Thật ra không có cái quỷ gì khó hiểu. Đóng một cái thuyền hơn 40m và một cái thuyền 29m là ai khái niệm khác nhau hoàn toàn.
Thậm chí chỉ chênh nhau 5m dài thôi cũng là đã khác nhau nhiều lắm.
Chỉ cần giảm vài mét thôi độ khó dễ khi đóng thuyền đã khác một trời một vực chứ đừng nói là hơn chục mét như vậy.
Nguyên liệu gỗ có phải từ trên trời rơi xuống đâu. Giảm chục mét tức là yêu cầu nguyên vật liệt đã hạ đến hai cấp độ, rất dễ kiếm nguyên liệu phù hợp.
Giảm chục mét với cỡ 25-30k thuyền thì Đại Việt có đến 20-25 xưởng đóng tàu có thể làm được. Còn trên 30m thuyền lớn chỉ có 10 xưởng có đủ thiết bị, công nghệ có thể thi công đóng mới.
Cho nên muốn nhanh phát triển đội tàu vận tải khơi xa vươn tầm khống chế thị trường thì loại thuyền Barque 27-29m mới là lựa chọn thông minh nhất. Có thể nhanh chóng nhất phát triển số lượng lớn.
Như đã nói, hai vợ chồng Huy Ký là kẻ thực dụng, quan tâm nhiều đến tính hiệu quả, không quan tâm lắm đế việc thể hiện mặt mũi này nọ.
Hai thằng này sẽ không làm chuyện vô bổ thiếu đi yếu tốt hiệu quả.
Nhưng câu hỏi đặt ra là, nếu đã biết Barque kích thước trung bình dễ đóng, có thể sản xuất số lượng lớn, thời gian ngắn, lại có hiệu quả về kinh tế thì tại sao từ đầu không làm như vậy, mà phải tốn mười tháng trời đóng loại Barque khổng lồ khó khăn dài tới hơn 40m kia?
Thật ra rất đơn giản, lúc đó công nghệ thép nào có thép chất lượng như hợp kim molybden, mangan? Muốn bố trí một hệ thống động lực kéo bằng ngựa thì bắt buộc hệ thống động cơ phải lớn để có thể chịu tải, động cơ lớn dẫn đến cần không gian bố trí lớn, và thuyền Barque 40m hơn chính là tới hạn để bố trí loại động cơ cùng gia súc kéo như vậy.
Nhưng công nghệ thép nhảy cấp đã thay đổi tất cả, máy móc có thể đực chế nhỏ đi nhiều lần với thép chất lượng tốt nhưng lực chịu đựng chỉ tăng chứ không giảm, do đó một chiếc thuyền bề ngang 9m hoàn toàn có thể bố trí một hệ thống máy chỉ 1,5 m rộng chính giữa và kéo dài toàn bộ 30m thân thuyền. Đôi bên sẽ thừa ra hành lang rộng trên 3,5m vẫn có thể bố trí đến hai hàng ngựa kéo chen chúc, hay một hàng ngựa kéo rộng thênh thang.
Do đó Barque 29 m được ưu tiên sản xuất là bình thường thôi. Với tải trọng tầm 850 tấn, thêm vào tổng trọng lượng thuyền giảm chỉ bằng 1/3 so với siêu tải Barque 42m thì tốc độ của thuyền tải mới nhanh hơn nhiều.
Lực đẩy từ buồm giữa hai bên gần như tương đương là 2800m2 buồm vải. Lực đẩy từ động cơ kéo gia súc khi bình thường là 40 ngựa/ 25 ngựa kéo. So sánh này đã thấy động lực cho Barque loại trung mạnh mẽ hơn hẳn thuyền siêu tải rồi.
Trọng lượng tổng giảm 60% ( không tải) nhưng lực đẩy chỉ giảm khoảng 35%. Còn nếu tải full chỉ số này càng cách biệt.
Đúng là công nghệ sắt thep tốt lên thay đổi rất nhiều thứ. Thậm chí nếu để Barque hạng trung này đi thám hiểm châu Mỹ thì an toàn và hiệu quả hơn nhiều.
Ngô Khảo Ký rất hài lòng kiểm tra các tải hạm mới.
Mười lăm tải hạm mang đến số lượng hàng hoá mười hai ngàn tấn. Chủ yếu là lương thực bo bo bột nghiền , bo bo đã bóc vỏ. Thêm vào đó là rất nhiều máy móc dây truyền hạng nhẹ ví như máy xe sợi, máy dệt, máy may... các dây truyền cơ khí dạng nhỏ. Đặc biệt là 10 bộ máy phát điện tổng trọng lượng lên đến 200 tấn. Thật nếu không có khả năng vận tải hùng hậu, không có được một ngành công nghiệp nặng vững trãi ở mẫu quốc thì không thể nào có được khả năng tức tốc hỗ trợ Busan như vậy.
