Chương 69 Đồ dùng chung nội thất
Minh lại nói chuyện đi học xa, chuẩn bị thi trung học cấp III hai trường trung học phổ thông ở Sài Gòn thì mẹ nói:
- Con biết lo xa như vậy mẹ rất mừng nhưng phải chăm liên lạc điện thoại với mẹ.
- Vâng, điều này con hứa, vả lại chẳng bao lâu nữa thần thức của con có thể tiến xa thêm nữa, con sẽ có thể thỉnh thoảng nhìn về nhà khi nào con muốn. Và nếu có chuyện gì cần mẹ cứ gọi điện cho con. Bây giờ con có một kiện bảo vật có thể từ Sài Gòn trở về nhà trong vòng năm phút, con chỉ dùng nó khi tối cần thiết.
Hôm sau Minh xem lại thời khóa biểu thi của các trường thì thấy trùng ngày nhau, thì buồn bực. Thì ra các trường công đề thi giống nhau nên giờ thi cũng phải trùng nhau. Chàng báo cho Tuân biết sau đó báo cho hai trường, cấp 3 Buôn Ma Thuột và trường Chu Văn An, quyết định cả bốn người sẽ dự thi ở trường Lê Quý Đôn.
Tối hôm trước ngày thi minh đem ba người Tuân, hai nàng Huyền-Trâm và Ánh Tuyết vào Hồng Mông Linh Châu giới trong vòng mười lăm phút đã có mặt ở gần trường, bốn người vào khách sạn nghỉ qua đêm, hôm sau vào trường thi. Bốn người hơi bỡ ngỡ lạ lùng thấy cảnh nam nữ học sinh đi thi trong lòng có chút lo ngại, họ phải tập trung vào việc thi nên cố gắng định tâm tĩnh trí ráng không để ngoại cảnh chi phối, mọi người trình CMND (thẻ chứng minh nhân dân) rồi vào thi buổi sáng hai môn, chiều hai môn. Giữa trưa bốn người rủ nhau vào quán cơm bình dân gần đó ăn,sau đó ra thảo cầm viên nghỉ ngơi.
Buổi chiều sau khi thi, ba người nói chuyện bài thi, ai cũng tự tin mình sẽ đậu. Minh rủ ba người kia đi kiếm phòng mướn, xem mấy nơi không vừa ý đến tối thì vừa ý một căn, chủ nhà ở 2 tầng dưới, tầng trên và một nửa sân thượng cho mướn, hai triệu một tháng, gồm 4 phòng ngủ nhỏ một phòng khách, một phòng bếp nhỏ, một phòng vệ sinh. Tất cả vừa đúng cho bốn người. Minh ký hợp đồng mướn sẵn sàng trả trước ba tháng tiền nhà, chủ nhà là hai vợ chồng trẻ khoảng hai tám ba mươi tuổi có hai đứa con một trai một gái.
Hai vợ chồng chủ nhà tiếp chuyện bốn người, người làm chủ là Minh, thấy bốn người tuổi trẻ hai trai, hai gái mướn nhà ở chung thì rất thắc mắc “chẳng lẽ là hai cặp tình nhân, sao có vẻ đồng tuổi đồng lứa quá, nếu thế thì không được sẽ loạn mất.”
Minh thấy vậy giải thích:
- Anh chị đừng nghi ngại gì, hai cô này em xem như em gái mình, bố mẹ hai cô đã tin tưởng em nên hai cô mới được đi theo, vả lại anh chị cũng đừng xem thường hai cô em đó, anh chàng nào lộn xộn xấn vào bị ăn đòn bị tàn phế như chơi, so với phim truyền hình còn lợi hại hơn không biết bao nhiêu lần. Với lại anh chị có thể thêm điều kiện trong hợp đồng nếu phạm phải thì anh chị có quyền tống cổ cả bốn người ra, tiền cọc cũng không phải hoàn trả.
Hợp đồng ký xong tháng tới có thể dọn vào ở, bốn người vui mừng mướn được nhà đi ra quán ăn tối mới về Đắc Lắc. Hai tuần sau chàng hỏi kết quả thì may mắn thay bốn người như dự định đậu cả. Chàng thông báo cho Tuân,... mọi người chuẩn bị đồ đạc tuần sau đi học xa.
