Chương 275 Vận Hồng Thủy quyết trị thương
Hồng-Linh có thể hiểu ngôn ngữ mới nên cám ơn cụ Ẩn không ngớt, nàng bây giờ mới biết mình được cụ Ẩn cứu kịp thời, đem vào trong một gia đình họ Sùng trong một thôn nhỏ khoảng hơn trăm nóc nhà. Sùng Lãm trước đây từng thụ ân cụ Ẩn nên lần này tiện đem nàng đến đây dưỡng thương.
Cụ Ẩn an ủi nàng một lúc rồi rời khỏi, còn lại một mình nàng nội soi kiểm tra thương thế, trong thức hải thánh thai may mắn không bị tổn thương. Phía bên phải trong góc Ác Quỷ Át-mô-đai-ô đang bị nhốt bởi cỗ tràng hạt, nàng xem kỹ thấy quang lực cỗ tràng hạt dường như giảm, nàng chợt nhớ đến mấy ngày nay gặp nhiều chuyện dồn dập quên lần hạt đọc kinh cầu nguyện. Nàng không ngừng nhủ may mắn phát hiện kịp thời, nếu không tên Ác Quỷ này đi ra được thì nguy hiểm tai hại vô cùng, thánh thai linh hồn sẽ bị hắn hành hạ phá hư... Nàng vội tập trung đọc kinh thì nghe tên ác quỷ Át-mô-đai-ô la hét chửi bới như tát nước, nàng mặc kệ hắn cứ đọc đủ một chuỗi, sau đó còn đọc luôn ba chuỗi nữa đủ bốn mầu nhiệm, mùa vui, mùa thương, mùa mừng, mùa sáng. Nàng cảm giác được tâm linh đang buồn phiền, lo lắng dần dần bình thản, lắng đọng an ổn, dễ dàng bỏ tạp niệm.
Sau đó nàng mới nội soi kinh mạch, đan điền, ngũ tạng lục phủ, quả nhiên chân khí ảm đạm, yếu ớt vô lực. Nàng thử vận chân khí liền phát giác nhiều huyệt bị bế tắc nên dùng Hồng Thủy quyết bắt đầu đả thông từng kinh mạch một. Nhưng liền gặp khó khăn, mỗi khi chân khí tiếp cận huyệt bị thương cơn đau liền tăng lên. Nàng cắn răng chịu đau tiếp tục chuyển chân khí, chịu đựng đau đớn, mồ hôi ướt như tắm, chịu đựng đến cực hạn mới ngừng.
Nàng nghỉ ngơi cho cơn đau êm dịu lại, sau đó lại tiếp tục. Nửa ngày nàng không ngừng vận chân khí đả huyệt bế tắt, mới thấy thương tổn nơi đó được chân thủy khí chữa trị phần nào, nỗi đau yếu dần. Nàng mừng rỡ quá sức phát hiện thuỷ chân khí quả nhiên có khả năng chữa lành vết thương kỳ diệu nên thầm nhủ may mắn mình tu luyện Hồng Thủy Quyết, nếu không làm sao có thể chữa thương cho nhanh được.
Mười ngày nàng đánh thông thành công một kinh mạch, lúc này nàng có thể ngồi dậy để đả tọa, ba tháng mới thông được tám mạch chính, lúc này mới thể làm việc nhẹ, đi lại tự nhiên.
Hồng-Linh ra khỏi phòng dưỡng thương, ba tháng nay nàng chỉ ở trong phòng vận khí chữa thương khiến nàng bị bó buộc, khó chịu muốn ra ngoài hít thở không khí trong lành.
Bên ngoài phía sau nhà là một cái sân rộng, cô bé hay vào phòng nàng đang ở góc sân, ngồi xổm bên một cái giếng đang xóc gạo nấu cơm. Trong nhà lúc này chỉ còn lại cô bé và Hồng-Linh. Cô bé Linh Lan, con gái út trong Sùng gia, nàng có hai người anh và một người chị, ba anh chị của nàng Hồng-Linh chưa được thấy, dường như không ở trong nhà. Cha mẹ nàng Sùng Lãm và Linh Yến, Hồng-Linh đã gặp họ hai lần, tuổi họ chạc bốn mươi, tính tình hòa nhã, bình dân dễ gần. Sùng Lãm làm nghề luyện khí thuê cho một lò luyện khí ở thôn bên cạnh, còn Linh Yến trồng trọt linh cốc, linh dược nơi thuở đất của gia đình.
