Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 752

“Byeong-ho, trên bờ có quân Nhật kìa.....”

“ Đâu đâu , cho xem với...”

Cả đám quân Busan không lúc nào trật tự được, bọn họ luôn biết cách làm cho không khí căn thẳng bị trùng xuống... kiểu như máu hài hước trong người nó ăn vào máu... sửa không được nữa rồi.

Byeong-ho cong mông chùn đít ngắm qua lỗ châu mai nhìn nhìn…

“ Đông ra phết bọn bây ơi” Byeong-ho ngắm nghía một hồi sau đó đưa ra kết luận , còn đông như nào trang bị số lượng ra sao hắn chịu không thể nhận xét…

“Byeong-ho thằng khốn này dịch cái mông ra” đằng sau có tiếng quát lớn, nơi này chật chội, cứ cong người ngọ nguậy sẽ ảnh hưởng người khác...

Toét…. Toét… toét….

“ Trật tự… kiểm tra vũ khí…” Tiếng sĩ quan Đại Việt thét lớn.

Những mệnh lệnh đơn giản trên đều bằng tiếng Việt, ba tháng huấn luyện là bọn lính Busan sẽ nghe hiểu những mệnh lệnh đơn giản này…

Thông qua ống nhòm sĩ quan đã thấy trên bờ biển phía xa có một bãi tường đất khá cao, phía trên có cắm cọc gỗ không hề đơn giản.

Một nhóm kỵ binh nhỏ dẫn theo bộ binh đang dàn hàng ở bãi biển chờ đón tấn công kẻ xâm nhập.

Đây là một thế khá khó khăn khi mà đường đổ bộ bị phong toả. Quân đổ bộ luôn gặp yếu thế hơn trong kiểu va chạm này.

Trên bờ cát Reizei no Kazuhiko đang cau mày quan sát phía biển những chấm đen đang dần lớn lên.

Việc quân Đại Việt tập trung ngoài vịnh Hakata hắn đã biết, dân chài lưới đã nhìn thấy những đại chiến hạm mà sợ hãi quay vào bờ báo tin cho nên Reizei no Kazuhiko kịp thời đưa người tới nơi này.

Liếc nhìn về lớp lũy đất cao phía sau lưng mà Reizei no Kazuhiko tạm thời yên tâm đôi chút, cũng may hắn có chuẩn bị sớm.

“ May mà không nghe nhà Dun no chia quân đến đó , nếu không lần này chết chắc rồi.” Reizei no Kazuhiko lẩm bẩm.

Số là nhà Reizei và nhà Dun no đều là phụ thuộc vào Minomoto gia tộc, nhưng ở xứ Chikuzen ( Fukuoka ngày nay) thì Dun no là cấp trên. Dun no ra lệnh cho các lãnh chúa dưới quyền tậm trung võ sĩ về Dazaifu phòng thủ. May mà Reizei no Kazuhiko không nghe theo, tự hắn xây dựng một lớp tường đất phòng thủ bãi biển này. Và Reizei no Kazuhiko cảm thấy mình thật sáng suốt.

“ Kichirou ... ngươi nhanh chóng đi đến Dazaifu xin cứu viện, nói rằng quân Đại Việt đã đổ bộ ở Kitakyūshū nói bọn họ mau đến hỗ trợ nơi này...”

Reizei no Kazuhiko quay qua một tên đệ tử gia tộc Reizei no mà ra lệnh. Đồng thời hắn đang tổ chức nông dân binh và các võ sĩ tranh thủ thời gian bố trí trận địa.

“ Hêy…” một tên trẻ tuổi võ sĩ cưỡi chiến mã lập tức vâng mệnh kéo theo 5 tên võ sĩ khác phi tốc về phía nam dọc bờ biển mà đi.

Các nông dân binh đang hì hục đào cát, họ trôn xuống những bó tre cao đã chuẩn bị từ trước.. đây là phương thức phòng tên rất hiệu quả. Cung thủ nấp sau các bụi cọc tre này không hề sợ hãi cung tên từ địch nhân.

Nhưng vì sao Reizei no Kazuhiko không cho xây tường đất gần bờ biển hơn, như nơi này chẳng hạn?

Nền cát không thể dễ dàng xây công sự cao, thêm nữa thuỷ triều sẽ phá huỷ tất cả. Cho nên lập tuyến phòng thủ bờ biển hoặc cửa sông nối biển không thể dựng quá sát bờ như sông ngòi nội địa.

Lĩnh đầu quân Đại Việt đánh hỗ trợ cho cuộc đổ bộ này chính là Ngô Khảo Tỳ. Nhân vật được cho là có thể trọng dụng tương đương với Ngô Thần Vinh và là tương lai lớp kế tiếp của Ngô Gia….. Hắn vốn dĩ theo Ngô Khảo Tích học tập nhưng Ký lại không muốn thằng này theo con đường lục binh mà muốn hắn theo hải quân nghiệp.

