Xin thề với trời nếu có hải quân quốc gia nào đen hơn Nhật Bản trong giai đoạn này thì Ký không thèm làm đế phương nam nữa, về nhà trồng ruộng, chăm bò thôi.
Lần đầu tiên đánh nhau với Ký là bảy tám năm về trước lúc ấy Nhật Bản chưa biết hoả pháo là gì cho nên bị Ngô Khảo Ký đánh cho không biết trời đất ở Nagoya.
Lần này sau nhiều năm khôi phục với thuyền đóng mới, mạnh hơn, dày hơn, có mũi nhọn húc thẳng đòn Ram cường đại hơn , với chiến thuật rõ ràng hơn thì lại bị tập kích bất ngờ mà mất sạch sẽ tàu chiến.
Nói nôm na lại hải quân Đại Việt chưa từng chơi fair một lân nào. Chưa từng cho hải quân Nhật Bản dàn trận tử tế đánh mặt đối mặt một lần.
“ Minoru, ngươi đội cái mũ lên đi… để đầu trọc lông nhông như vậy…” Ngô Khảo Ký cười cười vỗ vỗ cái đầu trọc lóc của em rể…
Hắn đang ngắm nhìn các chiến hạm lớn nhỏ của quân Nhật Bản được di rời ra biển xa thả neo khu trú.
Xung quanh chiến hạm Nhật Bản luôn có các tàu pháo hay tàu hộ vệ lảng vảng canh chừng đảm bảo sẽ không có quân Nhật ra tới nơi cướp thuyền…
“ Ngô Khảo Tĩnh, lúc này nhiệm vụ khá gấp gáp, ngươi ngay lập tức dẫn theo hạm đội tải hạm về Jeju và Liêu Đông tập hợp hết các tay chèo mang đến đây, chúng ta cần mang hết đống chiến lợi phẩm này về Busan. Chia một ít cho Jeju. Bán một ít cho Liêu Đông để Bắc Nguyên thay đổi Hạm Đội một chút… bọn hắn thuyền cũ cả rồi.. Minuro..Zhui no gia tộc cũng chọn một chút tàu chất lượng giữ lấy làm tiền vốn…”
Ngô Khảo Ký cười rất sung sướиɠ, hắn thật yêu chết đất nước mặt trời mọc này, họ như một xưởng đóng tàu miễn phí cho riêng Ngô Khảo Ký vậy.
Tám năm trước họ đã tặng không ít tàu khiến cho Tĩnh và Tước có thể thành lập hạm đội Hoàng Hải.
Thời đó vì còn hạn chế về hiểu biết và quy mô va chạm hải quân cho nên chiến hạm Nhật Bản còn tồi, tuy có to lớn nhưng không bền chắc, không dày và không có khoang pháo.
Ấy nhưng mà lúc này đúng là chiến hạm của Nhật Bản tốt hơn, toàn thuyền lơnd 25-30m lại không ít chiến hạm 15m.
Thô thô giản hai cai quân cảng có đến hơn 300 thuyền không ít.
Bên cảng Sakai thì mọi chiến hạm bắt được đều nguyên vẹn, bên Kobe có một chút chiến hạm bị lựu đạn nổ hỏng một chút sàn nhưng tựu chung vẫn tốt đẹp.
Đây toàn là chiến hạm đóng mới trong tám năm qua. Mà hạn đội Hoàng Hải của Tước thuyền nó cũ, hơi tồi rồi.
Tất nhiên Tước và Tĩnh cần thay chiến hạm, lẽ dĩ nhiên có không ít thuyền Carrack mái chèo 25m và 15m kiểu cũ bị thải ra cho bai thằng này.
Nhưng số lượng là không đủ. Carrack mái chèo của Đại Việt cũng là hàng từ 9-10 năm về trước do Lý Từ Huy đóng, cũng tốt cũng mạnh, số lượng tính vào khoảng 175 chiếc 25 m và gần 200 chiếc 15 m. Phải nói loại chiến hạm đời đầu này nhiều vì là tích luỹ bao năm đóng tàu của Bố Chính. Quan trọng nhất là đám này nhỏ, dễ đóng cho nên nhiều xưởng ở Hoan Châu- Bố Chính – Chính Hoà- Tòng Chất có thể sản xuất.
Nhưng nhiều thì nhiều, chia cho Lavo, Medang- Khmer- Pehang thì số cho Bắc Nguyên cũng không được bao nhiêu.
Được rồi. Trong 4 năm vừa qua sau khi nhập chủ Thăng Long và tiến hành cải cách, Đại Việt đã có bước nhảy vọt về mọi mặt, các xưởng đóng tàu đã điên cuồng đóng mới tàu chiến theo quy cách hiện đại hơn. Lẽ dĩ nhiên là bốn năm này họ đóng mới thuyền còn nhiều hơn 8 năm trước cộng lại nhiều.
