Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 855

“......Sóng biển nhô cao cả chục mét, liên tục.....gần như bất tận.... từng cơn sóng như những quái thú khổng lồ miệng đang há mồm như muốn nuốt chửng chúng tôi .....“ Ngô Trí Xuân hai chân trần duỗi dài trên nền cát trắng, thoải mái duỗi thân mình nằm lên bãi cát mềm mại....

Tháng mười một rồi....

Ngô Trí Xuân buông xuống cây bút máy mà nhìn về phía tay phải không xa....

Niềm tự hào của nhóm thám hiểm Châu Mỹ... Barque tải hạm số 07 nằm lặng yên nghiêng dọc một bên trên bãi cát.....

Nó chắc hẳn đã không có thể ra khơi nữa rồi.... nó chắc hẳn phải nằm đó mãi mãi như một đấu tích người Đại Việt đã tới nơi này....

Tham công...

Ngô Trí Xuân lắc lắc đầu đánh tan đi suy nghĩ tiêu cực.... hắn vẫn còn sống... thủy thủ đoàn cũng chỉ chết 5 người... đấy là kết quả tốt nhất khi gặp một cơn bão kinh khủng như vậy...

Bão Biển Thái Bình Dương... chẳng hiểu cái biển này Thái Bình chỗ nào mà Thần Thánh Đế Đặt tên như vậy. Ngô Trí Xuân hăn thề, nếu về được đất mẹ, hắn sẽ kịch liệt kiến nghị Nhị đế đổi tên biển này. Bất Ổn Dương chẳng hạn.... khụ khụ...

Lỗi là của nhóm thám hiểm...

Ngô Khảo Ký đã dặn đi dặn lại đó là cuố hè đầu thu không được đi tiếp về phía Đông, không được tiếp tục thám hiểm, phải dừng ở nơi vịnh kín chờ đợi.

Sẽ có đoàn tiếp tế vào đầu mùa đông tới nơi.

Nhưng thành công nối tiếp thành công, dễ dàng chinh phục các vùng đất, có bản đồ trong tay, tuy chỉ là tương đối nhưng lại rất hiệu quả. Đám trẻ tuổi thám hiểm quá ưa mạo hiểm đã thách thức bản thân, thách thức thiên nhiên.

Sau một thời gian dừng lại ở quần đảo Aleut, thành công chính phục sự tín nhiệm của một bộ lạc siêu cấp lớn ở Aleut và nhanh chóng xây dựng lên một bến cảng tạm cùng pháo đài. Nhóm ba người Ngô Trí Xuân, Ngô Trí Văn, Ngô Trí Tề quyết định đi xa hơn về phía Đông.

Cả đám nhao nhao tranh chấp xem ai là người “ được đi”, họ biết đi là mạo hiểm, đi có thể chết, nhưng mà bọn họ lại cuồng, cái ngông cuồng của tuổi trẻ.

Cuối cùng Ngô Trí Xuân may mắn có được cây rút thăm như ý mà lên đường, chỉ có một thuyền có thể lên đường, bọn họ phải dồn ngựa , lương thực từ hai thuyền còn lại vào thì mới có một con thuyền đầy đủ nhất để có thể đi xa.

Tức là trong chuyến đi xa kiểu này, ngựa kéo không chịu được khắc nghiệt điều kiện lao động cùng ăn ở mà chết đi, mỗi thuyền Barquer trung hạm có tới sau mươi con ngựa, ba mươi để kéo, ba mươi để dự trữ, nhưng tới được Aleut thì mỗi thuyền đều không đủ 60, có thuyền chỉ còn đúng 30 con ngựa kéo mà thôi. Tỉ lệ ngựa chết có thể không phải do mệt mà là do stress chết là nhiều.

Điều kiện nuôi nhốt kéo dài lênh đênh trên biển và liên tục lao động khiến ngựa bị trầm cảm, phát điên, bỏ ăn, các loại chết.

Đám thủy thủ còn có nhiều trò để tiêu khiển, ngựa chỉ có mỗi một trò đó là chạy nươc dại trên thảo nguyên, bãi cỏ để xả Stress , không có điều ấy thì ngựa chết chắc.

Cho nên mỗi điểm dừng chân để ngựa có thể lên bờ xả trầm uất là quan trọng lắm. Nhưng có phải lúc nào cũng thực hiện được điều đó đâu?

“... điểm yếu của động cơ chân vịt do ngựa kéo....” Ngô Trí Xuân tiếp tục viết vào nhật ký của mình.....