Cho nên thằng này được Ký chuyển mang theo bên cạnh đào tạo 1-1 thày trò.

“ Thưa Đề Đốc, không có phát hiện trên bờ có hoả pháo, các tấm cọc che đã che lấp , chúng tôi không quan sát rõ” Một tên thông tin viên trong khoang chỉ huy đang thông báo. Các hoa tiêu trên cột buồm cao cả chục mét được trang bị kính viễn vọng tốt nhất cho quan sát , bọn họ có thông tin sẽ báo xuống dưới qua ống đồng truyền thanh.

“ Truyền lệnh pháo kích , mở đường cho quân đổ bộ” Ngô Khảo Tỳ ra lệnh. Hắn trước khi đi theo Ngô Khảo Ký là đi theo Ngô Khảo Tích đại ca học tập.

Tính cách an toàn là trên hết của Ngô Khảo Tích ảnh hưởng khá nặng. Không cần biết quân địch có bố trí gì. Trước tiên pháo kích mở đường đã, mọi chuyện tính sau .

Tiếng tù và chậm nhanh nhịp điệu vang lên, cờ hiệu từ chỉ huy hạm nơi Ngô Khảo Tỳ đang ngụ được các thuyền khác tiếp nhận.

Thuyền pháo hai cánh nhanh chóng nhận được mệnh lệnh từ chỉ huy. Bọn này tàu pháo có hơi lạ lùng thiết kế.

Bọn hắn không mạnh về hai sườn thuyền vì chiều rộng thuyền chỉ có 4,5, không đủ để bố trí pháo dài, mạnh ở hai bên mạnh sườn. Cho nên hai bên mạnh chỉ là loại pháo 24 ly , độ dài đúng 100cm nòng tầm bắn tối đa 500-700m chuyên đánh cận chiến thôi.

Nhưng sở dĩ gọi là thuyền pháo vì nó có hai tháp pháo trên sàn thuyền.

Đây là cấu trúc chưa hề có ở thuyền buồm từ thế kỷ 14-19 khi đã xuất hiện pháo. Tháp pháo là cấu trúc của thuyền chiến thời hiện đại.

Tháp pháo chính ở mui thuyền với một khẩu song nòng pháo 300ly nòng dài 220cm được đặt trong tháp pháo. Trọng lượng mỗi nòng đã là 540kg. Đây chính là pháo hạng nặng của Đại Việt lúc này và chỉ trang bị trên thuyền hay các công sự cố định. Thực tế muốn đúc một khẩu pháo như vậy bằng thép thường trước đây hẳn sẽ phải dùng đến 900-1000kg mới có thể đảm bảo an toàn vận hành. Nhưng có thép Molybden cùng Mangan đã làm cho Đại Việt có thể sử dụng những loại pháo lớn hơn mà không lo vấn đề về trọng lượng giới hạn tầm hoạt động. Thực tế một khẩu pháo 300ly có chiều dày nòng là 30mm thép hợp kim Molybden còn có chất lượng cao hơn một nòng pháo thép thường có độ dày 5-6cm.

Thép hợp kim Molybden- Mangan không có Oxy thừa không tạo thành những điểm yếu trên thân pháo, lại càng chịu đựng được nhiệt độ cao cùng áp suất tăng đột ngột, đây là hợp kim tốt nhất nhân loại lúc này rồi.

Cả tháp pháo nặng tổng 2,8 tấn có thể xoau cả tháp pháo 360 ° bằng hệ thống bánh răng trục đế, Nòng pháo có thể chính góc bắn theo chiều dọc từ -10° cho đên + 60°. Cả tháp pháo được bao bọc bởi cỗ nhẹ dai để chịu lực đàn hồi, còn bên ngoài được bọc lớp thép hợp kim 5mm.

Phía đuôi thuyền thì tháp pháo nhỏ và nhẹ hơn vì nơi này còn có cấu trúc động cơ cùng chân vịt, không thể bố trí quá nặng pháo ảnh hưởng đến cân bằng của thuyền. Tháp pháo nơi này là pháo đơn 300 ly 1,7m dài tổng trọng lượng tháp pháo là 1,5 tấn thôi.

Cho nên đừn nhìn bọn thuyền Pháo nhỏ nhỏ con con chỉ có 15m dài với hai cột buồm, thằng khốn này cực kỳ cơ động cùng hùng mạnh, đơn lẻ thì chúng không quá cường nhưng một khi đi từ mười chiếc với nhau thì cả Khu Trục Hạm Đại Việt cũng nên né đường.

Chính bởi vì chỉ có 15-16m dài cho nên rất dễ tìm gỗ chất lượng cao đủ chiều dài để đóng, cho nên loại chiến hạm này mới là đông nhất ở Đại Việt.

Nhận được mệnh lệnh, các tháp pháo chính điên cuồng quay quay tìm góc bắn.

