(CẦU ỦNG HỘ QUA MOMO SỐ 0369442379. Cảm ơn các bạn đã đề cử. Cảm ơn nhiều.)
Giao phó xong, Nguyễn Huệ trở lại, nói một lượt cùng Hồ Thức, sau đó trầm ngâm, tiếp:
“ Mai ta sẽ rời đi, đến làng Đại một chuyến. Ngươi ở lại, làm theo những gì ta vừa nói, mặt khác tìm trong những người ở đây, những người có lợi, cần thiết, sau mang về Kinh. Tiếp tới thanh lọc, có rất chỗ trống cần bổ sung.”
Hồ Thức vội đáp:
“ Vâng. Nhưng ngoài này có nhiều phức tạp, chưa quá rõ tình hình, để thuộc hạ bảo vài người đi theo.”
Nguyễn Huệ lắc đầu:
“ Ở lại mà luyện tập cho tốt đi. Những việc đó trẫm ta tự sắp xếp.”
Biết ý không thể đổi, Hồ Thức khom người:
“ Vâng.”
.......
Đêm tối, Nguyễn Huệ yên lặng đứng chờ. Trong màn đêm, một người đi tới, khom người:
“ Mời bệ hạ lên thuyền.”
Nguyễn Huệ bước xuống, ngồi ở mũi, nhìn con thuyền rẽ nước di truyền, ánh trăng lập lời trên mặt nước, ngâm nga:
“ Đêm thanh vắng trăng in bóng nước
Sóng bồng bềnh hẹn ước trời mây
Cho lòng lữ khách ngất ngây
Thả hồn phiêu lãng lòng đầy riêng mang.”
Lời vừa dứt, đang chèo thuyền, Phạm Đình Hổ (*) cảm thán
“ Bệ hạ xuất khẩu thành thơ. Quả nhiên đã đến cảnh giới người thường không thể so. Vừa mang theo nôi man mác buồn, xen lẫn niềm vui. Ngẫm lại, trong lịch sử nước nhà, ngoài Lê Thánh Tông thì hiếm vị hoàng đế nào văn võ toàn tài như người.”
Nguyễn Huệ cười trừ:
“ So với Tư Thành (tên vua Lê Thánh tông), ta còn kém xa. Khi đó là Đại Việt thịnh thế, mà ta lên ngôi, vẻ yên bình chỉ ở mặt ngoài. Bên trong còn biết bao vấn đề.”
Phạm Đình Hổ lắc đầu:
“ Hoàn cành người khác xa với vua Lê Thánh Tông. Thuộc hạ tin, năm nay bình định xong, đó là Đại Việt Thịnh thế.”
Nguyễn Huệ lặng yên không đáp, nhìn Phạm Đình Hổ vẫn xuôi mái chèo, dáng vẻ khoan thai, cười:
“ Tiếp tới chỗ trống lớn. Nhưng nhân tài như lá rụng mùa thu. Ngươi lần này theo ta về kinh. Giúp ta phần nào khó nhọc. Long Vương ở ẩn trong ao, thật tiếc nuối.”
Phạm Đình hổ trầm mặc:
“ Ơn của bệ hạ với thần không sao báo đáp. Người muốn thần vào kinh làm quan, cũng được, Nhưng thần, người cũng biết. Không muốn sự gò bó, chen lấn, chỉ thích đơn sơ, bình an. Vui cái sự đời, sự tiêu dao. Mong người hiểu giúp ạ.”
Nguyễn Huệ thở dài:
“ Ngươi nói vậy, ta cũng không ép. Nhưng tài năng mà không tận dụng khác nào đem gạo cho chuột. Tuy ngươi lựa chọn ở ẩn nhưng ta giao cho nhiệm vụ. Là nghiên cứu, viết thành sách dạng bút ký về phong tục tập quán, danh lam thắng cảnh, địa lý. Giúp người không có thể đi xa cũng hiểu được, biết được vẻ đẹp của quê hương đất nước. Đồng thời, khai thác, tìm tòi màu dũa những hòn ngọc thô cho đất nước. Ngươi nghĩ sao?”
Phạm Đình Hổ nghe xong, buông tay chèo, khom người:
“ Cảm tạ bệ hạ.”
Tiếp theo, thuyền thẫn thờ trôi theo dòng nước, hai người trên dòng sông luận bàn việc nước.
.......
Sáng ngày hôm sau, hai người đến Phố Hiến, nhìn khung cảnh tấp nập, người ngoại quốc thật đông, Nguyễn Huệ cảm thân:
“ Giờ phải gọi thứ nhất phố hiến thứ nhì kinh kỳ.”
