Sơn Hải Dị Thú Chí

Chương 98: 98. Tứ Thánh Thú – 四圣兽

*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.

Tứ Thánh Thú bắt nguồn từ thần thoại viễn cổ, thoạt đầu được gọi là “Tứ tượng”. “Tứ tượng” là chỉ hình tượng thủy, hỏa, thổ, kim phân bố ở bốn phương. 《Dịch · Hệ Từ Thượng》 nói: “Lưỡng nghi chủ tứ tượng.” Lưỡng nghi tức âm dương hoặc trời đất. Ở thượng cổ, nhóm bốn động vật biểu thị tinh tượng trên bầu trời bốn vùng lớn Đông Nam Tây Bắc là Đông Long, Nam Điểu, Tây Hổ, Bắc Quy Xà (Vũ); đồng thời cũng là thần linh bốn phương trong thần thoại cổ đại Trung Quốc. Thời kì xuân thu chiến quốc, bởi vì học thuyết ngũ hành thịnh hành, căn cứ vào quan hệ tương xứng của ngũ hành và ngũ sắc trong 《Hoàng Đế Nội Kinh》, Mộc là màu xanh, là vẻ nảy mầm của cây cối lá cây; Hỏa là màu đỏ thẫm, là vẻ bốc cháy của đống lửa; Thổ là màu vàng, là vẻ màu mỡ của đất đai; Kim là màu trắng, là vẻ bóng loáng của kim loại; Thủy là màu đen, là vẻ bao la của vực thẳm, do đó “Tứ tượng” cũng được phối màu trở thành Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ. Thời kì Lưỡng Hán, Tứ tượng biến đổi trở thành thần linh mà đạo giáo thờ phụng, vì vậy Tứ Thánh Thú cũng được gọi là Tứ Linh Thú. Thanh Long của phương Đông có ngũ hành thuộc Mộc màu xanh, Chu Tước của phương Nam có ngũ hành thuộc Hoả màu đỏ, Bạch Hổ của phương Tây có ngũ hành thuộc Kim màu trắng, Huyền Vũ của phương Bắc có ngũ hành thuộc Thủy màu đen, trung tâm vô cực thuộc Thổ màu vàng.