Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 688

Tháng tám năm ấy Ngô Khảo Ký điên cuồng về tới Thăng Long, triệu tập kỹ sư cao cấp Bố Chính để bắt đầu một quá trình dài dằng dặc các thí nghiệm công nghệ.

Tích đi rồi, chạy đi thật nhanh thật nhanh Tây Bắc, hắn chịu không nổi, cho dù có căn phòng ủng hộ cũng không chịu nổi.

Chịu làm sao thấu khi mà Phan thị cũng ngồi cái phòng ấy mà ra, lại thêm đủ mười nàng dâu mới ngoại quốc, hai Di lão, bốn Nhật Bản, một Đại Tống, một Triều Tiên, hai Bắc Mân. Đi một vòng đã nửa tháng.

Sau lễ cưới rầm rộ ở Đồ Sơn một tháng trời đi hai vòng kém chút nữa Ký phải đeo tang anh Trai. Không đành lòng muốn thấy cảnh ông anh mắt sâu hoắm thâm quầng bước chân xiêu vẹo, Ký lấy quyền hạn cá nhân ra lệnh cho Tích mau mau đi Tâu Bắc hoàn thành sứ mệnh.

Lần đầu tiên thằng anh cả thấy thằng em hai có chút lương tâm cảm ơn dối rít mà trong đêm quất ngựa chạy mất.

Anh cả chạy còn chú tư, chú năm.

Hai thằng khóc lóc thảm thiết cầu xin anh hai cứu mạng không là chúng em cỏ xanh mồ.

Giai đoạn mới cưới cuồng lắm anh ơi, chỗ em đâu có ít hơn đại ca người nào, anh hai không thể thấy chết không cứu chứ?

Cho chúng em đi đánh trận, đánh đâu cũng được chờ thời gian giảm nhiệt chúng em về Thăng Long sau được không.

Ngô Khảo Ký thương các em trai, thôi vậy, vẫy tay thằng Tứ đi Tây Bắc Phụ anh cả . Thằng năm mang theo tấm bản đồ AI Thiệu Hưng đi Philippines.

Tất nhiên Ngô Khảo Ký không có ý định ám sát thằng em trai này. Tháng 6-10 là thời gian bão hỏi thăm Philippines nhiều nhất, giờ này đi ra đó chỉ có chết.

Nhưng Ngô Khảo Bình có nhiệm vụ khác đó là chuẩn bị đi Philippines mà thôi. Việc của hắn là xây dựng pháo đài ở Đảo Hải Bắc ( so với Thăng Long thì nó hướng Bắc cho nên phải gọi là Bắc Hải Đảo). Đại Việt quyết định áp đặt cai trị toàn phần lên hòn đảo này một cách chính thức và ghép nó vào Lộ Đông Hải lập một Châu tám quận chia Bắc Hải Đảo thành 8 phần.

Thời này ở Bắc Hải Đảo thực tế người gốc Hán không có mấy, trừ vài thương nhân hộ tránh bão tránh gió hai ghé qua nơi này.

Nhưng nơi này có hai vùng, Đồng bằng phía Bắc và núi phía Nam.

Bắc Hải đảo chủ yếu là nơi lưu đày tội phạm chính chị của nhà Hán, Đường, thời Tống đáng lẽ có một đợt di cư mạnh đến nơi này ở Thế kỷ 12. Nhưng thôi rồi… hết cơ hội.

Tính toán ra cuối cùng nơi này vẫn là đảo hoang , chỉ có một vài bến cảng bí mật do bọn thương nhân Hán trước kia xây dựng để chứa hàn buôn lậu mà thôi.

Thành phần dân số nơi này có Lê tộc ước tính tầm 700 ngàn đến 1 triệu sống trên núi rải rác phía Nam. 20 vạn người chủ yếu là người Mân ở Phúc Kiến, Chiết Giang di cư đến vì chiến tranh, một số thì từ Quảng Đông do Thân Cảnh Phúc chỉ huy di cư qua.

