Đế Chế Đông Lào

Chương 107: Kế hoạch Cam Ranh( sơ lược)

Bốn người đi tới Vân Đồn, đã là ngày thứ sáu. Trời mưa lớn khiến hành trình bị chậm trễ khá nhiều

Khẽ vặn vẹo cái eo cho thoải mái, Nguyễn Toản quay sang nhìn Lê Huy nói:

"Ngươi đi nghe ngóng xem sứ thần của Triều đình đến chưa?"

" Vâng."

Lê Huy rời đi, bốn người cũng tiến vào một quán nước ven đường chờ đợi.

Sáng sớm lên quán nước khá vắng, chỉ có ông lão vừa trông quán, vừa ngủ gà ngủ gật, nhìn thấy khách lạ, lão Ủn khẽ xoa xoa mắt, cười hỏi:

" Mấy cậu uống chè được chứ? Mới sáng sớm, lên nước vối tôi chưa kịp chuẩn bị. Mong mọi người thông cảm."

" Không sao đâu lão. Cho con ba chè đặc là được."

Lão Ủn gật đầu, cẩn thật rót từng cốc, đưa tới. Ba người chậm rãi thưởng thức.

.............

Lúc sau, Lê Huy quay lại. Hắn thấy vậy, khẽ ra hiệu. Triệu Lan tiến đến trả tiền, ba người rời đi.

Thấy ba người rời đi, lão Ủn ánh mắt trở lên sắc nhọn, một tờ giấy viết vội được chuyền ra sau. Bảo đứa cháu mang đi.

Động tác quá nhanh, cộng thêm tâm trạng mệt mỏi, không một ai để ý.

................

Thấy hắn đi đến, Lê Huy vội vã:

" Thưa công tử, thuộc hạ đi nghe ngóng thì có vẻ đoàn sứ của Triều đình chưa tới?"

" Ừm. Vậy còn mấy ngày nữa, chưa cần thông tri với Phân tri Võ Long và Phân suất Trương Năm."

" Vâng."

" Mà ngươi đi tìm lấy một căn nhà mua lại, dù ở mấy ngày nhưng sau nơi này sẽ là điểm đến quen thuộc. Nhân rảnh rỗi chuẩn bị trước."

Rồi hắn quay ra nhìn Triệu Lan, tiếp:

" Ngưoi đi cùng với hắn. "

" Dạ."

Hai người Triệu Lan, Lê Huy rời đi. Chỉ còn Nguyễn Long, hắn nói:

" Nhân lúc này, đến xem Cô Tô một chút."

" Vâng."

.........

Kế hoạch Cam Ranh là kế hoạch dài hơi mà hắn đề ra. Nhằm hai nhiệm vụ: bảo vệ ( nhằm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, trước bất kì nguy cơ xâm lược nào; phục vụ vận tải giao thương giữa ba miền đất nước; khẳng định chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa) và mở mở rộng( kế hoạch Singapore, Philippines, Hawai, kênh đào Suez...)

Kế hoạch gồm hai giai đoạn: -

Giai đoạn đầu tiên là phát triển, đào tạo, hiện đại hoá trang thiết bị trên cơ sở có sẵn; mục tiêu là xây dựng thành công cảng quân sự( có lực lượng hùng hậu, trang thiết bị tân tiến...) ở Vịnh Cam Ranh, là một cảng biển nước sâu, tốt nhất Đông Nam Á, thích hợp làm nơi tàu bè trú ẩn khi biển động, có địa thế chiến lược.

-

Giai đoạn hai: Liên tục nâng cao tinh nhuệ bằng cách tham gia các chiến dich Phillipines, Singapore, Đài Loan..... nhằm phong toả, kiểm xoát toàn bộ vùng biển Đông, cô lập Trung Quốc; tiến tới kiểm xoát con đường tơ lụa trên biển ( Kênh đào Suez, Hawai...), có gốc dễ tạo thành chủ nghĩa đế quốc.

Trong đó, Cô Tô là điểm trong kế hoạch.

.......

Cô Tô có tên cổ là Chàng Sơn (Núi Chàng), từ lâu đời đã là nơi cư trú ngụ của thuyền bè ngư dân Vùng Đông Bắc.

Cô Tô có địa hình đồi núi. Đỉnh giáp Cáp Cháu trên đảo Thanh Lân cao 210 m, đỉnh đài khí tượng trên đảo Cô Tô lớn cao 160 m. Phần giữa các đảo đều cao, vây quanh là núi thấp và những cánh đồng hẹp, ven đảo là những bãi cát nhỏ và vịnh nhỏ. Đất đai chủ yếu là đất pheralit trên sa thạch. Đất rừng rộng 2.200 ha, đất Cô Tô có nông nghiệp đến (771 ha) chiếm 20% diện tích đất tự nhiên, trong đó một nửa số có khả năng cấy lúa, trồng màu, gần nửa có khả năng chăn thả gia súc và trồng cây ăn quả.