Tuần sau như hẹn chàng đến nhà Tuân trước thấy hắn đã dọn ra một đống đồ to trong đó có cả bàn ghế, tủ áo, đèn, không biết bao nhiêu thứ linh tinh, thấy Minh nhìn đống đồ Tuân giải thích:
- Đây là mẹ với chị tao dọn giùm cho tao đó, họ sợ ở Sài Gòn mua sắm đắt đỏ nên muốn tao đem bằng đó thứ.
Minh nghe vậy thì vỡ lẽ an ủi:
- Không nhiều, xếp gọn lại thì không nhiều, dù nhiều cũng chẳng sao.
Mẹ của Tuân ở dưới nhà nghe vậy khen với chị của Tuân:
- Cháu Minh còn nói không nhiều, đi ở nhà trọ thiếu thốn đủ thứ.
Chị của Tuân chỉ mỉm cười, không nói gì, nàng biết con trai di đâu cũng không thích mang những thứ lỉnh kỉnh này.
Tuân thu hết đống đồ vào trữ vật nhẫn rồi nói:
- Chúng ta đi thôi!
Sau đó bước xuống nhà chào Bác gái, Tuân xuống theo chào má và chị. Thấy hai người đi tay không chẳng có xe chở đồ gì cả thì ngạc nhiên hỏi:
- Đồ con đâu rồi Tuân, sao đi tay không như vậy?
- Đồ vừa gửi đi trước rồi.
- Cái gì, tất cả vừa còn ở đây mà.
- Thì con cũng vừa gửi đi thôi.
Minh đứng bên cười thầm không nói gì, chậm bước đi. Khi đã khuất hai người chạy đến nhà Huyền-Trâm, sau khi chào hai bác, lại thấy trên lầu để một đống đồ so với đồ Tuân còn to hơn. Ba má Huyền-Trâm thuộc týp người mới đã biết Minh và Tuân, sau biến cố bị bắt cóc Huyền-Trâm cũng đã kể rõ chuyện đó nên rất cám ơn hai thanh niên này. Mấy lần gặp mặt tiếp xúc ba má Huyền-Trâm càng vừa lòng còn mong đợi con gái có thể lấy được một trong hai người bọn họ, họ tin tưởng để cho Huyền-Trâm ở chung nhà trọ.
Ba người lên lầu đã thấy ở hành lang một đống đồ, Minh đem hết đồ vào trữ vật nhẫn của mình rồi cười nói:
- Còn gì nữa không, nếu quên là phải tự xách đi đó.
Ba người xuống chào tạm biệt rồi đi qua nhà Ánh Tuyết.
Bốn người dọn vào nhà chia phòng, phòng Minh ở phía trong cùng cửa sổ hướng sau nhà. Trong khi ba người kia loay hoay xếp đồ đạc của mình thì Minh vào Hồng Mông Linh Châu giới lấy gỗ màu nâu làm một cái giường, một cái bàn học, một cái ghế, một cái kệ sách vở. Chàng tưởng nhớ khung cảnh đi thi vừa rồi lại đem cảnh khắc thành một bức tranh ba chiều, bức tranh nhỏ vừa khắc thành chàng dùng trận pháp khải linh liền tranh liềnn trở nên sống động như thật, chỉ kém không gian bức họa thôi. Nghĩ đến cảnh phòng trọ thiếu cảnh thiên nhiên chàng lấy tre và gỗ làm một cái l*иg chim sau đó còn khải linh trong đó bao gồm cả tụ linh trận. Sau cùng làm thêm bốn chậu cảnh, một hồ cá cảnh.
Thấy đã đầy đủ Minh ra khỏi Hồng Mông Linh Châu giới thì thấy ba bạn kia vẫn còn đang xếp đồ, vừa thấy Minh từ phòng đi ra Huyền-Trâm liền hỏi:
- Anh Minh sao còn không xếp đồ vào phòng?
- Không vội! Sau đó chàng đem hồ cá cảnh ra kê, bức tranh treo lên tường phòng khách.
