Trọng Sinh Chi Cùng Quân

Chương 12: Ta biết quân ưu, quân không biết

: Ta biết quân ưu, quân không biết

Giang Nam

"Con nhất định phải đem khăn về cho ta đó."

"A tỷ đang nghĩ gì đó, nhập tâm như vậy!" Thiếu niên lên tiếng cắt ngang dòng suy nghĩ của nàng.

Yến Cảnh thở dài một hơi, lắc đầu nhìn hai thiếu niên ngồi đối diện mình.

"Hôm nay đệ đã nghe cha và A tỷ nói chuyện." Thiếu niên nháy đôi mắt phiếm hồng, cúi đầu nhỏ giọng nói.

"Những lời này Thù Nhi nghe rồi thì quên đi, không nên coi là thật, A cha lớn tuổi thân thể cũng không tốt."

"Là đệ và A Dĩnh liên lụy tỷ."

"Đứa nhỏ ngốc, hai người các đệ đều là kiêu ngạo của Yến gia ta, là đệ đệ tốt của tỷ."

Yến gia ở Lâm Xuyên Phủ Châu cũng không phải gia đình giàu có, bởi vì hai đứa con trai thần đồng mới được người biết đến. Yến Thù năm tuổi có thể làm thơ, năm nay mười bốn tuổi được Án phủ Giang Nam lấy thân phận thần đồng đề cử đi thi.

Đệ đệ Yến Dĩnh nhỏ hơn ca ca bốn tuổi, ba tuổi làm văn, năm tuổi làm thơ, bảy tám tuổi đã có thể thông kinh văn.

"Lần này được Trương Trấn An tiến cử, đệ nhất định cố gắng cầu lấy công danh, không cô phụ kỳ vọng của tỷ tỷ."

Yến Dĩnh tuy nhỏ tuổi, nhưng đã sớm hiểu chuyện, chỉ là tính tình nội liễm, không thích nói nhiều. Ca ca đang nói chuyện với tỷ tỷ, hắn liền ngồi ở bên cạnh lắng nghe, chờ bọn họ nói xong mới nghiêng đầu nhìn ra ngoài cửa sổ.

"A Dĩnh đứa nhỏ này..." Yến Cảnh nhìn Tam đệ. Nàng xưa nay đau nhất chính là ấu đệ này, cũng lo lắng nhất cho hắn. Yến Dĩnh thân mình gầy yếu, thắng ở dung mạo đoan trang, so với hài tử cùng tuổi trừ bỏ tài hoa, xuất chúng nhất chính là dung mạo. Yến Cảnh lo lắng lẩm bẩm trong lòng: "Tỷ thật không rõ, lúc trước vì sao nương lại làm vậy."

"Trong mắt cha, chẳng lẽ nữ nhi đáng khinh thường đến vậy sao, đưa ta đi xuất gia còn chưa đủ."

Yến phụ trọng nam khinh nữ là chuyện hàng xóm láng giềng đều biết, nhưng ở trong xã hội nam tôn nữ ti này, tư tưởng đó cũng không hiếm thấy, chỉ là Yến phụ quá mức cực đoan.

Đưa Yến Cảnh vào Trường Xuân quan chỉ là vì không muốn lãng phí tiền nuôi một đứa con hắn cho là vô dụng, nhưng quay đầu lại còn muốn cướp đoạt từ đứa con hắn chưa nuôi được ngày nào này. Hiện giờ Yến Cảnh vừa mới hai mươi, trổ mã đến hào phóng đoan trang, hắn đã nghĩ đến chuyện đánh chủ ý lên hôn sự của nàng. Ngoại thành Lâm Xuyên có một viên ngoại, trong nhà giàu có, mấy năm trước mất vợ. Lúc Yến Cảnh xuống núi thăm người thân bị hắn liếc mắt nhìn trúng, đồng ý ra lễ vật phong phú cưới nàng về nhà. Không phải làm thϊếp, mà là vợ kế. Yến phụ liền muốn Yến Cảnh hoàn tục về gả chồng, lấy một khoảng tiền cưới hậu hĩnh chuẩn bị tích góp cho con đường làm quan sau này của hai đệ đệ.

Việc này trùng hợp bị Yến Thù nghe được, vì thế hắn cực kỳ tức giận, đem đệ đệ mang đi, nói là đưa tới Đông Kinh đọc sách.