Lý do đó là vì có nhiều công tượng, thứ nhất công tượng ở Thăng Long nhiều hơn Tân Bình Lộ, một khi cấp cho họ các máy móc sản xuất thì sức lao động sáng tạo sẽ vượt xa một mình Tân Bình Lộ cáng đáng.
Thứ hai đó là các thợ nhập cư thông qua chế độ mua bán nô ɭệ, thầm chơi xấy của Cẩm Y Vệ để bòn rút chất xám các quốc gia khác, trong đó đưa về cực nhiều thợ đóng tàu.
Thứ ba nguyên nhân là bọn Mộc Tộc ghẻ gớm tham gia Đại Việt, mỗi thằng đều là tay nghề kỳ cựu sức lao động nghề mộc rất ghê gớm.
Thứ tư nguyên nhân là có trường đào tạo hàng hải khoa đóng tàu.. Đóng tàu đã trở thành quy chuẩn xây dựng giáo trình giảng dạy.
Cuối cùng và là rất quan trọng. Nguồn nguyên liệu phải nói là ghê tởm dồi rào.
Gỗ từ Bắc Mân, -Bắc Việt, Quảng Đông- Lavo, Medang, Bắc Hải Đảo, Chiêm Thành, Khmer điên cuồng chảy về Đại Việt thử hỏi muốn đóng mới thuyền khó hay dễ.
Nhất là lúc này có thêm công nghệ điện động cơ, các nhà máy xẻ gỗ mọc lên khắp nơi, nguyên liệu đầy đủ, máy móc hỗ trợ đóng tàu nhiều, công nhân lại càng lắm. Cho nên trong 4 năm Đại Việt đã gần như đổi mới hết thành các chiến hạm đời mới.
Vốn dĩ có thể quay qua sản xuất trang bị cho Bắc Nguyên hay Jeju. Nhưng lúc này khỏi đi. 50 Carrack 25m cùng 48 Carrak 15m đủ để duy trì xương sống cho hạm đội Hoàng Hải. Số chiến hạm còn lại là của Nhật Bản tầm 80 chiếc đã thu từ 8-9 năm trước… nay có thể thay thế triệt để…
Như vậy đã đủ cho hạm đội jeju và Hạm đội Hoàng Hải thuộc dạng mạnh mẽ nhất trong khu vực, nhất là khi Nhật Bản lúc này nào còn tàu chiến, Cao Ly thì hạm đội vẫn là thô lược công nghệ thời nhà Đường.
Cho nên lần này chiến dịch chỉ riêng việc cướp được chừng này chiến hạm đủ để Ký cười ngoác mồm.
Thật mọi người theo Ký nhiều sẽ hiểu thằng này nó có tính hơi tham tiền, ngoại trừ tính mệnh người không thể dùng tiền đong đếm thì cái quái gì thằng này chẳng quy ra tiền để tính toán.
Có thấy hắn làm cái gì mà không có lợi ích đâu.
Thế này nhé, cứ tính là chỗ thuyền này không thể đọ được với thuyền Đại Việt về giá cả. Tính 50% giá đi. Tức là tính chung chung chiến hạm của Nhật bằng 50% Đại Việt thuyền Carrack bán cho Medang thì cũng lên tới năm ngàn lượng một con thuyền. Nên nhớ đây là thuyền chiến, không phải thuyền buôn hay thuyền đánh cá, chúng toàn bộ bằng gỗ quý chắc chắn vô cùng.
Cho nên chỗ quỷ này tính sơ sơ cũng là một trệu năm trăm ngàn lượng bạc trắng... ài dà dà... là một món hơi.
Đánh nhau chưa xong đã có thật nhiều tiền.
Thật ra Ngô Khảo Ký tính sai. Chiến hạm này bán tại Nhật Bản đắt hơn nhiều nhiều như vậy. Giá tiền Ngô Khảo Ký bán Carrack cho Medang -Lavo hay Bắc Nguyên là bán rẻ, bán tống bán tháo hàng tồn kho cho nên mới có chuyện tầm 1 vạn lượng một thuyền. Nếu là Đại Tống mà mua, ngay cả Đại Việt đòi 10 vạn họ cũng gật đầu mua ngay lập tức chỗ chiến hạm thải của Đại Việt.
Tương tự, ở Nhật Bản và hàn quốc làm gì có Carrack để giao dịch cho nên các chiến hạm mà Ngô Khảo Ký bắt giữ đối với họ là tốt nhất và cực đắt. Cứ liên quan đến đồ quân sự là đắt lắm. Không tin cứ so sánh thử một cái tàu chiến và tàu trở hàng thời hiện đại là hiểu ngay.
Thằng Tĩnh và thằng Minoru nghe thấy được chia đồ thì sum soe hoẳn cả lên, cuối cùng hai thằng cãi lộn tùng phèo vì ăn chia khồng đều.