Huyền-Trâm thấy Minh đem hai món đồ ra thì giật mình, thấy hồ cá vừa kê ra tuy chưa có nước và cá trong hồ cũng đã làm căn phòng sống động lên, hồ cá đặt ngay ở góc phòng các cạnh ép vào sát tường, tận dụng tối đa không dư thừa một cen ti mét, hồ cao tám mươi phân, chiều sâu nhất tám mươi phân rộng hai thước, để trên một cái tủ bằng gỗ lim cao một thước hai, bề rộng vừa bằng hồ cá, tủ ngăn chia làm hai, bên phải để trống, bên trái chia làm ba tầng. Hai mặt hồ sát tường được làm bằng đá được vẽ tranh ba chiều màu xanh lục sáng nổi nhìn vào đã thấy cảnh dưới nước, cảnh thuỷ sinh, cây cối như thật lại có đường mòn nhìn thấu vào phía trong xa một thạch động nho nhỏ lúc ẩn lúc hiện, mặt trước làm bằng kiếng dầy năm phân, nắp hồ gắn hai bóng đèn nê ôn một cái dài một thước tám, và cái kia một thước hai.
Trong lúc Huyền Trâm còn xem hồ cá, Ánh Tuyết vá Tuân từ phòng đi ra bị bức tranh treo trên tường đập vào mắt, Tuân nhìn thoáng qua rồi lại chỗ hồ cá xem, còn Ánh Tuyết thì hai ánh mắt dán chặt vào bức tranh ở trước mặt “Đây chẳng phải là cảnh trường Lê Quý Đôn hay sao, tranh vẽ cảnh trường vắng tanh không một bóng người, nàng đi và bước ánh mắt không rời bức tranh, vừa đi hai ba bước thì thấy trên bức tranh có biến đổi, cảnh trường Lê Quý Đôn đang vắng tanh thì đã thấy ẩn hiện có nữ học sinh vận áo dài trắng, tay cầm cặp, có nàng dắt xe Dream, xe đạp... tà áo trắng, các mái tóc có lúc nhẹ bay như bị gió đùa, cây lá chung quanh cũng khẽ vờn qua lại, nam vận áo sơ mi trắng quần xanh, lại có vài thầy cô đi vào trường. Giống quá!”.
Huyền-Trâm thấy Ánh Tuyết hai mắt cứ nhìn bức tranh trên tường đi qua đi lại không biết chuyện gì nên tò mò hỏi:
- Tuyết, mày làm gì mà cứ nhìn lên tường đi qua đi lại nhiều lần như vậy?
- Lạ quá! Đẹp sống động như cảnh thật.
- Cái gì lạ, mày nói tao chẳng hiểu gì.
Ánh Tuyết lúc này ánh mắt mới nhìn bọn họ mỉm cười nói:
- Tao nói là bức tranh, mày đến đây mà coi.
- Bức tranh bình thường thôi, vẽ cảnh trường Lê Quý Đôn mà.
- Mày thử đi chậm từ cửa phòng qua bên đó vừa đi vừa xem thì biết.
Lúc này Tuân cũng tò mò xếp hàng sau Huyền-Trâm, sau Tuân là Minh. Khi xem cảnh sống động trong bức tranh ba chiều Minh nghĩ thầm, không ngờ trong thời gian qua trình độ khắc họa cảnh giới của mình tăng lên không ít, mãi bây giờ mới phát hiện ra. Không biết tạc tượng cảnh giới có tăng lên không.
Minh suy nghĩ một lúc bỗng một con ruồi trâu bay vụt qua tai “Ooh...” một tiếng dài.
- “Hừ! Từ nay có tao ở đây bọn ruồi muỗi các nggươi không được vào đây nữa.”
Chàng bố trí một ảo trận, lại thấy khí hậu trong nhà quá nóng 31°c, thiếu thoáng khí, chàng lại bố một tiểu ngũ hành linh trận đặc biệt cho thuỷ linh khí nhiều hơn bốn loại kia, Nhiệt độ trong phòng bắt đầu giảm dần sau hai mươi phút đã ở 20 độ C thì giữ vững, trong phòng ai cũng dễ thở không ít.