Hắn mang theo đệ đệ tới nhà Trương Trấn An ở Giang Nam làm khách, bình thường Yến phụ cực kỳ sủng ái trưởng tử này, cho nên cũng chiều theo ý hắn.

"Cho dù là A tỷ, hay là A Dĩnh, chờ sau này đệ lấy được công danh, làm quan trong triều, có tiền, các ngươi muốn gả ai thì gả, Thù sẽ vì tỷ tỷ và A Dĩnh chuẩn bị mười dặm hồng trang, long trọng đưa các ngươi xuất giá."

Luận hiểu chuyện, nhị đệ nàng là hiểu chuyện nhất, nhưng đồng thời cũng là người chính trực tính tình nôn nóng. Yến Cảnh biết loại tính tình này ngày sau trong quan trường không tránh khỏi có hại: "A tỷ chỉ hy vọng hai đệ bình an trôi chảy cả đời, không cầu gì hơn."

Yến Dĩnh lại nghe nhắc đến mình, quay đầu lại, đáp: "Nhị ca muốn vào triều làm quan, A Dĩnh cũng muốn."

"Nói bậy!" Yến Thù đặt tay lên vai Yến Dĩnh, nói: "Xưa nay không có nữ tử nhập sĩ làm quan, nếu ngươi đi, đó là khi quân phạm thượng, phải bị chém đầu."

"Nhưng hiện giờ ta không phải nam nhi sao!" Yến Dĩnh cúi đầu, chu miệng nói.

"Đó là bởi vì mẹ bảo vệ ngươi, bất đắc dĩ." So với Yên phụ, Yến mẫu tốt hơn rất nhiều, dù sao cũng là miếng thịt từ trên người rớt xuống. Sau khi Yến Cảnh bị đưa đi bà ngày đêm sám hối, lúc mang thai Yến Thù cũng cầu phúc mỗi ngày.

Mà bốn năm sau bà hạ sinh Yến Dĩnh, lúc đó trùng hợp Yến phụ đang ở bên ngoài, không đành lòng lần nữa cốt nhục chia lìa, vì thế liền nghĩ cách giấu diếm. Tuy ít gặp nhau, nhưng may mắn tỷ đệ ba người vẫn liền tâm, việc này cũng chỉ có tỷ đệ ba người cùng mẫu thân biết.

Yến Thù nhích lại gần Yến Dĩnh, kéo tay Yến Dĩnh ôn nhu nói: "Hảo A Dĩnh, hảo muội muội, ngươi không nên bận tâm những việc này, những nơi lòng người hiểm ác như vậy cũng không thích hợp ngươi. Sau này ngươi có thể tiếp tục đọc sách, đợi đến khi trưởng thành ca ca sẽ vì ngươi chuẩn bị một mối hôn sự thật vừa lòng."

Nữ tử Đại Tống mười bốn tuổi phải gả, nếu qua mười bốn còn chưa gả phải nộp tiền phạt, cho nên rất nhiều nữ tử ở gia đình bình thường đến mười hai mười ba tuổi đã bắt đầu nghị thân, gia đình giàu có còn tốt, gia đình nghèo khó thường vì không nộp nổi số tiền này, mà thường nghĩ cách gả con gái ra ngoài trước khi mười bốn, dù phải cho không.

Loại chuyện này, Yến Dĩnh cũng thường nghe bà mối bên cạnh nhà nhắc mãi, cô nương nhà ai ở thành nam bị cha mẹ bán cho một nông phu ở thành bắc đổi một con trâu, tiểu nương tử chưa xuất giá ở thành tây bị viên ngoại ở thành đông nhìn trúng dùng kiệu nhỏ nâng từ cửa sau về nhà làm thϊếp.

Mà bà mối kia còn thường xuyên nhìn chằm chằm Yến Dĩnh, thường khen Yến Dĩnh lớn lên không chỉ thông tuệ mà còn thủy linh, đáng tiếc không phải nữ nhi, nếu không còn có thể gả cho hầu môn công phủ gì đó.

Yến Dĩnh vốn nội liễm, nghe hiểu được bà ta nói gì lại không dám trách bà ta không biết xấu hổ, chỉ ở trong lòng nói bà lão mấy chục tuổi này thiển cận mà thôi.

