Lần này Đại Tống đi sứ mang đến chục thuyền tài vật làm quà, phái đoàn hùng hậu lắm toàn là tuyển chọn lực sĩ cấm quân cao to oai vũ , các quan viên cũng là chọn lựa người có bề ngoài tốt, ăn mặt lộng lẫy gấm lụa chỉnh tề đu đến Đại Việt.
Họ những tưởng sẽ như các lần trước thượng quốc đến Man Di các nước , khiến dân chúng phải trầm trồ kinh hãi cùng thán phục ước ao ánh mắt. Điều này Đại Tống xa hoa đã quen rồi.
Nhưng đoạn đường từ Vân Đồn, đến Luy Lâu, lại đến Thăng Long đã khiến nhận thức trước nay của họ bị suy sụp đổ vỡ.
Rốt cuộc đám Sứ Tống cảm thấy mình như khỉ làm xiếc cho người Việt xem trò nên không dám phô trương lộ diện rầm rộ nữa.
Đầu tiên đến cảng Vân Đồn.
Tiếp đãi bọn họ trước hết là năm đại chiến hạm khổng lồ rẽ nước đạp sóng trên mặt biển.
Năm đại chiến hạm này chính là tân Men of War lớn nhất và hùng mạnh nhất trên biển của Đại Việt. Nó khẳng định ưu thế độc tôn trên Đông Hải của quốc gia này.
Có Mộc tộc, lại có siêu cấp gỗ tốt nhập khẩu từ Chiết Giang- Phúc Kiến ( phải thừa nhận gỗ bọn này tốt và vị trí dễ khai thác hơn Đại Việt).
Những chiến Hạm kích cỡ đến 62m dài đã được đóng mới.
Mộc tộc vẫn như vậy, về ngành gỗ không ai vượt qua nổi bọn họ.
Những kết cấu kết nối bổ xung chiều dài sao cho không ảnh hưởng tới sự vững mạnh. Bọn này làm rất tốt.
Năm đại quân xưởng đóng tàu, một ngàn chuyên gia Mộc tộc, 5 ngàn công tượng ngày đêm làm việc sau hơn hai năm đã hoàn công gần như cùng lúc các siêu chiến hạm này.
Thật sự khi nhìn tới những chiến hạm của Đại Việt thì đám sứ thần Tống cảm thấy…chiến hạm to lớn đang trở bọn họ chính là …tàu đánh cá đơn thuần.
Lúc này Hải quân Đại Việt đã có sự chuẩn hóa hoàn chỉnh các loại chiến hạm của họ với tên gọi và mục đích rõ ràng.
Năm chiến hạm mới đóng được xếp vào lớp Chiến Hạm Khu Trục ( Destroyer), tiếp theo là năm chiến hạm cũ kích thước 45-50m được xếp vào lớp Kinh Hạm ( Frigate – Hay còn gọi là Hộ Vệ Hạm). Còn đám Carrak được thay mới với hệ thống chân vịt được gọi là Tuần Dương Hạm, Cuối cùng một đám tàu nhỏ kích thước 10-15m Carrak chính là hệ thống Tàu Pháo.
Chung quy tên gọi cũng chỉ là cải tổ lại hệ thống chiến hạm phức tạp đa dạng nhanh chóng thay đổi liên tục của Đại Việt, có lẽ năm nay tên gọi là vậy nhưng một vài năm sau phải xắp xếp lại.
Phân biệt giữa năm chiếc Destroyer mới nhất và năm chiếc Frigate cũ hơn có lẽ dễ nhìn nhất đó là kích thước dài hơn mười mấy mét. Cao hơn, rộng hơn và hùng mạnh hơn với kết cấu thân vỏ chắc chắn hơn nhiều vì có bàn tay của Mộc Tộc tham dự thiết kế cũng như thi công.
Chất lượng gỗ cho Destroyer Khu Trục cũng là tốt hơn nhiều, bởi lẽ như đã nói , các loại gỗ quý ở Chiết Giang, Phúc Kiến dễ khai thác hơn. Đại Việt lúc này bao gồm là một vùng rộng lớn tài lực hỗ trợ, không chỉ là một Tân Bình Lộ nho nhỏ với 37 vạn dân đơn thuần.
