Sự kiện Cao Tuyên Nhân bay một mạch 30km vượt qua tường thành vòng ngoài Hứa Xương bay một mạch tới Yên Lăng không hề tầm thường. Dân đen dĩ nhiên không hiểu chuyện, nghĩ nghĩ rằng đây là một cuộc vi hành trên không trung của tiểu hoàng thượng và Thái Hoàng Hậu. Mọi người đều tung hô và ngưỡng vọng vô cùng. Kính như kính thần vậy. Nhưng giới quý tộc hiểu rằng chuyện không hề đơn giản như vậy.
Cao Tuyên Nhân thề rằng cả đời nàng chưa từng có lúc nào tận hứng như chuyến di ngoạn vừa rồi, thậm chí trong thời gian ngắn nàng tận hưởng và quên đi cả sự việc có đứa khốn nạn nào đó cố tình cắt dây neo Khí Cầu để ám hại nàng và Triệu Hú.
Thế nhưng về lại hoàng cung dĩ nhiên Cao Tuyên Nhân sẽ lục lại vấn đề này và lục rất kỹ.
Thế nhưng cũng như lần Đức An công chúa bị bọn cung nữ thái giám kích động trước đó, những nhân vật có liên quan đều chết sạch và mất hết đầu mối quan trọng.
Nhưng mất đầu mối thì có sao?
Trong lòng Cao Tuyên Nhân đã sớm đoán định hung thủ.
Nếu như nàng cùng Triệu Hú chết thì ai sẽ là kẻ có lợi? Chỉ cần bám lấy động cơ hành thích là có thể lần ra hung thủ.
Cũng như lần kích động Đức An công chúa vậy, nếu lần theo manh mối động cơ gây án chắc chắn cũng lộ một phần bộ mặt hung thủ, có điều Cao Tuyên Nhân vẫn còn nghĩ nghĩ tình thân nên chỉ cảnh cáo mà cho qua.
Nhưng lần này là có người nhằm tính mạng của bản thân, của Triệu Húc, điều đó đã vượt quá quá giới hạn. Cho nên dù có tình thân đi nữa nàng cũng quyết đào ra bằng được chân tướng.
Xét trên lập trường chính trị đường lối thì Cao Tuyên Nhân đang ủng hộ Cựu Đảng. Đã thể hiện rất rõ là đè Tân Đảng. Việc không cho Vương An Thạch từ Kim Lăng về mà để ông ta uất ức chết ở đó là một tín hiệu.
Tín hiệu thứ hai đó là gọi Tư Mã Quang, đầu trò của Cựu Đảng về Hứa Kinh. Nhớ lại sự kiện này khi Quang mới khởi hành về kinh. Người dân trong kinh thành được tin Quang đến, hò reo vui mừng, Quang sợ bị đàn hặc nên lại về Lạc. Thái hoàng Thái hậu nghe được liền sai Trương Duy Giản đuổi theo gọi về. Chỉ bằng hành động này có thể thấy lốm đốm được ý tứ của vị Thái Hoang Thái Hậu này.
Tư Mã Quang đề nghị triều đình mở rộng ngôn luận. Thái hoàng nghe theo, cho yết bảng ở triều đường để bá quan có việc gì thấy không tiện có thể nói, lại xuống chiếu nói về những sai sót trong chính trị thời Thần Tông và dự định sửa lại. Thái Xác lúc này là Tể Tướng biết được, liền soạn ra sáu điều cấm như phao tin thất thiệt... để xử tội và không được xá miễn. Tư Mã Quang biết được, không vừa lòng và cho rằng đó là ngăn cản lời can gián. Hai người tranh biện nhưng Quang lại thắng dưới sự ủng hộ của Cao Tuyên Nhân.
Cho nên thái độ ủng hộ cựu đảng của Cao Tuyên Nhân ngày càng lộ rõ sau khi đã đứng vững địa vị Nhϊếp Chính.
