Chết Trước Lễ Cưới

Chương 1

Tôi từng nghe lời thề của tuổi trẻ không biết trời cao.

Cậu ấy nói, em sẽ yêu anh dài hơn cả một đời.

Tôi hỏi, yêu như thế nào.

Cậu ấy nói, nếu anh đến cầu Nại Hà thì đừng vội uống canh, chờ em đi tới cưỡng hôn anh trước mặt Mạnh Bà.

Như vậy sẽ dài hơn cả đời một nụ hôn.

Tôi nói, sao em biết anh đi trước em.

Cậu ấy trêu ghẹo nói, anh suốt ngày tu tiên gõ mã, gan cũng khô rồi, chắc chắn nghẻo trước em.

Sau đó lời thề ngắn ngủi này kết thúc bằng việc tôi đạp cậu ấy xuống khỏi bàn để máy vi tính.

Nếu như cậu ấy dám làm vậy, có lẽ Mạnh Bà sẽ không để cho hai chúng tôi được đầu thai tốt, kiếp sau một chó một mèo cách li sinh sản sẽ khiến cậu ấy khóc mất.



Thành phố là một bình sâu có lòng trắc ẩn, cho phép những con sâu nhỏ bé chui vào một góc vắng vẻ để kéo dài hơi tàn, không cần phải đi xem và tham gia vào cuộc chém gϊếŧ quyết thắng của các tinh anh.

Tôi là một lập trình viên bình thường, không có tài năng gì hơn người, tôi cảm thấy có một góc như vậy là đủ rồi. Không bận không rảnh, không có việc gì còn có thể nếm được một chút hạnh phúc bình thường cũng đáng có được.

Tôi nghĩ rằng tôi bình thường đến mức có thể gặp được cậu ấy sẽ là cả đời, tôi nghĩ rằng tôi bình thường đến mức làm việc đến khi về hưu cũng suôn sẻ, tôi nghĩ rằng tôi bình thường đến mức tỷ lệ một phần vạn cách tôi rất xa.

Tôi cho rằng tôi bình thường đến mức cái chết cách tôi rất xa.

Ít nhất xa đến khi tôi nắm tay cậu ấy đến đầu bạc, sau khi xem hết sông núi biển hồ được lưu lại trong bản ghi nhớ.

Nhưng tôi lại chết trước lễ cưới của chúng tôi.



Tôi không nên tin tưởng lời nói dối trong tiểu thuyết.

Trên thực tế cái chết rất đau đớn, mặc dù có khi chỉ có một chớp mắt, nhưng một chớp mắt đau đớn ấy cũng đau đến xé lòng.

Cảm giác đau đớn còn lại chân thật tới nỗi khiến tôi quên rằng mình đã chết.

Mãi đến khi tôi nhìn thấy cậu đứng trước ngôi mộ của tôi, che một cái ô màu đen, lặng im giống như một tấm bia khác.

Bộ âu phục trên người cậu ấy thậm chí không mua mới, nó là bộ đồ tôi tự mình đi cùng cậu ấy đến một cửa hàng âu phục cũ đã lâu năm để đặt làm riêng.

Tôi nhìn thấy cha mẹ của tôi ném ô đi, túm lấy cổ áo của cậu ấy như mất trí, chữ chú rể thêu bằng tiếng Na Uy bị túm nhăn nheo.

Cha mẹ tôi từ đầu đến cuối đều kiên quyết không đồng ý cho cuộc hôn nhân của chúng tôi, không ai biết tôi đã mất bao nhiêu công sức chỉ để dẫn cậu ấy đến gặp hai người.

Bây giờ những sức lực kia đã nước chảy về biển đông, bia mộ của tôi đứng ở trong mưa, sự thật chứng minh, tôi đang đi theo cậu ấy, tôi đã chết.

Điều này nghe ra chẳng có chút lý lẽ nào, tôi chết vì tai nạn xe cộ, không hề liên quan gì đến việc ở bên cậu ấy.

Nhưng bạn không thể ép buộc những bậc cha mẹ vừa mất đi con trai của mình phải bình tĩnh và lý trí, chỉ dùng cánh tay gầy trơ cả xương túm lấy kẻ đầu sỏ duy nhất họ có thể nói hết đau buồn, tức giận và thù hận, có lẽ đã tốn hết toàn bộ sức lực.

Ngoại trừ tôi, tất cả mọi người ở đây đều đáng thương.

Tôi không nhìn thấy nét mặt của cậu ấy, chỉ có bóng lưng dài cô đơn của cậu ấy lọt vào bức màn.

Tôi có thể đoán được, cậu ấy đang nói xin lỗi.



