Nói những cái tên như 1851 M Kammerlader rifle, Flintlock để dễ hình dung thôi, bản mẫu súng trường do bọn Mộc Tư Hàn chế tạo vẫn là sơ khai tính và chưa hoàn thiện. Tất nhiên có một công nghệ mà rõ ràng Thăng Long – Bố Chính còn cao hơn cả Thụy Điển vào năm 1851 đó chính là thép.
Lò Bessemer đến tận năm 1859 mới ra đời và khó khăn thâm nhập thị trường sắt thép châu Âu lúc bấy giờ. Phải tâm 10 năm sau Bessemer mới thành công đưa công nghệ của ông ta tràn ngập Châu Âu và được phong tước hiệp sĩ ở Anh quốc.
Không phải nói rằng trước Bessemer không có thép tốt nhưng quy mô sản xuất thép quá còi. Nên nhớ trước khi có lò Bessemer thì giá thép ở châu âu là 90-95 usd/tấn. Sau khi có Bessemer thì giá 9-11 USD/tấn. Điều đó đủ thấy sự khác biệt lớn ra sao.
Vào thời điểm đó, thép khá khan hiếm nên chỉ được dùng để chế tạo các đồ vật nhỏ như dao, kéo, lò xo và những thứ tương tự. Người ta sản xuất thép bằng cách nung nóng sắt rèn [một hợp kim của sắt với hàm lượng carbon rất thấp] chứa ít tạp chất giữa các lớp than đá trong khoảng thời gian lên tới sáu tuần. Quá trình này bổ sung đủ lượng carbon để sản xuất thép nhưng rất tốn thời gian và công sức. Do đó, các kỹ sư thường sử dụng vật liệu gang để xây dựng cầu, đường ray xe lửa và các con tàu.
Thép chế tạo 1851 M Kammerlader rìle chính là loại này, làm sao có thể so sánh thép tinh luyện Đại Việt thời này đã trải qua nhiều lần cải tiến công nghệ và cực ít tạp chất ( so với thép Châu Âu đầu 19th) .
Thêm vào đó thép Đại Việt cò có Mangan, Molybden. Đó càng là những thứ mà Thuỵ Điển trước năm 1851 khó có được.
Khục khục. Tất nhiên là không thể bá đạo đến vậy hơn cả Thuỵ Điển thế kỷ 19 súng 1851 M Kammerlader rifles.
So sánh ở đây là so sánh riêng cái nòng súng trơn thì Đại Việt hơn hơn một chút.
Chất thép không hơn được vì nếu cho thêm Molybden vào nòng súng thì quá khó khoan ngay cả khi Ram thép, khoan cấu trúc lớn như nòng pháo còn được chứ khoan nòng súng mà còn pha Molybden vào thì dễ hỏng trừ khi có mũi khoan Vonfram.
Tất nhiên ưu điểm của mấy thằng Mộc Tư Hàn đó là có mũi khoan Molybden cho nên khoan nòng ngọt , đẹp, nhẵn, bớt tốn thời gian hơn nhiều nếu đem so sánh cùng người Thuỵ Sĩ 800 năm sau khoan nòng súng... nghe mà rợn người.
Thêm vào đó nữa mấy ông Đại Việt lúc này chơi motor điện để khoan rồi, dĩ nhiên hỏng lên hỏng xuống motor , cả ngày hết sửa lại thay nhưng vẫn nhanh hơn cách cách khoan truyền thống vì có thể bố trí lưỡi khoan tịnh tiến đồng trục rất thuận tiện.
Tất nhiên Ngô Khảo Ký biết hơn nhau cũng chỉ là hơn một chút ở cái cấu trúc nòng thôi. Còn về kết cấu buồng nạp thuốc súng, cốc mồi, cò, mỏ đá lửa , ngay cả báng súng, tất cả đều thua xa 1851 M Kammerlader rifles.
Điều này phải thôi, bọn Mộc Tư Hàn đi từ con số không phát triển lên, các ý tưởng của họ là chắp ghép lại từ quá trình chế tạo hoả pháo trước đó mà hình thành. Tức là đám Mộc Tư Hàn là đang nhỏ hóa pháo lớn thành thiết bị cầm tay cho nên có nhiều bất cập.
Ngô Khảo Ký đặt bút chỉnh sửa bản vẽ thiết kế.
Tất nhiên hắn dựa vào bản vẽ mẫu mà chỉnh lý theo ý tưởng đó chứ không thay đổi thiết kế cơ bản.