Cho nên lúc này nếu Cao Tuyên Nhân mà chết thì phe nào có lợi? Người không thông minh cũng nghĩ ra được. Cho nên không cần bằng cớ, không cần nhân chứng, Cao Tuyên Nhân đã ghim Tân Đảng.
Lại nói nếu như Cao Tuyên Nhân cùng Triệu Hú mà chết thì... ai sẽ lên thay?
Triệu Hạo Sở Vương hay là Triệu Quần Kinh Vương?
Cả Triệu Hạo và Triệu Quần đều là con trai nàng dứt ruột đẻ ra, thật không muốn nghĩ theo hướng này, nhưng ... thật sự không nghĩ không có được.
Sự việc Đức An công chúa là Triệu Hạo can dự nhưng đổ tội lên đầu Triệu Quần, ngầm ám thủ. Cao Tuyên Nhân biết nhưng chỉ có cảnh cáo hai đứa con. Hổ dữ nào ăn thịt con là vậy.
Nhưng lần này sự việc ám sát đã vượt quá rất nhiều giới hạn, Cao Tuyên Nhân không muốn nghĩ cũng phải nghĩ.
Một khi không nghi ngờ thì thôi, khi đã nghi ngờ và gán gép thì các loại “bằng chứng” sẽ ùn ùn kéo đến.
Lúc này phe Cựu Đảng sao không nắm thời cơ, cả đám các đại thần Vương Địch, Tôn Giác, Lưu Chí, Lý Thanh Thần, Lã Đại Phòng .... Đồng loạt đứng ra vạch tội Thái Xác, Chương Đôn, Hàn Chẩn gian đảng.
Ngay lập tức Thái Xác – Hàn Chẩn bị cách chứa đẩy ra Trần Châu, chỉ còn Chương Đôn ngoi ngóp thoát được một kiếp chỉ bị đẩy về Kim Lăng Tu Không giống như Vương An Thạch vừa chết không lâu.
Tư Mã Quang làm Thượng thư Tả bộc xạ kiêm Môn hạ Thị lang, Lã Công Trứ lên làm Thượng Thu Hữu Bộc Xạ kiêm Môn Hạ thị Lang. Đồng bình Chương quân quốc sự tạm thời là do Tư Mã Quang nắm giữ.
Lã Công Trứ tuy không được Đồng bình Chương quân quốc sự nhưng tăng lên Hữu Tướng cũng đã là rất ưng ý, ngay lập tức sử dụng phe phái của mình trong nội bộ Cự Đảng mà tác động vào Xu Mật Viện.
Vương Thiều, Chương Đông không lâu cũng liên đới vào gian đảng ngã đài, thậm chí ngã rất thảm ngay cả quân quyền đã gây dựng rất lâu ở Thiểm Tây cũng mất sạch. Nói rồi, chơi bời chính trị tở Đại Tống là một món đầu tư mạo hiểm. Nếu như Vương Thiều khôn ngoan cứ ở Thiểm Tây thì không sao. Bò về Xu Mật Việt tham gia chính trường trung tâm mà không đủ tầm là dễ bị rơi đài mất trắng như vậy đó.
Vương Thiềm có thể là chiến tướng giỏi, nhưng ông ta chưa chắc đã làm chính trị giỏi. Tư tưởng bài Việt của ông ta trong thời điểm này để lộ ra ngoài quả là không sáng suốt chút nào.
Cũng không lâu sau Hàn Trung Ngạn Tri Xu mật viện sự, Lưu Phụng Thế làm Thiêm thư Xu mật viện sự, mà tất cả đều hiểu hai thằng này có liên hệ không cạn với Cẩm Y Vệ của Đại Việt. Tức là bộ máy Xu Mật Viện Đại Tống có người cầm đầu là Lý Hiến lão già cứng đầu không thể tiếp cận mua chuộc , nhưng lão này bị Đại Việt hành đến sợ cho nên có tư tưởng thân Việt, lại thêm hai ông cấp phó là Hàn Trung Ngạn- Lưu Phụng Thế tâm tư không rõ. Thật không hiểu ban quân cơ này là của người Hán hay của người Việt nữa.
