Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 923

Tháng 9 năm 1088 , Thành Isfahan thủ phủ của Suljuk đế quốc.

Dinh thự Vương tử Turk Ki-et kẻ đang phong vân quấy đảo cả kinh đô với tài năng văn học cùng những hiểu biết kinh người của mình về nhiều môn khoa học khác.

Như đã nói, Tống Kiệt bên xã hội học, nhưng hắn không phải là không biết các môn khác. Chỉ là kỹ thuật am hiểu cùng vũ khí hiện đại am hiểu hắn không so sánh Ngô Khảo Ký được, hàng hải hắn không sánh bằng Lý Từ Huy một góc nhỏ.

Nhưng để bảo hắn giải toán mấy cái mệnh đề cơ bản thì Tống Kiệt dư sức. Còn hệ toán học số âm. Là một kiến thức mới mẻ khiến trí giả cả isfahan sôi trào nhiên cứu.

Các công thức vật lý đơn giản như định luật Niu tơn, Pascal v.v…. công thức đòn bẩy dòng dọc… những thứ này đủ loè thiên hạ…

Cho nên Tống Kiệt đàn xây dựng hình tượng trí giả của hắn ở phía Đông Suljuck, trong khi phía Tây là Benjamin đang thể hiện xây dựng hình tượng.

Được rồi chuyện này hãy nói sau.

Khi này Tống Kiệt trong tay là một bức thư từ phương xa gửi đến ….

“ Quỷ gì vậy? Ngô Khảo Ký xây dựng Việt Quốc Xã lúc nào mà ta không hay? Thằng này đổi qua hệ tư tưởng Fascism ( phát xít) lúc nào vậy?”

Tống Kiệt cũng như Benjamin vậy, hắn đốt ngay bức thư sau khi xem qua…

“ Quái nhỉ?” Tống Kiệt chống tay vào cằm nhìn qua cửa sổ…..

Hắn đứng dậy lê bước chân thọt tới ban công cao vυ't của dinh thự mà ngắm đoàn người tấp nập đi lại trên con phố xa xa , tâm thần mông lung suy nghĩ…

Rõ ràng khi ở Rohana hắn có lấy được một vài tài liệu từ Medang, đó là xuất xứ từ Đại Việt. Một hệ tư tưởng Marxisim l*иg ghép khéo léo bên trong Nho gia cách tân. Từ lúc nào Đại Việt chuyển thành hệ Fascism? Lại còn nhờ Tống Kiệt ta đánh giá tình hình Fascism ở Đại Việt và mối nguy hại?

Đánh giá thế nào… biết quái gì đâu mà đánh giá…

Thế nhưng…. Có vẻ thằng này không thích Đại Việt và Ngô Khảo Ký đi theo lối Fascism. Giọng điệu trong thư khá lộ liễu…. Như vậy thì?

Tống Kiệt nhanh chóng quay về bàn làm việc… cạc bụp cạch bụp… tiếng chân nặng nề cùng cây gậy baton nện trên đất.

Gậy baton bằng gỗ nhẹ có bọc vàng… phía trên là một đầu rồng châu Á có gắn ngọc thạch làm hai mắt sống động vô cùng. Phải thôi.. Tống Kiệt hắn lúc này địa vị đâu tầm thường.

— QUẢNG CÁO —

Tên này đặt cây gậy qua một bên, lấy ra một tờ giấy tốt . Từ tốn nhẹ nhàng vuốt phẳng phiu rồi chấp bút.

“ Dear Brother…..

( chuyển Việt ngữ)

Rất vinh hạnh khi cùng hợp tác cùng người anh em phương xa. Tha hương gặp người cùng xứ nên giúp đỡ nhau mới là hay. Không như những kẻ chỉ muốn độc bá thiên hạ gϊếŧ hại người lương thiện…

( Tống Kiệt vẫn là văn vẻ hơn trong lời nói, nếu so sánh về khoảng này thì Ngô Khảo Ký và Benjamin hay Richard có vẻ sẽ cụt ngủn mà đi vào thẳng vấn đề)

Về vấn đề Fascism ở Đại Việt thì là một đề tài dài và rắc rối. Chỉ cần biết nơi này đám Nazi cực đoan thượng đẳng có lẽ đã trở thành mối nguy hại cho toàn bộ thế giới.

Những nơi bọn hắn chinh phạt đi qua, con người sẽ không bằng súc vật, những trại tập trung được xây dựng khắp nơi và rất nhiều những vụ diệt chủng thảm sát có hệ thống được tiến hành.

