Xuyên Thành Bảo Bối Trên Đầu Tim Của Đại Lão Vai Ác

Chương 30: Đôi mắt quần chúng sáng như gương.

Edit: Umeco

__________________

Trương Mãn Nguyệt chưa kịp thích ứng với việc các cháu lễ phép quá mức, tổng thể cảm thấy quái dị.

Nhưng nghe lời người khác khích lệ, bà nhất thời ưỡn thẳng ngực, cực kỳ đắc ý, “Ái Hoa nhà ta đánh cho vài trận đã hiểu chuyện, còn cần ngươi phải nói?!”

“Đúng vậy… Bà Ba thật có phúc khí.”

Những người khác khách khí nói lời khen ngợi, trong lòng lại tràn đầy khinh thường, đánh vài trận liền hiểu chuyện?

Hừ, nói dối mà không sợ thiên lôi đánh xuống đầu sao? Mấy hôm trước ai là người đánh chú họ bầm tím mặt mày vậy? Đường Ái Hoa chính là ác bá, từ nhỏ đến lớn không thiếu mấy việc làm vô đạo đức như vậy.

Trương Mãn Nguyệt được khen tâm tình thoải mái, vui sướиɠ đi về nhà ăn cơm, một hồi phong ba bình ổn bằng cách như vậy.

Đường Tiểu Niếp cùng ba anh trai theo đường cũ trở về, lại gặp đám thôn dân khi nãy, cô liền lặp lại như cái máy, gặp ai cũng nói…

“Bà nội cho nhà con một chén móng heo hầm đậu nành, ăn rất ngon!”

Các thôn dân tuy rằng bán tín bán nghi về quan hệ hòa thuận giữa mẹ chồng nàng dâu nhà họ Đường. Nhưng mấy chén đồ ăn đưa qua đưa lại trước mặt, bọn họ không tin cũng phải tin.

Chờ khi bốn anh em Đường Tiểu Niếp về đến nhà, trong thôn đã truyền bá câu chuyện này một cách rộng rãi.

“Biết tin gì chưa? Hôm nay giữa trời trưa nắng, Hứa Kim Phượng bảo mấy đứa con mang cho cha mẹ chồng một chén thịt hầm trứng bự như này và một chén dưa chua xào ruột già lớn như kia. Vô cùng xác thực, tận mắt tôi nhìn thấy, Trương Mãn Nguyệt còn đưa ngược lại một chén móng heo hầm đậu nành đấy!”

“Mấy ngày trước tôi còn nghe thấy Trương Mãn Nguyệt kể xấu Hứa Kim Phượng với người ta, hôm nay tự nhiên hòa hảo vậy?”

“Nói thế nào cũng là người một nhà, không thể cả đời đương đầu với nhau như kẻ thù được. Theo tôi thấy ba anh em Ái Hoa cũng trở nên hiểu chuyện hơn nhiều, cư nhiên còn biết câu "Bách thiện hiếu vi tiên"… Rốt cuộc không phí phạm tiền đi học mấy năm, cách nói chuyện thể hiện rõ trình độ.”

“Lời này khẳng định không phải do Hứa Kim Phượng nói, cô ta ngay cả trích lời của Mao chủ tịch còn không thuộc nổi, sao biết được cái đó. Thật đúng là nhìn không ra, ba cái tiểu tử Đường gia này tự nhiên đổi tính.”

“Con gái mười tám tính tình đại biến, chắc con trai cũng vậy, tới độ tuổi nhất định sẽ ngoan ngoãn hiểu chuyện thôi. Cứ theo dõi biểu hiện của ba đứa xem, nếu đúng như vậy thì Lai Phúc và Kim Phượng nằm yên chờ hưởng phúc là vừa!”

……

Ánh mắt quần chúng sáng như gương, một chút nho nhỏ thay đổi, cũng không thể qua được hỏa nhãn kim tinh của họ.

Ngày đầu tiên Đường Tiểu Niếp nỗ lực buôn bán rất có hiệu quả, cả thôn đều yên lặng chú ý đến ba anh em Đường Ái Hoa, muốn xem xem là thật sự sửa đổi hay chỉ là nhất thời hứng khởi.

Bữa tối Đường gia vẫn phong phú như cũ, bất quá thịt hơi ít. Tuy điều kiện Đường gia khá giả nhưng chưa đến mức thịt cá luôn mồm.

Buổi trưa thịt tươi dư lại không ít, nhưng phải để dành làm thịt khô, cất ăn quanh năm. Thi thoảng Hứa Kim Phượng mới ăn xài phung phí vậy thôi, bà đâu phải dạng người làm đến đâu dùng hết đến đấy.

Đồ ăn buổi trưa còn dư lại thịt và ruột già, Hứa Kim Phượng bỏ thêm ít khoai tây, củ cải vào ninh nhừ, thịt chưng cũng bỏ thêm măng đun lại một lần. Tùy tiện làm thêm một đĩa cải bẹ xào da cuốn, cải bẹ được trồng trong viện, da cuốn là Hứa Kim Phượng làm trước khi ăn tết.

Da cuốn là đặc sản ở Việt Thành, trước tết nhà nào cũng phải làm một ít, quy trình chế biến rất đơn giản.

Đầu tiên cho nhân thịt lên lớp váng đậu, cuộn thành hình ống. Sau đó bỏ vào chiên ngập dầu, đợi chín gắp ra để ráo. Cuối cùng cắt thành từng đoạn rồi đem cất, có thể dự trữ ăn cả một mùa đông dài.

Món đặc sản này còn có cái tên dễ nghe hơn là "Vang Linh". Nhưng dân Việt Thành đều gọi là da cuốn, tạo cảm giác thân thuộc hơn.

"Móng heo hầm đậu nành mẹ cho đâu?” Đường Lai Phúc liếc nhìn thức ăn trên bàn, không thấy món canh mẹ cho, thắc mắc hỏi.

Giọng Hứa Kim Phượng sặc mùi tức giận: “Tôi đảo nửa ngày, đến cái lông heo cũng không có, tất cả đều là đậu nành! Đến một giọt dầu cũng chẳng thấy, như cám tôi nấu cho heo ăn vậy!"