Thật ra Ngô Khảo Ký không biết, hắn sắp bóp chết Katana của Nhật bản sau này.
Katana thực sự hoàn thiện công nghệ thời Edo ( 1185-16xx), còn cách lúc này cả trăm năm. Lúc này ở Nhật Bản mới chỉ manh múm các công thức rèn kiếm thoát ly kĩ thuật kiếm thẳng của người Đường, Triều Tiên trước đó.
Nhưng Ngô Khảo Ký dùng tiền bạc thông qua con vợ hờ Zhui Tokushi, gia tộc Minamoto no Yoshichika, gia tộc Hatakeyama Minoru dùng tiền của nhiều không kể hết của mình để thâm nhập vào Nhật bản.
Zhui, Minamoto Lưu Cầu, Hatakeyama đã mua rất nhiều mỏ chất lượng tốt chuyên dùng để tạo ra Tamagahane một loại thép lạ chuyên dùng cho chế tạo lưỡi kiếm Nhật.
Thêm vào đó Ngô Khảo Ký lại cho dùng giá cao tìm mọi cách hãm hại các thợ rèn có tiếng sau đó mua, chuộc họ về Đại Việt, có thể nói lúc này kiếm của Nhật chưa thành Kiếm Đạo, địa vị công tượng rèn kiếm ở Nhật vẫn thấp vô cùng. Do đó Ngô Khảo Ký làm điều này gần như dễ dàng và tận diệt nguồn “ nguyên liệu” quý giá tạo nên Katana sau này. Ngồn nguyên liệu này chỉ cả nguyên vật liệu cùng thợ thủ công chất lượng.
Thật ra việc làm này cũng diễn ra ở Đại Tống khi mà các Cẩm Y Vệ, Ưng vệ chọn lựa con mồi, hãm hại bọn họ không mắc tội này cũng trúng tội kia, một khi đám này lao tù hay nô ɭệ thì Cẩm Y Vệ lại dang tay giúp đỡ đưa bọn họ về Đại Việt.
Khi mà đám quyền quý, lãnh đạo của các quốc gia này vãn đắm chìm trong Sĩ-Nông – Công – Thương giai cấp, không đánh giá đúng tầm quan trọng của công tượng thì Đại Việt với sự gia xảo của Ngô Khảo Ký – Lý Từ Huy đã nhắm trúng giới Công tượng các quốc gia này động thủ. Ngay cả công tượng Triều Tiên cũng không tha, còn về thợ đóng thuyền các quốc gia Tam Phật Thề cũng bị hốt sạch, nói chung để lại cho Medang chưa đυ.ng, nói chung là quố gia đàn em trong khối liên hiệp nên tha cho một mạng.
Chảy máu chất xám là đây, một vài năm không nhận thấy nhưng trăm năm sau sẽ biết mặt nhau ngay.
Thập chí công tượng có tay nghề, làm việc cho xưởng công của Tống cũng bị hạ thủ, đơn giản vì Ưng Vệ đã thâm nhập không ít cao tầng quan viên Đại Tống. Việc đổ điêu ám hại một tên đốc công của công xưởng, hay một tên thợ tốt của công Xưởng là chuyện phẩy tay. Có tiền trải thảm bôi trơn làm được hết.
Đây là âm mưu cực kỳ thâm độc của Ngô Khảo Ký, giới sĩ phu của các nước này Ngô Khảo Ký không thèm động, mấy hằng văn thơ lai láng hiểu biết nửa vời, có thể viết sách mà chảy ra thép , chảy ra lụa gấm hay gốm sứ từ mấy kiến thức nửa vời ấy thì …. Thế giới này tất đảo loạn.
Lại nói về Kanata, khả năng cao sẽ chết yểu vì lúc này đao cong Đại Việt giá cao đã tràn ngập Nhật bản, chất lượng đao không thua kém những thanh “tiền Katana”, gọi là tiền Katana vì kỹ thuật chưa hoàn chỉnh vậy thôi. Vì chưa hoàn chỉnh nên chỉ đọ được ngang kiếm tôi của Đại Việt.
Bề ngoài như nhau, chất lượng không phân biệt, trang trí thì đẹp hơn, dĩ nhiên Đao Việt sẽ được ưa chuộng rồi. Một tên thợ rèn Nhạt bản khổ công tìm nguyên liệu, điên cuồng rèn sai rèn lại, mấy tháng mới có được một thanh đao, một tên thợ thủ công trung cấp Đại Việt gép hai lớp thép chất lượng đưa vào búa máy gõ gõ… chất lượng tương đương. Thử hỏi chỉ cần hạ chút giá, trang trí đẹp thì hàng Nhật chịu sao thấu.