Chỗ này Hạm đội Nhật là có cả của Hoàng gia, Minamoto, Taira, ngay cả Fujuwara cũng bị ép đưa quân đến, thềm vào cả đống gia tộc võ sĩ lớn nhỏ, gần như vơ vét gần hết chiến hạm Nhật Bản.
Có tầm chục chiến hạm cỡ 40m dài, 70 chiến hạm 20-30m còn lại là chiến hạm cỡ 15m. Lần này công nhận người Nhật đóng chiến hạm to hơn hẳn lại có cả khoang chứa pháo hẳn hoi... Thật là rất cảm ơn rồi...
Cãi cái gì mà cãi , tranh cái gì mà tranh, Ngô Khảo Ký giận tím mặt giơ châm đạp hai thằng bắt đi làm việc.
Chiếm được quân cảng Kobe và Sakai là vui rồi. Cái vịnh Osaka này chấp mọi loại bão … nơi này kín gió vô cùng cho nên dù có bão thì hạm đội Đại Việt cũng không sợ cái gì.
Lúc này Ngô Khảo Ký cũng không vội tấn công lấn vào. Hắn còn xem thái độ người Nhật ra sao đã. Thật nếu muốn cá chết lưới rách thì Ngô Khảo Ký cũng không ngại dạy cho Japan một chút, ai mới là anh cả của Bắc Á và Đông Á này.
Xây dựng công sự, vận chuyển pháo lớn… điều chuyển quân, thủ vững hai bến cảng xem Pháp Hoàng Bạch Hà còn dám từ chối ngoại giao hay không?
Đồng thời Cẩm Y Vệ bắt đầu tung tin đồn về việc Pháo Hoàng đã ký hợp đồng bán Sado đảo ra sao, sau đó nuốt lời và từ chối ngoại giao như thế nào. Sau đó mới xảy ra cơ sự đôi bên đánh nhau sứt đầu mẻ trán như vậy.
Tình thế Nhật Bản quá rối, thay vì tìm thằng nào sau màn thì cứ đổ tội cho thằng to nhất, sau đó thằng này có trách nhiệm giải quyết.
Trước công tâm sau đó mới là ngoại giao pháo hạm.
Giờ cứ cắm đầu mà đánh sẽ dễ dẫn đến hiểu nhầm là một cuộc xâm lược toàn diện, đến lúc đó là một đội cô quân đánh nhau với cả một dân tộc… ài dà… không thể khinh thường được.
Cũng lúc này ở Busan đón chào hai Barque tải hạm quay trở lại. Bọn này kêu gào muốn người, muốn máy móc , xi măng để xây bên cảng ở Hokkaido.
Không có cách nào khác Takushi với danh nghĩa người quản lý tạm thời tối cao ở Busan phải đứng ra xử lý vụ này…
Người là thuê giá cao nhân công người Tân La ở Busan đi “xuất khẩu lao động” một thời gian. Được giúp đỡ Đế quốc, lương lại cao, xa nhà một chút thời gian không vấn đề. Rất nhiều con dân đăng ký tham gia.
Xi măng … Busan cũng tự sản xuất được rồi.. cho nên sẽ cung cấp một lượng không nhỏ cho hạm đội xây dựng cảng ở Hokkaido.
Vấn đề máy móc mới là đau đầu. Lúc này gia tộc Zhui no mới chiếm đóng Kitakyūshū cũng cần máy móc trang bị để tái thiết cùng xây dựng. Nhưng mà máy móc Đại Việt chuyển đến chỉ đủ trang bị cho Busan phát triển.
Takushi không hiểu kế hoạch của Ngô Khảo Ký cho nên không dám quyết bừa.
Cuối cùng ngẫm lại Hokaido cũng không cách quá xa Busan. Mang máy móc qua đó cũng có nhân công sản xuất đâu, cho nên vẫn là chơi bài vận tải tài liệu đến để xây cảng ở Hokkaido thì hơn.
Trong khi đó Ngô Tấn đang ngày ngày vật lộn với đám trẻ Ainu để dạy bọn này nói tiếng Việt đồng thời né tránh các thiếu nữ Ainu “xinh gái” ve vãn. Cuộc sống của Ngô Tấn nói thật khổ vô cùng, hắn có thể né tránh các thiếu nữ Ainu nhưng không thể né tranh sự nhiệt tình của các Bô lão ở nơi này.
Những cuộc tiệc rượu chè chén luôn cược đám người Ainu nhiệt liệt hưởng ứng. Đơn giản vì tổ chức tiệc hẳn là người phương xa sẽ đi săn cùng. Pằng một cái là xong, các thợ săn Ainu chỉ có mỗi việc dẫn đường cùng khuân con mồi về.