Destroyer Khu Trục, lớn hơn, mạnh mẽ hơn, cơ động hơn, chạy nhanh hơn, trang bị nhiều pháo tân tiến hơn có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ hơn Frigate Kinh Hạm.
Đừng thấy Destroyer to xác mà tưởng nhầm nó chạy chậm.
Với hệ thống chân vịt cùng hơn hai trăm tay chèo khiến cho chiến hạm này có động lực siêu cấp khủng bố ( so thời đại này) Tốc độ tối đa nếu thuận gió có thể lên tới 25-30km giờ. Không gió có thể di chuyển 15-18km. giờ tùy theo bố trí bao nhiêu thủy thủ tham gia xoay chân vịt.
Đây là điểm mà lớp Khinh Hạm Frigate với mái chèo không thể nào đạt được cho dù chúng nhỏ hơn, chứa ít pháo hơn cùng ít thủy thủ hơn.
Thật ra lớp Khinh Hạm Frigate đã thuộc về quá khứ, bỏ thì thương vương thì tội, để duy trì hoạt động của lớp chiến hạm này chỉ có độ chèo vốn có của bọn họ có thể đảm đương, vì đào tạo ra một đội chèo cho Frigate không hề đơn giản. Do đó nếu trong quá trình vận hành các tay chèo này mệt mỏi sẽ không có thay thế.
Chính vì vậy Frigate lúc này chỉ hoạt động loanh quanh các khu vực lợi gió, dùng sức gió cùng hải lưu di chuyển là chính. Tầm vươn xa của đám chiến hạm Frigate vẫn đáng nể, chúng được thiết kế để vượt đại dương . Nhưng để làm được điều đó chi phí cho Frigate cao hơn nhiều so với Destroyer chiến hạm.
Chính vì lý do này, cuối cùng lớp chiến hạm dũng mãnh một thời , biểu tượng của Bố Chính lại trở thành đám đi canh biển loanh quanh giữ cửa.
Chức năng biển xa tác chiến của Frigate Bố Chính đã được nhóm Destroyer Chiến Hạm thay thế hoàn toàn.
Các cuộc hải trình vươn biển xa như Nhật Bản , Bắc Nguyên, Medang được Khu Trục Hạm Destroyer thực hiện quá đơn giản.
Chỉ cần có cứ điểm thay thế thuỷ thủ chèo thuyền thì Destroyer Khu Trục Hạm có thể vận hành liên tục không nghỉ.
Thậm chí nếu không có cứ điểm thay thế thì với số lượng tối đa 1300 thuỷ thủ có thể thay phiên nhau xoay chân vịt. Chân vịt như đã nói không cần phải luyện tập, ai cũng có thể thực hiện công việc này, đó là siêu cấp lợi thế của lớp Khu Trục Hạm.
Chính vì cấu trúc không có khoang mái chèo cho nên bên sườn chiến hạm gần như không có điểm yếu. Từ các lỗ châu mai các pháo thủ gần như có thể tác chiến không góc khuất về bốn phương.
Khu trục hạm là một dạng chiến hạm được thiết kế để có thể tác chiến độc lập, không cần sự bảo vệ của đám Tuần Dương Hạm Carrack 27-30m dài.
Nói chung lúc này ở vùng biển sâu Destroyer ở khu vực Đông Á này chính là biểu tượng của sức mạnh hải quân vô địch Đại Việt.
Bảo sao khi nhìn những chiến hạm khổng lồ này người Tống không mặc cảm.
Vâng để thực hiện bộ mặt quốc gia Đại Tống cũng phái đi đám chiến hạm lớn nhất của mình có những chiếc cũng 35m đấy. Đẹp đẽ , sang trọng cùng các lâu thuyền sơn son thϊếp vàng lộng lẫy.
Nhưng đứng cạnh một gã khổng lồ cơ bắp lực lưỡng trang bị đầy súng pháo Destroyer thì vác chiến hạm Tống cảm giác chính là mĩ nữ, xinh đẹp nhưng không có tác dụng chiến đấu gì.
Không phải người Tống không đóng nổi chiến hạm to lớn. Họ dư sức đóng chiến hạm cả trăm mét.
Nhưng đó là những… thành trì nổi trên sông.. có tác dụng như cái bè lớn xây lên vô khối tường thành gỗ.
