Chương 8
Trước kia khi ta còn sống dưới cái tên Liễu San San, trước khi Thương Hạnh và ta bên nhau ta chưa bao giờ cùng Thương Hạnh thưởng hội hoa đăng lần nào. Vì khi ta nói muốn đi xem hoa đăng, Thương hạnh điều bận, vì công việc quá nhiều và nhiều cái lý do khác… và không quên hứa lần sau sẽ bù đắp cho ta. Cho đến bây giờ ta mới thật sự hiểu nguyên do vì sao, đôi khi ta thấy đàn ông thật ích kỷ, nếu không yêu sao không dứt khoát, dù nó làm ta đau biết dường nào nhưng còn hơn cứ canh cánh, cứ hy vọng và cuối cùng là sụp đổ. Rồi họ nói một câu thật nhẹ nhàng: “Anh xin lỗi”. Đến bây giờ ta không hiểu hắn – Vô Trần, nhưng ta biết trong đôi mắt kia chứa đầy tâm sự, chứa đầy nỗi buồn cùng ưu uất. Đôi khi ta tự hỏi, vô tình hay duyên nợ ta sống và tiếp tục với sinh mệnh của Liễu Viên Nguyệt. Ta chỉ biết chúng ta cùng là những kẻ cô độc trong thế gian này.
Cả bốn người chúng ta ghé vào một khách điếm uống tà. Bên trong khách điếm rất đông người, nhìn qua điều biết là những người văn nho tao nhã có học thức. Tất cả mọi người điều chăm chú lắng nghe một vị huynh đài thao thao bất tuyệt bàn luận về “Nữ nhân chuyện tình”. Chúng ta cũng chăm chú hướng về vị huynh đài ấy: “Ta thấy nữ nhân thật không có gì tốt, chỉ biết ngồi ở nhà mà đợi tiền của chúng ta. Không có chúng ta, bọn nữ nhân đó không biết sẽ ra sao”. Rồi hắn cất giọng nói: “Nguyên ta có một vị bằng hữu, suốt ngày buôn bán nơi xa, hắn có một người vợ cực kỳ xinh đẹp. Hắn rất yêu cô vợ đó và quyết không nạp thêm thê thϊếp. Nhưng có một lần hắn phải đi buôn xa kinh thành, ước chừng 2 tháng về nhưng do mòn mỏi nhớ thương sợ vợ buồn tủi nên lặn lội ngày đêm trở về, khi hắn về nhà bất ngờ thấy sự lang chạ của người vợ. Vì thế đừng nên chỉ khư khư ôm lấy một vợ mà sinh ra hư hỏng, thế nên chúng ta nên chúng ta có quyền ‘năm thê tứ thϊếp’.”
“Đúng! Nói chí lý” Có vài vị khách nhân tỏ vẻ đồng tình.
“Sai! Vị huynh đài nói không đúng” Ta bất bình lên tiếng. Vô Trần và Mộ Dung Thanh Sơn đồng loạt nhìn ta, còn Tiểu Mai thì sợ xanh mặt. “Tiểu thư….”
Ta không nói gì, chỉ ra ta với Tiểu Mai là không sao. Ta đứng lên nói tiếp
“Nếu vị huynh đài có suy nghĩ như thế thì cái sự hiểu biết của ngài vẫn chưa tinh thông”.
“Hừ! Ta cứ nghĩ là ai thì ta là một tiểu cô nương! Vậy cô nương nói ta sai chỗ nào?” Hắn nhìn ta khinh bạc phe phẩy quạt nói. “Nếu ngươi nói ta nói không đúng thì nói xem, ta sai chỗ nào… và nếu không được thì..” rồi hắn cười lớn. Haha..
Ta liếc nhìn xung quanh nói: “Kỳ thực trên đời ra cái gì cũng có tính hai mặt của nó. Ta đồng ý với huynh vẫn có một số phụ nữ không tốt như huynh vừa kể, nhưng đó chỉ là số ít mà thôi. Từng có câu ‘sau lưng người đàn ông thành công luôn là một người phụ nữ” nếu không có phụ nữ quán xuyến sắp xếp công việc hợp lý, làm việc gì cũng phải chu đáo trong nhà thì làm sao người đàn ông an tâm lo việc ngoài. Nếu không có phụ nữ ‘tề gia’ thì làm sao đàn ông yên tâm ‘bình thiên hạ’. Trên đời vẫn còn nhiều câu chuyện về tình yêu mà ta ngưỡng mộ như chuyện tình của Chức Nữ đối với Ngưu Lang, hay nàng Ngu Cơ đối với Bá Vương”. Ta nhưng lại nghĩ, nói thế không biết họ hiểu không, vì họ không cùng thời với ta, nên ta nói qua loa rồi tiếp: “Ta cũng có một truyện kể cho các vị cùng nghe” .