Lần này nhét Bắc Hải Đảo vài Lộ Đông Hải tức là chặt đất của Thân Cảnh Phúc nhưng thằng này không nhíu mày một cái… nói thẳng cậu Năm lấy được lấy sớm cái.

Tại sao lại vậy?

Duy trì quản lý Bắc Hải đảo là gánh nặng đối với Thân Cảnh Phúc.

Nên nhớ chế độ tại Quảng Đông đó là thế gia san sát và Thân Cảnh Phúc là lực lượng lớn nhất ở đó mà thôi, giống như Đại Việt trước đây vậy, muốn duy trì quản lý tới các vùng xa khỏi Phiên Ngung thì Thân Cảnh Phúc phải dựa vào các trại chủ Mân mà làm, còn nhớ con gái của Trịnh Cao lão lưu manh gian thương tên Trịnh Hoa chứ? Nhà mẹ đẻ nàng chính là một thế lực như vậy ở Quảng Đông.

Vùng thực quản của Thân Cảnh Phúc chỉ 100 km tính từ Phiên Ngung vẽ cái vòng, chính là toàn bộ cái đồng bằng bao lấy Phiên Ngung với dân số tầm triệu năm trăm ngàn người Mân. ( Quảng Châu- Tung Sơn- Phật Sơn- Đông Hoản – Thẩm Quyến- Huệ Châu ngày nay) , còn lại hắn quản không được.

Ngay cả Sán Đầu , Triều Châu là thuộc Phúc Kiến của Bắc Mân quản, không phải đất của Thân Cảnh Phúc.

Phần Mậu Danh- Trạm Giang không có đường bộ đến, muốn quản các vùng này thì Thân Cảnh Phúc phải dùng thuyền biển, bất tiện vô cùng, cho nên các Trại chủ Mân nơi này tính độc lập khá cao, đến thu thuế cũng giống như thế gia Đại Việt vậy. Luật thì theo triều đình nhưng nộp lên % còn phải xem xét. Đặc biệt các vùng này toàn nô ɭệ không có mấy dân tự do cho nên thu thuế được mấy đâu?

Ngoài hai cái đồng bằng lớn này tức là miền núi, cũng có tầm hơn triệu dân Mân ở trên đó, nhưng mà thực sự nằm ngoài quyền quản lý của Thân Cảnh Phúc, sự duy trì cai trị mang tính lỏng lẻo dựa vào lòng trung thành là chính. Tương tự như Đại Việt đối vưới vùng Tây Bắc trước thời Lý Từ Huy vậy.

Tình trạng như vậy tương đương ở Bắc Hải đảo, nơi này mang tiếng quy thuận Thân Cảnh Phúc, dưới sự cai trị của Thân Cảnh Phúc, nhưng bọn họ có chúa đảo người Mân, phục tùng Thân Cảnh Phúc chỉ mang tính hình thức, cống nạp cũng mang tình hình thức.

Xưa kia Ỷ Lan cũng đã từng cố gắng duy trì chiếm giữ nơi này, nhưng đầu nhập vào còn nhiều hơn thu nhập cả trăm lần, lại gặp tập kích liên miên của cả người Mân lẫn người Lê trên đảo cho nên phải rút về, ban lại cái đảo này cho Thân Cảnh Phúc.

Nhưng lúc này tình thế khác rồi.

Đại Việt xưa đâu bằng này.

Căn bản là Ngô Khảo Ký phải xây dựng cảng biển ở đây làm bàn đạp đi Philippines, sau đó là từ Philipoines đứng vững gót chân sẽ mò đi Papua New Guinea chơi.

Hẳn mọi người nhớ kế hoạch đóng tàu của Lý Từ Huy khi hỏi Lý Thuận chứ.