Linh Lan thấy Hồng-Linh đi ra gọi to:
- Cô Hồng-Linh khoẻ hẳn chưa?
Hồng-Linh khẽ gật đầu hỏi lại:
- Linh-Lan đang làm gì ở đó?
- Dạ cháu nấu cơm tối, chờ ba mẹ về ăn là vừa.
- Linh-Lan gọi ta là chị được rồi, ta nhìn già rồi hả?
- Dạ không, rất trẻ nhưng ba mẹ bảo như vậy nên cháu cứ vậy mà gọi.
Hồng-Linh phụ giúp nấu bếp, thấy nơi đây dùng bếp củi, không khác gì khi nàng còn nhỏ nhà nàng cũng dùng bếp củi. Lúc nhóm lửa nấu nướng không khỏi bị khói tạt vào mặt cay cả mắt, Linh-Lan quen việc không sao, còn Hồng-Linh nước mắt chảy ra nhễ nhãi bẩn cả khuôn mặt. Hai người nhóm lửa nấu cơm xong, Hồng Linh bèn hỏi:
- Linh Lan! Chúng ta chuẩn bị món ăn đi. Hôm nay Linh Lan định nấu món gì nào?
- Không có món gì đặc biệt chỉ là cá kho cay, rau cải xanh luộc chấm mắm thôi.
Trời chập choạng tối hai ông bà Sùng Lãm đi làm về, gia đình xum họp khiến Hồng-Linh có cảm giác ấm cúng như thuở còn nhỏ đi học, sống hạnh phúc trong gia đình.
Trong bữa ăn nói chuyện Hồng-Linh biết rõ hơn cuộc sống nơi đây. Nơi đây là Kinh Châu lục địa An Khang đế quốc, 70% là người còn 30% các yêu nhân tộc, trong đó yêu cầm nhân chiếm đa số. Ngoài An Khang đế quốc còn có hai đế quốc khác Bình Nhưỡng và Thái An, đất đai dân số tương đương nhau, An Khang đế quốc có khoảng 200 triệu dân cư, 350.000 cây số vuông và 400.000 cây số hải dương biển cả. Gần ngàn năm nay Kinh Châu được xem là an bình vì có một vị Tiên Đế trấn trụ. Tiên Đế Trần Thăng đáng tiếc đã phi thăng khoảng 70 năm truớc. Trước kia nghe tổ tiên kể lại, Kinh Châu rất thảm hại, nghèo đói, mạng sống luôn bị đe dọa vì yêu nhân, nghi kỵ lẫn nhau, sau đó nhờ có Tiên Đế trấn giữ nên các Yêu nhân không dám lỗ mãng đem quân đến đây cưỡng chiếm bừa bãi.
- Kinh châu ba đại đế quốc có tông phái gì không?
- Đúng là ta quên mất yếu tố quan trọng này. Tông phái lớn nhỏ vô số, nguyên An Khang đế quốc chúng ta cũng có mười hai tông phái tầm lớn, nhân số mỗi tông có đến mấy vạn đến chục vạn luyện sĩ.
Hồng-Linh chợt nhớ đến mấy anh chị Linh Lan, hẳn là họ đã gia nhập vào tông môn học tập tu luyện nên vắng nhà nên hỏi:
- Các anh chị của Linh Lan hẳn là đã nhập vào các đại tông môn học đạo?
- Đúng thế, thằng lớn Sùng Nhâm năm nay 20 tuổi đã đầu nhập Thái Huyền Tông, thằng thứ hai Sùng Canh, 18 tuổi nhập Thần Kiếm tông đứa thứ ba Sùng Quý Lan, 16 tuổi học đạo ở Ngọc Nữ tông.
- Cháu thấy cụ Ẩn tu đạo cao minh như vậy sao không cầu cụ ta nhận là đệ tử chỉ bảo cho.
- Chớ có xưng với chúng ta như vậy, Hồng-Linh tiên tử tuổi tuy kém chúng ta nhưng tương lai sáng lạn không thể tưởng tượng được, chúng ta bạo gan lắm mới dám xưng hô ngang hàng với cô thôi. Cầu ân nhân nhận đệ tử ư? Cô tưởng dễ lọt vào mắt cụ hả. Ta e rằng cả Kinh Châu này may ra được ba người cụ để mắt đến, thứ nhất là đệ tử lớn của cụ Trần Bình, năm nay 40 tuổi nghe nói theo cụ học đạo từ lúc hắn 6 tuổi, bây giờ đạt đến chân tiên. Hắn đúng là một thiên tài tu luyện. Thứ hai là nhị đệ tử Lê Tuấn 36 tuổi cũng không kém đạt đến hợp thể kỳ, thứ ba có thể là cô đấy...