Tôi và người dân của mình đã từng hứng chịu hậu quả đó.

Sau này có đoạn thời gian vì mạng sống tôi phải đầu hàng và phục vụ một thời gian ở Đại Việt Quốc Xã, nơi tôi ở có tên Thăng Long, là thủ phụ của Quốc Xã này. Sau đó vì không thể chịu được sự tàn ác vô nhân đạo ở đây mà tôi phải trốn đi hải ngoại.

Nhưng Ngô Khảo Ký đó đã ngàn dặm săn lùng cho đến khi tôi đặt chân ở Oman mới tạm thời ổn định lại.

Nhưng mối lo lắng của tôi về Châu Á và Đại Việt Quốc Xã chưa bao giờ nguôi ngoai. Tôi không phải lo lắng cho bản thân mà là lo lắng cho an nguy của thế giới này .

Một khi Fascism lan rộng thì không ai trong chúng ta có thể tránh thoát được nó cả.

Đại Việt Quốc Xã đã xây dựng được một hệ thống phe Trục bao gồm Medang- Lavo và Khmer. Những con chó săn Fascism điển hình.. bọn hắn đang ngày một bành trướng mà tôi chưa biết chúng đã mạnh đến cỡ nào.

Người anh em của tôi. Không biết ngài tử đâu biết đến Fascism ở Đại Việt. Nhưng ngài quả là con mắt tinh tường , bởi lẽ không phải ai cũng có thể phát hiện được điều đó.

Hơn hai hết tôi vừa là nạn nhân, vừa từng có thời gian phục vụ cho chúng nên rất hiểu về Ngô Khảo Ký.

Kẻ này nham hiểm thâm độc, nhưng cực thông minh cùng tài năng. Nếu so sánh thì Hitler cũng không hẳn đã bằng hắn ở một vài khía cạnh.

Đầu tiên danh tiếng của hắn ở Đại Việt rất tốt, được che đậy bởi hào quang của nhân từ , bác ái, thông thái cùng công bằng.

Chỗ đáng sợ của con người này đó là ngấm ngầm xây dựng một hệ thống tư tưởng Fascism được che đậy khéo léo bên ngoài bởi Marxisim. Cho nên nếu chỉ nhìn lướt qua sẽ không thể hiểu và phát hiện được. — QUẢNG CÁO —

Kẻ này cực độ nguy hiểm ở chỗ tính toán không bỏ sót và mức độ hoang tưởng tâm thần còn nặng hơn cả Hitler.

Người anh em của tôi, đối đầu với người này đáng sợ nhất không phải súng đạn, gươm đao mà chính là vẻ ngoài cùng miệng lưỡi của hắn sẽ khiến ngươi đồng cảm mà mất đi phòng ngự.

Trên đây là một vài điều về Ngô Khảo Ký và Đại Việt mà tôi biết được.

Đồng ý với người anh em, về công nghệ chưa thể mở khoá các công nghệ như súng nòng khương tuyến hay động cơ hơi nước.

Chúng ta phải tích cực liên hệ, chỉ người anh em mới có thể hiểu được kẻ thù đang nắm công nghệ nào trong tay.

Chúc hợp tác thành công tốt đẹp.

Ký tên: Kẻ xa xứ.”

“Tái bút: Tôi sẽ xây dựng một trụ sở liên hệ chung cho hai ta ở Bagdad, không nên trực tiếp gửi thư cho nhau. Địa chỉ…...”

Tống Kiệt đóng lại lá thư, cẩn thận cho vào ống quyển sau đó niêm phong bằng sáp nhựa, in dấu bằng chiếc nhẫn quyền lực của mình.

Thư này sẽ được thân tín chuyển đến Nicaea sơm thôi.

Tống Kiệt mỉm cười nhìn quan khung cửa, cuối cùng bầu trời cũng có đôi chút trong xanh. Có lẽ cũng nên làm một chút gì đó có lợi ích thiết thực ở Isfahan thôi. Một vị trí ở hội đồng nguyên lão chẳng hạn.

Bức thư đầu tiên của Tống Kiệt có gì mà khiến hai kẻ nguy hiểm hạng nhất thế giới này liên kết được với nhau. Vẫn là một bí ẩn không lời giải đáp. Nhưng cho dù bức thư đó có gì đi chăng nữa thì việc hợp tác cùng Tống Kiệt vẫn là một ý hay đối với Benjamin cho nên sự kết hợp này gần như là một điều tất yếu.