Đó không phải là Tàu Chiến mà là tàu lớn nhẹ nhưng chịu sóng biển chuyên đi xa, thiết kế động cơ chân vịt chạy bằng ngựa kéo loại này khoang chèo sẽ chiếm diện tích sàn thuyền mỏng hơn chiến hạm giảm trọng lượng, bề ngang to lớn tốc độ không cao nhưng ổn định sóng biển cùng tăng tải trọng để chứa vật liệu đi xa.

Đấy toàn là những siêu trọng tải thuyền trên 600 tấn hàng hóa…người. Đảm bảo đầy đủ cho một hải trình trường kỳ dài hơi. ( 26m, rộng 7,5m, tải trọng tầm 200 tấn) .

Tầu siêu tải trọng đang đóng dài 45m rộng 13.5m khả năng tải trọng như đã nói, đó sẽ là một quái vật trong ngành vận tải của Đại Việt.

Điều đáng nói đó là thuyền này hoàn toàn không trang bị buồm với khoang kín, kết cấu này tránh gió bão 7-8 được.

Có thêm kết cấu cột thuyền buồm thực sự rất nguy hiểm trước gió bão đại dương, đây chính là kinh nghiệm của Huy.

Không có buồm động lực, toàn bộ chuyển động của thuyền đều dựa vào thủ thủ đoàn và mấy chục con ngựa khéo đi theo. Tuy tốc độ giảm nhưng thắng ở an toàn. Đây là một kế hoạch cựa kỳ điên cuồng của Lý Từ Huy để chinh phục hải dương.

Để phục vụ cho kế hoạch đi Philippines khai thác Niken và Vàng Ngô Khảo Ký giơ hai tay hai chân đồng ý.

Chỉ có quặng Niken giàu Sunfat ở Phillippines mới có thể dùng trong điều kiện hiện tại. Các quặng Niken ở Tống – Việt với công nghệ hiện nay không thể triết tách được Niken.

Bản tính ban đầu của Lý Từ Huy khi xây hạm đội thám hiểm tìm Papua New Guinea và tới khu vực quanh đảo Samoa để mang Khoai Lang về với Đại Việt.

Đi Châu Mĩ tìm khoai tây, cao su là quá không thực tế, nhưng lần mò từ Phillipines đi Papua New Guinea rồi tìm kiếm Samoa là không khó. Lý Từ Huy thèm khoai lang. Ăn khoai môn chưa thuần hoá ở Đại Việt ngứa miệng tê hết lưỡi.

Dĩ nhiên các nhà Nông học Đại Việt đang tìm cách lai giống thuần hoá khoai Môn để có chất lượng tốt hơn, sản lượng cao hơn để thành một món ăn vặt ở Đại Việt nhưng khó quá.

Giống này đòi hỏi quá nhiều dinh dưỡng từ đất, trồng xong mỗi vụ là đất bạc màu luôn, với tình trạng phân còn chưa đủ bón cho lúa không ai đi trồng loai khoai này phá hoại đất.

Căn bản là khoai môn có môi trường sống tương tự và tranh chấp cùng lúa đồng bằng, khó canh tác trên đồi cao khô hạn. Cho nên con hàn này quyết không thể trồng vào thời điểm này.

Nhưng nếu khoai lang ngọt về Đại Việt thì thật tuyệt, thi thoảng Lý Từ Huy vẫn nhớ mùi vị khoai nướng đây, không phải khoai của thằng Ký nướng nhé.

Đùa thôi, khoai lang là một cây kinh tế, đáng để đầu tư lớn tìm kiếm, Lý từ Huy lo về mặt nông nghiệp cho nên rất chú ý vấn đề này.

Vậy là Ngô Khảo Ký thuận tiện luôn, đằng nào đi Samoa mà chẳng phải qua Philippines?

Đi đường dài có phải đi một lần là được đâu? Phải đánh lấn từng đoạn một.

