Vì sao dịch sốt xuất huyết ở Mea Klong lại kinh hoàng vậy không ai giải thích được, ngay cả Ngô Khảo Ký cũng không giải thích được.
Thật gia ngay đến thời Ngô Huy Tuấn thì cơ chế bệnh sinh và cơ chế dẫn đến việc bệnh nặng hay nhẹ vẫn còn là giả thuyết.
Có hai giả thuyết được đưa ra một đó là thể nặng của bệnh phụ thuộc độc lực của virus và cơ chế thứ hai là miễn dịch tăng cường bệnh. Nghĩa là một người đã từng nhiễm một loại virus sốt xuất huyết trước đó đã tạo nên kháng thể của type cũ nay lại nhiễm virus type mới sẽ nặng hơn. Nói chung hai giả thuyết kia vẫn được chấp nhận.
Song bỏ qua những điều Ngô Khảo Ký viết trong sách, tỉ lệ biến chứng cao của lần này bệnh dịch kiến không ai dám đánh liều mà ở lại hai bên sông Mea Klong.
Buồn cười nhất là mấy ông Đại Việt sợ chết đến độ chạy cả mấy trăm km thật chịu luôn. Thực tế muỗi có khoẻ cũng chằng thể bay xa nổi 1 km ra phía biển chứ đừng nói là cả mấy trăm km. Thực tế là mấy ông Đại Việt lo lắng quá mà thôi.
Nhìn hải quân Lavo hai vạn người chen lấn trên thuyền kìa, họ chạy cách bờ có 10km thì dừng lại bỏ neo… thật chịu mấy ông Việt lính quý tộc, lính con nhà giàu…
Thực tế thì cả Lavo hải quân hay , Đại Việt hải quân chỉ có một số người phát bệnh là do quá trình ủ bệnh trước đó mà không phải là mắc mới.
Đại Việt số lượng quân không nhiều chỉ tổn tầm 3 ngàn người lại thường có thói quen mặc áo quần dài, ngủ màn tránh muỗi cho nên không mắc quá nhiều ca, nặng nhất là đám tám trăm Biệt Kích Đặc Nhiệm lăn lộn trong rừng cho nên đến phân nửa mắc bệnh. Cũng may sức chống chọi của lũ này mạnh cộng thêm Đại Việt có dịch truyền, dịch uống bổ xung nước, điện giải cho nên tỉ lệ tử vong chỉ tầm 2%. Tức là cũng có mười mấy người tử vong.
Đám hải quân Lavo thì thảm hơn nhiều, thói quen cởi trần , mặc quần áo ngắn cho nên rất đông người bị dịch.
Lý Mỹ Lệ cho 1 vạn hải quân cùng 1 vạn tinh nhuệ Bangmakok chạy ra biển để bảo toàn tinh hoa cho quân Lavo. Bọn họ được chọn lựa kỹ những người bề ngoài có biểu hiện khoẻ mạnh sau đó di tản đầu tiên. Nhưng ra đến biển cũng đã có đến 2 ngàn người phát bệnh. Trong đó tử vong đến 600 người, thật là một con số kinh hoàng. Nếu không chạy gấp có khi toàn bộ chỗ này hai vạn người chắc chết 1/3.
Đại Việt không thể giúp, dịch truyền của bọn họ mang theo rất rất ít. Chỉ đủ dùng cho Lính Đại Việt. Dịch truyền NaCl 0,9% thì Đại Việt từ lâu đã có thể sản xuất vô khuẩn nhằm bổ sung nước cho những bệnh nhân mât nước giảm tuần hoàn. Nhưng kỹ thuật đóng gói vô khuẩn quá khó khăn cho nên để mang đi xa trong những bình chứa thuỷ tinh nút bạc không phải đơn giản.
Theo yêu cầu của Ngô Khảo Ký các nhà máy dược ở Đại Việt còn đang nghiên cứu triết tách Acid lactic để sản xuất dung dịch truyền Ringer lactac tốt hơn nhưng vẫn chưa thành công.
Nói chung lần này dịch bệnh chỉ có một số lượng nhỏ dung dịch truyền được dùng ở quân Đại Việt và một lượng nhỏ dự trữ phòng trường hợp các nhân vật quan trọng của Lavo bị bệnh mà dùng. Nghe thì có vẻ phân biệt giai cấp nhưng đây là tình hình chung ở thời đại này rồi.
Kế hoạch của Lý Mỹ Lệ về một cuộc phản công quy mô trong tình hình này nghe có vẻ hơi ngáo đá nhưng thật sự lại rất khả thi. Ngay khi nàng nói ra thì tất cả sĩ quan Lavo đều cảm thấy hợp lý cùng ủng hộ nhiệt tình.
Chiến lược của Lý Mỹ Lệ rất đơn giản, đó chính là tận dụng triệt để các thế mạnh về công nghệ, sự hiểu biết của Bangmakok về bệnh dịch, lấy sức một vùng của Lavo mà cân cả quốc Pagan.
Nghe thì có vẻ điên cuồng nhưng khi trình bày mọi người đều hết sức tán thành.