Những kinh nghiệm này rất quan trọng cho hậu bối, những người chưa bao giờ gặp bão biển với sức mạnh kinh hoàng như Ngô Trí Xuân, một vài dòng có thể khiến họ bớt đi tổn thất hi sinh.... Có điều Ngô Trí Xuân hơi thừa rồi, chắc những dòng kinh nghiệm này cưa hắn có thể in thành sách xuất khẩu đi Medang Lavo hay Nhật Bản. Bởi ở Đại Việt chắc chắn trong thời gian tới sẽ không còn thuyền chân vịt kéo bằng sức ngựa nữa.

Thuyền kéo sức ngựa cái gì cũng tốt, mạnh mẽ, dai sức, không quan tâm đến hướng gió vẫn có thể di chuyển hiệu quả. Nhất là ngựa Mộng cổ sức chịu đựng siêu cường.

Nhưng có nhược điểm cực lớn, đó là trước sóng lớn gió bão , súc vật hoảng loạn không thể nào ức chế được.

Cơ chế dây kéo kết nối xích trong lúc thường , sóng nhỏ, gió nhỏ rất hiệu quả, nhưng trong lúc bão lớn thì cả khoang kéo động cơ loạn lên không thể nào trấn an nổi.

Cuối cùng Ngô Trí Xuân mệnh lệnh phải đưa ngựa lên khoang trên nhốt lại vào các ngăn chuồng.. còn việc kéo dây thì 100 thuỷ thủ lao vào thay thế mà kéo…

Cũng may phản ứng của Ngô Trí Xuân cho nên giản thiểu được nhiều thiệt hại trước khi lan rộng khủng hoảng. Cuối cùng sau khi chật vật một hồi cũng sơ tán được hai mươi con ngựa, chỉ phải gϊếŧ mười con đang nổi điên không thể bình tĩnh.

“…Kiếm nghị hệ thống dây kéo thay bằn thanh đòn đẩy ngang, còn thiết kế ra sao…. Tuỳ bên kỹ sư nghĩ… chỉ biết nếu thanh đòn cố định được ngựa thì sẽ ít loạn hơn…”

Ngô Trí Xuân chấp bút hết sức nghiêm túc… cơ mà…. Có máu dùng. Chiến Hạm Khu Trục và Bảque đại hạm đều có cấu trúc như Ngô Trí Xuân nghĩ đến nhưng đó là đại hạm mới có thể bố trí… còn… cỡ 28m như trung tải Barque thì chịu….

Nhớ lại ngày đó cả thủy thủ đoàn tưởng chết rồi, bão nơi này lớn hơn nhiều ở quê nhà... sức gió mạnh, sóng lớn, bầu trời như đêm đen chỉ có những tia chớp lấp lóe khiến đám thủy thủ có thể nhìn đường.

Ngô Khảo Ký dã dặn dò cẩn thận rồi, quần đảo Aleut rất rất ít bão, nhưng Vịnh Alaska thì lại không thiếu bão. Không nên đi vào cuối hè đầu thu. Tại sao?

Điêu kiện hình thành bão biển đó là nhiệt độ nước biển phải từ 27 độ C trở lên. Để nước biển lên đến nhiệt độ này phải gần mất hết mùa hè, đó là lý do bão biển trên Thái Bình Dương thường diễn ra từ cuối hè tới cuối thu... Nước biển ở Aleut thì chẳng bao giờ quá được 15 độ cho nên không cần lo lắng... nhưng mà đi vào vùng biển Alaska thì khác, nơi này có dòng biển bóng chảy quá... hu hu...

Áp suất cực thấp tại mắt bão làm cho nước nở ra. Gió mạnh đẩy sóng biển hướng vào bờ. Những cơn sóng lớn kết hợp với thủy triều sẽ gây ra sóng cồn, đặc biệt vào thời điểm triều cường, khi đó, những bức tường nước khổng lồ sẽ ập vào bờ, quét sạch mọi thứ.

“ ... Tải hạm 07 oằn mình kót kết chống lại những cơn sóng dữ, giờ đây chiến thuyền được coi là lớn ở Đại Việt của chúng tôi chỉ như một chiếc lá nhỏ đang trôi dạt mà thôi... Cũng may hoa tiêu Trần Thảo vậy mà có thể phát hiện ra một eo bển hẹp có thể nối thông một vịnh kín nào đó, chúng tôi liều mình lao vào nơi đó, lách thuyền qua những vách đá dựng ngược hai bên... Chúng tôi biết chủ có một cơ hội sống duy nhất này... nếu không vào được khe biển nếu không thể tìm được một vịnh kín trú ẩn, thuyền của chúng tôi sẽ giải thể... những cơn sóng và gió quá khinh khủng...”

