Cây Lớn Ở Phương Nam

Chương 30: Vĩnh biệt quá khứ

Nam Kiều vốn định mua ít bánh Trung Thu cao cấp ở Bắc Kinh mang về nhà là được, nhưng Thời Việt lại bay sang Hồng Kông, đi về ngay trong ngày, đặt một bậc thầy làm bánh Quảng Đông vô cùng có tiếng làm riêng một hộp. Hác Kiệt biết chuyện, cười anh chẳng qua chỉ là đi gặp bố vợ thôi, có gì mà phải nghiêm trọng thế. Thời Việt cười cười, không giải thích nhiều.

Chiều hôm Trung Thu, Thời Việt và Nam Kiều lái xe về nhà Nam Kiều. Nhà cô ở gần hồ Nhạn Tê, Hoài Nhu, phía Bắc thành phố Bắc Kinh.

Khi gần tới nơi là tầm năm sáu giờ. Tiết giữa thu, cuối chân trời là vạt nắng cuối ngày. Giữa nơi non xanh nước biếc, xung quanh ngôi biệt thự nhỏ của gia đình Nam Kiều trồng toàn ngân hạnh. Người nhà cô không quét hết lá khô nên trên thảm cỏ, dưới mỗi gốc ngân hạnh đều phủ kín một lớp lá vàng.

Cảnh vệ ra mở cổng. Họ vào đến sân vườn rồi mà cũng không có ai ra đón, nơi này yên tĩnh đến đáng sợ. Nam Kiều thầm cảm thấy có gì đó không ổn. Thường ngày, Trịnh Hạo và hai đứa nhóc nhà anh Nam Tư đã chơi đùa trong sân hoặc chạy khắp biệt thự, hò hét ầm ĩ rồi. Hôm nay dường như quá yên tĩnh.

Rèm cửa sổ kéo ra một nửa, có thể nhìn thấy trong nhà đã bật đèn. Nam Kiều đi đến cửa bỗng dừng bước.

Thời Việt hỏi: “Sao thế?”

Nam Kiều hít sâu một hơi, cố gắng gạt cảm giác bất an và bực dọc vô cớ trong lòng qua một bên. Cô lắc đầu, thở ra nói: “Không có gì” nhưng lại nắm lấy tay anh.

Tay anh rất ấm và mạnh mẽ.

Cô lại gần anh, khẽ nói: “Ôm em đi”.

Thời Việt cười, thì thầm: “Em làm sao vậy”. Anh nhìn xung quanh, hai bên cửa lớn có hai cảnh vệ đứng nghiêm, mắt nhìn thẳng về phía trước. “Có người…”.

Nam Kiều không cho anh phản đối, nhấn mạnh hơn: “Ôm em một chút đi”.

Thời Việt cười vẻ chiều chuộng, một tay cầm hết mấy túi quà, tay kia ôm cô vào lòng, hôn lêи đỉиɦ đầu cô: “Em làm sao vậy? Đây là nhà em mà”.

Nam Kiều áp sát đầu vào cổ anh, cảm nhận nhịp đập mạnh mẽ ổn định của động mạch trên cổ anh, hít sâu mùi cơ thể vừa thanh mát vừa ấm áp thuộc về riêng anh, lúc này mới thấy yên lòng đôi chút.

Thời Việt mò vò tai cô, buông cô ra cùng cô bước vào. Phòng khách nơi mọi người thường tụ tập không có một ai, ti vi cũng tắt.

Nam Kiều đặt đống đồ trong tay Thời Việt xuống, băn khoăn gọi: “Bố ơi? Mẹ ơi?”.

Nam Cần đi ra, gương mặt vô cùng nghiêm nghị.

“Hai đứa đi theo chị”.

Nam Kiều nhìn Nam Cần chằm chằm, cảnh giác hỏi: “Chị, có chuyện gì vậy?”.

Ánh mắt Nam Cần lướt qua Thời Việt, gương mặt bình thường vốn đã nghiêm túc cứng nhắc lúc này càng khó đoán định.

“Bố muốn gặp hai đứa”.

“Tại sao lại có thái độ này?”. Nam Kiều đi sau Nam Cần, lạnh lùng hỏi.

Nam Cần không nói một lời.

Thư phòng của ông Nam Hoành Trụ rất rộng, tư liệu quân sự và sách vở liên quan được xếp ngay ngắn trong tủ sách bằng kính, mặt kính sạch bong, không vương chút bụi. Bản đồ treo trên tường, phía dưới là mô hình sa bàn lớn. Ông ngồi phía sau chiếc bàn làm việc rộng rãi.