Tôi không thể chạm được vào bất kỳ vật gì, điểm khác nhau giữa tôi và không khí có lẽ là tôi còn có chút ý thức.

Sự hoang mang do cơn đau dữ dội gột rửa thần kinh để lại đã vài ngày cũng chưa tiên tan, tôi không nhớ được tên của tôi và cậu ấy.

Cậu ấy ở lại hiện trường tang lễ dưới mưa, khi nhân viên dọn dẹp chạy tới, cậu ấy đã thu dọn sạch sẽ những gì có thể dọn rồi.

Nhân viên gọi tên của cậu ấy: “Xin lỗi chúng tôi đã gây thêm phiền toái không cần thiết cho anh, chúng tôi cũng cảm thấy đau buồn vì sự ra đi của người thân của anh, bởi vậy chúng tôi có thể giảm một phần chi phí tang lễ cho anh, anh Tạ Thần Mân.”



Tôi nhớ rồi.

Tôi tên là Lâm Sơ, cậu ấy tên Tạ Thần Mân.

Khi tôi đeo thẻ công tác của tổ thanh tra hội sinh viên trường, đến thu dọn đống hỗn độn đánh nhau của các sinh viên trong một trận đấu bóng rổ giữa các trường, thì gặp được một sinh viên nhiệt tình chủ động giúp đỡ dọn dẹp mớ hỗn độn.

Tôi nói: “Chào bạn, cảm ơn bạn đã ủng hộ công việc của hội sinh viên trường, để khích lệ bạn chúng tôi sẽ thông báo tuyên dương ở thông báo mạng chính thức, xin hỏi bạn tên gì?”

Cậu ấy cười một tiếng: “Quản trị kinh doanh, lớp 1 khóa 19, Tạ Thần Mân.”

Tôi chậm rãi cúi đầu, lật trang tin tức thông báo trên điện thoại — trang trước viết, theo lời kể của sinh viên ở hiện trường, sinh viên cố tình dùng ngôn ngữ khơi mào tranh chấp chủ yếu là một người, đội trưởng đội bóng rổ lớp 1 khóa 19 quản trị kinh doanh Tạ Thần Mân.

Ba chữ này chắc đọc như vậy, lớp này cũng không thể vừa khéo có hai người trùng tên như thế được.

Đánh nhau xong thế mà còn bình thản ở lại giúp hội sinh viên thu dọn cục diện, đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy sau hai năm làm cán sự.

Nhưng điều khiến tôi nhớ cậu ấy, là khi cậu ấy bị răn dạy xong sau đó ngoan ngoãn nhận sai, rồi chỉ vào người tôi nói một câu — “Đừng quên nhé, cán sự các anh phải thông báo tuyên dương em, em ghi âm rồi.”

Bởi vậy tôi bị tổ trưởng mắng một trận.

Tóm lại, khi mới gặp, cậu ấy không để lại cho tôi một ấn tượng tốt giống như một ánh mắt kéo dài vạn năm.



Tôi nhớ ra rồi.

Tôi muốn gọi tên của cậu ấy lần nữa, nhưng không phát ra được âm thanh nào.

Tôi chết rồi, linh hồn ở lại trần gian còn có thể nhìn cậu ấy, đã là lòng thương xót lớn nhất ông trời ban cho tôi, không có lý do gì để tôi có được ngũ quan lục cảm của người thường.

Cậu ấy đã về nhà, nếu như nơi đó còn có thể được gọi là nhà.

Chúng tôi nuôi một con samoyed, cậu ấy đặt tên cho nó là Lâm Chiêu Tài.

Tôi không thể hiểu được tại sao phải dùng họ của tôi, và một cái tên cực kỳ quê mùa, nhưng cậu ấy cứ gọi như vậy, gọi năm năm rồi.

Chiêu Tài hùng hùng hổ hổ vẫy đuôi tới đón, nhất định muốn leo lên đùi của cậu ấy nhận được một cái sờ đầu mới bằng lòng đi xuống, sau đó đứng tại chỗ tiếp tục vẫy đuôi đến mức rụng cả lông cũng không được người ta thích và nhìn quanh về phía cửa.

Nó đang chờ tôi.

Nó cho rằng chỉ có nhận được hai cái sờ đầu mới xem như chào đón chủ nhân về nhà.

Nhưng hôm qua, hôm trước và hôm trước nữa cũng không chờ được. Lần này nó rất bướng bỉnh, hơi nghiêng đầu về phía cửa, gối đầu lên chân nằm sấp chờ tôi.

