biển có tàu hơi nước qua lại chạy ầm ầm... Đám quý tộc Srivijaya Shailendra có đường nào để thoát?

Medang đó là chờ Sumatra loạn mới đánh, còn Bangmakok đúng là phải tụ binh, luyện binh, chuẩn bị lương thực, ổn định sản xuất hậu phương mới có thể đánh.

Hai bên tình hình khác hẳn nhau. — QUẢNG CÁO —

Bangmakok muốn đánh lên phía bắc thì bọn hắn phải chuẩn bị một lượng tài nguyên khổng lồ để ổn định an cư cho cả triệu dân phía bắc. Không phải đơn giản đánh xuống là xong.

Nhưng Lý Mỹ Lệ lần này gặp cớm rồi. Ngay khi thủy binh và bộ binh của Lý Mỹ Lệ từ Bangmakok tiến về Ayutthaya thì Charnan Narai đã ngay lập tức cho phá huỷ sạch sẽ thành phố này sau đó mang hết tài vật, lương thực chạy về phía bắc khu Sukothai.

Trên đường rút lui 240 km hắn đốt sạch cướp sạch cùng phá sạch. Cưỡng ém bắt lính nhiều không kể hết.

Tại Sukothai thì Charnan Narai cưới con gái tiểu Vương người Thái mạnh nhất ở Chang Mai. Từ đó bọn chúng trong khu vực cao nguyên đồi núi này lập nên một khu căn cứ hùng mạnh chuẩn bị đối diện sự trả thù của mẹ con Lý Mỹ Lệ.

Cách hành sự đốn mạt không một chút danh dự nào của Charnan quả thật có hiệu quả không tồi.

Quân Bangmakok thật sự không thể tiến lên vùng cao nguyên phía bắc vào lúc này…

Cuộc chiến trên cao nguyên với địa hình trắc trở không có đem lại bất kể lợi thế nào cho quân Bangmakok.

Bởi Charnan có không ít pháo tốt trước đây từ Đại Việt. Một khi hắn đã bố trí công sự ở khu vực cao nguyên, có lợi thế chiến lược… quân Bangmakok tiến vào đó chỉ có thương vong thảm trọng.

Trước đây Chiên Nàn Phú Thái đánh vào Chiang Mai chính là bị xa lầy như vậy, lúc đó quân Thái còn không có hoả pháo, chỉ dựa vào cung tên cùng tập kích bất tận mà đã khiến cho Chiên Nàn chật vật.

Lúc này quân Charnan không yếu, có hoả pháo bố trí sẵn… cho dù Lý Mỹ Lệ có cả vạn tay súng nhưng tiến vào rừng núi mà chiến đấu với liên quân Charnan cùng người Thái là không thể.

Thêm vào đó sự phá hoại của Charnan khiến cho cả một vùng miền trung Lavo bị tàn phá thảm trọng. Lý Mỹ Lệ không thể bỏ mặt mà cắm đầu đánh nhau..

Cho nên dù có hận đến nghiến răng nghiến lợi thì Mỹ Lệ vẫn phải lui quân về Sawan mà cho xây căn cứ - pháo đài nơi đây , ngăm chặn không cho Charnan và người Thái xuôi Nam.

Đồng thời nàng phải tập trung tinh lực xắp xếp lai miền Trung Lavo đang hỗn loạn tưng bừng.

Đến đây khối ung nhọt người Thái cùng Charnan vẫn là nhức nhối của Lavo… Mỹ Lệ không thể không dùng cường binh trú đóng ở phòng tuyến Sawan.

Bản thân nàng thì về lại Ayutthaya để chủ trì đại cục.