Đình Vân

Chương 24: Gặp Lại Tình Địch Trong Yến Tiệc Sinh Nhật

*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.

Thẩm Tế Nhật trở về phòng, rửa mặt sau đấy dùng bữa sáng, rồi sang phòng mẹ thưa chuyện.

Hai ngày nay, mợ Cả chưa trông thấy mặt con, ân cần hỏi han mãi mới ngừng.

Nom khí sắc anh hồng hào hơn dăm hôm nọ, mẹ bèn gặng hỏi có phải anh với Vương Hạo Tinh áng chừng tâm đầu ý hợp hay không, nếu quả vậy thì nên sớm định ngày lành tháng tốt cử hành hôn sự.

Anh tới đây vốn dĩ để bàn lại chuyện này.

Nếu đổi là vài bữa trước, thì may ra anh còn đủ khả năng tiếp tục với Vương Hạo Tinh.

Thế nhưng sau đó giữa anh và Du Thiên Lâm đã xảy ra nhiều chuyện như vậy.

Bây giờ mỗi thời mỗi khắc nghĩ đến Vương Hạo Tinh, anh đều áy náy không thôi.

Một cô gái tốt như thế, anh đâu thể đang tâm dây dưa làm lỡ duyên em ấy, nên khéo léo viện lí do là hai người không hợp.

Mẹ dõi sâu vào mắt anh quan sát hồi lâu: "Anh thành thực nói cho mẹ nghe.

Rốt cuộc là Hạo Tinh chẳng lọt nổi mắt xanh của anh, hay là tâm anh vẫn nhớ mãi không nguôi Lý Tâm Đồng?"

Thẩm Tế Nhật lường được ngay mẹ anh sẽ hỏi như thế.

Mấy năm ròng, hễ anh hò hẹn tìm hiểu với một cô gái xem mắt ước độ thân thiết lâu dài, chỉ cần kết cục là anh từ chối bước tiếp, mẹ anh sẽ lại chĩa mũi dùi lên người Lý Tâm Đồng.

Bà đổ rằng anh tưởng niệm nhung nhớ vị hôn thê này quá mức, cho nên bao nhiêu năm như thế mà vẫn chẳng thể tục huyền*, đối với ai cũng không dậy nổi lòng yêu.

*Tục huyền: Trong văn hóa Hán, vợ chồng được ví với đàn cầm, đàn sắt.

Do đó, khi người vợ qua đời, người ta gọi là "đoạn huyền" (đứt dây đàn).

Nếu lấy một người vợ khác sau khi vợ trước mất, người ta gọi là "tục huyền" (nối lại dây đàn).

Thế nhưng năm ấy khi anh và Lý Tâm Đồng bên nhau, người tinh mắt đều nhận ra tình cảm giữa hai người họ về cơ bản chưa tính là sâu đậm.

Chả hiểu có phải do mẹ anh quá mong ngóng anh kết hôn hay không, nên mới trút sai lầm lên đầu Lý Tâm Đồng lần nữa.

"Mẹ à, sao mẹ lại thế nữa vậy.

Người đã khuất từ lâu, hà tất mẹ phải nhắc tới làm gì ạ." Thẩm Tế Nhật không khỏi thở dài.

"Vì sao bà già này không thể nhắc? Năm đấy, nếu chả phải thân thể cô ta yếu nhược, còn chưa xuất giá đã mất, thì hà cớ gì anh chẳng đi bước nữa? Anh tự soi lại chính anh xem.

Người đã hai mươi tám tuổi, đích tôn nhà người ta ngấp nghé mười tuổi, mà tôi ngay cả con dâu còn chưa thấy mặt.

Tôi biết trách ai đây!"

Cứ đυ.ng đến việc này là bà lại giận sôi giận trào.

Bà sinh hạ hai trai một gái.

Tất cả đều phong thái trác tuyệt, khí chất thanh cao, gia thế càng không cần bàn cãi.

Thế mà cứ hết lần này đến lượt khác kéo tới tận giờ ngay cả một đích tôn bà cũng chưa được ẵm bồng.

Năm nào hồi hương tế tổ, bậc làm cha làm mẹ này toàn bị trưởng bối hai họ tộc gọi đến căn vặn mãi mới dứt.

Lại khỏi phải gọi hồn đến đám phu nhân thế gia thường ngày tụ họp dùng bữa với nhau, được thêm cả ba cô sáu bà* trong tối ngoài sáng mỉa mai châm biếm.

Nếu không thương xót đứa con trai trưởng này trẻ người phải gánh vác gia nghiệp, thì bà đã sớm an bài manh hôn ách giá* cho xong.