Cô Tô ít sông suối, đã đắp đập hình thành 11 hồ nhỏ. Nước ngầm phong phú, chất lượng tốt. Thực vật trên các đảo khá phong phú, nhiều chủng loại. Rừng tự nhiên đa dạng với nhiều loại gỗ tốt và nhiều song mây, ràng rang. Rừng trồng gồm phi lao, bạch đàn, thông đuôi ngựa.Đảo Thanh Lân còn có cam, quýt, chuối đã nhiều năm thành sản phẩm nổi tiếng trong tỉnh.

Có điều kiện tự nhiên khá tốt, nhưng Cô Tô chưa thể trở thành nơi cư trú là do cướp biển Trung Quốc quấy phá.

Ngay sau vạch ra kế hoạch, hắn đã điều Trần Trí mang theo Định Quốc, phối hợp đội quân Tầu đen của Trịnh Thất

...........

Nguyễn Long hồ hởi:

" Thưa công tử, sau khi dẹp yên, thì nơi đây dần dần có người đến cư trú. Ban đầu chủ yếu là dân địa phương, sau đó có cả dân tộc thiểu số ở vùng ven biển Quảng Đông, Phúc Kiến và đảo Hải Nam phiêu bạt đến.

Chưa đầy 2 tháng, số người trên đảo đã lên tới 6000. Là số người lớn đối với nơi bắt đầu từ con số không."

Nghe xong, hắn gật đầu:

" Ừm. Tốt. Vậy trên đó ngươi cho thực hiện kế hoạch nào?"

" Thưa công tử, sau khi phân tích điều kiện địa hình, địa lí thì thần cho thực hiện phương án 1."

Nghe vậy, hắn cũng nhớ lại 2 kế hoạch đề ra, để phát triển cấp tốc một vùng. Nghĩ lại thật thấy chưa vẹn toàn.

..........

Kế hoạch 1: là sản xuất muối, tiến hành buôn để thu lời.

Tại Đông Lào, muối biển được sản xuất theo phương pháp muối mặt trời. Trong đó chủ yếu là phương pháp muối phơi cát.

Phương pháp này sử dụng lớp cát phơi ngậm nước để thu cát mặn và lượng muối bám trong cát mặn sau đó lọc để thu được nước chạt (nước biển có độ mặn cao có thể kết tinh để tạo thành muối) rồi phơi để muối được kết tinh. Việc sử dụng phương pháp phơi cát là để đẩy nhanh tốc độ bay hơi nước biển, có thể “tranh mưa cướp nắng”, phù hợp với các vùng thời tiết không thuận lợi (không thể áp dụng phương pháp phơi nước) để sản xuất ra muối như các tỉnh miền Bắc nước ta. Do đặc điểm này, muối biển của miền Bắc được gọi là muối nhạt do tỷ lệ NaCl chỉ ở mức 82 - 86% và trong thành phần muối nhạt còn bao gồm từ 6 - 8% là các yếu tố khoáng như Manhê, Canxi, Kali, các muối sunfat cùng mấy chục các yếu tố khoáng vi lượng khác như selen, kẽm, iôt…

Phương pháp muối phơi nước chỉ áp dụng cho những tỉnh từ Huế trở vào, chưa được sử dụng ở nước ta trước năm 1800. Nên dù đã đề ra nhưng vẫn chưa áp dụng được, do tình hình phía trong còn chiến tranh, chưa ổn định.

Muối phơi nước là tận dụng năng lượng mặt trời làm bay hơi nước biển trên các ô ruộng để kết tinh ra muối. Phương pháp làm muối phơi nước thường phải gắn liền với công trình muối hay còn gọi là ruộng muối gồm hệ thống các kênh dẫn, ô ruộng kết nối chặt chẽ với nhau, các kênh này vừa giúp nước biển tăng độ mặn vừa đóng vai trò giúp lắng tạp chất trong nước biển xuống phía dưới, khi nước biển đến được ô kết tinh (lúc này đã thành nước chạt) thì đã được đi qua tất cả các kênh, được lọc sạch, trong và đạt độ mặn lý tưởng.

............

Phương pháp 2, đó chính là nghề bán kẹo đất. Đó là người dân sẽ đi đào đất, cạo đất để cho đem hun. Mấy viên đá kê làm bếp, cái phên tre đan mắt cáo thưa bắc ngang xếp ngói lên trên, dưới chất rơm, lá sim, lá ổi, lá mua mà đốt. Lá dùng để hun ngói không tươi quá cũng không khô quá, phải là loại lá ưởi đang khô dở. Do là đất cao lanh, chứa nhiều khoáng chất, can xi.....sử dụng sẽ không bị đau bụng, tốt cho người chửa đẻ.....[ trước tác ăn khi đến Lập Thạch( Vĩnh Phúc), không biết còn không?].

Chỉ cần chút hoa mĩ, đựng trong những bình sứ đẹp thì có thể bán giá cao cho thương lái phương Tây, cũng như kẻ giàu có tham của lạ.

P/s: Nay ốm, lên viết chương không được xuôi lắm. Mong mn thông cảm ạ.