Thứ này từ thời Đông Hán đã làm, nhưng cái loại “ chiến hạm” kiểu người Hoa Hạ này tốc độ tình bằng… chục mét/giờ. Nói chính xác thì nó chính là một cái thành nổi. Người Hán khoái xây thành , thủ thành cho nên có thể nghĩ ra được bê cả thành trì xuống nước, quả là kỳ khôi.
Thứ này nhìn thì ghê nhưng quá nhiều nhược điểm và đã ít sử dụng từ lâu.
Loại thành nổi này ở trong ao hồ, thủ cứ điểm khá thuận lợi. Mang ra sông lớn chỉ có thể thủ ở vùng lặng nước bên bãi bồi. Còn muốn vượt sông đừng nghĩ nhiều. Còn mang ra đi biển thì giải thể thành gỗ vụn ngay lập tức.
Những chiến hạm to lớn có sức cơ động như kiểu Destoyer của Đại Việt lúc này… chưa quốc gia nào trong khu vực làm được.
Có lẽ Nhật bản đóng được mấy cái thuyền vuông soái hạm tầm 50m đấy, nhưng đám này như đã nói thành cần mỏng , hệ thống buồm không đủ để nó di chuyển độc lập, và nếu va chạm cùng Destroyer Đại Việt thì không cần nói nhiều. Vì bọn này chỉ đánh với lớp thuyền cũ nhất do chiến hạm Medang cải tạo lại đã không xong rồi.
Đây chỉ là hạ mã uy đầu tiên.
Sứ đoàn Tống chưa hết bàng hoàng thì một thương cảnh khổng lồ với những khối bê tông trải dài ăn sâu ra vịnh nước sâu của Vân Đồn cảng hiện ra trước mắt.
Đại Việt đã không cần phải tiết kiệm xi măng.
Một số loại pozzolan đặc biệt có khả năng đông kết trong nước cho nên các thương cảnh, quân cảng Đại Việt đã thay da đổi thịt. Pozzolan càng có nhiều hơn mấy loại chịu ăn mòn nước biển , cho nên việc xây dựng các cầu cảng siêu cấp hiện đại không khó hoàn thành.
Thời cổ này kỹ thuật câu cảng biển đa phần vẫn là đóng cọc gỗ lấn ra vùng nước biển hơi sâu lấp cọc sau đó xây đường gỗ phía trên để biến thành cảng neo đậu.
Còn nếu là xây gạch đá ăn lấn chỉ có ở các cảng nông tầm 4-5 m nước sau đó chờ thuỷ triều lên tận dụng mực nước cao thì thuyền lớn mới có thể vào bốc dỡ hàng hoá.
Giờ công nghệ thi công cầu cảng đó là các khối bê tông đá , pozzolan, cốt thép được đúc sẵn, khủng bố đóng cọc bằng giàn giáo cùng búa máy dòng dọc.
Các cọc be tông sẽ được đón lấn ra vùng biển có mực nước sâu cả chục mét không vấn đề để làm được điều này không đơn giản, nói thì dài dòng nhưng tóm lại cần có những chiếc cẩu mạnh mẽ với giàn đỡ 15m đổ lên, các cánh tay cẩu đối trọng không có hệ thống khung thép dàn giáo chịu lực là không thể.
Không có cẩu vận chuyển cọc be tông đóng lấn ra biển thì chịu chết không có khả năng sức người làm chuyện này.
Sau khi đóng cọc chính là trải đá cố định chân cọc tạo thành móng, đá nhiều kích cỡ từ đá hộc lớn đến đá răm. Tạo nên sực vững cắc cố định thêm cho cọc bê tông. Cảng Đại Việt be tông cốt thép cứ vậy điên cồng dựng vươn về các vùng nước sâu của vịnh.
Loại kỹ thuật này các công nhân Bố Chính đã làm nhiều nên thuận tay lắm, đến lúc này công nhân Thăng Long cũng đã nắm vững được quy trình.
Tất nhiên nói thì dễ làm khó.
Không phải nơi nào cũng xây cảng được.
Lý Từ Huy là nắm vững vị trí các cảng Đại Việt sau này sẽ xây thời hiện đại từ đó nàng đâu phải thăm dò địa chất mệt mỏi? Có dữ liệu từ tương lai thì Huy hoàn toàn hiểu nơi nào thích hợp với công nghệ xây cảng tiền công nghiệp của Đại Việt lúc này.