*Tam cô lục bà: Nghĩa đen là ba cô gái và sáu bà già.

Nghĩa bóng chỉ phụ nữ gặp nhau thường lắm chuyện, hay xăm soi chuyện người khác.

*Manh hôn ách giá là đàm hôn nhân mà không rõ diện mạo tính cách của đối phương.

Thẩm Tế Nhật hiểu mẹ chỉ là miệng dao găm, tâm đậu hủ*, liền bưng cho mẹ chén trà, nói vừa lòng mẹ: "Con chưa cưới là chưa gặp người trúng ý.

Mẹ đừng trách oan Tâm Đồng nữa.

Về phần Hạo Tinh, em ấy rất tốt, nhưng con với em ấy hiện giờ chỉ là tình nghĩa huynh muội.

Con nào dám chậm trễ con gái nhà người ta ạ?"

*Miệng dao găm, tâm đậu hủ: Nghĩa bóng là nói năng chua ngoa, sắc bén, nhưng tâm địa thiện lương, mềm mỏng.

Một số ý kiến cho rằng nó mang hàm nghĩa bao biện việc nói năng vô ý tứ.

Vài câu thành ngữ Việt Nam có nghĩa tương đối giống, mang cả ý tốt và xấu: khẩu xà tâm phật, xanh vỏ đỏ lòng...

"Với ai anh chả tình huynh nghĩa muội.

Vậy anh đã từng ngẫm nếu cả đời anh tuyệt không động tâm với ai, thì chắc cả đời này anh chết cũng không chịu lấy vợ hay chưa? Con à, con ở việc khó cách mấy đều có chừng có mực, nhưng cớ sao riêng chuyện tình cảm thì cứ cố chấp đến cùng vậy!"

Mợ Cả giận lôi đình đẩy chén trà kia ra.

Viền mắt đo đỏ, lệ nóng rơm rớm tròng mắt.

Điều Thẩm Tế Nhật sợ nhất chính là mẹ chảy nước mắt với anh.

Tuy rằng anh không có dự định chấp nhận Du Thiên Lâm, song anh thật sự chẳng muốn kéo dài làm lãng phí thời gian của Vương Hạo Tinh.

Dẫu sao qua mấy lần tiếp xúc trò chuyện, anh luôn rõ ràng hơn bất kì ai khác.

Ngoại trừ thỉnh thoảng nắm tay, thì ngay cả hôn môi hai người cũng chưa từng thử.

Vậy luận bàn chuyện hôn sự như thế nào?

Nghĩ đến hôn môi, anh lại nhớ tới tối qua, nhớ tới giây phút Du Thiên Lâm thừa dịp anh ngủ hôn anh.

Lúc ấy anh chỉ cảm thấy quá sức khϊếp sợ, nhưng sau đó không thể trói chặt tâm trí, đôi khi lơ đễnh tái hiện trong đầu.

Giờ thì hay rồi, ải mẹ khó qua thế vậy, mà anh còn lòng dạ thảnh thơi y như đắm vào cõi thần tiên ở đâu đâu.

Thẩm Tế Nhật buồn bực tự trách chính mình, giơ tay bóp vai cho mẹ: "Mẹ ơi, mẹ đừng khóc.

Mẹ khóc như này chẳng phải là làm khó con ạ."

"Mẹ gây khó dễ cho con à? Từ bé đến lớn, trừ khi cha con đặt ra kì vọng đối với con, thì mẹ từng thốt ra đòi hỏi gì ở con hả? So với Quan Lan hay Kim Linh, từ nhỏ con đều hiểu chuyện hơn.

Nếu không phải mẹ đau lòng con, thì cần gì phải dung túng con mấy năm trời chẳng chịu cưới ?" Mẹ anh ai vãn hết.

Hai hàng nước mắt tuôn rơi.

Thẩm Tế Nhật một người chạy hai đầu, cầm khăn tay định lau ráo nước mắt cho mẹ, bị mẹ chụp ngay lấy tay.

"Mẹ truyền hồn báo danh cho con biết, bây giờ mẹ sẽ không tiếp tục dung túng con nữa! Con có biết bên ngoài kia người ta đồn đại bao nhiêu chuyện nhảm nhí hay không ? Nói con...!nói con..." Mẹ anh mắng đến đây giận bầm mặt, cho dù tính khí suốt ngày sấm ngang chớp giật cũng chẳng dám mắng tiếp.

Thẩm Tế Nhật thay mẹ nối lời: "Nói con quái gở.

Nói phương diện kia của con không được.

Con không phải là đàn ông."