- Em ư? Em đâu có tài năng gì đâu! À phải rồi, ba tháng trước em có nghe lảng vảng cụ Ẩn nói chuyện với ai bằng tiếng Việt, không biết ba tháng trước có ai đến đây thăm cụ không?
- Ta nhớ rồi. Ba tháng trước có nhị đệ tử của ân nhân đến gặp ông cụ.
Hồng-Linh nghe tên họ của hai đệ tử cụ Ẩn đều là họ của dân Việt thì cho là cụ Ẩn chọn môn đồ một trong những tiêu chuẩn là người Việt thì phải. Nếu mình lọt vào mắt cụ Ẩn thì là điều may mắn, ngoài tu đạo, bản lãnh thực lực, cụ Ẩn đối với mình có ân, cụ cư xử hiền hòa, ân cần chăm sóc mình giống như là một thân nhân gần gũi.
Hồng-Linh sinh hoạt trong gia đình Sùng Lãm, nàng tiếp xúc Linh Lan nhiều nhất, chỉ cho cô bé cả võ công căn bản. Nàng thỉnh thoảng đi theo Linh Yến ra vườn giúp đỡ. Hồng-Linh ngạc nhiên lắm, nàng chưa từng thấy vườn linh dược bao giờ, nên vừa đến nơi dược hương tươi mát, linh khí theo gió thoảng đập vào mặt khiến cả người dễ chịu thoải mái. Nàng không ngờ chỉ mình Linh Yến lại trồng được nhiều như thế, 5 mẫu dược thảo, nửa mẫu trà, nửa mẫu rau các loại, bốn mẫu cây ăn trái, đào, táo, lê, cóc, dâu, dưa đủ các loại, nhiều loại nàng không biết.
Nhìn Linh Yến dùng tiểu vũ phù tưới cây, tưới rau khiến Hồng-Linh ngạc nhiên. Không ngờ nơi này dùng dụng cụ lạ lùng này có thể tụ hơi nước phun mưa.
Hồng-Linh trước đây được Minh chỉ cho nên dùng khống thủy thuật tưới cây đã đến trình độ như ý nên nghĩ phương pháp tưới cây của mình tiện lợi hơn. Khi Linh Yến bón phân lại khiến Hồng-Linh ngạc nhiên, Linh Yến thả ra năm sáu chục con khôi lỗi, khôi lỗi theo lệnh cứ thế mà bón, làm việc rất chính xác không làm hư chút nào. Nàng xem một lúc trong đầu nghĩ đến mình mua vài con để cho chúng giúp việc lặt vặt trong nhà.
Hồng-Linh mỗi khi đi theo đều học hỏi được vài điều, nàng bắt tay vào phụ gây giống, gieo hạt, chắp cây, triết cây...và học các chủng loại dược thảo.
Một hôm ở nhà với Linh Lan, trẻ hàng xóm vào sân chơi. Mỗi lúc như vậy Hồng-Linh cũng không ra ngoài, nàng chuyên tâm vào việc chữa thương, ngoài ra mỗi ngày hai lần buổi sáng, buổi tối nàng đều ôn lại quyền cước cốt yếu vận động xương khớp huyết mạch tế bào cho mau bình phục.
Trẻ hàng xóm lớn nhỏ đều có, lớn có đến mười lăm tuổi, nhỏ bốn năm tuổi cũng được đắt theo. Hồng-Linh thấy Linh Lan chơi đùa với bọn trẻ rất vui vẻ, bày ra đủ loại các trò chơi, trai gái khi chung khi riêng.
Hôm nay Hồng-Linh đang xem đàn ong đầu sư tử của mình, bỗng những tiếng hét vang lên từ phía bọn trẻ. Nàng đem thần thức quét xem thì cả kinh, bọn trẻ chạy tán loạn, vừa chạy vừa hét, ở bên giếng có một thằng nhỏ chừng mười hai tuổi đang bị một con mãng xà lớn bằng cổ tay, dài chừng sáu mét cuốn quanh người xiết chặt lại. Thằng bé hét be be, hai chân nhảy lên té xuống liên tục, hòng thoát khỏi con mãng xà.