Lại nói sở dĩ Đao Nhật có thể thành hình đó là dựa vào hai yếu tố , thứ nhất đó là quặng cực tinh khiết ít tạp chất lại có những vi lượng Mo, Vonfram tuyệt vời . Tiếp theo đó là quá trình tạo nên loại thép Tamagahane đặc biệt đều bị Đại Việt sao chép cả.
Nên nhớ tập trung ở Thăng Long lúc này là mấy trăm thợ rèn hàng đầu của Nhật cả, trong này phân nửa có khả năng sẽ đặt nền móng cho công nghệ Kanata ở thời Edo. Vậy là toang rồi.
Tamagahane Ngô Khảo Ký cũng đọc qua, Lý Từ Huy cũng biết qua, vì thời đại của hai người đao katana được tang bốc tột độ. Cho nên hai tên này có đọc đấy, nhất là Lý Từ Huy với tư tưởng mơ mộng là có đọc qua rất kỹ. — QUẢNG CÁO —
Tamagahane được tạo ra từ loại lò Tatara đặc biệt của thợ Nhật. Trong khi cả khu vực chơi lò đứng, các công tướng này chơi lò ngang.
Nguyên liệu cát sắt (satetsu) được tìm thấy ở Shimane, Nhật Bản. Có hai loại cát sắt chính: akame satetsu (赤 目 砂 鉄) và masa satetsu (真 砂 砂 鉄). Akame chất lượng thấp hơn. Hai thằng này đều bị nhóm Zhui, Minamoto Lưu Cầu, Hatakeyama mua lại quyền khai thác cả rồi.
Cát sắt được cho vào lò nung bằng đất sét Tatara. Chiếc bồn bằng đất sét cao khoảng 1,2 m, dài 3,7 m và rộng 1,2 m.
Trong vòng một giờ sau khi nấu chảy, cát sắt chìm xuống đáy, được gọi là lớp hỏa thiết , trong đó nó sẽ được đánh giá bằng màu sắc xem nó có trở thành Tamahagane hay không. Cát sắt được thêm vào cứ sau mười phút, và hỗn hợp này thường xuyên được đảo đều. Sau khi hoàn thành tamahagane, chiếc bồn bằng đất sét bị vỡ và thép được lấy ra. Thép tốt nhất là trên các cạnh của khối kim loại , ở khu vực này, quá trình oxy hóa diễn ra mạnh mẽ hơn. Chất lượng của tamahagane được quyết định bởi màu sắc của nó: những miếng bạc sáng rất tốt để làm lưỡi kiếm.
Tức là nung sống chết cũng chỉ cho ra được một ít Tamahagane ở phía ngoài rìa là có hàm lượng cabon đạt chuẩn và giàu oxy để làm lưỡi kiếm có một ít thép non để làm lõi kiếm, còn lại toàn là gang … bỏ đi.
Kiểu luyện thép may rủi này không làm cạn kiệt nguồn thép tốt ở Shiname mới lạ, đâu phải lần nào luyện cũng cho ra Tamahagane đủ chất lượng đâu, ở Thăng Long mấy ông tướng thợ Nhật bản “biểu diễn” mười lần xịt đến tám chín lần, ra một đống gang khiến Ký chẳng phát điên lên.
Thế là Ký chửi bố đám này ra, muốn giàu cacbon lại giàu oxi đúng không? Lui ra một bên.
Ở Thăng Long đã hình thành một nghề nguy hiểm đó là điện phân nước ra O2 cùng H2.
Oxi thu được từ điện phân sẽ có từng bình chưa nén, đám này cho vào xilanh thổi khí nén qua van một chiều vào bình chịu áp suất. Thế là từ đó Besemer lò ở Thăng Long và Bố Chính có mới cải tiến đó là thổi bằng khí giàu Oxi ( tức là pha tạp Oxy thu được từ điện phân vớt không khí thường) . Việc thổi lò Bessemer sẽ giảm đi cường độ cũng như số lượng khí thổi, công việc nhẹ nhàng đi nhiều mà chất lượng cao hơn triệt để. Tất nhiên chơi với khí Oxy khá nguy hiểm nên quy trình cực kỳ nghiêm ngặt.
Muốn Tamahagane vừa giàu Oxy vừa giàu Cabon đúng không… chờ đấy.