Cuối cùng đó là Triệu Hạo Sở Vương liên đới, một lần hạ 4 cấp xuống còn làm Tấn Quốc Công, đày đi Dĩnh Châu không có lệnh triệu không được về Kinh.
Như một cơn sóng dữ quét qua triều đình Đại Tống , sự thay đổi quyền lực diễn ra gần như triệt để.
Đến lúc này tân pháp của Vương An Thạch bị phế toàn bộ chỉ tính theo ngày mà thôi.
Vậy ai được lợi nhất trong chuyện này? Ai mới là kẻ sau màn thực sự? Tên khốn nạn nào bố trí cắt đây neo của Cao Tuyên Nhân. Không cần phải nghĩ nhiều để đoán đúng không.
Trong lúc Đại Tống đang nhốn nháo tranh quyền đoạt lợi thì Đại Việt lại đang nhốn nha nhốn nháo cạnh tranh... siêu cấp cạnh tranh.
Đang chủ trì Nhật Bản Mạc Phủ tranh chấp lãnh thổ phân chia các thế lực thì Ngô Khảo Ký nhận được thư nhà từ vợ lớn.
“... ông làm cái khỉ gì ở Nhật Bản mà lâu về vậy... kiếm vợ bé ở Nhật Bản hả?.... Coi chừng. Ông có biết chút nào về Nikola Tesla turbine không đấy. Biết thì tôi không chế tao, không biết thì tôi chỉ cho kỹ sư Đại Việt chế tạo..”
Ngô Khảo Ký đọc thư mà mồ hôi toát ra như tắm, thằng nào? là thằng nào dám lộ bí mật của tao?
Bình tĩnh một chút Ngô Khảo Ký thấy được ý trêu đùa của Lý Từ Huy trong đó thôi. Nếu như thực là Lý Từ Huy phát hiện vấn đề của Takushi thì không có chuyện gửi thư gì cả mà đã là mang quân đến Bắc Á nói chuyện rồi... phù... sợ quá...
Mấy thằng ăn vụng, dù biết hậu quả, dù sợ, vẫn làm liều thật không hiểu nổi.
Nikola Tesla turbine là cái quỷ gì? Anh đây không biết.
“ ... Em khùng hả... vợ bé cái gì mà vợ bé.... đang đau đầu hướng Nhật Bản theo hướng Mạc Phủ để xâm nhập dễ hơn, ngoài Sado đảo sắp vào tay Hokkaido đảo rồi... lợi ích khác có.....”
Ngô Khảo Ký vẽ ra một đống lợi ích như cướp tàu cướp đất ở Busan, lại lợi ích thuế quan cùng khai thác mỏ ở Nhật Bản v.v... Nói chung là biện minh cho việc hắn lần lữa ở Bắc Á lâu một chút.
“ ... Nikola Tesla turbine không biết, Đại Việt làm trò quỷ gì mà dính đến cải tiến turbine rồi?”
Ngô Khảo Ký biên thư về, đồng thời cũng tò mò ở Đại Việt đang xảy ra chuyện quỷ gì rồi.
Như đã nói, khi công nhệ đến một tầm nhất định, khi kiến thức chung của các kỹ sư đạt đến một mức nhất định thì khả năng sáng tạo của bọn họ không thể nào ức chết nổi.
Nhất là Đại Việt có rất nhiều công nghệ cơ bản, chỉ cần có IQ tốt một chút, được đào tạo tốt một chút thì khả năng sáng tạo của bọn họ là khó có thể lường thước được.