"Thẩm Tế Nhật!" Trông anh chả đổi sắc mặt, phơi toàn bộ những thứ chướng tai trong mấy lời bịa đặt ra, mẹ anh nóng giận đập bàn đứng lên, trỏ thẳng mặt anh mà mắng như tát nước: "Tại sao tôi có thể sinh ra cái thứ vô liêm sỉ như anh? Anh thật sự mong làm già này tức chết phải không? Vậy cho khỏi còn người ép anh kết hôn nữa!"

Dứt lời bà không chờ Thẩm Tế Nhật đáp, xoay người, chạy về phía bàn thờ Phật bên kia, quỳ gối lên bồ đoàn*, tố khổ với Bồ Tát.

*Bồ đoàn là một dụng cụ để Toạ thiền, thường được dồn bằng bông gòn và bọc bằng một lớp vải.

Toạ bồ đoàn có hình vuông, với kích thước mà một người ngồi thiền trong tư thế Kết già phu toạ vừa đủ ngồi và để hai đùi gối lên.Đơn giản chỉ là một ít luận điệu xưa cũ đay đi đay lại, lỗ tai Thẩm Tế Nhật lắng nghe hoài tới mức mọc kén.

Anh tiến đến quỳ gối bên mẹ, giành nói vài lời xin lỗi.

Tuy nhiên mẹ anh lúc này hết sức quyết tâm, không ép anh tiếp tục với Vương Hạo Tinh không được.

Anh chịu sức ép to lớn thật sự cực chẳng đã, buộc lòng tạm thời tuân theo ý mẹ, nói thiệt nói hơn mới lừa được mẹ đứng dậy.

Chờ cơn xúc động của mẹ dịu ít nhiều, anh bèn đề cập chuyện thu xếp sinh nhật mẹ Tư.

Việc buôn bán của Thẩm gia là do anh quản nhưng anh chưa cưới vợ, cho nên mọi việc vụn vặt trong hậu viện này vẫn theo lệ cũ dựa vào một tay mợ Cả xử lý.

Nghe được anh hỏi vấn đề này, lửa giận của mẹ anh được dập xuống phút chốc lại bốc hoả lên đầu.

Bà trừng mắt ra ngoài mắng: "Nói đến lại càng tức! Cha con bảo năm nay là năm đầu y gả vào cửa, nhất nhất phải biện một cái tiệc sinh nhật cho ra trò, bắt mẹ hỏi y thích loại yến nào, chiếu theo nguyện vọng của y mà làm.

Mẹ bụng bảo dạ dạo này thân mình cha con không khoẻ nên đồng ý, sai người thuật mấy sắp xếp có vẻ ổn thoả cho y lựa.

Y chê này chê nọ, chả ưa một ý gì, trả lại cho mẹ tất!"

Thẩm Tế Nhật lắng nghe rồi nhíu mày: "Tính mẹ Tư xưa nay không khó nói chuyện như vậy.

Phải chăng có gì đó hiểu lầm ạ?"

Mợ Cả lạnh mặt hậm hực hừ một cái cắt ngang: "Có cái gì mà hiểu lầm? Mẹ biết tỏng y lại ngứa da! Ỷ mỗi một cái yến tiệc sinh nhật sinh nheo mà cho mình là quan trọng nhất! Ai cũng chẳng để vào mắt!"

"Mẹ sai ai đi hỏi mẹ Tư vậy ạ?" Thẩm Tế Nhật từ từ tháo gỡ.

"Tất nhiên là mợ Hai mợ Ba.

Lẽ nào mẹ còn phải vác thân sang?" Mợ Cả quay ngoắt mình khinh bỉ, lòng vòng nhớ ra chén trà Thẩm Tế Nhật vừa dâng cho bà, nhấc lên nhấp một ngụm để trơn giọng.

Thẩm Tế Nhật nghe xong khắc hiểu, lắc đầu bất đắc dĩ: "Mẹ, tính mẹ Hai mẹ Ba chả phải mẹ không rõ.

Để cho các mẹ ấy đi, thì làm sao việc này có thể chu toàn được ạ."

Mợ Cả vốn định bác bỏ, chưa kịp thốt lời, thì đã suy nghĩ lại.

Nom nét mặt mẹ có vẻ cả thẹn, Thẩm Tế Nhật bèn chủ động đề xuất bản thân đi thương thảo.

Mẹ ngăn cản anh qua.

Anh thuyết phục mẹ đừng so đo nhiều như vậy, ngày kia phải tổ chức tiệc sinh nhật, không khéo sẽ rước xuống cơn giận của cha.

Mẹ xuôi lòng cho phép anh làm, khi anh bước chân qua ngưỡng cửa còn ở đằng sau dặn dò đi mau về mau, tránh đợi lâu ở chỗ Từ Yến Thanh kia.