Còn về đánh bắt cá thì thuyền lớn ra khơi xa... làm một hồi sẽ có không ít cá tôm mang về.
Quan trọng người phương xa có một thứ cay cay gọi là rượu, uống vào rất phê, cại có một thứ gọi là thuốc lá, hút vào càng phê. Mỗi lần tiệc tùng là người phương xa lại mang đến, cho nên dân Ainu là mê tít thò lò.
Ngô Tấn hiểu, tạo mối quan hệ tốt với người bản địa là công việc quan trọng, nhưng hắn không thể chịu nổi khu mỗi lần tiệc tùng là có ba bốn cô thiếu nữ Ainu đầu như tổ quả rẽ mái hai bên, hôi mù cả mũi, miệng thì săm đen như gấu tận mang tai, lông mày tô đậm nhue sâu róm bằng mỡ cùng nhọ nồi sán lấy hắn.
Thề một chuyện, Ngô Tấn không có phân biệt chủng tộc, nhưng với điều kiện là đừng làm phiền hắn.
Cuối cùng thằng này cũng nghĩ ra một cách đó chính là đem mấy đứa trẻ con mà hắn dạy dọc thường xuyên quanh người. Dùng tranh vẽ minh họa cho bọn này hiểu , xua đuổi được dám thiếu nữ giả gấu kia sẽ có tiền thưởng, tiền ở đây là kẹo ngọt mạch nha....
Thế mới yên thân được.
Có kẹo làm thước đo sai khiến, đám trẻ này cắt tóc sạch sẽ, tắm rửa thơm tho, lại mặc quần áo tử tế, không gong như mấy ông người lớn đóng khố tào lao lòi lung tung cả.
Nói chung là lúc này Ngô Tấn có một đội cận vệ nhóc con tầm 15 thằng, trang bị đầy đủ “vũ khí” phòng chống “gấu cái” tập kích “thầy giáo”.
Ngô Tấn có cái khổ cũng có cái vui, ít nhất hắn còn có người dân bản địa thi thoảng tiếp xúc cùng giúp đỡ xây dựng.
Đám đồng đội của hắn thì khổ gấp vạn, ít nhất không bị tra tấn về mặt tinh thần như Tấn nhưng bị tra tấn về thể lực.
Đội thứ hai ba tàu Barque đã dừng lại một cái vịnh vô danh ở Bán đảo Kamchatka, cái vịnh này ăn sâu vào đất liền như quả bóng vậy. Xung quanh đều là núi bao quanh địa hình hiểm trở thấy bà ngoại – ông nội. Có lẽ vì vậy ở đây nào có bóng người. Cho nên đám người Ngô Trí Bàng chỉ có thể tự mình chịu cái rét lạnh ở đây mà xây dựng pháo đài, cảng tạm. Sáu trăm người thay nhau lao động thật là khổ.
Cái đội hai này còn đỡ. Đôi số ba mới khốn nạn.
Ngô Trí Tề dẫn đội ba vọt về phía trước, vừa đi vừa thăm dò đảo căn chỉnh tọa độ vẽ lại chính xác vị trí. Thật dám này đã vọt đế quần đảo Aleut “ Xa Lộ Thái Bình Dương” bọn hắn chỉ còn cách bán đảo Alaska tầm 1000 km thôi.
Ở nơi này đám Ngô Trí Tề đυ.ng độ người bản xứ Aleut hay là một nhánh của người Eskimo. Và hai bên đã xảy ra va chạm chiến tranh cũng chỉ vì.... Ngô Trí Tề từ chối làʍ t̠ìиɦ cùng vợ của chủ nhà.
Khốn nạn phong tục...
Người Aleut thời này hiều khách, bất kể là ai, bọn họ mỗi thị tộc rất rất nhỏ chỉ tầm 15-20 người, sống quá rải rác và khó gặp nhau. Người Aleut không có khài niệm chiên tranh hay tranh chấp lãnh thổ, cho nên họ hiều khách. Phong tục là lấy nướ© ŧıểυ làm nước hoa... mặn quá... lại lấy mỡ động vật như son phán trang điểm. Cái này thì hiểu được, để tránh hiện tượng da khô nứt nẻ. Nhưng tập tục đãi vợ cho khách phương xa thì bố Ngô Trí Tề cũng không biết. Mà có biết thì hắn cũng không thể làʍ t̠ìиɦ nổi với một phụ nữ Aleut với vệ sinh như vậy.
Cho nên Ngô Trí Tề từ chối, đẩy người vợ gia chủ ra ngoài, người chủ nghĩ Ngô Trí Tề coi thường anh ta và rút dao làm bằng xương sườn hải cẩu lao vào tấn công.
Ngô Trí Tề không đề phòng nên bị thương nặng... dĩ nhiên thân binh phải nổ súng để cứu chủ tướng. Đến đây tiệc vui biến thành tiệc máu rồi...