Mấu chốt của kế hoạch đó là hai nhà máy sản xuất vải ở Bangmakok và bốn xưởng may cũng ở nơi này.
Nói đến Đại Việt lúc này đã rất thường xuyên mở rộng các đầu tư nước ngoài. Ngay cả các công ty tư nhân nếu được cho phép cũng có thể mang công nghệ đi mở xưởng ở nước ngoài.
Đơn giản vì Đại Việt đang cảm thấy thiếu trầm trọng lao động vì thị trường quá lớn. Tống, Bắc Nguyên , Nhật, Mân, Medang, Khmer, Lavo, Chola, nay lại có thêm Tây Di. Mấy triệu người Đại Việt không có sản xuất đủ cung ứng, nếu cứ cố gắng ham hố mà ôm vào mình, tham lam suất siêu dẫn đến hàng nội địa không đủ cung cấp lại khiến vật giá tăng cao dẫn đến lạm phát thì lợi bất cập hại.
Xuất khẩu lao động vào Đại Việt? đã làm đã có không ít lao động Medang xuất khẩu lao động theo thời vụ đến Đại Việt. nhưng cũng chỉ dừng ở đây. Các quốc gia còn lại sẽ không có tin tưởng mà cho người tới Đại Việt vì sợ sẽ mất dân.
Lavo và Thủy Chân Lap thì chưa thể xuất khẩu lao động vì Chiên Nàn Phú Thái chỉ có quản lý Bangmakok và một số vùng hắn chưa phải là Vua Lavo, lực lượng lao động trong tay hắn không có dư. Khmer thì chưa thực hiện giải phóng nô ɭệ thì lấy đâu ra có thể xuất khẩu.
Cho nên Đại Việt chỉ còn cách là lập các xưởng sản xuất ở nước ngoài. Đưa công nghệ vừa khó sao chép vừa không cốt lõi, không độc hại ra bên ngoài lãnh thổ.
Ví như lúc này tại Medang thì Đại Việt có các cơ sở đó là có sản xuất than cốc, luyện gang, trồng bông, xe sợi, dệt, may. sản xuất pozzoland, nung vôi, nung lân, thậm chí sơ chế thuốc nổ các thành phần thuốc nổ cũng đặt ở Medang.
Ở Bangmakok cũng không ít các nhà máy chủ yếu là dệt , may, và rất nhiều các khu trồng bông nguyên rải rác khắp Lavo. Tất nhiên nhờ có AI thiệu hưng thì Ngô Khảo Ký cũng tìm ra một số mỏ ở khi vực quanh Bangmakok để gai vợ chồng Lý Mỹ Lệ khai thác. Tuy ít và nhỏ nhưng có còn hơn không.
Lại nói đến trồng bông, dệt may mới là thế mạnh của Lavo mặc dù toàn là công ty vốn Đại Việt nhưng thuế cùng giải quyết vấn đề thu nhập đã khiến cho Bangmakok giàu lên nhanh chóng.
Trong các xưởng may ở Bangmakok là có 2 xưởng nhà họ Đỗ. Nhân công Lavo chỉ rẻ bằng 1/3 Đại Việt cho nên sản phẩm mang tính cạnh tranh khá cao mặc dù là hàng made in Lavo giá luôn phải rẻ hơn hàng Made in Đại Việt rồi.
Vấn đề nằm ở chính xưởng may và xưởng dệt này.
Lý Mỹ Lệ muốn đặt một số lượng khổng lồ trang phục phòng muỗi dành cho 4 vạn quân, sau đó đam này sẽ xông vào giữa vùng dịch khai chiến cùng quân Pagan đang bị hành hạ bởi dịch bệnh.
Ý nghĩ điên cuồng, táo bạo nhưng khả thi vô cùng.
Nếu đủ bốn vạn bộ chống muỗi, quân Lavo lại chịu khó nhọc nóng bức. Họ hoàn toàn có thể làm chủ chiến trường.
May bốn vạn bộ tràn phục không khó đối với hai xưởng may của nhà họ đỗ và bốn xưởng may chính phủ Đại Việt.
Vì trang phục của Lý Mỹ lệ yêu cầu đơn giản chỉ có chùm đầu với hai mắt mũi bằng vải màn.
Găng tay. Còn lại chân hay bộ phận khác đều có quân phục chiến đấu của Lavo che khuất. Nghiêm cấm quân sĩ cởi trần trong sinh hoạt một thời gian cũng đã đủ làm dịch bệnh giảm mạnh ở phe Lavo rồi.
Tức là lúc này phần lớn người mắc bệnh mới là dân thường hoặc dân binh. Còn quân chính quy Bangmakok thực tế khó mắc bệnh vì trang phục chiến đấu đủ kín, giờ đây bọn họ tạm thời đang dùng khăn quấn che đầu để lộ đôi mắt, tay thì dùng vải quấn qua loa thô giản. Tuy chỉ như vậy mà đã hạn chế rất nhiều dịch bệnh rồi. Nếu được trang bị như Lý Mỹ Lệ nói thì rất có khả năng có thể thực sự xông vào vùng dịch chiến đấu được.