Sau đó bà ta nói càng lúc càng nhiều, hắn mới mở miệng hờn dỗi một câu: "Bà hy vọng ta là nữ nhi như vậy, nhưng nữ nhi thì có gì tốt, vào hầu môn làm thϊếp, cả đời bị người sai sử sao?"

Lời này nói đến bà ta á khẩu không trả lời được.

"Bà là người nông cạn, cũng chỉ biết thay người làm mối, Dĩnh tương lai là muốn khảo tiến sĩ, trở thành môn sinh thiên tử làm đại quan."

Từ đó về sau bà ta gặp được Yến Dĩnh đều chỉ dám mỉm cười không dám nhiều lời.

Nghĩ đến những lời trước đây của bà mối, lại nghe ca ca nói, vì thế Yến Dĩnh căng da đầu nói: "Dĩnh không cần gả chồng, Dĩnh phải làm đại quan. Dĩnh trước khi rời Lâm Xuyên đã đáp ứng nữ nhi lão sư tư thục Tiểu Châu, chờ ngày sau giống ca ca trúng cử nhân, tham gia thi đình vào triều làm quan, sẽ trở về cưới nàng."

Bánh xe vấp phải cục đá nhô lên bên đường, thùng xe chấn động một chút, Yến Thù thiếu chút nữa ngã quỵ, Yến Cảnh căng thân mình mở to hai mắt, bởi vì lời Yến Dĩnh, hoàn toàn bất ngờ.

Chuyện ở Đường Châu chưa giải quyết, mà công chúa lại không triệu kiến Chu Thông. Nàng đến Đường Châu chưa tới ba ngày đã vội vàng rời khỏi.

Chu Thông ngồi ở trong phủ như đứng đống lửa, như ngồi đống than, quan trường khắp nơi lừa người gạt ta, lúc sắp chết chưa chắc có người chịu giúp ngươi, huống hồ người hắn chọc là đế cơ được sủng ái nhất đại nội.

Chu Thông gấp đến ăn không ngon ngủ không yên, biết được tin đoàn người công chúa buổi trưa đã ra khỏi thành, liền chạy đến từ đường Chu gia khóc to một trận.

Tháng tám gió thu quát vào mặt, tóc mai thật dài quấn quanh đầu vai, cùng với dây cột tóc màu xanh lá tung bay trong gió.

"Còn vọng tưởng đi Quốc công phủ cái gì!" Gió bên tai gào thét, Lý Thiếu Hoài lẩm bẩm trong miệng, tay không ngừng vung roi: "Quốc công phủ lại như thế nào..."

Thanh Chuy có lẽ cảm giác được chủ nhân nôn nóng, tự giác gia tăng tốc độ.

Khai Phong phủ Đông Kinh nằm ở phía bắc Đường Châu, nói xa không xa, nói gần không gần, cho dù khoái mã chạy không ngừng nghỉ cũng phải bôn ba một ngày một đêm.

Lý Thiếu Hoài cố ý chọn đường nhỏ, đường nhỏ quanh co, chẳng những khó đi, ngay cả trạm dịch nghỉ chân cũng không có. Từ Đường Châu đến Đông Kinh có quan đạo đi thẳng, cho nên bình thường sẽ không có người chọn đi đường nhỏ.

Tuy rằng không có trạm dịch, nhưng là có một tiểu tửu quán, trong vòng phạm vi mấy chục dặm chỉ có duy nhất tửu quán này, bởi vì ở nơi hẻo lánh, sinh ý cũng quạnh quẽ.

Vợ chồng chủ quán cũng có ý lánh đời trải qua ngày tháng thanh nhàn, cho nên mới mở một tửu quán trên đường nhỏ này.

Lý Thiếu Hoài thúc ngựa chạy không ngừng, mà người phía sau lại càng đuổi theo không bỏ. Dần dần tiến về hướng núi cao rừng sâu, thác nước trên khe suối trút xuống như vẩy mực.

"Huyền Hư chân nhân thiện thơ từ, Nguyên Trinh cầu hỏi 'Phóng Đới Thiên sơn đạo sĩ bất ngộ' của Lý Thái Bạch."

(*Phóng đới Thiên Sơn đạo sĩ bất ngộ: là bài thơ Thăm đạo sĩ ở núi Đới Thiên không gặp của nhà thơ Lý Thái Bạch.)