Thuyền pháo Đại Việt không giống các loại thuyền buồm trang bị pháo thế kỷ 17-19 ở Châu Âu. Không cần xoay ngang để tấn công. Chúng tấn công ở mọi góc độ đều có thể, không bị hướng di chuyển của tàu giới hạn. Tất nhiên tốc độ quay cả cụm pháo gần 3tấn là rất vất vả. Hệ thống bánh răng tỉ lệ 1/60 khiến cho việc xoay hỉnh hướng của bệ tháp pháo rất từ từ.

Thế nhưng tỉ lệ này cũng khiến lực quay chỉ giảm xuống tầm 50kg đủ để hai người trưởng thành có thể xoay bệ pháo. Nói chung pháo Đại Việt tính cả bệ cả pháo vẫn còn rất nhẹ so với cùng loại bằng gang hay đồng của Châu Âu 17-19th, vì vậy tính cơ động của nó vẫn cao.

Lạch cạc… lẹt xẹt …. Tiếng xích thép, bánh răng , ổ bi vang lên, các tháp pháo nghiêng mình về phía lớp công sự luỹ tre trên bờ. Đã lâu lắm rồi hải quân Đại Việt mới thật sự tham chiến. Họ bấy lâu chỉ có tập trận, tập trận và tập trận… bắn chỉ là mây cái thuyền cũ làm mục tiêu di động trên biển. Hoặc là bắn mấy đống rơm, công sự tre nứa dựng trên bờ biển để làm mục tiêu tập trận đổ bộ.

Một tháng tập một trận nhỏ, ba tháng tập một trận lớn phối hợp bịn chủng. Quá đốt tiền đi , nhưng mà Đại Việt giàu… giàu nó có cái lợi thế kinh khủng vậy đó.

“ Gió tây nam- đông bắc. Tốc độ gần 25km giờ, sóng biển cấp độ hai…”

Trên thuyền có bôn phận chuyên về thông tin thời tiết, nó cực kỳ ảnh hưởng đến việc pháo kích của hải quân. Cho nên những thứ này được đo đạt rất kĩ.

Thiết bị đo gió đơn giản, đó là chong chóng có cánh đuôi biết hướng gió. Quy chuẩn chong chóng cánh độ dài, độ nghiêng từ đó tính toán được tốc độ gió thông qua số vòng chong chóng xoay / phút.

“ Khoảng cách 1800m .. hướng 2 giờ 29 phút…góc bắn 30 độ… pháo một chuẩn bị…..”

Chỉ huy thuyền ra lệnh… sau tính toán một hồi….

“BẮN….”

….

“ Uỳnh….”

Cả cái hạm pháo 16m như sang trấn lắc lên một hồi, thậm chí trầm cả mũi xuống 2-3cm khiến nước biển bị ép trào qua hai bên…

Sóng đối sóng va chạm nhau khiến bọt trắng văng tứ tung..

Thuỷ thủ thuyền viên đều nắm vững quy luật cho nên không có ai loạng choạng cả.

Ưu điểm của tháp pháo đó là bố trí ở giữa. Mỗi lần pháo kích độ ổn định tốt hơn pháo mạn thuyền nhiều, phản lực cũng được san xẻ đều hơn tránh mất thăng bằng….

Véo…….

Tiếng đạn pháo rít lên trong không trung như lợn bị cắt tiết vậy…

Đạn pháo chính là tiền…

Gang bọc chì đó… không phải tiền thì là gì?

Đại Việt không bắn đạn đá. Công bào đạn đá chúng tôi đúc đạn gang bọc chì cho nhanh.

Bọc chì hay đồng để tránh đạn quá cứng bào vỡ thành lòng pháo ảnh hưởng tuổi thọ nòng.

Như một tính hiệu, tới tấp hai bên cánh của lớp thuyền đổ bộ, năm mươi thuyền pháo từ khoảng cách 2km điên cuồng nã pháo vào bờ biển. Thật ra thì tầm bắn tối đa của pháo 300ly là tới 2600m nhưng để bắn được hiệu quả hơn, chính xác hơn thì tầm dưới 2km là tốt nhất.

Phải rồi, pháo Đại Việt đã có cơ hội nâng chiều dài nòng lên bởi vì hợp kim thép tốt hơn, nòng dài cũng không sợ bị biến dạng trong quá trình xạ kích.

Nòng dài, thuốc nổ nâng cao chất lượng, buồng thuốc súng chịu cao hơn áp lực, khoá nòng kín hơn… đây là loại pháo uy lực nhất của Đại Việt lúc này…

Éc …. Éc… éc….

Đây mới chính là tiếng kêu chính xác của đạn pháo cắt vào không gian….

Gia tốc đầu nòng 450m/s khiến quả đạn phải 4-5 giây mới có thể đi đến mục tiêu. Đạn pháo thời này tốc độ chậm, thậm chí bằng mắt thường trong thời tiết quang tạnh thế này có thể nhìn thấy đường đạn rẽ khói nhạt vạch những đường kẻ trên bầu trời lao về phía bờ biển