Đùa cái quỷ gì.
Đây là chiến tranh chứ đâu phải giang hồ tỉ thí?
Phong cách chiến đấu của võ sĩ Nhật Bản… rất quái.. không thích hợp quần chiến cùng sĩ quan Đế Quốc.
Mà kể cả có đấu tay đôi cũng sẽ pằng pằng thôi. Vì dắt hai bên hông của thằng Ngô Thanh Lâm này là hai khẩu súng lục Kammerlader K1087/15mm.
Đây là sản phẩm của kỹ sư Đại Việt mới ra lò chuyên cung cấp cho Kỵ Binh, Sĩ Quan, Cận Vệ v.v….
Bởi vì súng ngăn không có yêu cầu về đường kính nòng phải 9mm cho nên súng 15mm đạn tròn rất nhanh được thử nghiệm thành công và sản xuất hàng loạt.
Tất nhiên súng này vẫn không có hệ thống gập mở nòng chính như Ngô Khảo Ký gợi ý.
Đám Kỹ sư sau khi thiết kế thì cảm thấy cấu trúc gập mở khó chế tạo số lượng lớn và rất dễ hỏng hóc.
Cho nên bọn Công tượng vẫn quay về với cái máng lợn là lắp nòng phụ từ phía sau. Thậm chí bọn này còn nghĩ ra được khoá nòng phụ khá giống cơ chế đẩy trượt máng xoay ngang vào khớp để cố định nòng phụ tương tự như súng Bolt action.
Ngô Khảo Ký thề là hắn không dạy cái cấu trúc bulong trượt xoay khoá nòng cấu trúc này. Tất nhiên nếu các kỹ sư đã nghĩ ra cấu trúc tương tự xoay khoá nòng Bolt action thì Ngô Khảo kí cũng giúp họ sửa một chút các cấu trúc như thanh ngang cầm đẩy bulong cần cong vát để tránh vướng mắc.
Đồng thời nòng phụ nên có lớp gỗ đệm phía trên để tránh bỏng giúp xạ thủ dễ tháo lắp v.v…
Nói trắng ra là súng của Đại Việt đã đi theo một hướng chẳng giống ai. Khoá nòng Bolt action trượt xoay nhưng lại để cố định nòng phụ ép vào nòng chính. Cho nên nhìn cái khẩu súng này không biết nên định nghĩa nó là thuộc giống gì nữa. Thôi thì vẫn gọi là Kammerlader vì dù sao nó vẫn có nòng độc lập nhồi đạn cùng thuốc súng.
Lại nói về cơ chế điểm hoả của Kammerlader SK1087/15mm ( Short Kammerlader) vẫn là cơ chế Flintlock thôi. Nhưng nó cũng lạ lắm à nha vì hộp đánh lửa nhà chúng tôi rất nhỏ. Đơn giản vì Đại Việt đã có đá lửa hợp kim cho nên có thể thu nhỏ kích thước đánh lửa xuống chỉ bằng 1/10 so với các khẩu Flintlock thẻ kỉ 18.
Flintlock thế kỷ 17-18 là dùng đá silicat ( đá trầm tích) đây thật sự là đá. Khi va chạm với tấm thép cạnh sắc của đá cạo vào mặt thép làm lộ ra một lớp iron , tác dụng cùng oxy với nhiệt độ cao tạo ra tia lửa. Cấu trúc này đòi hỏi khá cồng kềnh.
Cho nên súng ngắn SK1087 được chấp nhận đi vào sử dụng với nòng dài 25cm tổng chiều dài súng lên đến 40cm cũng không lấy gì ngắn lắm. Nặng ước chừng 2,5 kg. Nói thẳng thừng là khá nặng cho một tay sử dụng nhưng vẫn nhẹ hơn nỏ rất nhiều.
Vấn đề duy nhất vướng mắc đó là khi phi ngựa thì thuốc súng mồi trong cốc mồi sẽ văng tứ tán, dù có chế nắp cốc mồi tốt cỡ nào cũn không thể tránh được thuốc súng thoát ra từ lỗ phản ứng và cốc mồi rơi vãi, nếu như vậy thì khi khai hoả hoàn toàn có thể xảy ra hiện tượng đạn lép… đến lúc đó bắn không ra đạn thì đừng hỏi tại sao chết oan.
Ngô Khảo Ký không thể không một lần nữa tán tương cho Mộc Tư Hàn về tư duy và sức sáng tạo cơ khí của hắn. Thậm chí tại chỗ tăng luôn hắn lên Đại Tá quân đội làm trong ngành quân khí.