Phía sau vang lên tiếng người khiến Lý Thiếu Hoài một lòng bất an trở nên gợn sóng, cũng làm nàng rơi vào hoàn cảnh lưỡng nan, phóng ngựa hỏi chính mình, dừng lại trả lời hay chạy tiếp? Cho dù dưới thân Triệu Uyển Như là thiên lý mã, Lý Thiếu Hoài cũng tự tin, lấy thuật cưỡi ngựa của nàng lại thêm tốc độ của Thanh Chuy có thể trong vòng mười lăm phút biến mất trước mặt nàng.

"Phóng Đới Thiên sơn đạo sĩ bất ngộ của Lý Thái Bạch." Lý Thiếu Hoài lẩm bẩm hơi dừng lại, siết chặt cây roi trong tay, kéo mạnh dây cương, Thanh Chuy giơ cao hai chân trước xoay người, Lý Thiếu Hoài nói: "Tiếng chó chen tiếng suối, hoa đào thắm dưới mưa..."

Phía sau mấy con tuấn mã đang lao nhanh thấy cánh tay mảnh khảnh giơ lên lập tức dừng lại. Tiếng vó ngựa cùng âm thanh hí vang làm con nai đang uốn nước bên bờ suối giật mình, bỏ chạy vào rừng sâu.

Triệu Uyển Như nhẹ nhàng kẹp bụng ngựa, tiếp lời Lý Thiếu Hoài, thở gấp nói: "Bóng hưu trong rừng rậm, chuông bặt giữa khe trưa."

Lý Thiếu Hoài thẳng thân mình ngồi trên lưng ngựa, khẽ chớp mắt: "Trời xanh tre chen sắc, núi biếc thác treo dòng."

Triệu Uyển Như cưỡi con ngựa trắng chậm rãi tới gần nàng, cho đến bên sườn, bốn mắt nhìn nhau: "Người đi đâu chẳng biết, sầu tựa gốc thông già."

Một cơn gió thổi qua cuốn bay lá thu trên cây, tiếng người cùng tiếng ngựa hoàn toàn im bặt giữa rừng trúc, rừng trúc bị gió thổi sàn sạt rung động.

Phía dưới trâm cài tóc dài tản ra như mực, gió thổi loạn tóc đen, cũng thổi loạn lòng người. . TruyenHD

Từ ban ngày đến đêm tối, từ rừng thưa đến rừng rậm. Từ nơi không hoa không chim đến khi tiếng vó ngựa kinh động chim muông. Lại đến khi mặt trời lặn, ánh chiều tà tắt hẳn trăng non lặng yên treo lên đầu cành.

Lá cờ viết chữ "Tửu" treo trên cọc gỗ, dưới ánh trăng lá cờ nương theo gió Đông Bắc phần phật tung bay, chuồng ngựa vốn trống trải đột nhiên nhiều hơn vài con tuấn mã.

Trong sân trống vắng cô tịch liên tiếp truyền ra tiếng ngựa thở phì phò, nóc nhà sau bếp phả lên khói nhẹ, bị gió đêm thổi tan giữa núi rừng tịch mịch. Mây mù vờn quanh, bầu trời lác đác mưa phùn.

"Nàng cứ như vậy không thích ta, muốn đi, ngay cả một lời từ biệt cũng không để lại?" Nàng cũng là vội vàng cưỡi ngựa tới đây, không mang theo bao nhiêu người, chỉ có Trương Khánh cùng vài cao thủ đại nội.

Dọc theo đường đi cả Trương Khánh cũng ngạc nhiên, khi nào thuật cưỡi ngựa của công chúa lại tiến bộ như vậy.

Trong gian phòng tốt nhất tửu quán, Lý Thiếu Hoài ngồi ngay ngắn, cúi đầu không dám nhìn người đang nổi nóng trước mặt: "Ta không phải không muốn từ biệt nàng, chỉ là..."

"Chỉ là cái gì?" Triệu Uyển Như đi đến trước mặt nàng: "Nàng nói đi!"

Lý Thiếu Hoài lại xoay đầu về phía khác, nếu giáp mặt từ biệt, còn có thể đi được sao. "Ta muốn đi thì đi, nàng đuổi theo, là vì cái gì?" Cắn răng, ngẩng đầu đối diện nàng.