Tuy nói chưa thể so sánh hiện đại. Nhưng những cảng biển Đại Việt đã là những công trình khuôn mẫu của Thế giới trong thời điểm này.
Tống sứ choáng váng trước Từng cầu cảng kéo dài hết tầm mắt bằng bê tông cốt thép, thứ mà bọn họ không thể hình dung nó là vật chất gì. Từng đoàn thương thuyền dập rạp vào ra tấp nập như khe cửu đan xen, có thương nhân Tống, Triều Tiên, Bắc Nguyên, Nhật Bản, thậm chí Medang, Tam Phật Thề cũng có, vì nơi này Vân Đồn thương cảng có những hàng hóa đặc biệt rẻ nếu tới tận nơi mua bán, nếu để hàng hóa này về Luy Lâu hay Thăng Long giá sẽ cao hơn đôi chút, cho nên những thương thuyền có khả năng chạy xa của Medang, Tam Phật Thề sẽ lên tận đây buôn bán.
Nhưng tổn thương của Sứ thần Đại Tống còn chưa đến đâu.
Dân Đại Việt tụ tập bên bến cảng để xem, nhưng mà là xem chiến hạm hùng vĩ của Hải Quân Đại Việt.
Các hoạ sĩ vẽ dong có việc kiếm tiền tới tấp. Từng đám nam thanh nữ tú Đại Việt làm dáng Selfile , dĩ nhiên máy ảnh của bọn họ là mấy tên hoạ sĩ dong, nền là chiến hạm khổng lồ Đại Việt.
Không phải dễ được chứng kiến gần các chiến hạm này cho nên Việt dân là nô nức tròn mắt xem bàn tán xôn xao.
Có tiền có của người dân ăn dưa quần chúng sẽ nhiều hơn, không tiền nghèo đói, thơi gian đâu ăn dưa cơ chứ.
Lê Lãi không ngờ từ Thanh Hoá lưu lạc đến tận nơi này làm công, bởi vì lương ở đây thật cao. Xa nhà thì tết về thôi. Hắn thậm chí điên cuồng về nhà một lần đón cô nương hàng xóm là Lê thị Hoa chạy đến Vân Đồn lập nghiệp, nhớ ngày đó sáng ra cha của Lê Thị Hoa sau khi đọc thư con gái đã vác đòn gánh tìm khắp nơi, còn qua cả nhà của Lê Lãi nói phải trái.
Nhưng hai tháng sau một đám tiền lớn do con rể tương lai và con gái gửi về trong thư có nói “ … bố vợ tương lai tại thượng, tiền về đừng tiếc cho thằng Cẩu nó đi học, đổi tên nó đi, tên Cẩu lên huyện bin trêu chọc. Có học mới có tương lai…”
Ô hay.. bố vợ tương lai Lê Cày lão lệ tung hoành….
“ Con rể tốt… bế cháu về đây lão chăm cho, hai vợ chồng yên tâm công tác”
Nhà Lê Lãi cũng được gửi tiền về.. thậm chí em gái Lê Lãi cũng lên huyện học…
Đôi trai gái vượt khuôn bỏ nhà lập nghiệp được hai gia đình chúc phúc đến rối tinh rối mù.
Tối đó hai ông thông gia ngồi lại bàn cùng nhau.
“ Hay là cử bà ngoại lên chăm cháu cho vợ chồng nó yên tâm làm việc?”
“ Ông thông gia à. Chị nhà liệu chạy được quan binh nhà họ Lê cấm đường không? Chúng ta lão cả rồi đi sao được”
“ Lão Lều, ngươi không theo kịp thời đại rồi, có tiền mua ma mua quỷ cũng được, chờ tháng tới hai đứa gửi tiền về , mua một đồn canh có thể thông qua được”
“ Thật?”
“ Ta có mối”
“ Tốt quá hay để ta đi chăm cháu?”
“ Ngươi cái lão già này chăm được trẻ con… vớ vẩn, để bà ngoại bọn hắn đi thôi”
“ Ừ”
Đó là chuyện vùng quê Thanh Hoá.
Lúc này Lê Lãi dừng tay ngắm nhìn chiến hạm khủng bố đang đi vào cảng.