Thậm chí cách sáng tạo của thằng này đủ để súng Flintlock đi lên một tầm cao mới hơn hẳn Flintlock và gần như đạt được khả năng của hạt nổ.
Nghe thì nó ghê gớm phát minh gì lắm nhưng thực tế là không hề phức tạp.
Lỗ cảm ứng bên cạnh buồng thuốc súng được chế nhô ra. Từ đó có thể lắp mũ chụp như lắp mũi chụp hạt nổ mũ đồng + Thuỷ Ngân Fuminat vậy.
Tất nhiên Ký chưa làm được hạt nổ cho nên cái mũ đồng này sẽ được nối phầm đáy với một túi giấy dai tẩm KNO3. Bên trong túi giấy nhỏ dĩ nhiên là thuốc nổ mồi.
Cò súng lúc này có hai tác dụng, xiết nhẹ một cơ cấu kim đâm bên trong cốc mồi sẽ đâm vỡ túi giấy giải phóng thuốc súng mồi. Tiếp theo thì mỏ đá lửa mới cọ vào nắp cốc mồi và đánh tung nó ra… lúc này bên trong cốc mồi đã có cả thuốc nổ mồi lẫn giấy tẩm KNO3, hai cơ chế bảo hiểm để súng được điểm hoả mà xạ kích…
Tỷ lệ xạ kích thành công 95% cho dù phi ngựa ở mọi tốc độc.
Thời gian cho bộ binh sử dụng loại mồi chụp túi giấy này để reload đạt giảm 5 giây mỗi lượt chuẩn bị, vì hành động lắp “ hoả mồi túi giấy chụp” này chỉ mất 2 giây. Trong khi đó nếu đổ thuốc mồi từ bình sau đó cất bình phải mất 7 giây….
Có điều chế tạo “ hoả mồi túi giấy chụp” tuy đơn giản nhưng cũng là tốn thời gian đấy. Cho nên về bộ binh vẫn là được trang bị ống thuốc súng mồi phòng ngừa khi hết “ hoả mồi túi giấy chụp”. Tất nhiên Bộ binh đã có súng quái đâu vì đạn hình trụ đâu đã ra đời…. giờ Đại Việt một đám toàn là súng ngắn dắt thắt lưng mà thôi.
Cho nên mới nói ngay cả đấu tay đôi thì tên kỵ binh Nhật Bản kia kết quả vẫn là pằng pằng.
Trong tầm 25-30m là con hàng SK1087 khá bá đấy. Kể cả mặc giáp cũng chẳng an toàn với nó trong khoảng cách gần như vậy.
Lại nói tình hình bên cánh phải của Ngô Thanh Lâm. Hắn nhận thấy thằng cha ngơ ngơ cưỡi ngựa lăn ra chết thì quân đối phương có rối loại cho nên hạ lệnh… tiến bước chậm tấm công.
Không lằng nhằng gì cả, nhìn thấy kỵ binh đối phương không đủ. Ngô Thanh Lâm quyết định nhanh chóng không bỏ lỡ thời cơ.
Hắt phất cờ ra hiệu để các tay súng chi làm hai cách trái phải tiến lên ở giữa chính là khe hẹp sẵn sàng cho 300 đao thuẫn binh và 200 trường thương binh lúc nào cũng có thể tiến lên trợ giúp cận chiến.
Mỗi cánh quân này chình là một tiểu đoàn 500 được ghép lại từ 5 đại đội. Mỗi đại đội 100 người.
Các đại đội trưởng sẽ chỉ huy nhóm quân của mình một cách chi tiết nhất tuân theo ý chí của Ngô Thanh Lâm đề ra.
“ Đại đội 7 ba hàng dọc tập hợp”
“ Đại đội 13 ba hàng dọc tập hợp”
Các đại đội trưởng liên tục ra chỉ lệnh điều khiển binh sĩ bên dưới do mình quản lý, lúc này chiến mã tần chục con cũng được lèo tèo ướt sũng màng lên.
Thời này chỉ huy, lính truyền tin cần cưỡi ngựa mới có tầm nhìn mới cơ động để mệnh lệnh cho quân sĩ. Và quân sĩ cũng khá dễ tìm kiếm nhìn thấy chỉ huy. Tất nhiên mấy ông chỉ huy biết điều thì núp núp bởi lẽ mấy ông nổi rồi chính là mục tiêu cho kẻ địch á.
Đội hình quân Đại Việt Zhui theo như luyện tập trong ba tháng huấn luyện tạm thời thành hình xiên xẹo bước đều tiến lên.
Súng hoả mai tấm công không cần chạy bước nhỏ. Đi bước chận mới là thượng sách.
“Nagayasu bị bọn khốn không quy củ này sát hại...làm sao bây giờ”
“ Không biết...”