Cậu ấy một mình đi từ phòng khách đến phòng ngủ, từ nhà vệ sinh đến phòng bếp, đèn trong phòng lần lượt sáng lên trong đêm tối của thành phố đang xâm chiếm từng chút một, Chiêu Tài vẫn gục tại chỗ không nhúc nhích.

Cậu ấy đi dép lê, tới đưa bát cơ dành riêng cho Chiêu Tài, nói: “Chiêu Tài, đừng nhìn nữa, ăn cơm thôi.”

Chiêu Tài ngẩng đầu lên nhìn cậu ấy, ánh đèn điểm xuyết đốm sao lấp lóe cho đôi mắt ngờ vực không hiểu như đá vỏ chai của nó.

Chiêu Tài tủi thân ư ử một tiếng.

Hình như nó đang hỏi cậu ấy — người còn lại đâu, tại sao không thấy anh ấy, anh ấy đi đâu rồi, cậu lại khiến anh ấy giận rồi bỏ đi đúng không?

Tạ Thần Mân vẫn không nói gì, cũng sẽ không cố ý suy nghĩ sâu sắc xem trong tiếng kêu của một con chó có ý nghĩa gì.

Chiêu Tài sợ cậu ấy không rõ, bèn đứng lên gào vài tiếng.

Cậu ấy biết Chiêu Tài sợ tối nên đặt tay lên công tắc đèn ở cửa ra vào.

Cậu ấy nói: “Mày lại không ăn cơm, tao sẽ tắt đèn.”

…”

“Anh lại không ăn cơm, em sẽ rút nguồn điện.”

Đây là một câu cậu ấy thường nói với tôi nhất hồi đại học.

Đối với một manong[1] như tôi, đối mặt với một đống code chưa lưu và một người đặt tay lên phích cắm nguồn điện, là một cơn ác mộng cực kỳ vô nhân tính.

[1] manong – 码农: nghĩa đen là “đồ mã hóa nhà quê” thường dùng để chỉ những lập trình viên, các chuyên gia tham gia viết phần mềm, phát triển chương trình và bảo trì. À “code là mã” nhưng lập trình viên thường gọi là “code” chứ không gọi là “mã”

Tạ Thần Mân khiến tôi gặp ác mộng mỗi ngày.

Đi tìm nguồn gốc của cơn ác mộng, mỗi ngày tôi phải chất vấn bản thân một lần, tại sao lúc trước phải tiếp tục phụ trách công việc tiếp theo của bạn Tạ Thần Mân để lấy công chuộc tội?

Cậu ấy nói với tôi cậu ấy không cố ý, là bên kia cứ chơi mưu hèn kế bản, chơi quy tắc bóng biên[2] khiến đồng đội của cậu ấy bị thương, cậu ấy nhất thời giận không chịu nổi.

[2] gốc là 擦边球: chỉ những việc làm đi hơi lệch trọng tâm nhưng vẫn không vi phạm quy tắc.

Có ma mới tin lời nói dối của cậu ấy.



Quản trị kinh doanh là chuyên ngành nổi tiếng trong trường đại học của chúng tôi, vô số học sinh xuất sắc thi tới đây tranh giành vỡ đầu để chen vào.

Tôi theo nguyện vọng mang tính ép buộc của cha mẹ, thi vào chuyên ngành tương lai rộng mở này, sau đó dùng thành tích hạng nhất chuyên ngành để chuyển khoa.

Và đến một học viện “đuôi phượng” mà mỗi trường nổi tiếng đều có tiếng về một hạng mục nào đó.

Đại học của chúng tôi là máy tính.

Chọc cha tôi giận đến mức ngay hôm đó mua vé bay bay tới đây.



Cậu ấy lấp lóe cái mác hot boy khoa quản trị kinh doanh, quấn lấy tôi – một người lớn hơn cậu ấy một khóa và không cùng khoa như âm hồn không tan.

Cậu ấy nói cậu ấy rất bội bục đàn anh là tôi.

Tôi đang nhai thức ăn cậu ấy gọi giúp tôi, vừa định chê mùi vị nồng quá.

Cậu ấy bảo mình không có lý tưởng gì, cảm thấy người có lý tưởng rất đáng gờm, vậy nên cảm thấy sự tích tôi dũng cảm chuyển khoa thật sự quá trâu.

Tôi nhai nát đồ ăn mặn tới nỗi có thể khiến tôi nhăn nhó cả mặt.

Cũng không thể nói cho cậu ấy biết, thật ra tôi cũng không có lý tưởng gì, chuyển khoa chỉ muốn nói với cha mẹ tôi, tối rất cừ.

Tôi cũng có thể quyết định cuộc đời của mình.