Đầu tiên là báng súng... mẹ khỉ, ai lại làm thanh gỗ thẳng đơ thế kia sau đó nhét nòng súng vô thật hết sức thiếu thẩm mỹ cũng như thiếu tính hiệu quả sử dụng. Tất nhiên bọn này cũng có tham khảo báng gỗ mà Ngô Khảo Ký đã làm cho pháo 35mm. Nhưng pháo 35ly và súng là hai khái niệm khác nhau làm sao đem đánh đồng được cơ chứ.
Báng súng phải tinh giảm, cấu trúc báng súng hiện đại tì vai không khó để tạo thành, thứ đến phần máng gỗ đỡ và cố định nòng không cần kéo dài đến hết chiều dài nòng… tăng trọng lượng không quá cần thiết. Nòng thép của Đại Việt khá tốt , khó cong vênh cho nên không cần cấu trúc gỗ như vậy gia cố. ( súng hoả mai đời đầu do chất lượng nòng súng là sắt mềm đơn thuần cho nên dày nặng cùng cần gia cố máng gỗ dọc chiều dài tránh va đập biến dạng).
Nhưng đυ.ng đến cấu trúc nạp đạn thì Ký lại rất rất chần chờ… không biết có nên sửa hay không. Cấu trúc của bọn Mộc Tư Hàn thực tế chưa từng có trong lịch sử súng đạn. Nó có cơ cấu tương tự như 1851 M Kammerlader rifle nhưng chỉ là tương tự mà không phải là.
Cấu trúc 1851 M Kammerlader rifle nguyên bản của người Thụy Điển có cơ chế nạp thuốc súng, đạn tương tự như pháo Breech-loading swivel ( Phật Lãng Cơ Tử Mẫu Pháo- Pháo Xoay khóa nòng) . Tức là có khối nạp hậu và nòng tách biệt, khối nạp hậu chính là một nòng độc lập có chứa sẵn thuốc súng và đạn, sau đó ghép cơ học vào nòng chính rồi đốt mồi khai hỏa.
Tất nhiên cấu tạo của 1851 M Kammerlader rifle rất tinh tế, vì lúc đó đã có công nghệ hạt nổ rồi. Nòng nhỏ độc lập của 1851 M Kammerlader rifle nằm gần cò súng phía hậu của nòng chính, nó có một cơ cấu đóng mở bằng cần gạt phía tay phải rất tiện dụng, cần này kéo lên thì nòng độc lập sẽ xoay góc 70°, hướng lên trời từ đó có thể nhanh chóng đổ thuốc súng, nhồi đạn, lắp hạt nổ ở phía dưới .
Gạt lại cần thì nòng độc lập này sẽ trở về vị trí khép kín cùng nòng chính, đẩy cần lên khóa sẽ khiến hai nòng chính phụ ép vào nhau rất khít rồi khai hỏa, Cò là cò gõ vào hạt nổ nằm phía dưới nòng phụ độc lập.
Cấu tạo này khiến cho 1851 M Kammerlader rifle thời đó khá bá, và tốc độ bắn gấp hai đến ba lần Minié rifle cùng thời với nó ( 1853).
Được rồi, đó là cấu trúc nguyên bản của 1851 M Kammerlader rifle của Thụy Điển. Còn bọn Mộc Tư Hàn thiết kế ra sao? Tại sao Ngô Khảo Ký đưa bút sửa lại đắn đo?
Thiết kế của đám Mộc Tư Hàn bần hơn quá nhiều so với 1851 M Kammerlader rifle tinh tế. Nó đơn giản chỉ là khẩu 35ly kiểu cũ thu nhỏ lại mà thôi.
Nòng độc lập là cấu trúc tách rời, tức là tháo ra lắp vào mà không phải cấu trúc thanh gạt xoay góc như 1851 M Kammerlader rifle. Muốn nạp đạn cho thứ này thì chỉ có thể móc nòng nhỏ độc lập ra nạp đạn , thuốc súng sau đó lại thủ công lắp vào nòng chính, cố định rồi bắn.
Nghe có vẻ rất bần nhưng Ký sửa không được, vì đây là súng hoả mai, đá lửa cốc mồi, không phải súng có hạt nổ. Cho nên đã bố trí cò, mỏ đá lửa, cốc mồi tức là không có chỗ bố trí cho cần gạt xoay nòng nhỏ độc lập phía sau.
Có ba cách giải quyết. Thú nhất cách đơn giản hiệu quả và mạnh mẽ nhất đó là cải tiến dập khuôn theo 1851 M Kammerlader rifle , cơ chế xoay hối hậu cùng nghiên cứu chế tạo hạt nổ. Cái này bí ở chỗ hạt nổ Ký có biết công thức Thuỷ Ngâm Fuminat nhưng nếu đưa cấu trúc này vào liệu có trở thành vi phạm can thiệp cơ bản vào thiết kế hay không. Hạt nổ và hoả mai là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.