Phạm Đình Hổ gật đầu, tiếp:
“ sự phát triển nơi đây chủ yếu do sức hút làng Đại, cùng chính sách. Nơi đây phát triển đã kéo theo các vùng xung quanh dần trở nên hưng thịnh. Dù đâu là nhất thì được lợi vẫn là đất nước. Thần tin Phượng hoàng trung đô hoàn thiện, chỉ cần vài năm cũng phát triển, tấp nập. Vùng đất xung quanh người dân đỡ vất vả hơn.”
Nguyễn Huệ gật đầu. Hai người đi đến một khách sạn nghỉ chân. Rất nhanh một bóng người tiến đến, khom mình:
“ Thưa bệ hạ, thuộc hạ là Lê Kỳ - thủ lĩnh của Cấm Vệ. Hôm qua biết tin người đến, nhưng không muốn rêu rao, nên Nguyễn Quỳnh đại nhân cử thuộc hạ đón tiếp. Bao giờ bệ hạ muốn đi, bảo với thuộc hạ một tiếng.”
Nguyễn Huệ gật đầu:
“ Không vội. Mà so với trước đây ta cảm giác Phố Hiến dần có quy củ. Những tên tây không dám gây phiền.”
Lê Kỳ vội đáp:
“ Đúng là trước đây có. Nhưng sau này Nguyễn Quỳnh đại nhân với sự tham mưu ý kiến của Vương gia đã tuyển chọn những kẻ trung thành, lắp một loạt hệ thống nghe lén. Luân phiên 24/24 ở tất cả khách điếm. Đồng thời cử người đóng giả thường dân đi lại xung quanh. Nên có bất kỳ mâu thuẫn, trái nghịch, gây lộn đều nhanh chóng có thể biết. Kịp thời ngăn chặn.”
Nguyễn Huệ cau mày:
“ Như vậy có ổn. Nếu việc lộ ra. Sẽ khiên nhiều người xa lánh. Được không bù mất.”
Lê Kỳ nói:
“ thưa bệ hạ xin người an tâm. Tất cả những người làm đều được kiểm tra, giám sát chéo lẫn nhau. Bất kì thông tin lộ thì toàn bộ kíp trực chịu tội. Mặt khác, tình hình dần ổn. Hệ thống nghe lén cũng sẽ rút lại, chỉ hoạt động khi có nghi ngờ, được sự cho phép từ Nguyễn Quỳnh đại nhân.”
Nguyễn Huệ gật đầu, coi như tạm hài lòng, tiếp:
“ Cấm vệ quy mô như thế nào. So với mật vệ được bao phần.”
Lê Kỳ nghe vậy, hào hứng đáp:
“ Tuy mới thành lập nhưng theo hướng tinh của tinh. Phần lớn đều là học viên đã tốt nghiệp. Số lượng khoảng 500, mỗi người đều có nhiệm vụ khác nhau. Chúng thân chuyên về nằm vùng, theo dõi, đào tạo. Sức chiến đấu chỉ có một phần nhỏ. Nhưng muốn gϊếŧ địch. Mật vệ có thể 8/10; nhưng chúng thần đảm bảo 9/10. Thời đại này là thời đại của trí não.”
Nguyễn Huệ hài lòng:
“ Tốt. Ngươi đi thu xếp. Nay dẫn ta đi thăm thú rồi gặp Nguyễn Quỳnh sau.”
“ Vâng.”
Tối hôm đó, Nguyễn Huệ quả nhiên mục sở thị rất nhiều thứ, chứng kiến nhiều thứ lần đầu, không khỏi cảm thán xuýt xoa.
..........
Ngày hôm sau, Nguyễn Huệ theo Lê Kỳ vào làng. Đến phủ thì nghe nói Nguyễn Quỳnh hôm qua vào khu nghiên cứu, chưa trở lại. Nguyễn Huệ cau mày:
“ Các ngươi đi gọi hắn về cho ta.”
Hai người vội đáp, xong nhanh chóng rời đi.
.......
Bên trong sở nghiên cứu, Nguyễn Quỳnh nghe tin, người đầy mồ hôi, nhem nhuốc, gật đầu:
“ Đi.”
Trở lại vừa tới cửa, Nguyễn Huệ đang thưởng trà trông vậy, cộng thêm mùi khét nồng nặc cửa khói kéo vào, chau mày:
“ Em đi thay đồ trước đi.”
“ Vâng. Anh đợi chút.” Nguyễn Quỳnh cười cười cáo lui.