Ký đã có bản đồ chi tiết có thể định vị tàu trên biển đến tận Đông Bắc Philippines. Hoàn toàn có thể từ từ đi tiến hành xây dựng bến cảng tiếp liệu.

Cảng tiếp liệu là nước ngọt và quan trọng nhất là ngựa. Thành lập các trại ngựa dọc đường đi, cho ngựa mệt nghỉ ngơi, thay ngựa mới lên thuyền muốn đi đâu thì đi thôi.

Tất nhiên cách này đi lòng vòng các nơi như Philippines, Brunei , Medang, Papua New Guinea thì được, đi Châu Mỹ là không thể.

Nhưng nếu thực sự loại thuyền kể trên có thể hoàn thành thì Đại Việt có thể khai thác quặng ở mọi nơi trong phạm vi AI Thiệu Hưng cung cấp thật.

Vẫn tiếc nuối duy nhất một điều, nơi giàu quặng mỏ nhất… Indonesia thì không quét tới… buồn thay.

Có người hỏi ngựa thì bố trí xoay trục ra sao? Ngựa ngậm cần xoay à ??? Khặc khặc…

Đùa vui thôi… đó là hai hàng ngựa đi hai bên thành khoang kéo kết nối lên đai kéo của chúng là các thanh đòn ngang cùng hệ thống dây xích như xích xe đạp vậy, tất nhiên to lớn và chắc chắn hơn. Khi xích chuyển động thì bánh răng dĩ nhiên chuyển động rồi. Đó là nguyên ký của hệ thống này.

Ngựa không có thì người thay vào cũng kéo được nhưng cần nhiều người hơn.

Như vậy một đàn ngựa nối thành hàng cứ như vòng kéo quân mà đi không nghỉ tổng chiều dài xích tầm 90m ( 35m dài hai bên mười mét rộng trước sau) có thể để 40 con ngựa cùng kéo… lực sinh ra mạnh hơn nhiều 150 người trưởng thành lao động.

Nhược điểm duy nhất của kết cấu này đó là chiếm diện tích lớn.

Bình thường khoang chèo chân vịt cho thuỷ thủ chi cao tâm 1,75m và ngồi chèo.

Nhưng cái khoang này cao đến 3,7m khiến cho con thuyền bị đội chiều cao lên thêm 2m , cũng may không có kết cấu buồm nên không sợ lắm vấn đề cân bằng…

Lý Từ Huy chuyên gia thiết kế tàu biển sẽ không phạm sai lầm này.

Tất nhiên có người thắc mắc, cả cái con thuyền to thế có mỗi 40 con ngựa kéo bằng 40 mã lực, chạy bằng nhiềm tin là…

Khặc khặc đây là suy nghĩ sai lầm. Lý do là Scotland James Watt muốn bán máy hơi nước của mình, mà thời đó sức kéo toàn bằng ngựa, cho nên để chứng minh động cơ hơi nước mạnh hơn ngựa để bán được hàng , cha này mới đẻ ra đơn vị tính công suất Horsepower ( mã lực) tức là lực cần sinh ra khi kéo một vật nặng 75kg lên cao 1m trong 1 giây.

Thực tế một con ngựa trung binh khi trưởng thành có thể đạt được 17 mã lực, một người trưởng thành có thể sản sinh 5 mã lực. Nhưng mà ngựa có thể duy trì 17 mã lực rất lâu, còn người trung bình muốn duy trì lâu chỉ sản sinh 2 mã lực là cùng.

Do dó con thuyền mà Lý Từ Huy sắp cho ra lò cũng có đến 600 mã lực kiểu duy trì hoặc 700 mã lực nếu tối đa. Đây là con số đáng nể.

Còn siêu Khu Trục Hạm của Đại Việt lúc này nếu bố trí toàn bộ tầm 70 người chèo sinh ra chỉ là 140 mã lực ở lúc bình thường 350 mã lực tối đa… không thể so sánh được với loại thuyền mới.