Ngô Trí Xuân nhận định không sai, thuyền Barque chỉ được thiết kế để chống lại bão cấp 14 đổ xuống, hắn gặp là bão cấp 17-18 gì đó, nếu còn cố chống cự chỉ có thể thuyền bị quật cho giải thể.

Barque là thuyền vận tải, thám hiểm, không mạnh mẽ như chiến hạm, gỗ cũng là loại 4 5 dựng lên, cho nên không thể nào có sức chống chịu như loại gỗ 2-3 của Chiến hạm, bên cạnh đó kết cấu của chiến hạm là chịu va chạm, đồng thời chịu luôn cả áp lực cực lớn của sóng biển...

Nhưng có một điểm chiến hạm không làm được như Barque khi gặp bão ngoài khơi... đó là trốn.

Barques có thân tàu đáy phẳng mang lại lợi thế là có thể hạ cánh để sửa chữa khẩn cấp ở vùng biển chưa được khám phá. Vào thế kỷ 19, barque được sử dụng như một con tàu chở hàng toàn diện. Nó chỉ cần một phi hành đoàn rất nhỏ. Một trong những con tàu nổi tiếng nhất ban đầu là một con tàu vận chuyển than: ENDEAVOUR, trong đó James Cook đã đi vòng quanh thế giới từ năm 1768 đến năm 1771.

Và Barques của Đại Việt còn được trang bị tân tiến hơn với hệ thông đáy khoang rỗng có va chạm đá ngầm mà không vỡ ½ khoang thì cũng không chìm được ( dĩ nhiên phải giảm trọng tải bằng cách ném đồ). Và Barques của Đại Việt vật liệu gỗ là tương đương các tàu chiến ở Châu Âu, vì gỗ loại 4-6 ở Đại Việt – Quảng Đông- Phúc Kiến – Indo- Khmer còn tốt gấp mấy lần các anh Sồi ở Châu Âu thế kỷ 18-19.

Cho nên sức chống chịu của Barque là siêu cường nếu đem với Barques nguyên bản.

Một điểm hay của Barques Việt và cũng là điểm vượt trội hơn tất cả nguyên bản của nó ở Châu Âu đó là có động cơ chân vịt, trong bão vẫn có thể tốt chạy trốn.

Ví như Barque nguyên bản chỉ có buồm, trước một cơn bão với các cơn gió có xu thế hướng xoáy vao tâm bão… mở buồm lúc có bão (gần tâm) đó là tự sát…

Nhưng Barques Đại Việt thì không sợ, mấy ông này đóng buồm rồi bật động cơ cơm, cỏ chạy trốn, tỉ lệ sống sót ca hơn..

Phải nói số thằng Ngô Trí Xuân vẫn còn hên… ông bà, tổ tiên phù hộ, cái khe mà hắn liều mạng chạy vào đó chính là vinh San Francisco sau này…

Nơi hắn đâm vào là Golden Gate tương lai , sau đó một cơn siêu sóng thần cao ca chục mét đánh chi chếch Barques cắm vào bờ đẩy nó lên bãi biển vào sâu đất liền cả mấy trăm mét gần km ….

May mắn đây là một bờ biển trống trải không vách đá , nếu không thì thuyền nát bét mà người cũng thành tương nuôi cá rồi…

Pha hạ cánh thần thánh này của barques 07 khiến toàn bộ khoang đáy vỡ tan khắp nơi... tức là hạ cánh an toàn nhưng không còn khả năng cất cánh.

Ngô Trí Xuân đặt tên cho cái khe hắn đâm vào là Sinh Lộ Hải Môn, từ đó Golden Gate cái tên bị khai tử.

Vùng đất này Ngô Trí Xuân đặt tên là Vịnh Tân Sinh.... ai làm gì được hắn. San Francisco biến mất... Đại Việt tao cắm cờ ở đây rồi nhá, léng phéng đấm chẻ cằm.

"Mười vạn năm trước, Kiếp Dân phủ xuống. Cổ Thiên Đình chỉ còn lưu lại di chỉ, Tây Phương Linh Sơn đã sớm đổ nát hoang tàn, Vô Tận Ma Uyên lùi về trong tĩnh mịch. Hoang Cổ Thánh Vực bị đánh vỡ tan tành, trở thành Tứ Hoang Nhất Hải.

Mười vạn năm sau, Đông Hoang Việt quốc, một gã Chân Nhân cao thủ tuổi già thọ cạn, cáo lão hồi hương, bỗng nhiên tuyệt địa phùng sinh, từ đấy quét ngang võ giới, lập nên bất hủ truyền kỳ."