...
Lúc sau, Nguyễn Quỳnh thân áo trắng, phê phẩy, bước ra. Nhìn vậy, Nguyễn Huệ không khỏi hồi tưởng lần đầu gặp. Vẫn là dâng vẻ tri thức, cao ngạo. Nhưng dần xen vào chút sự trầm ổn.
Nguyễn Quỳnh ngồi xuống, thưởng thức trà, nói:
“ Thật lỗi, khi để anh đợi lâu. Có việc dở, nên em khó rút tay.”
Nguyễn Huệ lắc đầu:
“ Không sao. Mà mấy việc ta giao cho em như thế nào rồi.”
Nguyễn Quỳnh đáp:
“ Về cấm vệ chắc Lê Kỳ báo cáo. Do tinh của tinh nên việc lựa chọn rất khó. Kế hoạch phát triển đất nước, anh cùng toản đã bàn, nhân tài là gửi một bộ phận sang Đức học hỏi. Nên em không phá vỡ, chỉ nói với mọi người mục đích nên ở lại, lý do. Quyết định do mọi người quyết. Nhưng phần lớn đều đi, rất ít lựa chọn ở lại. Những người ở lại, em gia tăng tưởng thưởng để khích lệ, đồng thời hứa, khi nào ổn thỏa, có thay thế, sẽ cho sang Đức học. Anh thấy sao?”
Nguyễn Huệ mỉm cười:
“ Được. Nòng cốt ban đầu cần kỹ nhưng cấp dưới có thể nới lỏng. Cho người gần sát có cơ hội thử nghiệm. Tùy tình hình mà loại hay không.”
Nguyễn Quỳnh gật đầu, tiếp:
“ Còn việc về lô vũ khí mới thì theo như trao đổi với Hồ Công Thuyên, em đã cho người sản xuất một lô súng định chế. Nhỏ gọn cùng hỏa lực mạnh. Nhưng chi phí đội cao, cùng việc tuổi thọ không lớn nên số súng tối đa có thể 500 khẩu, em đã chuyển giao một nửa trước, nhưng anh nên dặn, cẩn thận dùng, dù hỏng có thể mang gom về tái chế thì càng tốt, vãn hồi phần nào. Ngoài ra, bom tự thiêu, phát nổ có 20 quả, đủ liều lượng gϊếŧ 200 người gần sát. Sức sát thương mạnh và rất khó kiểm soát. Nên anh cần cẩn thận. Em đã tạo mỗi thí nghiệm, anh theo em cùng đi.”
Rất nhanh hai người đến nơi cách rất xa làng đại. Hoen 100 tù nhận bị bắt, nhét xung quanh quả bom. Mồi lửa châm:
“ Ầm... ầm.” Một tiếng nổ vang thiên địa. Những tù nhân một giây liền bị nuốt cọn. Mảnh đất rung lắc, một hố sâu bị đào ra. Nhìn nổ thủng, Nguyễn Huệ hài lòng. Tiếp theo đến súng, Nguyễn Huệ bắn, hai con trâu bị hỏa lực xuyên thủng tim nhưng súng cũng giật mạnh, gần như đẩy người về sau, nòng cũng nóng gian. Xong xuôi, Nguyễn Huệ nói:
“ Rất tốt. Ngươi thưởng xưởng súng 2 tháng lương cho anh.”
Nguyễn Quỳnh cười:
“ Vâng. Vậy em thay mặt mọi người cạm tạ.”
...... .
Mấy ngày sau, Nguyễn Huệ gần như ở làng đại, thăm thú, nắm rõ tình hình nơi đây. Càng xem, Nguyễn Huệ càng cảm thấy, một sự phi thường nơi đây.
.......
Sau một tuần, Nguyễn Huệ bắt đầu hành trình đi nhiều nơi, trở về doanh trại ngoài Bắc Thành đã là hơn tuần. Nhìn những người mang đến tuy mới chỉ đào tạo ngắn nhưng ai nấy đều phát huy xuất sắc khiến tướng lính cảm thán, nghe tị không nguôi.
Kể từ khi rời kinh 2 tuần, nhìn sắc trời phương xa, Nguyễn Huệ cười:
“ Trở lại.”
Mọi người chầm chậm theo chân.
(*) Phạm Đình Hổ: là một danh sĩ sống ở giai đoạn cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX. Nổi tiếng với các tác phẩm: Vũ trung tuỳ bút; Tang thương ngẫu lục;
P/s: Cuối năm nhiều việc bận rộn. Mong mọi người thông cảm.