Sau đó ta hạ giọng du dương kể: “Có một vị thư sinh tên Vương Sinh ở Thái Nguyên, sáng sớm đi đường gặp một người con gái ôm chăn áo đi một mình, có vẻ rất khó nhọc. Sinh vội đuổi theo, thì là một cô gái đẹp, tuổi đôi tám, lấy làm ưa thích lắm, sau đó hỏi thăm và đem nàng về nhà giấu ở phòng đọc sách rồi cùng nàng giao hoan, qua mấy ngày mà không ai biết. Sinh ngầm nói cho vợ hay. Vợ họ Trần, có ý ngờ nàng là hầu thϊếp của nhà quan, khuyên chồng đuổi đi, nhưng vì họ Sinh kia mê luyến sắc đẹp nàng nên không nỡ. Nhưng vào một hôm họ Sinh kia trộm xem nàng tắm nhưng họ Sinh kia chỉ thấy một con quỷ rất nanh ác, mặt xanh, răng chĩa ra như răng cưa, đang trải một tấm da người ở trên giường, cầm bút vẽ và bôi màu lên, xong rồi quăng bút, cầm tấm da như hình xốc áo rồi khoác vào người, hóa ra một mỹ nhân. Họ Sinh hoảng sợ làm cho nữ quỷ phát hiện gϊếŧ chết, lấy đi quả tim. Sau đó yêu nữ bị một vị đạo sĩ tiêu diệt, người vợ cầu sinh đạo sĩ cứu sống chồng mình. Đạo sĩ phun ra một cục đàm, nếu muốn cứu chồng thì ăn đi, Trần thị nhớ đến chồng rồi liền ăn, sau đó quay về nhà xem chồng thì trong miệng Trần thị bổng ọe ra trái tim, thế là họ Sinh kia sống lại”.
Mọi người trong khách điếm người nào nghe chuyện cũng không nói gì. Ta nói tiếp: “Nên ta mới nói, chuyện gì cũng có 2 mặt của nó chẳng có ai hoàn toàn là ích kỷ nhỏ nhen, cũng chẳng có ai mặt nào cũng tốt. Cùng một câu, có thể suy diễn ra nhiều nghĩa. Cùng một hoàn cảnh, nhìn dưới góc độ khác nhau mà có thể có những cảm nhận khác nhau… đàn ông cũng có những người như chàng họ Sinh kia. Sao không đặt vị trí của Trần Thị, biết hy sinh và tha thứ ” .
Được gặp nhau, yêu nhau do duyên định ba sinh. Vì thế sao không trân trọng, yêu thương, tin tưởng vun đắp mà lại cứ mở tưởng muốn “tam thê tứ thϊếp”. Ta định nói nhưng không thốt được, cái quan này không dễ gì xóa bỏ được, sẽ có bao nhiêu người hiểu được đây. Thôi đành không nói vậy.
Mọi người im lặng ta biết sự im lặng đó là sự tán đồng. Vị thư sinh kia nhìn ta hồi lâu rồi nói: “Tại hạ thật hỗ thẹn khi nãy có lời bình phẩm như vậy, tại hạ xin mượn rượu tạ lỗi vậy”. Nói đoạn hắn nâng ly rượu nâng trước mắt ta rồi uống.
“ Tại hạ thất lễ mạo muội hỏi uy tánh tại danh cô nương” Hắn nhìn ta hỏi.
“Bèo nước gặp nhau, thật không đáng nhắc đến”. Hắn thấy ta từ chối nên cười nhạt cáo lui, ta cũng trở về bàn mình. Ta thấy trong ánh mắt Vô Trần và Mộ Dung Thanh Sơn nhìn ta như dò xét, như đánh giá.
Từ khi ra khỏi khách điếm, chúng ta không ai nói câu nào. Sau đó chúng ta cùng hồi phủ, vì trời khuya đường đến tây viện rất tối nên Vô Trần đưa chúng ta về. Sau đó hắn xoay người đi.
“Vương gia” Ta thấp giọng gọi. Hắn nhìn ta. Ta đưa chiếc l*иg đèn trúng thưởng cho hắn nói: “Đường khuya, cầm lấy, ngủ ngon” nói xong ta chạy vào phòng.
Chú thích:
Họa bì có rất nhiều dị bản nhưng truyện Viên Nguyệt kể dựa đúng theo nguyên tác của truyện. Các bạn có thể mua Liêu Trai chí dị toàn tập, bản dịch của Vọng Chi Nguyễn Chí Viễn và Trần Văn Từ NXB Văn hóa Thông tin và Công ty Sách Thời Đại ấn hành.
Họa bì được sang tác bởi Bồ Tùng Linh tự Liêu Tiên, hiệu là Liễu Tuyền cư sĩ, quê ở Sơn Đông, Trung Quốc. Ông sinh năm 1640, bắt đầu viết bộ Liêu Trai chí dị năm 31 tuổi, đến năm 68 tuổi ông viết xong bộ sách này. Ông mất năm 1715, hưởng thọ 76 tuổi. Liêu Trai chí dị (Chuyện lạ viết ở phòng Liêu Trai) gồm 445 truyện. Họa bì (Đội lốt da vẽ) được đạo diễn Trần Gia Thượng dựng thành phim và được Hồng Kông gửi đi tranh giải Oscar 2009.