Hỗ trợ Busan là cần thiết vì kế hoạch ban đầu của Ngô Khảo Ký là xây dụng Sado làm cơ sở đi Châu Mỹ. Nhưng xem ra tình thế sẽ dây dưa, vả lại Busan tự nhiên có người nhét vào tay cớ sao không cầm nắm?
Sado trên bản đồ AI Thiệu Hưng địa hình địa chất đã rõ. Có một vài chỗ có thể bố trí cảng nhưng không phải cảng nước sâu, đó là yếu tố tự nhiên địa hình rất khó cải tạo.
Nhưng Busan thô thô giản giản giản có đến 4-5 chỗ có thể xây dựng cảng chất lượng. Chả thế mà trong tương lai đây là cảng biển lớn thứ hai Đông Á. Cho nên về tình về lý kế hoạch nên thay đổi. Không thể vì đã định tướng Sado làm căn cứ khai phá Châu Mỹ mà cứ ôm khư khư kế hoạch không đổi.
Đổi căn cứ qua Busan có quá nhiệu lợi thế.
Thứ nhất về cảng biển chất lượng thì Busan ăn đứt Sado, nhắc lại thôi.
Thứ hai , Ngô Khảo Ký cảm thấy người dân Tân La – Cao Ly thuần hơn người Nhật, chiếm quản ở khu người nhật khả năng sẽ xảy ra tranh đấu, nhưng ở người Tân La thì Ngô Khảo Ký cảm thấy bọn họ… dễ tính, dễ thoả mãn, dễ chấp nhận hệ thống cai trị của Đại Việt. Cho nên đây cũng là yếu tố rất rất quan trọng nên lựa chọn nơi này.
Thứ ba đó là Ngô Khảo Ký có một doanh lính là nô ɭệ người Triều Tiên năm ngàn người, sau nhiều trận chiến chỉ còn 4300 người. Bọn họ đã trở thành dân Thăng Long thứ thiệt gốc Triều. Điều bọn họ 3000 đến nơi này Busan tiến hành giáo dục người dân, tiến hành tuyên truyền cho Đế Quốc… tuyệt không thể tả.
Cuối cùng đó là thoả thuận của Lý gia cùng Ngô Khảo Ký, khi thành công đỡ Lý thị thượng vị thì các vùng Yangsan, Gyeongsan, Pohang sẽ thuộc về Đại Việt. Vậy thì không có lý do gì nên đặt trung tâm căn cứ ở Sado cả.. Busan mới là căn cứ quan trọng nên đầu tư ở Đông Bắc Á.
“ Yi-seul , mi cũng ra đây đi bốc hàng giúp Đế Quốc quân sĩ? Chẳng phải mi có bạn trai là sĩ quan kỵ binh Đại Việt sao? Cần gì ra đây vất vả nhỉ?” Giọng hơi chua chua… đây ắt hẳn là cô nàng nào đo ganh tị với Yi-seul.
“ Hanee, ngươi điên vừa thôi, đế quốc cần người giúp, cha ta nói mau ra đây giúp đỡ, liên quan gì đến bạn trai hay không có bạn trai…” Yi-seul làu bàu giận dỗi cự lại…
“ Ha ha đừng trêu Yi-seul, nó hạnh phúc chẳng phải chứng minh con gái Tân La chúng ta không tầm thường sao, kị sỹ sĩ quan Đại Việt cũng mê tít nhé…” một chị gái có chồng rất bạo miệng trêu đùa.
“ Chị Eun-soul đừng trêu em nữa… nhanh đi bến cảng thôi… nơi đó cần rất nhiều người giúp đấy… nghe HẮN nói lần này Đế quốc chuyển đến nhiều lương thực lắm, để cứu đói cho mấy huyện Busan dân nghèo đấy…” Yi-seul dĩ nhiên có thông tin tay trong rồi… bạn trai nàng là sĩ quan Việt là lại…
“ Thật sao? Nhà tôi cũng đang sắp cạn lương đây, có được hỗ trợ không?” Một bà chị có vẻ lam lũ nhảy ra nói.
“Thì là đế quốc thấy dân Busan vụ mùa qua không được cho nên cố ý đem lương thực đến hỗ trợ mà. Nghe nói còn mang thêm giống cao lương mới có thể trống trên núi mà chịu lạnh đó… năm sau không sợ thiếu ăn đâu” Yi-seul lại tung thêm thông tin…
“ Cái con ả này, cậy có bạn trai là sĩ quan Việt, biết nhiều tin tức, giờ đây lại chơi bài câu kéo nhấp nhả nhé… chị em xử lý nó” Một bà chị cười lớn chỉ đạo đám con gái xông vào Yi-seul chọc léc, thật khiến nàng như lợn bị chọc tiết kêu e é xin đầu hàng, chấp nhận khoan hồng khai báo sạch.
Nói vậy mấy ông lính Việt đến đất này địa hết gái ngon thì trai bản xứ lại mâu thuẫn à.