Cách thứ hai đó là chế tạo nòng chính mở gập. Tức là 1851 M Kammerlader rifle xoay nòng khối hậu nhỏ để hở cấu trúc nòng hướng lên trên có thể nạp thuốc súng hay đạn. Nhưng nếu nòng nhỏ được cố định, nòng chính xoay gập thì cũng tương tự có chức năng trên, khối hậu nòng nhỏ cũng được hở ra để tiến hành nạp đạn vậy. Đây cũng chẳng có gì qua cao cấp vì nó là cơ chế mở gập nòng chính của Kammerlader M 1841. Tất nhiên cơ chế này chỉ có thể thực hiện với loại nòng chính tầm 25-30cm, nòng dài quá tính ổn định sẽ mất đi….
Cách thứ ba đó là giữ nguyên cơ chế nạp nòng phụ tháo lắp thủ công như của bọn Mộc Tư Hàn, chỉ là tinh chỉnh lại ý tưởng sao cho hợp lý hơn thôi.
Cách thứ nhất Ngô Khảo Ký loại bỏ, cưỡng ép vẽ vào cơ chế cò đập hạt nổ chính là vi phạm quy tắc một cách rõ ràng. Không nên mạo hiểm. Tất nhiên Ngô Khảo Ký đã nghĩ ra một số cách lách luật nhưng cần thời gian bố trí và “ hi vọng” bọn khốn kỹ sư có thể … nhìn thấy và linh cảm ra được cơ chế cò đập – hạt nổ. Cái đó là câu chuyện dài cần tính sau.
Cách thứ hai và thứ ba đồng thời làm đi, cơ chế nòng chính gập mở có thể chế tạo súng ngắn mà.. Ký cũng khoái nhé hai khẩu súng lục hai bên hông pằng pằng đó.
Đùa thôi súng ngắn trang bị cho bộ binh trường thương tuyến đầu được, cũng trang bị cho kỵ binh hơi khó, vì cốc mồi đá lửa điểm hoả rất khó cho kỵ mã tốc độ cao dùng.… nói chung chưa biết sát thương có bằng như nỏ không nhưng hiệu quả hù doạ hẳn là cao hơn nhiều lắp nỏ bắn tên.
Chờ thôi, lúc nào có hạt nổ thì kỵ binh mới nên trang bị súng.
Còn thiết kế của bọn Mộc Tư Hàn bần? Bần thật nhưng đừng khinh tính hiệu quả của nó. Một cái nòng phụ chỉ nặng 250 gram chưa có đạn , thuốc nổ. Full đạn thuốc nổ là tầm 350 gram.
Tức là hoàn toàn có thể mang mười , mười lăm cái nòng nhỏ này trong túi da đeo hông… tức là có thể bắn 10-15 phát liên tọi mà không cần nạp đạn.
Ây dà dà….
Cái cấu trúc không giống ai này lại có tác dụng khác người như vậy, tốc độ bắn hơi thua bolt action nạp đạn từng viên….. chính điểm này khiến Ngô Khảo Ký lưỡng lựu cải tạo triệt để thứ này trong thời gian ngắn. Vì xem ra nó hiệu quả, chế tạo đơn giản hơn cơ chế xoay mở của Kammerlader M 1851 , và thích hợp tuyệt đối với cơ chế điểm hoả cốc mồi, đá lửa.
Đã quyết định thì Ngô Khảo Ký chỉnh chỉnh vẽ vẽ một chút.
Làm công tác quản lý và quân sự chỉ huy nhiều, khả năng vẽ kỹ thuật giảm đi trông thấy. Thôi thì không vẽ chi tiết chỉ vẽ ý tưởng thôi. Chi tiết để đám khốn Mộc Tư Hàn hoàn thiện đi. Bọn hắn chỉ cần có ý tưởng gợi mở thôi… đã gợi mở thì bọn này khả năng hoàn thiện rất cao.
“ Anh làm việc chưa xong à?”
Tokushi bước vào, nàng đang bế trên tay Nobunaga, thằng này hẳn vừa ăn xong ngủ li bì luôn,, thi thoảng chẹp chẹp miệng, rất có uy thế quân chủ chỉ huy thiên hạ … Nhật Bản.. đùa thôi có là ảo giác.. làm gì có thể nhìn ra uy thế của đứa trẻ sơ sinh cơ chứ.
“ Sắp hoàn thành… “ Ngô Khảo Ký đặt mấy nét vẽ cùng chú thích cuối sau đó vươn người…
Vậy mà thật tốn thời gian, đã 9 giờ tối rồi. Dĩ nhiên thời này 9 giờ đã quá muộn.
Khặc khặc… hôm nay mẹ trẻ quyết tâm xa con một hôm, để vυ' em trông… muốn ôm chồng ngủ đây mà… khà khà