Mau Xuyên: Nữ Phụ Xuất Sắc Nhất

Chương 75: Họa sĩ và nhạc sĩ (6)

Mai Hạ bật cười, hẹn ngày nào đó cả hai đi gặp mặt.

Đối phương nhanh chóng đồng ý ngay.

Với cô mà nói, hôm nay là một ngày siêu may mắn.

Tung bài hit vả vào mặt nam chính, gặp lại Khánh Phong.

Chợt, một bong bóng chat nhảy ra.

Là Huy Nam.

"Ngủ chưa?"

"Chưa ngủ.

Chúc mừng anh lại có một bài hát thành công nữa nhé"

Mai Hạ ngay lập tức trả lời.

"Em cũng vậy, giờ trên mạng ai cũng bàn tán về em cả"

Hai người nhắn tin qua lại, bất giác đã đến khuya.

Cả hai tạm kết thúc cuộc trò chuyện và đi ngủ.

Sáng sớm hôm sau, Mai Hạ dậy sớm như thường lệ và chuẩn bị tới trường mới.

Công việc chuyển nhà đã có người giúp việc lo, cô không cần phải làm gì cả.

Chợt tin tức về bài hát lại bùng nổ, bởi vì đêm qua các fan của Huy Nam đã cày và lập kỉ lục mới ngay trong đêm.

Đây là một "chiến tích"

chưa từng có.

Đọc bình luận mới biết hóa ra vì nội dung chất lượng nên rất nhiều người không phải fan cũng đồng ý cày.

Quần áo trang phục được làm tỉ mỉ đúng chuẩn lịch sử nên những trang nghiên cứu cổ phục nước nhà của các bạn trẻ cũng chia sẻ rộng rãi.

Mai Hạ sau khi đăng bài cảm ơn đã nghe thấy hệ thống đột nhiên ban ra một nhiệm vụ: "Tít...

Tít....

Nhiệm vụ trong ngày: ra công viên vẽ một bức tranh.

Điểm thưởng: 30"

Cô đã quen với những nhiệm vụ nhỏ bất ngờ.

Thế là cô liền xách đồ lên và đi.

Cô để tài xế đưa mình tới một công viên gần đó và tự mình xách đồ đi tìm chỗ hợp ý để vẽ.

Mai Hạ vui sướиɠ đáp.

Hệ thống chọt lên tiếng, nói: "Chủ nhân biết đây là ai không? Là họa sĩ Trần Hữu đấy"

Trong giới hội họa của thế giới này, nhắc tới những bậc thầy hội họa phải kể đến họa sĩ Trần Hữu.

Ông từng tham gia và giành nhiều giải thưởng trong và ngoài nước, là thầy của rất nhiều người tài.

Không ngờ ông lại nhận Mai Hạ làm học trò chỉ qua một lần gặp mặt tình cờ.

Ông Hữu cười nói: "Biết vì sao thầy nhận con không? Vì thầy thấy hình ảnh bản thân thời trẻ qua con"

Thời trẻ ai mà không có mối tình dở dang khắc khoải? Ông cũng như vậy, phải lòng một cụ bà.

Tiếc rằng người ta là tiểu thư lá ngọc cành vang, còn ông chỉ là một tên họa sĩ nghèo.

Thời bấy giờ, người nghèo mãi hoàn nghèo, làm nghệ thuật thì càng không phải nói.

Bà cũng có tình với ông, chiêu nào cũng dẫn con sen đi dạo bên bờ hồ, nơi mà ông hay ngồi vẽ.

Khi dạo một buổi chiều và quay về, ông đã rời đi và để lại một bức tranh có vài câu thơ tình thương nhớ.

Bà sẽ đem về cất trong phòng.

Có hôm bà sẽ đi qua, cố ý đánh rơi khăn tay chỗ ông ngồi, trên đó có ghi nỗi lòng chờ mong.

Nhưng vấn đề không môn đăng hộ đối đã trở thành bức tường ngăn cách hai người.

Sau khi bà lấy chồng, ông ngẩn ngơ mãi, ngày nào cũng ra chỗ cũ vẽ phong cảnh như thường lệ, tiếc rằng từ đó chẳng ai nhặt tranh ông nữa.

Hôm nay khi ông gặp Mai Hạ đang vẽ tranh, chợt nhìn thấy bản thân năm nào.

Cô gái trẻ tuổi ngồi trên bãi cỏ vẽ khung cảnh, có thể nhìn ra đang chìm đắm trong hoài niệm và bi thương khó giấu.

Đó là ánh mắt và cảm xúc dành cho một người đã lỡ mất.

Với thời đại bây giờ, tình yêu chân thành và da diết như vậy rất khó tìm ở những người trẻ tuổi.

Trong xúc động, ông đề nghị làm thầy của Mai Hạ.

Ông Hữu cho cô địa chỉ nhà, số điện thoại rồi xếp lịch học cho cô.