Như đã nói, khi công nhệ đến một tầm nhất định, khi kiến thức chung của các kỹ sư đạt đến một mức nhất định thì khả năng sáng tạo của bọn họ không thể nào ức chết nổi.
Số là có thép hợp mangan cùng molybden, chất lượng thép thốt lên quá nhiều. Trước kia bình áp suất hơi nước chỉ dùng cho đẩy piston bơm khí cho lò phả ứng Bessamer. Nhưng mà các lò này với công nghệ thép cũ, không có mối hàn chỉ có thể gò gắn đinh tán cho nên rất hạn chế, không chịu được áp lực cao và dễ oxi hóa rồi hỏng hóc.
Mấy cái thằng nghĩ có lò Bessamer nung được mấy cái thép lởm là có thể chế tạo thuyền hơi nước chạy ầm thì chịu mịa rồi. Cỡ ấy thép, lại còn lấy bulong ốc vít, đinh tán đi ghép các bộ phận thì chịu không nổi áp suất 2-3 psi ấy chứ, ở đó mà chế máy hơi nước. Thêm vào đó thép đểu không phải hợp kim kháng nhiệt chống rỉ thì đầu máy chắc chạy nổi 1-2 tháng là đắp chiếu luôn. Đương cử như nhà Nguyễn thời Minh Mạng cũng có mô phỏng tàu hơi nước của Phương Tây cho võ khố tự đóng và cũng chạy được một thời gian là đắp chiếu là vậy đó.
Nhưng tình hình của Đại Việt lúc này là gì? Có cả thép hợp kim khá tốt, lại có công nghệ hàn, rất nhiều hạn chế trước đó bị san phẳng. Nhiều ý tưởng sáng tạo có thể thành hiện thực.
Tua bin (Turbine) lợi dụng sức nước quay với các cánh quạt xéo hướng trục đã thịnh hành quá lâu ở Đại Việt từ thời Bố Chính, lúc này đã mở rộng nhiều các sông ngòi Đại Việt.
Nhưng vấn đề là phương thức này vẫn có hạn chế vì cần tìm những con sông có lượng nước ổn định và việc xây dựng phải hết sức cẩn thận vì có thể ảnh hưởng tới việc thoát lũ gây nguy hiểm.
Cho nên không phải sông nào cũng có thể xây dựng hệ thống mương xả tuabin để lợi dụng thủy lục.
Càng lúc Đại Việt càng cần nhiều nhà máy, nhất là cac máy Điện xuất hiện càng làm nhu cầu về động lực quay tua bin tăng lên. Chỉ dựa vào sông đập là không thể vì rất hạn chế vì điện không thể dẫn quá xa nơi sản xuất gây nên nhiều bất cập.
Có sức ép thì đám kỹ sư sẽ điên cuồng nghĩ cách, cuối cùng gần như cả Bố Chính và Thăng Long hai nhóm kỹ sư đều công bố công nghệ tua bin hơi nước.
Tức là trên mặt kỹ thuật Đại Việt đã có đầu máy hơi nước.
Có điều Đại Việt đi hơi ngược, chính ra thì đầu máy hơi nước hệ Piston Cylinder ( pit tông , xi lanh) sẽ ra đời trước, nhưng Đại Việt lại đi đường đầu máy hơi nước hệ tua bin trước.
Vấn đề là có mỗi cái van trượt ( Slide valve) mà kỹ sư Đại Việt không nghĩ ra, đã không có van trượt thì không thể khiến Piston Cylinder chuyển động qua lại liên tục và khó để chuyển từ tịnh tiến chuyển động xoay.
Nhưng các kỹ sư Đại Việt lại phát hiện nếu sắp xếp các cánh xiên hướng tâm của tua bin lại gần nhau thì luồng khí hơi nước cũng có thể khiến nó chuyển động xoay vậy.
Do đó họ đã chế tạo một số mô hình đầu máy hơi nước có thể chạy được và gửi lên Lý Từ Huy thẩm định.