“ Giờ chiến đấu như thế nào? Chúng không tuân theo quy củ”
Đám võ sĩ kỵ binh loạn lên một bầy.... vì người bị gϊếŧ chính là chỉ huy ở đây.
“ Madabu, ngươi ở lại chỉ đạo bộ binh... không cần tuân theo quy tắc, tiến đánh đồng loạt không cần thông báo” Một người có vẻ lớn tuổi nhất trong đám kỵ binh lên tiếng, hắn tự đứng ra chỉ huy nơi này.
“Hêy”
“ Tất cả kỵ binh còn lại đi theo ta”
Lúc này ở bên ngoài khơi xa của vinh Hakata Ngô Khảo Ký vẫn đang nhìn bản đồ AI Thiệu Hưng lặng lẽ quan sát. Thật sự có nhiều việc trốn tránh không được lịch sử.
Đến lúc này thì Ngô Khảo Ký đã hiểu vì sao Hốt Tất Liệt cứ phải căm đầu đổ bộ đánh vào Hakata năm lần bảy lượt cho dù đã ăn quả đắng nơi nầy.
Vẫn biết kế hoạch tiến công Osaka, hay kể cả kế hoạch lâu dài của gia tộc Zhui thì không cần phải đánh pháo đài Fukuoka mà tốt nhất là đổ bộ đánh trực tiếp Kitakyūshū . Nhưng mà cái bờ biển quái đản của Nhật Bản thực rất khó chịu cấu tạo. Mấy nơi đổ bộ khác nhìn trên bản đồ AI Thiệu Hưng với cấu trúc lập thể 3D thì ngon ăn lắm, nhưng khi khảo sát thực tế thì không thể nào đổ quân số lượng được.
Nhìn bờ biển trông thoai thoải đẹp mắt của Ashiya, nhưng thực tế thời điểm này toàn bùn lầy dài đến 200m, lội trên đây có mà lún đến quá đầu gối, nhất là quân mang giáp nặng, vác theo súng ống, còn pháo binh nữa. Làm sao mà đi nổi.
Còn đi thẳng vào Kitakyūshū thì không được, nơi này eo biển Kammon chỉ có 1km chiều rộng , bên bờ là 3-4 cái pháo đài xây trên nền đá tảng cao hơn chục mét vững chắc, các pháo đài cũng được xây tường gạch vôi vữa chắc chắn , nhìn thấy đã không muốn đánh.
Kiểu này cấu trúc nếu công công lên từ đường bộ mà chỉ pháo kích từ biển thì không biết đến ngày tháng năm nào mới đánh xập được chúng để có thể an toàn đi qua eo biển đây.
Cuối cùng tính đi tính lại vẫn phải đổ bộ vịnh Hataka nhưng bỏ qua hướng đông nam của Fukuoka pháo đài. Đổ bộ lệch hướng bắc của vịnh một nơi không quá quan trọng trong hệ thống phòng thủ Fukuoka, sau đó sẽ lập một tuyến phòng thủ nơi này chặn đứng quân Fukuoka, số còn lại sẽ tiến lên phía bắc đánh vào pháo đài Kitakyūshū đả thông eo biển Kammon.
“ Khởi bẩm bệ hạ, một chiến hạm của chúng ta bị tổn hại nặng sau khi va chiến đấu cùng hạm đội Nhật Bản, chỉ huy trở về đây báo cáo.” Đúng lúc này một tên thân binh cấm vệ quân nhẹ nhàng tiến vào thông báo tình hình.
“ Hử... bị tổn hại nặng kia à” Ngô Khảo Ký trợn ngược mắt...
Hơn ai hết hắn hiểu rõ sức mạnh của Hộ vệ hạm có trang bị tháp pháo, vậy mà cũng có thể bị đối phương đánh trọng thương, hải quân Nhật Bản mạnh đến thế này sao?
Nhưng rõ ràng trong các báo cáo không thấy Hải quân Nhật có cái gì đặc biệt mà..
Ngô Khảo Ký kinh ngạc đi ra ngoài sàn boong Khu Trục Soái hạm quan sát...
Hít hà.....
Ngô Khảo Ký hít một ngụm khí lạnh...
Trước mắt hắn là một hộ vệ hạm với cột buồm chính đã biến mất, tháp pháo chính đã méo mó thậm chí có vết tích của cháy nổ vỡ tan nát nhiều nơi...
Quân Nhật Bản có vũ khí khủng bố gì có thể đánh thủng tháp pháo được, ngay cả pháo 300mm của Đế Chế Đại Việt còn vất vả mới phá hủy tháp pháo này cơ mà?