Ông mặc áo sơ mi quân đội màu lam, đeo kính đồi mồi, trên vai là quan hàm nền màu lam tối, gắn ba ngôi sao và cành tùng màu vàng vô cùng rực rỡ. Ông có thân hình cao lớn vạm vỡ, gương mặt nghiêm nghị đầy chính trực rất có uy. Ông có cái miệng cương nghị và chắc chắn, khóe miệng hơi trễ xuống, khiến người ta thấy khó gần. Tuy ông đã sau mươi tuổi nhưng thân hình không thay đổi nhiều so với thời trẻ, vẫn vô cùng uy nghiêm và trang trọng khi khoác quân phục trên người.

Có điều lúc này, sắc mặt ông sầm lại như bầu trời mây đen vần vũ trước cơn mưa gió.

Từ nhỏ đến lớn, Nam Kiều đã nhìn thấy ông nổi giận rất nhiều lần, nhưng chưa bao giờ thấy ông như thế này.

“Bố”.

Nam Kiều lạnh lùng gọi.

Thời Việt đang định mở miệng, ông Nam Hoành Trụ đã nói.

“Cậu chính là Thời Việt?”.

Ông đẩy gọng kính lên, ánh mắt sắc lạnh ánh lên phía sau mắt kính, giọng nói trầm trầm cứng nhắc, lạnh lùng, dù không có vẻ áp đảo người khác nhưng cũng đủ khiến người đối diện khó thở.

Thời Việt là người vô cùng nhạy bén với nhân tình thế thái, bầu không khí trong nhà thế nào, từ khi bước vào đã rõ ràng như vậy, sao anh có thể không nhận ra có chuyện không hay đang đợi mình? Lòng hơi chùng xuống, nhưng sắc mặt vẫn bình tĩnh, anh khẳng khái đáp: “Vâng”.

“Đội viên dự bị của ‘Kiếm sắc trên trời xanh’, từng học ở Học viện Quân sự Không quân phương Bắc?”.

“Vâng”.

“Còn nhớ khẩu hiệu của trường không?”.

“Nhớ”.

Ông Nam Hoành Trụ hỏi một cách uy nghiêm, Thời Việt đáp rất ngắn gọn dứt khoát.

“Đọc!”.

Thời Việt hít sâu, đứng thẳng, dõng dạc nói: “Danh dự, trung thành, trách nhiệm!”.

Ông Nam Hoành Trụ cười nhạt, bỗng nhiên nghiêm giọng quát: “Bị khai trừ thì coi những điều này như cỏ rác à?”

Thời Việt ưỡn ngực ngẩng đầu, cao giọng trả lời như trong quân đội: “Chưa từng dám quên! Sống là người của Không quân phương Bắc, chết là ma của Không quân phương Bắc!”.

Ông Nam Hoàng Trụ đập “rầm” một cái lên bàn.

“Nói láo!”.

Hai ngón tay ông vung ra ngoài, một bức ảnh bay về phía Thời Việt, “Thế cái này là cái gì!”.

Bức ảnh đó bay tới trước mặt Thời Việt rồi rơi xuống. Thời Việt cúi đầu nhìn, ngay lập tức, cả cơ thể như rơi vào hầm băng!

Tại sao lại có bức ảnh này! Đầu óc anh như sắp nổ tung, anh cảm thấy khó thở như thể có một bàn tay thít chặt lấy cổ họng mình, ý đồ làm anh ngạt thở. Khi ấy anh đã rất chú ý rồi, điều kiện duy nhất anh đưa ra với An Ninh là không được có bất cứ thứ gì có chức năng ghi hình như máy quay, điện thoại, di động… An Ninh cũng đã đồng ý. Lần nào anh cũng đều đích thân kiểm tra, thế mà anh vẫn đánh giá thấp con cáo già như An Ninh.

Đây là ảnh cắt từ một video, trong đó không có An Ninh, nhưng lại có anh và mấy người phụ nữ bị xóa mặt, là đám bạn bè trong giới thượng lưu của An Ninh.

Anh cắn chặt răng, mắt nhìn chằm chằm vào bức ảnh dưới đất, không nói được một tiếng, cũng không thể động đậy được. Đối diện là ông Nam Hoành Trụ, bên cạnh là Nam Kiều. Anh chợt cảm thấy tất cả mọi thứ của mình bị đánh cho tan nát, vỡ vụn thành từng mảnh, chúng đang ào ào rơi xuống, danh dự của anh, tôn nghiêm của anh, lý trí của anh, dũng khí của anh … tất cả đều vỡ ra thành từng mảnh loang lổ rồi tuyệt vọng rơi xuống vực thẳm tối đen sâu hun hút.

