Sơn Hải Dị Thú Chí

Chương 2: 2. Thiên Cẩu – 天狗

*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.

Ở trong truyền thuyết Trung Quốc, hiện tượng nguyệt thực được gọi là “Thiên Cẩu ăn mặt trăng”, mọi người hoang mang lo sợ khua chiêng gõ trống bắn pháo để xua đuổi Thiên Cẩu. Loài động vật giống con cáo mà đầu trắng này rất có thể là một loài động vật có vυ' cổ đại nào đó, đã từng thật sự tồn tại qua.

Thiên Cẩu của Trung Quốc xuất hiện sớm nhất từ trong 《Sơn Hải Kinh · Tây Sơn Kinh》: “Lại hướng tây 300 dặm là Âm Sơn 陰山. Dòng sông Trọc Dục 濁浴 đi ra, rồi chảy về hướng nam trút vào đầm Phiền 蕃, trong nước nhiều sò vằn. Có loài thú, dạng nó như con cáo mà đầu trắng, tên là Thiên Cẩu, tiếng nó như tiếng “ríu ríu”, có thể ngăn điềm dữ.”