Cho cát sắt nung lò cao ra gang nóng. Tiếp theo một nửa thổi dư oxy, tất nhiên thổi đến dư ôxy thì cacbon trong này cũng toang luôn trở về dưới 0,1% thành sắt non thép non mất rồi.
Nhưng vẫn còn một nửa giàu Cacbon gang lỏng.
Pha vào…. Thử các loại tỉ lệ pha.
Chẳng có mấy ngày đủ loại Tamahagane ra đời….
Thợ Nhật quỳ xuống đất khóc ròng. Họ không ngờ có thể khống chế tuyệt đối tạo nên các loại Tamahagane cần thiết dễ như vậy, số lượng lấy chục tấn mà tính.
Được rồi có Tamahagane mấy tướng rèn lưỡi tiền Kanata xem nào.
— QUẢNG CÁO —
Ký cười nhếch mép bỏ đi…
Thú vị là khi so với các loại thép của Bố Chính hay Thăng Long thì loại thép Tamahagane chứa một lượng khá lớn các phân tử oxy (O) trong nó tạo ra nhiều vùng bị oxy hóa trong thép. Về lý thuyết du thừa O2 trong thép sẽ tạo cấu trúc không bền vững và Bố Chính-Thăng Long luôn khống chế điều này, giảm thiểu oxy thừa trong thép.
Nhưng bất ngờ trên thực tế với cách rèn truyền thống của Nhật là rèn thành nhiều lớp thì các phần oxy hóa này vốn rất mềm nếu so với các loại thép khác cho phép thép có thể kéo giãn ra sau đó gấp lại và gấp lại nhiều lần giúp công cụ có một cấu trúc nhiều lớp l*иg vào nhau độc đáo làm tăng độ cứng cường lực của công cụ và giữ độ bén của kiếm. Sau mỗi lần gấp, nung và rèn tạp chất sẽ bị đẩy ra ngoài khiến cho nó ngày càng cứng để có thể gấp tiếp những lần sau việc này làm vật dụng có thêm hiệu ứng chống gỉ một cách tự nhiên và sáng bóng cũng như tùy vào cách rèn mà các vân kim loại sẽ khác nhau.
Được thôi, muốn gấp, muốn rèn 15 lần hai mươi lần ba mươi lần? đi búa máy gõ đi.
Thế là công nghệ rèn kiếm của Nhật Bản trong tương lai lại đang được hoàn thiện ở Đại Việt, mà tại quê hương của công nghệ này thì đã gần như tuyệt tăm người nghiên cứu.
Trăm năm ngàn năm sau, sẽ không có Katana, chỉ có Đại Việt đao mà thôi.
Lại nói Tamahagane gấp thật sự bén lắm , tuy hơi mắc công gấp gấp nhưng bén thì bén vô cùng. Ngô Khảo Ký đã được lấy thân chính thức thử độ bén của nó khi mà lãi Hiến cầm kiếm Gladius lưỡi Tamahagane xiên một phát thấu khiên đâm thẳng cánh tay hắn.
Thử chất lượng kiếm dĩ nhiên cần thiết nhưng thử đến mức như Thánh Đế Đại Việt, lấy thân thử kiếm thì chưa từng thấy ai làm qua.
Long Viễn có được “bảo kiếm” lưỡi Tamahagane dĩ nhiên yêu thích không rời tay cat ngày vuốt vuốt ve ve như vuốt thiếu nữ khiến Long Vũ hối hận và ghen tị.
Thật ra Long Viễn đang trách người Việt, bảo kiếm cớ sao không trang trí dẹp một chút, chỗ này dát vàng chỗ kia khảm đá quý, mẹ nó nhìn như cây kiếm thường xém chút không nhận ra.
Dạ thưa anh đây là vũ khí chiến đấu gϊếŧ người trên chiến trường của chúng em, không phải mặt hàng chưng bày triển lãm ạ.
Tất nhiên Long Viễn thề, khi về hắn sẽ triệu tập thợ thủ công trang trí đám vũ khí này một lần như vậy mới không làm nhục bảo kiếm.
Trong lịch sử thật mấy ông Trung Quốc liên tục khoe khoang kiếm báu nhưng thật không thấy thanh nào, còn mấy ông Nhật mới là kiếm báu hàng real có thêt nhìn sờ thấy.
Cỡ như Ỷ Thiên Kiếm, Đồ Long Đao bốc phét kia đem ra đây mấy anh biệt kích Việt làm cho hai nhát thành ba mảnh đem nung đi đúc lại cho lành. Này thì kiếm báu.