Anh tưởng mình có thể quên đi tất cả.

Anh tưởng mình có thể phớt lờ tất cả từ lâu, thoát khỏi An Ninh, có thể làm người đàng hoàng không sợ hãi điều gì.

Anh tưởng nụ hôn của Nam Kiều có thể chữa lành mọi vết thương trong quá khứ.

Nhưng không.

Khi sự thật bị xé toạc ra, anh vẫn chảy máu đầm đìa. Sự sỉ nhục này là sự sỉ nhục ngấm sâu vào tậng xương tủy.

Toàn thân Thời Việt lạnh như băng, máy huyết như chảy ngược.

Sau phút sững sờ ngắn ngủi, Nam Kiều đột nhiên cuối xuống, nhặt bức ảnh đó lên xé vụn! Cô bước lên một bước, lạnh lùng giơ tay về phía ông Nam Hoành Trụ.

“Đưa cho con”.

“Mày nói năng với bố màu bằng cái giọng đấy à!”, ông Nam Hoành Trụ giận dữ quát.

Gương mặt Nam Kiều không chút cảm xúc, cô vẫn cố chấp giơ tay ra: “Còn những bức khác nữa, đưa hết cho con”.

“Nam Kiều!”

Ông Nam Hoành Trụ gầm lên, đứng phắt dậy! Ông chỉ Thời Việt, không thể kìm nổi cơn nóng giận: “Mày mang loại đàn ông này về nhà à? Cuối cùng mày lại mang loại đàn ông này về ra mắt bố mày à?”.

“Mẹ mày giận đến nỗi phải vào viện rồi mày biết chưa?”.

Nghe tin mẹ bị ốm, Nam Kiều hơi lảo đảo, nhưng cô vẫn ngẩng đầu nói: “Đó đều là chuyện rất lâu rồi, lúc đó, anh ấy không còn lựa chọn nào khác”.

Cô lạnh lùng nhìn bố mình: “Thời Việt không phải loại người như bố nghĩ”.

“Ha ha ha!”, ông Nam Hoành Trụ giận quá bật cười, “Không phải loại người đó à? Giang sơn dễ đổi bản tính khó dời! Mày bảo nó không còn lựa chọn nào khác, còn tao thì nói nó không biết thế nào là liêm sỉ! Không có giới hạn! Lại còn nói cái gì mà danh dự, trung thành, trách nhiệm, tao cảm thấy nhục thay cho Không quân phương Bắc khi cho loại người này vào học!”.

‘Bố!”, Nam Kiều giận đến run cả người, “Bố không ở trong hoàn cảnh của anh ấy lúc đó! Anh ấy phải chăm sóc mẹ, lại còn phải trả một món nợ khổng lồ! Lẽ nào bố muốn anh ấy chết đi à!”.

“Ăn nói láo toét! Tao cũng chỉ vì muốn tốt cho mày!”.

Ông Nam Hoành Trụ cố gắng kiềm chế lửa giận: “Một thằng đàn ông có thể bán rẻ linh hồn vì tiền thì còn gọi gì là đàn ông nữa! Giả dụ chuyện này lại xảy ra lần nữa, nếu đặt mày ở cạnh bến nó, há chẳng phải nó cũng sẽ bán rẻ mày!”.

Không! Không bao giờ!

Thời Việt lắc đầu một cách máy móc, miệng mở ra nhưng không thể thốt được một lời. Chắc chắn không bao giờ có chuyện đó! Chắc chắn không bao giờ xảy ra lần nữa!

Nam Kiều đăm đăm nhìn bố: “Suy luận của bố không logic chút nào”.

“Vớ vẩn! Mày lại còn đòi logic nữa à! Nhà họ Nam gia phong đàng hoàng chính trực, không thể chứa chấp loại người này được!”, ông Nam Hoành Trụ cuối cùng cũng gầm lên, “Một câu thôi, có chia tay không!”.

Nam Kiều đáp lại vừa lạnh lùng vừa cứng rắn: “Tại sao phải chia tay!”

“Không chia tay? Vậy sau này đừng gọi tao là bố nữa! Quan hệ bố con của chúng ta coi như cắt đứt!”.