- Nguy rồi!
Hồng-Linh than một tiếng bay ra, thì cả thằng bé lẫn mãng xà bị rơi xuống giếng.
Nàng vội vận Hồng Thuỷ quyết định dùng thủy lực kéo nó lên, nhưng kinh mạch nàng chưa khỏi hoàn toàn nên thuỷ khí không đủ, yếu ớt hội tụ rồi tan.
Hồng-Linh quýnh lên, thần thức quét xuống giếng thăm dò, tập trung cực hạn vào đứa bé, bất kể thủy khí không khống chế được niệm to:
- Lên!
- Vụt!
Thằng bé vẫn còn bị mãng xà cuốn lấy thành một khối xen lẫn nước giếng tung toé bay thẳng lên khỏi mặt giếng rồi lại rơi xuống, Hồng-Linh vội dùng Điệp Lãng thức bay đến đạp vào con mãng xà. Cả khối bị đá trúng liền bay dạt ra.
- Niệm ý mạnh lắm
Hồng-Linh không ngờ ý niệm của mình linh nghiệm, nàng nghe tiếng hô, nhìn kỹ lại đã thấy cụ Ẩn đã xuất hiện từ lúc nào, một tay chộp lấy cổ con mãng xà tay kia gỡ thằng nhỏ ra.
- May quá, cụ về kịp thời cứu thằng bé. Nếu không cháu không biết làm sao cứu nó được.
Con mãng xà bị cụ Ẩn bóp chết, bị cụ Ẩn ném sang một bên. Chợt có nhiều tiếng xè xà vang lên, Hồng-Linh nhìn lại cả người da gà bị nổi lên lạnh cả lưng. Mấy chục con mãng xà không biết vào sân từ lúc nào đang hung dữ nhìn về phía nàng.
Cụ Ẩn mừng rỡ cười nói:
- Tốt lắm! Hôm nay có kẻ dâng biếu thịt rắn.
Vừa nói xong bàn xoè ra phẩy phất như gảy gẩy đàn, mấy chục con mãng xà liền vô hình biến mất, chỉ còn lại xác con mãng xà vừa rồi bị bóp chết.
Từ đàng xa có người chạy lại hô to:
- Ai dám gϊếŧ mãng xà của Vạn Thú môn ta, mau đền mạng.
Cụ Ẩn lúc này đã lôi xác con mãng xà vào nhà bếp mổ xẻ, Hồng-Linh giận dữ la:
- Mày dám để mãng xà chạy loạn hại người, còn kêu réo cái gì.
Lúc này trong sân xuất hiện một thanh niên vận áo choàng xanh, vừa thấy Hồng-Linh đã "Ồ" lên một tiếng, ánh mắt hắn lập tức rọi vào những nơi cố kỵ trên người Hồng-Linh.
Hồng-Linh thấy ánh mắt muốn bóc lột trần quần áo của hắn, không ngừng rảo tới lui trên người nàng một cách trắng trợn khiến nàng cảm thấy người nhột nhạt, nàng chán ghét hết sức nên không muốn đối mặt với hắn, không thèm nói thêm quay thẳng vào nhà.
Thanh niên áo xanh thấy người đẹp bỏ trốn sao lại để yên vội chạy theo, thì bị một luồng nhu phong cuốn đi, cảm thấy cả người như đằng vân giá vũ, trời đất quay cuồng, sau đó không còn ý thức gì nữa.
Hồng-Linh thấy cụ Ẩn ra tay thần thức theo dõi thấy thanh niên áo xanh bị luồng gió cuốn ném bay hai mươi dặm, nằm xuống bất tỉnh. Nàng lên tiếng hỏi:
- Thằng này ánh mắt tà da^ʍ quá sức, độc như rắn, chiếu đến đâu nhột nhạt đến đó. Cụ tha cho nó, mai này khi không có cụ ở đây, nó lại đến trả thù thì sao?
Cụ Ẩn nghe vậy cười ha hả:
- Cháu khỏi lo, vừa rồì ta đã xoá một đoạn ký ức của hắn. Khi hắn tỉnh dậy sẽ như thằng ngốc, giỏi lắm thì nhớ đường về.
PS: Nghỉ 2 ngày, không có chương