"Vì nàng, nàng cớ gì muốn lưu lại câu từ kia! Cớ gì muốn tặng trâm vàng cho ta."

Lý Thiếu Hoài xoay người lại đưa lưng về phía nàng: "Chí Trùng nói nàng cũng thích cây trâm kia, ta vừa lúc cứu nên cô ấy trả lại, còn về bài từ kia..." Lý Thiếu Hoài dừng lại: "Là câu thứ hai sau câu đố, ta thuận tay viết."

"Chỉ thế?”

Lý Thiếu Hoài con ngươi ảm đạm, nhỏ giọng nói: "Chỉ vậy... mà thôi."

"A Hoài, chúng ta ở bên nhau lâu như vậy, nàng còn chưa đủ minh bạch sao. Nàng đến cùng là đang sợ hãi cái gì?"

A Hoài! Tiếng gọi thân thiết này, như gõ vào lòng Lý Thiếu Hoài.

Đúng vậy, Lý Thiếu Hoài, ngươi còn không rõ sao. Nàng ở trong lòng tự hỏi chính mình, run run nói: "Ta sợ, cái gì ta cũng sợ, sợ đau, sợ mất đi, sợ chết."

"Ta sẽ không để nàng có việc, càng sẽ không để nàng chết, tại sao nàng lại sợ chứ?"

Lý Thiếu Hoài ngẩng đầu nhìn Triệu Uyển Như: "Nàng không hiểu... Nàng không hiểu ta, nàng không biết ta, nàng không biết ta, ta có..." Lý Thiếu Hoài nghẹn lời, trong lúc nhất thời suy nghĩ muôn vàn lại không biết nên nói thế nào cho phải.

Chuyện mà Lý Thiếu Hoài sợ có rất nhiều, nhưng chân chính làm nàng sợ hãi, vẫn là nữ tử trước mắt này, bởi vì để ý, lời nói liền trở nên khó khăn. Bởi vì sợ hãi một khi nói ra, tất cả hảo cảm Triệu Uyển Như dành cho nàng đều sẽ tan thành mây khói.

Chỉ là Lý Thiếu Hoài không biết, đêm qua trong mộng Triệu Uyển Như mơ thấy kiếp trước, kiếp trước của các nàng.

Dòng hồi tưởng đó liên tục hiện lên trong đầu Triệu Uyển Như.

Cung điện sơn son thϊếp vàng, thiếu niên trẻ tuổi mặc Công phục màu đỏ nôn nóng nhìn Triệu Uyển Như: "Công chúa rốt cuộc muốn thế nào mới có thể tin tưởng Thiếu Hoài đây?"

"Tin ngươi, ta muốn thế nào mới tin ngươi?" Nữ tử nắm chặt vạt áo trước ngực giận dữ hét lên.

"Hết thảy những này, không phải đều là vì công chúa mà ra sao?" Lý Thiếu Hoài xoè tay ra, nhìn mình một thân màu đỏ, phương tâm khúc lĩnh (làm bằng lụa, cổ tròn gắn với tâm vuông đeo trước ngực), chân mang ủng đen, đỉnh đầu đội mũ Phốc Đầu (mũ cánh chuồng), hảo một bộ dáng quan nhân.

"Vậy thì sao!" Triệu Uyển Như thẳng thân mình, chất vấn nàng: "Lý Thiếu Hoài, ngươi lừa ta lừa đến vất vả a. Ngươi tiếp cận ta, rốt cuộc là có mục đích gì?"

Đối mặt đôi mắt sắc lạnh của người đối diện, Lý Thiếu Hoài thất vọng, đau lòng nhắm mắt lại, nặng nề hồi lâu, lần nữa mở mắt ra, bên trong đã phiếm hồng: "Thiếu Hoài làm hết thảy, đơn giản chỉ là vì... thích công chúa mà thôi."

Triệu Uyển Như chấn động: "Hừ, ai biết ngươi có âm mưu gì, ai biết ngươi, có phải đã sớm biết ta là công chúa được hoàng thượng sủng ái nhất!" Vẫn tự cao ngẩng đầu nói.

Lý Thiếu Hoài ảm đạm thất thần, cười lạnh: "Nếu công chúa đã nghĩ Thiếu Hoài như vậy, vậy thì, Thiếu Hoài nói cho công chúa một bí mật đi."

- Hết chương 12 -