“ Lãi , còn không nghỉ sao”
“ Ngươi bụng bầu còn ra đây làm gì?”
Lãi quay lại thì thấy vợ chưa cưới hỏi đàng hoàng đã mang bầu mang bí này.
“ Ài.. ông chủ cũng không khó, để ta nghỉ một chút đem thức ăn cho ngươi, đã nói không ấy rồi, ấy có bầu lại phải nghỉ đẻ. Không kiếm được tiền”
“ Lo cái gì? Trẻ con đẻ ra là chính phủ cấp tiền nuôi, đẻ trên ba đứa còn có thưởng… sức ta còn làm tốt, ngươi nghỉ đẻ một năm , mấy tháng ta đều lo được “ Lê Lãi hào hùng..
Hoa cũng cảm thấy không sao, vì đẻ cũng tốt mẹ gửi thư nói sắp lên Vân Đồn chăm cháu nên vẫn đi làm được. Vả lại chính phủ khuyến khích đẻ em bé, đẻ là có trợ cấp, sữa mẹ không đủ có sữa bò sữa dê. Tội gì không đẻ em bé cơ chứ, vả lại đẻ lúc này còn được miễn phí bệnh viện.
Nghe nói bảo chính sách này đâu có mãi mãi đâu, đến lúc nào đó chính phủ Nhị Thánh lại thôi chính sách hỗ trợ, đến lúc đó mới sanh em bé phiền hà lắm.
“ Ý … Lãi nhìn xem có thuyền nhỏ rất đẹp bên cạnh chiến hạm của chúng ta kìa… là Thuyền của Tiểu quốc nào đến triều bái Đại Việt vậy?”
“ Nhìn không hiểu cờ nước họ, chữ gì như vẽ tranh , không quan tâm, tiểu quốc thôi, khoa trương cái gì? Loại thuyền có tiếng không có miếng này… bùm một cái tan thành nhiều mảnh”. Lê Lãi khinh bỉ.
“ Làm sao ngươi biết?” Hoa nghiêng đầu hỏi.
“ Thì thằng Tảu xin làm thuỷ thủ đó… thuyền buôn lậu Tiểu quốc lại còn kiêm hải tặc muốn chiếm thuyền Thằng Tảu thế là đánh nhau” Lãi dừng tay lau mồ hôi muốn ăn cơm rồi.
“ Nguy hiểm vậy? Rồi sao rồi sao?” Hoa tròn mắt tò mò bát quái ăn dưa quần chúng.
“ Ngươi là đi đưa cơm ta hay đi bắt ta kể chuyện?” Lãi trợn ngược mắt.
“ Con trai a … hu hu, cha ngươi ăn hϊếp mẫu thân ngươi” Hoa làm bộ xoa bụng than vãn…. Lãi đầu hàng luôn.
“ Thì tuần cảnh mấy đại nhân ở đâu xuất hiện… bùm bùm mấy phát pháo... xong rồi . Còn gì kể đâu. Thằng bị bắt thằng đi gặp long vương cả… thằng Tảu nó mê tít Hải Tuần Cảnh cho nên nộp đơn thi vào đó, không biết được không nữa” Lê Lãi làu bàu vừa nhao cơm vừa kể….
“Lãi Lãi…. Người tiểu quốc lên bờ , ăn mặc riêm rúa lứm kìa…”
“ Ôi dào là gấm thôi mà, ngươi không có áo gấm chắc? Chán là mùa đông mới mặc được, thứ khùng ấy đẹp mà nóng, mùa này mặc lụa , lanh, vải bông mỏng tốt hơn. Đám kia bị khùng… nóng như vậy mặc gấm. Làm như mỗi nhà chúng có vậy?”
“ Đã nói không mua gấm rồi, phí ra, có mặc đến đâu?” Hoa làu bàu.
“ Trước đến mơ cũng không nghĩ đời này sờ được, có tiền nên… mà thôi mùa đông mặc cho đẹp, có tiền sao cứ phải mặc đồ xấu làm gì?”
Tống sứ thương tâm, họ bị dân Đại Việt coi là khỉ diễn trò.
Ngày hôm sau cả đám đổi lụa mỏng mặc trên thân là đi tiếp chặng đường … đau khổ về Thăng Long.