Tất nhiên đối với dân thường thì Lý Mỹ Lệ cũng không bỏ rơi, nhưng nàng vẫn đặt nặng lên vấn đề an toàn của quân chính quy để phản kích Pagan.
“ Nương nương, không thể không đề phòng bằng cách nào đó dịch bệnh sẽ lan đến Bangmakok.” Bác sĩ Đại Việt vẫn hảo ý nhắc nhở.
“ Lập các trạm kiểm soát hạn chế đi lại?” Lý Mỹ Lệ cảm thấy khó khăn lắm thay.
“Theo tôi thấy vẫn nên phổ biến toàn dân dùng màn kho đi ngủ, ban ngày thì nên dùng các trang bị phòng tránh muỗi, tiêu trừ các nơi nước đọng mà muỗi có thể đẻ trứng sinh sản” Bác sĩ bên Đại Việt thực tâm khuyên can.
“ Màn thì có thể lo đủ, chỉ sợ vải vóc sẽ khó, các xưởng dệt có vải , dân cũng có thể tự may đồ, nhưng số vải đó quá khổng lồ, các xưởng dệt đều là có đơn đặt hàng từ sớm, sợ rằng họ sẽ không nể mặt ta mà cho Lavo ứng trước số lượng lớn vậy….”
“… còn về tiêu diệt nước đọng là bất khả thi… mùa mưa đang tới.. khắp Lavo sẽ đều là nước đọng…” Lý Mỹ Lệ buồn rầu vô cùng.
“ Theo tôi thấy các xưởng dệt sẽ hưởng ứng.. cứu một mạng người hơn xây bảy tháp chùa.. bọn họ sẽ không mặc kệ… hay là Nương Nương tự mình về Bangmakok ra mặt?” Lý Vệ Quốc một tên thân binh theo Lý Mỹ Lệ từ đời đầu lên tiếng.
“ Lúc này ta rời đi, quân tâm tất loạn , nếu Pagan liều mạng đánh tới…” Lý Mỹ Lệ lưỡng lự, thật rất khó sử.
Bệnh dịch gây tổn thương cho người Lavo một thì nó gây tổn thương cho người Pagan mười.
Phát tích ổ dịch là tại cánh rừng phía Tây của sông Mea Klong. Tỉ lệ mắc bệnh của đám Biệt Kích Đạc Nhiệm lên đến 50% đã đủ hiểu nó khủng bố ra sao.
Thời này ở nhiều nơi thường lác đác có dịch sốt xuất huyết nhưng thường là không lan rộng.
Nguyên nhân có ba.
Thứ nhất bệnh này thời gian ủ bệnh nhanh, phát bệnh nhanh, khỏi hoặc tử vong cũng nhanh. Tổng thời gian ủ bệnh 3-6 ngày, hiếm hoi mới ủ bệnh lâu 15 ngày.
Khi phát bệnh sẽ sốt cao mệt mỏi dẫn đến không thể di chuyển xa. Vector truyền bệnh là muỗi cho nên cũng không thể đi quá xa. Thời này các cộng đồng nhỏ sống rải rác, ít giao lưu, thời gian ủ bệnh mau khiến cho Sốt xuất huyết thường là xảy ra ở một hoặc một vài cộng đồng nhỏ.
Nhưng lúc này trung tâm ổ dịch có đến hai mươi vạn người Pagan tập trung... những người này không có thói quen ngủ màn gì, thân thể thì cởi trần đóng khố hoặc quây váy, đến cả quý tộc cũng là mặc áo chẽn ngắn, quần quấn cộc.
Lối sinh hoạt này cộng thêm không hiểu rõ tác nhân truyền bệnh là muỗi khiến cho việc bùng phát dịch bệnh trong quân Pagan là không thể khống chế và lây lan đến mức độn chóng mặt.
Thêm vào đó các cách điều trị của người Pagan lại không ăn nhập gì cùng bệnh cho nên tỉ lệ tử vong là rất cao. Các cách hạ sốt thông thường đâu làm giảm tử vong được. Quan trọng nhất của điều tị sốt xuất huyết là phải bù dịch ngay khi có hiện tượng xuất huyết.
Nếu như nôn, li bì không thể bù dịch theo đường uống thì phải bù dịch theo tiêm truyền.
Nhưng những cái này thì thầy lang thầy mo ở Pagan làm gì biết nổi.
Quân Pagan bỏ lại bệnh nhân sốt, xuất huyết mặc kê tự sinh tự diệt mà lui lại 20km. Nhưng họ vẫn mang theo quá nhiều những bệnh nhân đang trong giai đoạn ủ bệnh.
Cho nên cuối cùng Pagan lui đến đâu là mang theo dịch bệnh đến đó. Vì muỗi vằn là đâu đâu cũng có… không giải quyết vấn đề vector truyền bệnh thì việc chạy trốn chỉ khiến dịch bệnh lây lan chóng mặt hơn mà thôi.