Về Tống Kiệt thì hắn kết hợp cùng Benjamin vì nhưng lý do đã nói và cũng vì lý do hai kẻ yếu nên đoàn kết trước một kẻ hùng mạnh hơn. Còn về Benjamin thì dĩ nhiên thoải mái với sự kết hợp này vì mục tiêu chính của hắn là Đại Việt và trong thời gian ngắn hắn không thể và không có khả năng chiến thắng Tống Kiệt . Cho nên đã không thể đánh nhau, lại ở chung trong một Đế Chế, việc tốt nhất nên làm đó là hợp tác. Tất nhiên sự đề phòng dè chừng nhau vẫn là phải có và rất cẩn thận đề phòng là khác.

Trong lúc này Ngô Khảo Ký hoàn toàn không biết có một liên minh la quỷ ở Tây Á nhằm vào bản thân, và hắn cũng không bao giờ có thể tưởng tượng nổi một xã hội tốt đẹp mà hắn đang xây dựng lại bị bôi nhọ đến mức tận cùng như vậy.

Ngô Khảo Ký lúc này cũng không có thời gian quan tâm đến chuyện đó vì hắn đang hết sức tập trung cùng các đồng chí kỹ sư hàng đầu Thăng Long thiết kế hệ thống làm mát cho lò phản ứng nước sôi. Đây là một lò phản ứng nước nhẹ cho nên cũng không quá phức tạp nếu công suất chỉ giữ ở mức 50 MW.

Thật ra khó khăn nhất của hệ thống làm mát là gì?

Hơi nước từ lò áp suất tiến vào các hệ thống các tuabin sau khi thoát ra khỏi đây thì chảy vào bình ngưng nằm bên dưới tuabin áp suất thấp, tại đây hơi nước được làm mát và trở về trạng thái lỏng (ngưng tụ).

— QUẢNG CÁO —

Nước ngưng tụ sau đó được bơm qua các bộ gia nhiệt nước cấp để tăng nhiệt độ của nó bằng cách sử dụng hơi nước chiết từ các giai đoạn tuabin khác nhau.

Chỗ khó là làm sao đưa được nước này vào trở lại lò phản ứng lúc đấy đang có một áp suất cực lớn.

Không có bơm áp suất thì chịu hẳn. Coi như hệ thống này chạy không nổi.

Rất may là cái bơm này là công nghệ của Na Ri cho nên không có gì đáng lo lắng.

Đáng lo lắng đó là ở chỗ động cơ của bơm.

Vì không đủ nguyên liệu cho nên Na Ri và Ngô Khảo Ký lúc đó chỉ có thể tạm thời bằng lòng với một chiếc bơm có công suất 200 psi.

Tức là nếu áp lực bên trong lò hơi lên quá 200 psi thì bắt buộc phải ngưng phản ứng vì bơm sẽ không đẩy nước vào bổ sung làm mát cho lõi phản ứng bên trong lò được.

Kể từ đó đây mới là nguyên nhân chính dẫn đến tới hạn của cái lò này.

Nhưng tại sao Ngô Khảo Ký không hi sinh cái lò này bé đi để chế tạo động cơ bơm lớn hơn công suất cao hơn?

Không ai làm chuyện mổ gà lấy trứng như vậy cả.

Ít nhất về lâu về dài trong 10 năm 20 năm Đại Việt có thể chế tạo được động cơ mạnh tự mình có thể chế tạo nên bơm áp suất, và từ đó nâng cao công suất của lò phản ứng.

Nhưng cả trăm năm sau chưa chắc Đại Việt có thể xây dựng được một lò phản ứng với áp lực đỉnh là 6000 psi. Cho nên nếu tính toán về lâu về dài thì nên đầu tư cho lò phản ứng mới là lựa chọn khôn ngoan nhất.

Lúc này đây cha ông bằng lòng với công suất 50 MW. Con cháu có thể từ từ nâng lên cho đến cả ngàn MW đó là để không gian cho con cháu có thể tận dụng, cha ông thì bằng lòng với hiệu quả nhỏ nhoi này thôi.

Thực sự sử dụng loại lò phản ứng nước sôi này vì nó sử dụng là nước nhẹ, Với các lò phản ứng nước nặng thì Ngô Khảo Ký chịu chết vì hắn chưa từng hiểu qua nhiều về kiến thức về hạt nhân. Đơn giản vì loại lò phản ứng nước sôi công suất thấp này đã từng một lần được đề xuất xây dựng ở VN trong thời đại Tk21 cho nên Ngô Khảo Ký mới để ý và xem qua một vài lần mà biết.

Đầu tư rẻ, công suất thấp và vừa phải, nước nhẹ là một sản phẩm có thể chủ động.