Thẩm Tế Nhật tức khắc vòng qua tây sương, gõ cánh cửa sân viện đóng chặt.

Nha hoàn mở cửa có tên Tú Oánh, là người hầu bên cạnh Từ Yến Thanh, trông thấy Thẩm Tế Nhật tới, vội cúi đầu hành lễ: "Đại thiếu gia, người đến đây có việc gì ạ?"

"Ta tìm mẹ Tư bàn việc.

Mẹ ấy ở đâu?" Thẩm Tế Nhật hỏi.

"Mợ Tư luyện chữ ở thư phòng.

Nô tỳ dẫn người vào ạ." Tú Oánh trả lời xong thì quay lưng dẫn đường.

Thẩm Tế Nhật theo cùng nha hoàn ngang qua sân viện, vừa đặt chân vào hành lang đã ngửi thấy một làn trầm hương nồng nặc.

Sau khi vào thư phòng, quả nhiên anh nhìn thấy trên án thư* và tiểu kỉ* gần cửa đều bày mấy lư hương đồng.

Khói trầm an thần bốc lên nghi ngút.

*Án thư: Bàn viết*Tiểu kỉ: Bàn nhỏ (thường để uống trà hoặc trưng bày)



Nhác thấy anh bước vào, người đang luyện chữ bên án đặt bút lông trong tay xuống, gật đầu chào anh: "Đại thiếu gia."

"Gần đây mẹ Tư ngủ không ngon à? Sao bỗng dưng người lại đốt nhiều trầm hương thế này?" Thẩm Tế Nhật đáp lễ Từ Yến Thanh, lúc ngẩng đầu suýt nữa thì hắt hơi.

Mùi trầm khắp phòng này có phần gay mũi.

Từ Yến Thanh im lặng.

Nha hoàn Ly Nhi theo hầu cạnh y lắm mồm lắm miệng xen ngang: "Xin Đại thiếu gia thứ lỗi.

Mấy nay mợ Tư bị khí huyết ứ trệ, cả đêm trằn trọc mất ngủ, chỉ còn cách đốt trầm dưỡng thần ạ."

"Ly Nhi, mau đi dâng trà cho Đại thiếu gia." Từ Yến Thanh ngăn trở Ly Nhi nói leo, hỏi Thẩm Tế Nhật: "Chẳng biết Đại thiếu gia tới đây có việc gì vậy?"

"Chả có gì to tát cả, ta thay mẹ ta hỏi mẹ Tư một chút xem người muốn tổ chức yến tiệc sinh nhật như thế nào thôi?" Thẩm Tế Nhật đặt vấn đề.

Từ Yến Thanh rũ mi, dửng dưng đáp trả: "Vậy nhờ Đại thiếu gia chuyển lời đến mợ Cả.

Yến Thanh không có ý nguyện gì, để mợ Cả làm chủ là tốt rồi."

"Điều này sao được.

Đây là sinh nhật của mẹ Tư mà." Thẩm Tế Nhật tiến lên vài bước, đi đến trước án thư ngó y: "Mẹ Tư, ta dám chắc mẹ Hai mẹ Ba lúc tới tìm người đã nói lời không phải.

Người đừng để bụng.

Cả nhà này người cha lưu tâm yêu chiều nhất chính là người.

Trong lòng những người khác nảy sinh tị hiềm đố kị cũng là lẽ thường tình.

Nếu tâm người chẳng rộng rãi, cuối cùng người ăn khổ nhất vẫn là người.

Mẹ Tư coi trầm hương này xem, tuy giúp an thần yên giấc, nhưng bay mùi nồng như vậy, dùng lâu e thân thể khó chịu nổi."

Anh khuyên lơn chân thành.

Từ Yến Thanh biết anh chả có ác ý, bởi thế nghe dứt câu không nhịn được nở nụ cười, song ý cười vẫn chưa hiện trong mắt: "Sinh nhật thì sao? Nếu không thể bước ra khỏi chốn Thẩm phủ này, sinh nhật to đẹp thì có khác chi."

Thẩm Tế Nhật định mở miệng, bỗng nhiên cười cười: "Vậy ta đi thương lượng với cha, tổ chức sinh nhật của người ở bên ngoài."

Từ Yến Thanh ngước mắt.

Trong cặp mắt luôn lãnh đạm kia xuất hiện một gợn sóng cảm xúc hiếm thấy, rất nhanh chóng lại yên lặng lặn mất.

Y nhẹ lắc đầu: "Không cần nhọc lòng.

Lão gia và mợ Cả sẽ phản đối."