Thật thì tình trạng như Lê Văn Phong và Yi-seul hiếm. Cách biệt ngôn ngữ đâu dễ tiếp cận nhau. Vả lại luận hôn nhân gia đình của Đại Việt nó rõ mà nghiêm, muốn cưới vợ mới phải có tất cả các mụ phía trước đồng ý. Đồng thời phí “ bồi thường tổn thương tinh thần” cho các bả là không bình thường đắt. Nói chung muốn cưới vợ mới là rất khó. Cần phải gửi thơ về xin phép vợ cả, lằng nhằng phết.
Còn chơi kiểu ăn hàng xong té là khó... có cơ quan chuyên tiếp nhận mâu thuẫn dân bản xứ và lính Việt, toàn án binh luôn chào đón mấy thằng sở khanh và phạt cực nặng cho nên đừng nói một nhúm lính Việt ở đây làm gì cua sạch mấy vạn em gái Tân La được, đừng mơ.
“ Em xin hàng.. đừng cù nữa… hu … hic…. Ha ha.. đừng… đổ cơm canh của em” Yi-seul la lớn… xin tha.
Lũc này mọi người mới để ý, nãy giờ bị hành hạ nhưng cô gái vẫn giữ chặt lấy hộp cơm không để rơi..
“ Dừng… con bé này là đem cơm cho bạn trai chứ làm gì đi lao động… hừ hừ” mấy cô chị quát nạt…
“ Túm tay chưa?”
“ Ôm chưa…”
“ Cảm giác thế nào”
Cả đám gái trẻ hơn thì bát quái tò mò hỏi mất chuyện thầm kín…
Yi-seul xấu hổ mặt đỏ lựng lên..
“ Á à… con bé này gớm nhé dám làm chuyện đó đó luôn … không sợ tên sĩ quan Việt kia ăn xong chạy trốn à..?”
“ Không đâu, Văn Phong là người có trách nhiệm... không có chuyên ăn xong bỏ trốn... hắn hắn.... đến nhà nói chuyện xin cưới với cha ta rồi. Vả lại nếu hắn trốn, ta có thể đi tòa án lôi hắn ra mà... hừ hừ....” Yi-seul gân cổ lê cãi...
Lặng ngắt như tờ...
Cả chục ánh mắt khó tin nhìn vào Yi-seul.
Cái chị gái hỏi câu kia là bẫy, bẫy cho Yi-seul lộ ra chuyện thầm bí, không ngờ Yi-seul quá dễ bị dụ, lộ luôn chuyện hai người đã ... chấm mυ'ŧ...
“ Ái chặc chậc... nhìn không ra nhé, Yi-seul ngày thường hiền lành mà... ghê nhỉ.... Chuyện kia cũng dám làm luôn”
“ Yi-seul kể đi... thích không”
“ Lần đầu ở đâu... như nào...kể đi”
Lúc này thì Yi-seul có ngu cũng biết mình bị bẫy, túng quẫn đến không biết chui vào đâu, chỉ ôm mặt xách theo hộp cơm chạy mất, phía sau nàng là một loạt tiếng trêu ghẹo.
Đúng lúc này thì một cô gái trong nhóm bỗng nhiên dừng lại, cô không tin vào mắt mình dụi liên hồi... nhìn nhầm sao.
“ Jong-yeol... Jong-yeol......” Cô lấy hết can đảm gọi lớn....
Người đàn ông trong quân phục Đại Việt Đế Quốc hết sức sang trọng mới bước xuống bến cảng từ thuyền rất giống.... giống bạn trai của cô...
Bảy năm trước, cả hai người đều là nô ɭệ cả. Jong-yeol bị bán đi đâu đó mà cô không rõ, trong bụn cô thì có cốt nhục của hắn... Bảy năm cô khổ sở một nình nuôi con trai trong điều kiện một nô ɭệ, cả mẹ cả con đều gày gò rách rưới đến thảm thương.
Mấy tháng này người Đế Quốc đến thì hai mẹ con mới nếm được những ngày thiên đường hạnh phúc.
Cô nhìn người đàn ông sạch sẽ , quân phục sang trọng kia rất giống người đàn ông của nang. Nhưng thật sự nàng hiểu đó là chuyện không thể nào. Gọi tên cũng chỉ là phản xạ thôi, hoàn toàn không có hi vọng kỳ tích xảy ra.
“ Suk-ja… là Suk- ja đúng không?”
Thiên ạ, truyện không ai ngờ tới. Sĩ quan Đại Việt mở miệng hét lên, lại là tiếng Tân La đặc chưng vùng miền…
“ Jong……yeol…..” cô gái Tân La trong trang phục nhàu cũ ngỡ ngàng kêu lên hai tiếng… rồi xỉu tại chỗ….
Cả đám chị em túm tụm lại… cấp cứu…
Người đàn ông quân phục Đại Việt sĩ quan càng là hớt hải tái mặt lao đến…
“ Nhanh… nhanh mời quân y” Hắn chạy đi nhưng không quên quát dặn mấy tên lính dưới quyền…
Bến cảng nhốn nháo nhỏ một phen.