Nửa tiếng sau ba người kia mới nhận ra điều lạ lùng Huyền-Trâm nhanh miệng hỏi:
- Anh Minh vừa làm gì đó! Bây giờ ở đây thoải mái còn hơn ở Buôn Ma Thuột nữa.
- À, ta vừa thử một ít thứ tốt còn không biết tác dụng không nữa, các ngươi trước tiên đừng chạy ra khỏi nhà, ta đi dọn phòng chút đã.
Lúc này chàng mới đem giường, bàn ghế, kệ sách, tủ áo, một bức tranh “hồ thu trên thuyền nhỏ ngồi câu cá“ xong đâu đấy mới đi ra khỏi phòng nói:
- Nhà này tầng chúng ta ở đã được ta bố trận, ta dạy các ngươi để ai cũng có thể ra vào tự nhiên, còn nếu khách không mời vào thì sẽ bị ảo ảnh làm cho rối loạn tâm trí khiến cho nó kiệt sức nằm xuống chờ chúng ta xử trí.
Minh nhìn phòng khách còn trống nhiều trong đầu dự định làm một bộ bàn ghế ăn, một bộ sa lông và một cái tủ kiếng trưng đồ quý đẹp. Chàng vào phòng bếp thì thấy còn trống rỗng, bếp, tủ lạnh, máy giặt, chén đũa, nồi niêu xoong chảo đều thiếu.
- Bếp của chúng ta trống rỗng như thế này không biết ai trong chúng ta rành việc làm bếp?
Thấy không ai trả lời Minh thở dài.
Ánh Tuyết nghe chàng thở dài thì nói:
- Chúng em ở nhà thỉnh thoảng mới phụ bếp cho mẹ một chút nên không rành chỉ biết sơ sơ.
- Vậy ai biết nấu nướng thứ gì nêu ra thử.
- Em biết nấu cơm, kho thịt, xào rau và nấu canh rau đay mồng tơi.
- Em biết chiên cá, luộc trứng, tráng trứng ốp la, trộn sà lách cà chua.
- Ta biết nhóm bếp, pha cà phê, pha trà, nấu cơm, luộc trứng, luộc khoai lang, nướng khoai lang.
- Quá ít, lại toàn là món nhà quê, ta cũng chỉ biết mấy thứ ấy.
- Thôi chiều nay mình cứ sắm đồ phòng bếp rồi học nấu từ từ cũng được.
Bốn người đi ăn tiệm rồi tìm đồ bếp mua, chén đũa,... bếp ga thì mua nhanh chóng, còn tủ lạnh thì chưa vừa ý. Minh đề nghị:
- Chúng ta sang Singapore đi chợ một chuyến xem sao?
- Cái gì sang Singapore, chúng ta chỉ còn có hai ngày nửa là khai trường sao đi kịp, còn phải lo làm hộ chiếu....
- Hộ cá con khỉ, ta đưa các ngươi đi thì cần gì mấy thứ phàm tục đó.
- Thôi các ngươi vào học Dì Hoa mấy ngày nấu nướng đi. Khi nào cần ta đem các ngươi ra.
Minh dùng ẩn thân thuật độn đao bay sang Singapore khoảng bốn tiếng thì tới, đúng là lúc 5 giờ chiều. Thấy cảng quá đẹp Minh hạ xuống đem ba người kia ra cho họ xem, sau đó vào các tiệm buôn mua một cái tủ lạnh có hai ngăn đá, Hiệu Miele made in germany, máy giặt Miele 5kg made in germany, máy hút khói Halton made in germany. Vừa mua xong đồ bếp đi qua một cửa tiệm bán đồ phòng khách, bốn người vào xem mấy bộ Sa lông da màu cà phê sữa trông thật đã mắt, ngồi thử mềm mại, mát mông, mát lưng, kích thước cũng vừa phải. Thấy hai nàng kết bộ này quá Minh hỏi giá xong giả vờ nói:
- Mắc quá, không đủ tiền.
Quả nhiên hai nàng xung phong hỗ trợ đồng thanh:
- Để em phụ cho.
- Anh nói đùa chút thôi, thứ này đẹp thật nhưng quả hơi mắc một chút.