"Chưa thử sao biết được?" Thẩm Tế Nhật bảo y an tâm liền cáo từ, lúc ra đến cửa thì dừng lại, xoay người lựa lời: "Mẹ Tư, hôm nay ta khuyên mẹ một lần nữa.

Có gì người nên nói ra ngay, chớ để sau rốt buồn ở trong lòng.

Suy cho cùng, cha đã cao tuổi, lắm khi không thể chiếu cố hết được."

Từ Yến Thanh kinh ngạc ngó anh, ngơ một lúc lâu sau y mới nâng tay chắp: "Đa tạ Đại thiếu gia."

Thẩm Tế Nhật mời y nghỉ ngơi cho khoẻ rồi sang bên cha mình, đưa ra lời đề nghị này.

Từ sau khi gả vào Thẩm gia, Từ Yến Thanh vẫn chưa bước chân ra ngoài cửa.

Chủ yếu là do bận ấy dấy lên phong ba quá lớn, hầu như tất cả người trong thành Nghi Châu này đều dòm vào Thẩm gia mà chê cười.

Mợ Cả nổi cơn Tam Bành cấm y đủ đường, không cho phép y ra khỏi Thẩm phủ nửa bước.

Thẩm Chính Hoành hiểu được là chuyện mất mặt, nên ngầm đồng thuận mệnh lệnh vô lý này.

Hiện thời Thẩm Chính Hoành còn đang do dự.

Thẩm Tế Nhật trấn an cha vài câu, lấy lẽ sự tình đều đã qua lâu, chung quy mọi người cũng đâu thể vây Từ Yến Thanh ở nơi này, cấm cửa y cả bốn phương trời mười phương đất suốt đời.

Cha anh chấp thuận, để anh và mẹ anh chủ trì việc này.

Vốn tưởng nhân vật chính yếu không vấn đề gì, thì sẽ ra ngoài ăn bữa tiệc sinh nhật này.

Nào ngờ tới buổi chiều cùng ngày, Tùng Trúc tìm đến lúc anh đang tiếp khách tại cửa hiệu, báo cho anh rằng yến tiệc sinh nhật mợ Tư vẫn ở phủ đệ.

Mợ Cả thỉnh gánh hát từ trà lâu Truyền Thừa đến ca xướng trong phủ, cũng chẳng mời nhiều thân hữu khác, chỉ cần một nhà ngồi ăn cùng nhau bữa cơm là ổn rồi.

Thẩm Tế Nhật cảm thấy kì lạ, lên xe về phủ tìm mẹ hỏi xem nguyên nhân lại thành thế này.

Mẹ anh không trả lời.

Anh tính tìm Từ Yến Thanh hỏi, kết quả là vừa bước ra sân chợt nghe có người đến báo, rằng Vương tiểu thư mang theo quà mừng đến đây.

Mấy ngày nay Vương Hạo Tinh trở về Yển Thành một chuyến, cho nên anh vẫn chưa tìm được cơ hội nói chuyện với cô.

Giờ này cô đột nhiên cầm quà tặng tới phủ, có lẽ mẹ anh đã báo cho cô.

Thẩm Tế Nhật đành phải đi ra cổng nghênh đón.

Vương Hạo Tinh mặc một chiếc váy lễ phục xinh xắn màu tím nhạt.

Giày cao gót nhỏ càng tôn lên vóc dáng cao mảnh dẻ của cô.

Thẩm Tế Nhật đang chào cô, bỗng ngừng chân giây lát, khiến Tùng Trúc theo sau tí nữa thì xô vào anh.

Tùng Trúc còn chưa kịp thắc mắc mô tê gì, thì nhìn thấy người phía sau Vương Hạo Tinh bước ra, lắc hộp quà trong tay, cười lộ ra hai hàm răng trắng.

"Du..." Tùng Trúc chỉ thốt ra một tiếng đã bị cứng họng, tức thì quay sang nhòm sắc mặt Thẩm Tế Nhật.

Quả nhiên nó giống hệt hất đổ một thùng thuốc nhuộm, một lời khó tả xiết.

Vương Hạo Tinh cười tươi, nắm tay Thẩm Tế Nhật bắt chuyện: "Thẩm đại ca, em đã trở lại.

Phải rồi, em gặp vị Du trưởng ty này ở ngoài.

Ngài ấy bảo cũng đến chúc mừng sinh nhật mợ Tư, nên em vào cùng ngài ấy ạ." Cô giới thiệu xong liền khó hiểu hỏi: "Anh bị làm sao thế? Sao nét mặt lạ vậy? Là khó chịu ở đâu ạ?".