“Bố! Bố làm vậy chỉ do nóng giận nhất thời!”.

Nam Kiều vẫn đang cố tranh luận thì “bốp” một tiếng, bàn tay thô ráp của ông Nam Hoành Trụ đã tát thẳng lên má trái của cô. Cái tát này dược ông dùng hết lực, lại chất chứa mọi lửa giận nên vô cùng mạnh!

Nam Kiều bị ông đánh ngã ra đất, má sưng vù, miệng rỉ máu.

“Mày muốn làm tao và mẹ mày tức chết hả!”.

Thời Việt định giơ tay ra đỡ thì bị ông Nam Hoành Trụ đẩy mạnh ra, lạnh lùng nói: “Con gái tôi, cậu có tư cách đυ.ng vào sao?”

Thời Việt sững lại, bàn tay từ từ thõng xuống.

“Cút”. Ông Nam Hoàng Trụ nắm cổ tay Nam Kiều, kéo cô dậy, lạnh lùng quát Thời Việt.

Thời Việt định thần lại, im lặng nhìn Nam Kiều một cái rồi quay lưng bước ra.

“Thời Việt!”, Nam Kiều hét lớn.

Nhưng Thời Việt không dừng lại.

Nước hồ Nhạn Tê lấp lóa ánh xanh tối trong màn đêm. Ánh trăng chiếu xuống mặt hồ và cây cỏ xung quanh, tạo cảm giác lạnh lẽo mơ hồ.

Thời Việt nhìn ngôi nhà của Nam Kiều. Dưới ánh trăng sáng, nó rất yên tĩnh, rất đẹp đẽ, đứng bên hồ trông như trong truyện cổ tích.

Anh lấy bao thuốc trong xe ra, anh đã để đó từ rất lâu về trước. Anh lặng lẽ châm lửa. Mùi thuốc vừa quen thuộc vừa có chút xa lạ.

Mười lăm tháng Tám, đêm trăng tròn, người đoàn viên. Lúc đầu, anh vốn muốn đưa Nam Kiều về Vụ Nguyên mừng Trung Thu. Hoa quế ở đó rất thơm. Anh muốn đưa Nam Kiều về gặp mẹ. Mẹ chắc chắn sẽ rất thích Nam Kiều. Cô ấy hoàn hảo, mạnh mẽ, lại dũng cảm như thế, mẹ thích mẫu con gái như vậy nhất.

Nhìn thấy Nam Kiều, chắc chắn mẹ sẽ mừng đến nỗi cười suốt, hớn hở chạy qua chạy lại trong sân. Chỉ nghĩ thế thôi, anh đã thấy vui lắm rồi. Hai người phụ nữ quan trọng nhất trong đời anh sẽ gặp nhau, cả hai đều ở bên anh.

Anh khẽ cười. Khói thuốc và hơi nước từ hồ bốc lên quyện vào nhau lãng đãng.

Di động đổ chuông. Một số lạ gọi điện, anh nhấc máy, không ngờ lại là giọng Nam Kiều.

“Thời Việt, anh đang ở đâu?”.

“Ở bên ngoài. Em đừng lo”. Anh bình tĩnh nói.

“Bố phái hai cảnh vệ canh giữ em rồi”. Giọng cô rất sốt ruột, “Em giật điện thoại của họ. Anh về nhà trước đi, em sẽ quay về tìm anh”.

“Nam Kiều”. Thời Việt khẽ gọi, anh phải cố gắng rất lâu mới nói: “Nghe lời bố em đi”.

“Tại sao? Lẽ nào anh muốn chia tay?”.

“Ông ấy là bố em”.

Trên đời này, đó là người thân thiết nhất với em, người có quan hệ máu mủ với em, người mãi mãi yêu em, luôn luôn nghĩ cho em một cách vô tư nhất.

Không có anh, em vẫn có thể sống tốt. Nhưng không có bố mẹ, em sẽ hối hận cả đời.

Anh cũng mãi mãi yêu em. Nhưng anh không thể để em vì anh mà trở mặt thành thù với bố mẹ được.

Thời gian sẽ chứng minh tất cả.

Ông Nam Hoành Trụ là người đã nói là làm. Nếu thực sự phải có người làm kẻ hèn nhát trong mối tình này, hãy để anh làm người đó.

“Thời Việt!”.

Điện thoại của Nam Kiều đột nhiên bị ngắt.

Thời Việt cất điện thoại, dập thuốc, dứt khoát đi về phía xe ô tô.