Minh hỏi ý Tuân thì thấy hắn cũng vừa ý nên trả giá rồi mua luôn.
Trước khi quay về bốn người vào quán ăn một bữa lẩu bào ngư. Chuyến về Minh đã biết đường nên chỉ cần ba tiếng, đến nhà khoảng 9 giờ tối, mọi người sau một ngày đi chơi vất vả không ít vui thú, ai về phòng nấy nghỉ ngơi. Minh đem Sa lông kê ở phòng khách, đồ bếp mới mua cũng để vào bếp rồi cũng về phòng mình.
Sáng sớm hôm sau khi Tuân vào bếp thì thấy Minh đã để sẵn ở đây, chàng bắt tay vào lắp ráp từ bếp ga, tủ lạnh, máy hút khói, khi những người kia đến thì đã có thể sử dụng.
- Ê Tuân, tao thấy mày đυ.ng mấy thứ điện tử, lắp ráp tủ, máy móc thì giải quyết nhanh nhẹn gọn gàng lắm. Trong nhà các máy móc mày phụ trách hết đi.
- OK. Tao thích táy máy mấy thứ này từ nhỏ nên nhìn qua là hiểu kể cả kỹ thuật điện tử của máy Computer.
Hai nàng kia đang trong phòng khách cũng nghe thấy hai người nói chuyện với nhau liền ủng hộ.
- Vậy thì hay quá rồi. Còn công việc bếp để chúng em lo.
- Lo nổi không đấy?
- Nhất định được, không để hai anh đói là được.
- Còn phần đi chợ anh Minh phải giúp chúng em.
Minh ớn lạnh xương sống vì có ngày đi chợ với mẹ, chờ lâu mỏi cả chân, trả giá cò cưa nói chuyện lâu khủng khϊếp, đến nỗì lần sau mỗi lần đi chợ, Minh chối khéo, kiếm đứa nhỏ nào thay thế.
- Giúp như thế nào?
Quả nhiên hai nàng muốn Minh đi theo xách đồ dùm đây, ta phải mau mau luyện hai kiện trữ vật nhẫn thôi may ra mới thoát nạn được.
- Cứ đi theo chúng em mỗi khi đi chợ là được.
- Chuyện này để thử vài lần coi đã.
Hai nàng tinh ý tình cờ nắm được nhược điểm của Minh thì thích thú vô cùng, vừa rồi vừa hỏi phụ đi chợ thấy phản ứng bất thường của Minh, liền phát giác ngay anh chàng sợ đi chợ mua đồ vặt.
Thật ra con trai đàn ông thường ngại mấy chuyện này, vì cần nhiều thời giờ và tỉ mỉ, nếu nói đi mua máy Computer, xe, tivi, tủ lạnh thì không những không sợ còn thích nữa, song bảo vào chợ mua sắm thì ngại, lại hay mua lộn đồ hay bị hớ, nếu phải đi theo đuôi thì càng sốt ruột. Thà đi ra quán nước ngồi chờ vài ba tiếng thì được, còn cứ ngồi chờ thì là cực hình.
Minh đến đo đạc một lát sau đó về phòng vào Hồng Mông Linh Châu giới làm tủ bếp, bồn rửa chén, mặt phẳng bàn bếp, tủ chén đĩa ngăn đũa, muỗng nĩa, dao, chàng chợt nhớ ra mình còn nhiều nhôm chưa đề thuần, chàng liền đề thuần một đống lấy ít sắt luyện chung với nhôm luyện tất cả những đồ đã dự định này, sau đó lấy huyền thiết ra đánh mười mấy con dao đủ loại. Khi đem tất cả vào bếp thì thời giờ mới mất 15 phút, thấy Tuân lúc này máy giặt cũng ráp điện kê xong trong phòng tắm, chàng và Tuân lại ráp mấy thứ Minh vừa đem ra, phòng bếp bây giờ trở nên khá đầy đủ, những thứ lỉnh kỉnh hai nàng kia phụ trách mua sắm.
Góp ý cho truyện Hồng Mông Linh Bảo: tangthuvie/forum/showthread.php?t=58123